Nghiên cứu vai trò của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong đánh giá chức năng thất trái trên bệnh nhân có chỉ định chụp msct mạch vành

Chức năng tâm thu thất trái là một chỉ số quan

trọng trong đánh giá và theo dõi, tiên lượng điều trị bệnh

lý tim mạch. Việc chẩn đoán chính xác bệnh lý ĐMV và

đánh giá chức năng tâm thu thất trái là rất cần thiết

hướng đến điều trị hiệu quả và dự phòng hợp lý. Có

nhiều phương pháp đánh giá chức năng tâm thu thất

trái như siêu âm, chụp MSCT, MRI [1], [2], [3]. Siêu

âm cho đến nay vẫn là phương pháp phổ biến đánh giá

chức năng tâm thu thất trái trên lâm sàng bởi tính tiện

lợi, nhanh chóng, tiết kiệm và không có nhiễm xạ7. Tuy

nhiên nó cũng có hạn chế tùy thuộc trình độ người làm

siêu âm, các yếu tố từ bệnh nhân. MRI được coi là tiêu

chuẩn vàng đánh giá chức năng tâm thu thât trái nhưng

thời gian thực hiện lâu, không tiết kiệm, không phổ

biến. Trong khi đó, chụp CLVT đa dãy (Multidetector

Computed Tomography-MDCT) có nhiều ưu điểm vượt

trội như là một biện pháp không xâm nhập, đánh giá

chính xác cả hình thái tim, mạch vành và chức năng

tâm thu thất trái [5]

Nghiên cứu vai trò của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong đánh giá chức năng thất trái trên bệnh nhân có chỉ định chụp msct mạch vành trang 1

Trang 1

Nghiên cứu vai trò của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong đánh giá chức năng thất trái trên bệnh nhân có chỉ định chụp msct mạch vành trang 2

Trang 2

Nghiên cứu vai trò của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong đánh giá chức năng thất trái trên bệnh nhân có chỉ định chụp msct mạch vành trang 3

Trang 3

Nghiên cứu vai trò của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong đánh giá chức năng thất trái trên bệnh nhân có chỉ định chụp msct mạch vành trang 4

Trang 4

Nghiên cứu vai trò của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong đánh giá chức năng thất trái trên bệnh nhân có chỉ định chụp msct mạch vành trang 5

Trang 5

Nghiên cứu vai trò của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong đánh giá chức năng thất trái trên bệnh nhân có chỉ định chụp msct mạch vành trang 6

Trang 6

Nghiên cứu vai trò của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong đánh giá chức năng thất trái trên bệnh nhân có chỉ định chụp msct mạch vành trang 7

Trang 7

Nghiên cứu vai trò của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong đánh giá chức năng thất trái trên bệnh nhân có chỉ định chụp msct mạch vành trang 8

Trang 8

Nghiên cứu vai trò của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong đánh giá chức năng thất trái trên bệnh nhân có chỉ định chụp msct mạch vành trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 10520
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu vai trò của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong đánh giá chức năng thất trái trên bệnh nhân có chỉ định chụp msct mạch vành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu vai trò của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong đánh giá chức năng thất trái trên bệnh nhân có chỉ định chụp msct mạch vành

