Nhân vật nông dân trong văn xuôi Ngọc Giao

Văn xuôi Ngọc Giao đã đi đến tận cùng nỗi đau, sự mất mát của con

người để nói lên tiếng nói chia sẻ, thông cảm, bênh vực với rất nhiều

kiểu người trong xã hội bằng một tấm lòng chân thành và nhân văn sâu

sắc. Trong thế giới nhân vật của nhà văn, người nông dân với những bi

kịch của thời đại và bi kịch cá nhân hiện lên rất đời thường nhưng vô

cùng xúc động góp phần phản ánh phong phú hơn số phận của người

nông dân Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. Qua khảo sát, thống

kê, phân tích, so sánh thế giới nhân vật trong văn xuôi Ngọc Giao,

chúng tôi bước đầu nhận thấy, người nông dân Việt Nam đã hiện lên

khá chân thực và xúc động với bi kịch về cuộc sống nghèo khó; Người

nông dân phải đối diện với bi kịch bị chối bỏ, cô đơn, trắc ẩn; Người

nông dân với bi kịch li hương, rời xa đất đai, đồng ruộng

Nhân vật nông dân trong văn xuôi Ngọc Giao trang 1

Trang 1

Nhân vật nông dân trong văn xuôi Ngọc Giao trang 2

Trang 2

Nhân vật nông dân trong văn xuôi Ngọc Giao trang 3

Trang 3

Nhân vật nông dân trong văn xuôi Ngọc Giao trang 4

Trang 4

Nhân vật nông dân trong văn xuôi Ngọc Giao trang 5

Trang 5

Nhân vật nông dân trong văn xuôi Ngọc Giao trang 6

Trang 6

Nhân vật nông dân trong văn xuôi Ngọc Giao trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 11000
Bạn đang xem tài liệu "Nhân vật nông dân trong văn xuôi Ngọc Giao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân vật nông dân trong văn xuôi Ngọc Giao