Nghiên cứu vai trò của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong đánh giá chức năng thất trái trên bệnh nhân có chỉ định chụp msct mạch vành
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202018
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
SUMMARY
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CHỤP CẮT LỚP 
VI TÍNH 256 DÃY TRONG ĐÁNH GIÁ 
CHỨC NĂNG THẤT TRÁI TRÊN BỆNH NHÂN 
CÓ CHỈ ĐỊNH CHỤP MSCT MẠCH VÀNH
Assessment of left ventricular volumes, 
ejection fraction and regional wall motion in 
patients undergoing 256-Slice Dual-Source 
Coronary CT Angiography: a comparison with 
2D-echocardiography
 Lê Thị Thùy Liên*, Nguyễn Khôi Việt*, Nguyễn CôngTiến*,
Lê Văn Tài*, Phạm Minh Thông**
Objective: To compare DSCT using 256-slice coronary CT 
angiography (SOMATOMA Definition FLASH, Siemens Medical Solution, 
Germany) with echocardiography for the determination of left ventrical 
dimentions, left ventricular ejection fraction (LVEF), end-diastolic volume 
(EDV), end-systolic volume (ESV), regional wall motion as well as 
assessing coronary artery image quality and patient radiation dose.
Materials and Methods: One-hundred twelve patients were 
referred for DSCT for evaluation of coronary artery and underwent DSCT 
and transthoracal echocardiography within 1 week. LV dimentions, EF, 
EDV and ESV were determined for both DSCT and echocardiography, and 
the correlation coefficients were assessed. Measurements of dimensions 
were obtained in standardized planes in end-systole and end-diastole 
and included the septal and posterior wall thickness, and inner diameter 
of the left ventricle. Global left ventricular (LV) functional parameters 
[end-systolic volume (ESV), end-diastolic volume (EDV), ejection 
fraction] were computed using automated software. ESV, EDV were 
normalized to the body-surface-area (BSA). Correlation between DSCT 
and echocardiography was tested through linear regression and Bland-
Altman analysis. Regional wall motion is collected by visual (1, normal, 2, 
hypokinesia, 3, dysphagia or akinesia). Coronary artery segment subjective 
image quality (1, excellent; 4, poor) and radiation dose were recorded. 
Results: A direct comparison between 256 slice Dual-Source CT 
and 2D-echocardiography was performed in 112 patients (43men; 61,26 
± 11,68 mean age years) who were clinically referred for MSCT coronary 
angiography. LV end-diastolic volumes (LVEDV) and LV endsystolic 
volumes (LVESV) were determined and the LV ejection fraction (LVEF) 
was derived. Average LVEF was 66,24± 13,52% (range 23-85%) as 
determined on DSCT, compared with 65,72±11,31% (range 25-84%) on 2D 
echocardiography. Evaluation of LVEF by linear regression analysis showed 
a good correlation between DSCT and 2D-echocardiography (r= 0,715; 
P < .001). Good correlations between DSCT and 2D-echocardiography 
* Trung tâm Điện quang - Bệnh 
viện Bạch Mai 
** Trường Đại học Y Hà Nội
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 19
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chức năng tâm thu thất trái là một chỉ số quan 
trọng trong đánh giá và theo dõi, tiên lượng điều trị bệnh 
lý tim mạch. Việc chẩn đoán chính xác bệnh lý ĐMV và 
đánh giá chức năng tâm thu thất trái là rất cần thiết 
hướng đến điều trị hiệu quả và dự phòng hợp lý. Có 
nhiều phương pháp đánh giá chức năng tâm thu thất 