Nhân vật nông dân trong văn xuôi Ngọc Giao
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 136 - 142 
 136 Email: jst@tnu.edu.vn 
FARMER CHARACTER IN NGOC GIAO PROSE 
Nghiem Thi Ho Thu
*
TNU - University of Science 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 06/4/2021 With a pure heart and profound humanity, Ngoc Giao’s prose has gone 
to the end of human suffering and loss to speak up to express, to show 
sympathy, and to protect many forms of people in society. In the world 
of character of the writer, the peasants who had endured the tragedies of 
the times and personal tragedies were portrayed in a very mundane but 
highly emotional way. It leads to a richer reflection of the plight of 
Vietnamese farmers in the first half of the twentieth century. Via 
surveys, statistics, analyzes and comparisons of the world of characters 
in the Ngoc Giao’s prose, we initially realized that Vietnamese farmers 
were very truthful and touched by tragedies such as the tragic drama of 
poor life; the tragedy rejected and endured isolation, compassion; the 
tragedy must leave the hometown, country. 
Revised: 04/5/2021 
Published: 11/5/2021 
KEYWORDS 
Prose 
Ngoc Giao 
Characters 
Farmer 
Vietnamese literature 
NHÂN VẬT NÔNG DÂN TRONG VĂN XUÔI NGỌC GIAO 
Nghiêm Thị Hồ Thu 
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 06/4/2021 Văn xuôi Ngọc Giao đã đi đến tận cùng nỗi đau, sự mất mát của con 
người để nói lên tiếng nói chia sẻ, thông cảm, bênh vực với rất nhiều 
kiểu người trong xã hội bằng một tấm lòng chân thành và nhân văn sâu 
sắc. Trong thế giới nhân vật của nhà văn, người nông dân với những bi 
kịch của thời đại và bi kịch cá nhân hiện lên rất đời thường nhưng vô 
cùng xúc động góp phần phản ánh phong phú hơn số phận của người 
nông dân Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. Qua khảo sát, thống 
kê, phân tích, so sánh thế giới nhân vật trong văn xuôi Ngọc Giao, 
chúng tôi bước đầu nhận thấy, người nông dân Việt Nam đã hiện lên 
khá chân thực và xúc động với bi kịch về cuộc sống nghèo khó; Người 
nông dân phải đối diện với bi kịch bị chối bỏ, cô đơn, trắc ẩn; Người 
nông dân với bi kịch li hương, rời xa đất đai, đồng ruộng. 
Ngày hoàn thiện: 04/5/2021 
Ngày đăng: 11/5/2021 
TỪ KHÓA 
Văn xuôi 
Ngọc Giao 
Nhân vật 
Nông dân 
Văn học Việt Nam 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4279 
Email: thunth@tnus.edu.vn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 136 - 142 
 137 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Mở đầu 
Văn xuôi Ngọc Giao đã đi đến tận cùng nỗi đau, sự mất mát của con người với những số phận 
phải rời xa những gì là thân quý, thiêng liêng nhất, phải bán thân mình một cách rẻ mạt và những 
cái chết thương tâm. Hình thành trên cơ sở thời đại, hoàn cảnh gia đình và nhân cách, cá tính, đặc 
điểm văn chương Ngọc Giao thống nhất với dòng văn trữ tình, hoài cảm xen lẫn hiện thực, luôn 
đứng về phía những người nghèo khổ bất hạnh. Ông cũng là người đã nói lên tiếng nói chia sẻ, 
thông cảm, bênh vực với rất nhiều kiểu người trong xã hội với một tấm lòng chân thành và trân 
trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ, nhất là những người nông dân, người trí thức, văn nghệ sĩ 
và những người nghèo khổ dưới đáy xã hội, những con người đời thường với những niềm trắc ẩn 
rất nhân văn [1], [2]. Từ những em nhỏ đến người già neo đơn, từ những người đàn ông đến 
những người phụ nữ, từ nông dân nghèo đến trí thức, từ những con người miền xuôi đến những 
con người nơi miền ngược đã được tác giả quan sát từ nhiều góc độ các trạng huống đời thường, 
những câu chuyện tình yêu cho đến những cái chết thương tâm. Với quan niệm nghệ thuật tiến 
bộ, chân chính, nhà văn Ngọc Giao đã xây dựng lên thế giới nhân vật phong phú với nhiều nguồn 
cảm hứng tạo nên những tác phẩm giàu tính hiện thực và nhân văn sâu sắc [3]-[5]. Trong tác 
phẩm Ngọc Giao, cái chết dường như luôn cận kề, bi kịch vây quanh, nhưng dù thế nào nhân vật 
của ông vẫn phảng phất một quyết tâm phải sống và cố sống [6]. 
Nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà văn có thể khái quát hiện thực một cách hình tượng. 
Nhà văn xây dựng lên các nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loại 
người hay một vấn đề hiện thực nào đó mà mình đã gặp gỡ, đã chứng kiến hay trải nghiệm. Nhân 
vật sẽ dẫn người đọc vào thế giới của một thời kì lịch sử xã hội, khám phá những mảnh đời, 
những số phận, những tính cách góp phần thể hiện đề tài, tư tưởng của nhà văn. Thế giới nhân vật 
trong văn xuôi Ngọc Giao khá phong phú, phản ánh được diện mạo của thời đại trong biến thiên 
của lịch sử và xu hướng của loại hình nhân vật văn học hiện đại. Trong thế giới nhân vật của ông, 
người nông dân với những bi kịch của thời đại và bi kịch cá nhân hiện lên đời thường nhưng 
cũng vô cùng xúc động góp phần phản ánh phong phú hơn số phận của người nông dân Việt Nam 
giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. Đó là vấn đề cần được nghiên cứu tìm hiểu để thấy được cảm quan 
hiện thực của nhà văn và giá trị nhân văn trong các tác phẩm của Ngọc Giao khi viết về đề tài 
nông thôn và người nông dân Việt Nam. 
Cùng với các tác giả như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Kim Lân..., những trang 
văn của Ngọc Giao viết về người nông dân đã góp phần hoàn thiện thêm bức chân dung về người 
nông dân Việt Nam thế kỉ XX với những dấu ấn mang tính thời đại và lịch sử. Tuy nhiên, do những 
nguyên nhân khách quan, thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Ngọc Giao nói chung và hình ảnh người 
nông dân trong văn xuôi của ông nói riêng vẫn là vấn đề bỏ ngỏ chưa được nghiên cứu hệ thống và 
cụ thể. Đó chính là khoảng trống tri thức khiến chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. 
Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết này, chúng tôi hướng đến việc tìm hiểu khái quát nhân vật 
nông dân trong văn xuôi Ngọc Giao với những đặc điểm cơ bản trong tính cách, số phận. Từ đó, góp 
phần thấy rõ thế giới nhân vật của nhà văn và những giá trị nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm trong 
các tác phẩm của mình. Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho người đọc bổ sung thêm một g ... bi kịch về tình duyên. Cũng giống Quế, Đào Châu, 
Tuyên trong truyện Con chim bạc má, người vợ trong Hoa gạo ven sông cũng trở về quê sau 
những bấn loạn cuộc đời, bất hạnh và chán chường. Tuy những cảnh ngộ khác nhau nhưng họ 
đều có điểm chung là những người tốt nết, có nhiều ưu điểm, đáng được trân trọng, được hưởng 
hạnh phúc. Làng quê vốn đã cho họ những ước mơ thời con gái thật đẹp nhưng lang bạt thị thành 
đô hội nay trở về giữa tổ ấm xưa, giữa những gì đơn giản và gần gũi nhất họ lại dâng lên trong 