trái như siêu âm, chụp MSCT, MRI [1], [2], [3]. Siêu 
âm cho đến nay vẫn là phương pháp phổ biến đánh giá 
chức năng tâm thu thất trái trên lâm sàng bởi tính tiện 
lợi, nhanh chóng, tiết kiệm và không có nhiễm xạ7. Tuy 
nhiên nó cũng có hạn chế tùy thuộc trình độ người làm 
siêu âm, các yếu tố từ bệnh nhân. MRI được coi là tiêu 
chuẩn vàng đánh giá chức năng tâm thu thât trái nhưng 
thời gian thực hiện lâu, không tiết kiệm, không phổ 
biến. Trong khi đó, chụp CLVT đa dãy (Multidetector 
Computed Tomography-MDCT) có nhiều ưu điểm vượt 
trội như là một biện pháp không xâm nhập, đánh giá 
chính xác cả hình thái tim, mạch vành và chức năng 
tâm thu thất trái [5]. 
Tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có công trình 
nghiên cứu nào về chức năng tâm thu thất trái trên 
DSCT, do đó với mong muốn góp một phần nhỏ nhằm 
nâng cao chất lượng chẩn đoán, góp phần cho việc 
điều trị hiệu quả, chúng tôi tiến hành đề tài này để đánh 
giá các chỉ số chức năng tâm thu thất trái trên BN có 
chỉ định chụp ĐMV 256 dãy và so sánh một số chỉ số 
chức năng tâm thu thất trái trên chụp CLVT 256 dãy với 
siêu âm tim.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 112 bệnh nhân (BN) được chụp DSCT 
động mạch vành và siêu âm tim cách nhau tối đa 1 
tuần. Các BN này được chụp DSCT tại Trung tâm Điện 
quang- Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian từ 
tháng 06/2020 đến tháng 10/2020.
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: các BN 
trong nghiên cứu phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Bệnh nhân có chỉ định chụp DSCT 256 dãy.
2. Được chụp ĐMV bằng máy CLVT hai nguồn 
năng lượng SOMATOM Definition Flash tại Trung tâm 
Điện Quang – Bệnh viện Bạch Mai.
3. Bệnh nhân có làm siêu âm tim trong vòng 1 
tuần so với chụp DSCT. 
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: BN có chống chỉ định 
dùng thuốc cản quang đường tĩnh mạch và chất lượng 
hình ảnh không đủ chẩn đoán. 
2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang 
tiến cứu
were demonstrated for the assessment of LVEDV (r=0,732 ; P < .001) and 
LVESV (r= 0,841; P < .001). At Bland-Altman analysis, mean differences 
(±SD) of 1,78 ± 24,10 mL (p <0 .05) and 0,766 ± 13,7 mL (p < 0.05) were 
observed between DSCT and 2D-echocardiography for LVEDV and LVESV, 
respectively. LVEF was slightly overestimated with DSCT (0.52 ± 9,59%; 
p < 0.05). Resultly, the LVEFs calculated by DSCT and echocardiography 
were not statistically different. However, LVEF, EDV and ESV from MDCT 
were statistically higher than those from echocardiography (p < 0.05).The 
average image quality score of the coronary  ... ỌC
3.3. Chức năng từng vùng thất trái trên DSCT và siêu âm
Bảng 3. Mối liên quan giữa bất thường vận động và chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm
Bất thường vận động EF EDV ESV
Bình thường 68,46± 7,20 98,62 ±26,85 31,66± 14,58
Giảm động 46,66± 16,90 1,490± 74,0 88,50± 66,44
Vô động 46,00 ± 12,72 1,4253±7,47 79,500 ±37,47
p 0,001 0,001 0,001
Nhận xét: Mối liên quan giữa bất thường vận động vùng thất trái, các chỉ số đều có sự khác biệt với p<0,05.
Bảng 4. Mối liên quan giữa bất thường vận động và chức năng tâm thu thất trái trên DSCT
Bất thường vận động EF EDV ESV
Bình thường 68,96±94,97 104,27±53,20 33,74±30,15
Giảm động 47,66±20,63 161,29±123,28 92,78±82,26
Vô động 44,00±9,89 155,54±42,29 89,61±39,59
p 0,001 0,019 0,001
Nhận xét: Mối liên quan giữa bất thường vận động vùng thất trái, các chỉ số đều có sự khác biệt với p<0,05.
Bảng 5. Mối liên quan giữa siêu âm tim so với DSCT trong đánh giá bất thường vận động vùng
 Siêu âm tim
DSCT Có bất thường vận động Bình thường Tổng
Có bất thường vận động 13 2 15
Bình thường 1 96 97
Tổng 14 98 112
Phù hợp: 97,3%, k=0,792
Nhận xét: Bảng 5 cho thấy sự phù hợp giữa 
DSCT và siêu âm tim: 97,5% với k= 0,792.
IV. BÀN LUẬN
1. Một số đặc điểm chung của đối tượng 
nghiên cứu
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 61,26 ± 
11,68. Đây là nhóm tuổi cao, khi mà phần lớn các bệnh 
lý tim mạch bắt đầu biểu hiện khiến cho bệnh nhân đi 
khám bệnh, tương đồng với đa số các nghiên cứu khác. 
Tỷ lệ bệnh nhân nam trong nghiên cứu là 38,4% 
(43 bệnh nhân) thấp hơn tỷ lệ bệnh nhân nữ là 61,1% 
(69 bệnh nhân). Trong khi các nghiên cứu về bệnh 
mạch vành tỷ lệ nam cao hơn nữ, thì trong nghiên cứu 
của chúng tôi, tỷ lệ nữ nhiều hơn vì chỉ định chụp mạch 
vành tầm soát có tỷ lệ ở nữ nhiều hơn. 
Về các yếu tố nguy cơ, chúng tôi nhận thấy có 84,8% 
bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐMV, trong đó 
53,6% là tăng huyết áp, 12,5% là đái tháo đường, 20,6% 
là béo phì, 27,7% là hút thuốc lá, 48,2% là rối loạn mỡ máu 
và 11,6% có tiền sử gia đình. Tỷ lệ hẹp ĐMV ở các bệnh 
nhân có ít nhất một yếu tố nguy cơ là 84,8% cao hơn ở các 
bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ nào là 15,2%.
2. Đặc điểm về chất lượng hình ảnh và liều tia 
2.1. Đặc điểm chất lượng hình ảnh
Trong nhóm nghiên cứu, số bệnh nhân có chất 
lượng hình ảnh tốt chiếm tỷ lệ cao nhất (54 bệnh nhân, 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202024
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
chiếm 48,2 %), tiếp đó là chất lượng hình ảnh khá (36 
bệnh nhân, chiếm 32,1%) và trung bình (21 bệnh nhân, 
chiếm 18,8%), chỉ có 1 bệnh nhân có chất lượng hình 
ảnh xấu (chiếm 0,9%) là bệnh nhân có đặt stent trước 
đó và nhịp tim cao (113 chu kỳ/phút).
2.2. Đặc điểm liều tia 
Liều tia trung bình nhóm nghiên cứu: 3,78 ±1,88, 
trong đó nhóm chụp theo chế độ Spiral là 4,24 ±2,08, chế 
độ Sequence là 3,57 ± 1,57, thấp hơn so với chế độ Spiral 
nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nghiên cứu 
của Lim và cộng sự năm 2011 liều tia trung bình là 3.99 ± 
1.85 mSV tương đương với nghiên cứu của chúng tôi [1].
3. Mối liên quan giữa chức năng thất trái toàn 
bộ giữa DSCT và siêu âm.
Chụp CLVT mạch vành có mục đích chủ yếu là 
đánh giá tình trạng động mạch vành. Tuy nhiên, thêm 
vào đó, các kích thước thất trái, chức năng tâm thu toàn 
bộ và từng vùng thất trái cũng được thu thập. Sự phân 
tích các chỉ số trên góp phần quan trọng trong đánh giá 
những bệnh lý tim mạch đặc trưng, từ đó hướng tới 
quyết định phương pháp điều trị. Trong nghiên cứu của 
chúng tôi, các chỉ số đường kính thất trái, thể tích và 
chức năng thất trái được so sánh giữa cắt lớp vi tính và 
siêu âm tim với mối quan hệ chặt chẽ, trong đó chúng 
tôi sử dụng siêu âm tim là phương pháp tham chiếu.
Về các chỉ số đường kính thất trái, trên DSCT 
chúng tôi đánh giá bề dày vách liên thất tâm trương, 
tâm thu, bề dày thành sau thất trái tâm trương và tâm 
thu, đường kính thất trái tâm trương, tâm thu, so sánh 
với các chỉ số này trên siêu âm tim. Kết quả là có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 phương pháp. 
Điều này có thể là do siêu âm 2D thường không chính 