mình những "khoảng cách". Quế thấy mình quá xa với những gì dân dã làng quê dù đã cố hòa 
nhập, Tuyên thấy thêm lạc lõng cô đơn, Đào Châu sống giữa sự xa lánh sợ hãi vì bệnh tật, nhân 
vật "tôi" (Hoa gạo ven sông) xa cách với quá khứ, với những con người cô lỡ bỏ qua để chọn làm 
chồng. Giữa cảnh quê êm đềm, người quê gần gũi thân thương họ vừa cảm thấy vui vui vừa thấy 
lòng mình thêm đối lập đến lạ. Nỗi buồn, sự bất lực khiến họ trở về để nhớ, để yêu hơn rồi lại ra 
đi vội vã với những câu hỏi còn bỏ ngỏ. "Hình như cô ý có điều gì không vui?" [7, tr.146]. 
Bi kịch đến với người nông dân khi họ không làm chủ được cuộc đời mình bởi thân phận 
người nghèo ở quê ra tỉnh. Vợ chồng anh Tư (Ra tỉnh) bấy lâu làm ăn chăm chỉ, rau cháo thương 
nhau sống qua ngày nhưng nợ nần vẫn chồng chất. Món nợ lâu ngày với nhà bà Phán vẫn còn 
mang nhưng ngày cưới con gái bà ngoài Hà Nội, họ vẫn phải gắng ăn vận bộ đồ đẹp nhất để đi 
dự với món quà cưới không may kiếm được là mấy con chim mắc bẫy chứ cũng chẳng có tiền mà 
mua. Nhưng rồi sau chuyến đi thủ đô về, trong lòng vợ chồng anh lại dâng lên bao trắc ẩn, xót xa 
vì phận người nghèo ra tỉnh bị ức hiếp, chà đạp. 
Với giọng văn cảm thương, kết hợp giữa chất hiện thực và chất trữ tình, Ngọc Giao đã tạo nên 
sự khác biệt so với các nhà văn đương thời khi viết về những người dân quê chịu sự xô đẩy của 
hoàn cảnh nghèo khó.Trong sự biến đổi của kết cấu xã hội, sự thay đổi của không gian sống, mô 
hình xã hội mới giai đoạn đầu thế kỉ XX, những người dân quê đã có những dịch chuyển không 
gian sống và sinh hoạt, hoặc chuyển dịch vì một lí do bất đắc dĩ nào đó với hi vọng có thể thay 
đổi cuộc đời theo hướng tốt đẹp hơn. Sự tiếp xúc và dịch chuyển đó đã tác động và ảnh hưởng 
đến suy nghĩ, tính cách, tạo nên sự phức tạp hóa trong số phận của người dân quê khi họ trở 
thành những người vừa nghèo khổ về vật chất, vừa chịu sự đau đớn giằng xé về tinh thần. Họ đã 
phải nghĩ nhiều hơn, cảm xúc phức tạp hơn và cũng ẩn chứa nhiều hơn những ẩn ức không dễ 
xóa nhòa. Đó là chiều sâu nhân văn của tác giả khi viết về những người dân quê phải sống trong 
bi kịch bị chối bỏ, cô đơn, trắc ẩn. 
3.3. Người nông dân với bi kịch li hương, rời xa đất đai, đồng ruộng 
Trong vô vàn những khó khăn của cuộc sống, nỗi đau lớn nhất của người nông dân là bi kịch 
li hương, rời xa đất đai, đồng ruộng. Bi kịch lớn nhất của người nông dân là phải rời mảnh đất 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 136 - 142 
 140 Email: jst@tnu.edu.vn 
chôn rau cắt rốn, nơi gắn với tổ tiên làng xóm thân thương và đồng ruộng đất đai không chỉ là sản 
nghiệp mà còn như một phần máu thịt và tâm hồn của họ. Với người nông dân, Đất chính là 
phương tiện sống, là một người bạn suốt đời, là suối nguồn yêu thương và lưu giữ những bóng 
hình không thể nào quên. Bắt người nông dân phải lìa xa mảnh đất bờ tre hồn hậu, xa cánh đồng, 
bến nước, cây đa, cây gạo hay mái đình, ngôi chùa, rặng râm bụt, hàng cau... là như cướp đi 
quyền sống vốn dĩ phải có đã ăn sâu vào tiềm thức họ bao đời. Ở trên, chúng ta đã thấy những 
thân phận đáng thương của những người nông dân trên chính mảnh đất quê hương. Đó có thể là 
những người vẫn đang sinh sống ở làng quê và những người trở về với quê hương sau những 
ngày tháng lăn lộn, bươn chải nơi đất khách quê người. Làng quê vốn dĩ như vòng tay mẹ hiền 
hòa vỗ về xoa dịu nỗi đau nhưng đối diện với làng quê những người con vốn xuất thân nông dân 
ấy cũng vẫn chạnh lòng xót xa với những nghịch cảnh không dễ gì giải quyết. Có những nghịch 
cảnh khiến người ta đau lòng rứt ruột hơn tất cả đó là khi không còn làng quê để trở về, không 
còn tình làng nghĩa xóm, văn hóa làng quê, dấu ấn của quá khứ êm đềm với biết bao kỉ niệm. Đó 
là tâm trạng hụt hẫng đau đớn khi sa cơ lỡ vận phải tính chuyện bán hết ruộng vườn đất đai và 
nỗi đau xót của lão Bút quản gia trong truyện ngắn Đất, tiểu thuyết Nhà quê hay thương tâm, 
quẫn bách xót xa hơn khi làng vào tầm giặc bắn chiếm trở thành vùng tề, người nông dân buộc 
phải bỏ lại tất cả mà chạy giặc trong tiểu thuyết Đất. Yêu thương và gắn bó vô cùng với mảnh đất 
chôn rau cắt rốn nhưng người nông dân nhiều khi bất lực không tìm được lối thoát. Những mâu 
thuẫn giữa thực tế cuộc sống và tinh thần cứ diễn ra mà chưa tìm được sự giải thoát. 
Khốn khổ suốt tháng quanh năm nhem nhuốc vì ruộng đất nhưng ông Bút lão bộc già nua của 
gia đình Thái trong truyện ngắn Đất và tiểu thuyết Nhà quê cả đời vẫn yêu những luống cày, làm 
bạn với con trâu, cái cày. Trong một chuyến trở về thăm quê với dự định sẽ bán đất bán nhà để 
làm ăn lớn, nhìn cảnh lao động vất vả của ông Bút, Thái cũng thấy thương xót, đau lòng. Cuộc 
sống làng quê tuy còn vất vả nhưng trong "không khí rộng rãi đượm mùi hoa lá, mùi đất ẩm, 
khiến Thái ngây ngất một đêm sống hiền lương" [9, tr.190]. Cái ý định cần tiền làm ăn muốn bán 
cả ruộng, nhà, đất của Thái trong chuyến trở về lần này như một tội đồ làm suy sụp tâm trí ông 
già Bút - người hai mươi nhăm năm khai hoang, cùng bố mẹ Thái xây dựng lên căn nhà với bao 
công sức. Song cái tình máu mủ, thiêng liêng với đất mẹ sẵn có trong con người xuất thân ở làng 
quê ấy đã khiến tâm trí Thái tỉnh ngộ. Suối nguồn yêu thương nơi làng quê như đã gột rửa và hối 
thúc tâm hồn Thái mở ra những sáng tạo mới, cảm hứng mới cho những dự định trong tương lai. 
Con người hai trong một ở Thái vừa là một nông dân vừa là trí thức đã được nhà văn gửi gắm 
những giá trị tư tưởng sâu sắc. Thênh thang mở rộng tâm hồn nơi thôn quê nhưng trong suy nghĩ 
những người trí thức gốc nông dân và những người nông dân thuần chất luôn chất chứa những 
nỗi niềm. Đứng giữa hai bờ nông thôn và thành thị, Ngọc Giao đã để cho nhân vật vừa thể hiện 
được suy nghĩ cảm xúc chủ quan và chứng kiến những thân phận ở nông thôn một cách khách 
quan, nhân vật Thái vừa là người trong cuộc cũng vừa là người ngoài cuộc. Đó cũng là điểm nhìn 
khác của Ngọc Giao so với các nhà văn khác cũng viết về nông thôn và người nông dân. 
Đặc biệt, miêu tả nông thôn và nông dân trong thế đối lập giữa thời bình và thời chiến, 
Ngọc Giao đã thể hiện rõ sự thương cảm sâu sắc với số phận những người nông dân bị tước đi 
đất đai nhà cửa, sống lay lắt dưới họng súng kẻ thù, phiêu bạt tản cư nơi đất khách quê người 
nhưng sự gắn bó nghĩa tình với quê hương, với đất đai vẫn da diết và thống thiết trong tiểu 
thuyết Đất. Người nông dân bao năm lam lũ, cần cù bên lũy tre làng nghĩa tình sâu nặng. 
Chẳng thế mà anh Xã Bèo khi nghe tin sẽ phải đi tham gia phá hoại trước khi tản cư đã vô cùng 
thất vọng, xót xa: "Cắn chặt môi, anh nắm một túm cỏ nhổ bật lên. Và tẩn mẩn, anh đưa túm cỏ 
lên mũi ngửi. Mùi cỏ gấu thơm và mùi đất cũng thơm. Anh Xã mân mê tảng đất bám vào rễ cỏ. 
Anh thấy màu đất đỏ tươi, thoảng mùi hương kì dị: mùi đất tổ tiên truyền lại, đã qua bao đời 
kiếp, đượm mồ hôi cực khổ, và hiện giờ là cơ nghiệp của anh" [10, tr.9]. Nỗi đau rời bỏ quê 
hương như bị ai chém anh, chém những người máu mủ của anh. Rồi nước mắt anh ứa ra, từng 
giọt rơi xuống má với biết bao thương yêu, nhớ nhung, đau xót. Gia đình Xã Bèo bịn rịn chia 
tay hàng xóm lên đường tản cư. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 136 - 142 
 141 Email: jst@tnu.edu.vn 
Sau những tháng ngày tản cư cơ cực cố gắng làm bạn với đất đai trong sự cưu mang của đồng 
bào miền núi, niềm vui được sống trên mảnh đất quê nhà khiến anh phấn chấn và cũng không 
quên nhớ nơi đã bao bọc mình lúc tha phương. Thế rồi, ngang trái lại ập trên đầu anh Xã. Trương 
Dần - tay sai của địch và giặc Tây đã ngang nhiên bắt cả trâu lẫn nghé. Kêu gào, chống chọi để 
đòi nghé, lính Tây dám nổ súng bắn nhưng may con nghé trúng đạn bên người chị Xã... Phương 
tiện sản xuất nuôi sống không còn, nguy hiểm rình rập mạng sống, Xã Bèo bấn loạn và nhiều 
đêm mất ngủ. Nỗi đau lại theo sát bám chặt ghì người nông dân xuống sát đất. Bất công ngang 
trái mà không làm gì được, một nỗi sợ hãi giăng kín tâm hồn người nông dân nô lệ. Vợ chồng Xã 
Bèo phải đau đớn kéo cày thay trâu mà giữ đất, giữ lấy cuộc sống mong manh đầy bất trắc. Thân 
phận người nông dân bị vùi dập không khác gì con vật bên những nguy cơ, cái chết luôn nơm 
nớp bên mình. 
Nỗi khổ của người dân sống trong cảnh nô lệ vẫn cứ rình rập đe dọa và kìm kẹp biết bao 
những người nông dân như Xã Bèo. Những đoàn tàu xám xịt vẫn chạy rầm rập chở súng đạn 
chạy qua làng, trên trời những chiếc phi cơ vẫn từ phương Bắc bay về. Trong nỗi thất vọng tràn 
trề, nỗi đau khôn tả xiết, vợ chồng Xã Bèo vẫn không bỏ cuộc. Được cày bừa, làm ăn trên đất quê 
nhà dù có cực khổ đến mấy vẫn bám lấy đất, dựa vào đất để mà sống. Anh vẫn nhìn về "những 
vạch mây đỏ chói dựng thẳng tắp ở chân trời như bức thành trì vô tận, tóc anh nhuộm nắng tươi 
vừa hẩng sáng trên cánh đồng không" [10, tr.167]. Tiếng chim Bắt cô trói cột vẫn vang lên như 
nỗi đau của người nông dân còn đó ai oán trời cao với một lòng cảm thông, xót thương dứt ruột, 
khắc khoải mà Ngọc Giao dành cho những người nông dân chân lấm tay bùn thiết tha với đồng 
ruộng, quê hương. 
Viết về số phận những người nông dân trong chiến tranh, Ngọc Giao đã thể hiện sự thấu cảm 
độc đáo và xúc động. Nhà văn đã lựa chọn vấn đề rất đời thường mà gắn bó sâu nặng: Đất và 
người nông dân. Với cái nhìn khách quan, chân tình, trân trọng và cảm thông sâu sắc, Ngọc Giao 
đã tái hiện xúc động bức tranh về cuộc sống của người dân ở vùng tề với những khó khăn, nguy 
hiểm và tình cảm sâu nặng với quê hương, đất đai và đồng ruộng. Có điểm tương đồng với hình 
ảnh những người nông dân trong tác phẩm Làng của Kim Lân nhưng vượt qua những giới hạn 
của sự cương tỏa, kìm kẹp của kẻ thù, những khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng phản ánh, 
Ngọc Giao đã dũng cảm và ít né tránh để dùng ngòi bút như một vũ khí phản ánh chân xác hiện 
thực số phận người nông dân trong chiến tranh với biết bao mất mát, đau đớn, dằn vặt khi phải li 
hương và nghị lực sống, quyết tâm giữ đất, giữ quê hương, dũng cảm đối diện với kẻ thù, giành 
giật lại sự sống, giữ lấy hồn cốt, bản quán, quê hương. Điều đó tạo nên nét đặc sắc nhân văn của 
Ngọc Giao khi viết về người nông dân trong văn học Việt Nam hiện đại. 
4. Kết luận 
Như vậy, bên cạnh một hình ảnh nông thôn yên bình với tình người chất phác, hồn hậu, nghĩa 
tình, mang chiều sâu văn hóa làng xã là nơi trở về an ủi những người con xa xứ rời quê đi làm ăn 
kiếm sống thì văn xuôi Ngọc Giao còn cho thấy một thôn quê với những hệ lụy trong chiến tranh. 
Người nông dân trong văn xuôi Ngọc Giao không chỉ có cuộc sống đói nghèo và chịu sự áp bức 
như người nông dân trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Kim Lân. Họ cũng 
không phải là hình ảnh người nông dân bị tha hóa như trong văn xuôi Nam Cao, cũng không 
giống tinh thần kháng chiến của người nông dân trong văn xuôi Nguyễn Văn Bổng hay mang 
những nét văn hóa giống người nông dân trong sáng tác của Bùi Hiển. Người nông dân trong văn 
xuôi Ngọc Giao được nhìn từ những giá trị truyền thống và biến đổi trong bối cảnh thuộc địa. 
Đặc biệt là hình ảnh người nông dân ở nông thôn trong "vùng tề" với những nét đặc trưng của 
làng quê Việt và sự tàn lụi, hủy diệt do chiến tranh gây ra - hình ảnh làng Mậu Đức với nhiều kỷ 
niệm. Đó là sự phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống và số phận của người nông dân sống 
trong vùng tề với những ý hướng tích cực đáng trân trọng. Ở đó có những số phận người nông 
dân với bi kịch của những con người yêu đất, yêu làng nhưng bị tước đi quyền sở hữu đất đai để 
rồi sống cam chịu trong nước mắt. Trong văn xuôi Ngọc Giao, người nông dân cũng hiện lên 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 136 - 142 
 142 Email: jst@tnu.edu.vn 
trong mối quan hệ gắn bó sâu nặng với mảnh đất ân tình, giản dị, thuần phác cùng những ước 
mơ đơn sơ thanh sạch. Đó là những số phận nghèo khổ với nhiều bi kịch. Họ là nạn nhân của 
chiến tranh, cuộc sống bần hàn, khổ cực đến cùng đường nhưng luôn cố gắng tìm mọi cách để 
làm chủ nhân của đồng ruộng, của quê hương. Nhưng cuộc sống phức tạp, trớ trêu vẫn còn đó 
nhiều thân phận đa đoan, chịu nhiều oan khiên vất vả. Một sự ám ảnh về những nỗi đau còn chưa 
tìm ra lối thoát vẫn vảng vất đâu đó trên những trang giấy xen lẫn những ước mơ hoài bão, hi 
vọng mong manh và quyết tâm, nghị lực đang nhen nhóm dưới cái nhìn đầy cảm thương, nhân ái 
của nhà văn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] T. H. T. Nghiem, "Lesons learned ethics in Ngoc Giao's prose character," Journal of Education and 
Society, no. 11, pp. 33-37, 2017. 
[2] T. H. T. Nghiem, "Formation basis of Ngoc Giao's prose characteristics," TNU Journal of Science and 
Technology, no. 03, pp. 3-8, 2018. 
[3] T. H. T. Nghiem, "The art of character building in writings by Ngoc Giao," VietNam Journal of Social 
science Manpower, no. 03, pp. 90-97, 2018. 
[4] T. H. T. Nghiem, "Critical inspiration in Ngoc Giao's prose," Journal of Education and Society, no. 85, 
pp. 28-31, 2018. 
[5] T. H. T. Nghiem, "Love in Ngoc Giao's prose," Culture and Arts Magazine, no. 409, pp. 89-93, 2018. 
[6] T. H. T. Nghiem, "Image of intelligent people in Ngoc Giao prose," TNU Journal of Science and 
Technology, no. 07/1, pp. 162-167, 2020. 
[7] Ngoc Giao, Ben Do Rung. Literature Publishing, Hanoi, 2012. 
[8] Ngoc Giao, PhanHuong. Literature Publishing, Hanoi, 2010. 
[9] Ngoc Giao, Short and signed novels. Publishing Association of Writers, Hanoi, 2001. 
[10] Ngoc Giao, Dat. Cay Thong Publishing, Hanoi, 1950. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_vat_nong_dan_trong_van_xuoi_ngoc_giao.pdf