xác trong việc cắt mặt phẳng vuông góc trục ngắn và 
thường đo các kích thước vượt quá trên ảnh DSCT. 
Thêm vào đó là sự do sự khác biệt về độ phân giải 
không gian và thời gian giữa hai phương pháp là khác 
nhau nên có sự khác biệt giữa các kích thước tâm thu 
và thâm trương. Trong nghiên cứu của Bak SH, có sự 
tương quan vừa giữa kích thước buồng tim trên DSCT 
và siêu âm. Trong nghiên cứu đó, các bệnh nhân có 
nhịp tim cao và được uống thuốc hạ nhịp tim trước khi 
chụp CT [6]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các kích 
thước này có mối tương quan với nhau, tuy không chặt 
chẽ, trong đó đường kính thất trái có xu hướng thấp 
hơn trên DSCT, còn lại các chỉ số bề dày thành thất lại 
cao hơn trên siêu âm tim. Tuy nhiên, để thêm vào tình 
trạng động mạch vành, các kích thước này cũng có thể 
là những chỉ số tham khảo.
Về các chức năng thất trái gồm chức năng tâm 
thu toàn bộ, chức năng từng vùng thất trái, kết quả cho 
thất có sự đồng thuận cao giữa 2 phương pháp chụp 
DSCT và siêu âm tim 2D.
Đánh giá chỉ số phân suất tống máu, LVEF là chỉ số 
trong lâm sàng đánh giá những thông tin quan trọng cung 
cấp giá trị tiên lượng và hướng dẫn xử trí lâm sàng. Rất 
nhiều nghiên cứu đã đánh giá chỉ số phân suất tống máu 
sử dụng 4 dãy, 8 dãy, 16 dãy, 64 dãy và các máy cắt lớp vi 
tính 2 nguồn năng lượng và siêu âm tim. LVEF trên DSCT 
và siêu âm có sự phù hợp cao với các phương pháp chụp 
buồng tim, siêu âm tim 2D, cộng hưởng từ và chụp đồng vị 
phóng xạ3. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đánh giá phân 
suất tống máu sử dụng CLVT 64 dãy có mối tương quan 
chặt chẽ với siêu âm tim. Trên DSCT LVEFF có xu hướng 
cao hơn với siêu âm tim (66,24± 1,35% với 65,72±1,13%), 
trung bình khác biệt là (-0,517%± 9,594%).
Độ phân giải thời gian là 30-50ms cho tái tạo hình 
ảnh là tối thiểu để đánh giá chính xác các chỉ số phân 
suất tống máu. Độ phân giải thời gian trên MSCT thấp 
hơn so với siêu âm tim2,3. Viền nội mạc được đánh giá 
trên DSCT là hoàn toàn tự động, có mối liên quan chặt 
chẽ với siêu âm tim, trong đó cột cơ và bè cơ cũng 
được bao gồm trong buồng thất trái. Chỉ số phân suất 
tống máu sử dụng cộng hưởng từ có sự khác biệt do 
loại trừ cột cơ nhú và bè cơ trong tính toán. Vì vậy cộng 
hưởng từ được coi là tiêu chuẩn vàng đánh giá phân 
suất tống máu, đánh giá thể tích.
Về các chỉ số thể tích thất trái tâm thu và tâm 
trương: DSCT và siêu âm tim có mối tương quan chặt 
chẽ (r=0,71-0,84), tương tự như các nghiên cứu khác 
trên CLVT và siêu âm tim [1], [2], [4]. 
Phương trình Bland-Altman chỉ ra sự khác biệt tối 
thiểu giữa 2 phương pháp đánh giá thể tích thất trái. 
Sự đồng thuận cao và trung bình khác biệt tối thiểu chỉ 
ra rằng DSCT là phương tiện có thể sử dụng để đánh 
giá chức năng và thể tích thất trái, tương ứng với các 
nghiên cứu khác [1], [2], [3].
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 25
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Chức năng từng vùng thất trái: Do được tái tạo 
nhiều thời điểm của chu chuyển tim (0-95%), nên DSCT 
có khả năng đánh giá chức năng vùng thất trái. Nghiên 
cứu của Stolzman và cộng sự trên DSCT trên bệnh 
nhân nhiều bệnh tim mạch khác nhau khi so sánh với 
cộng hưởng từ, trong đánh giá có sự tương quan chặt 
chẽ trong đánh giá vận động vùng (k=0,81). Tương tự, 
vận động vùng trên MSCT 64 dãy đánh giá với siêu âm 
tim có độ tương quan (75%, k=0,61) trên bệnh nhân 
suy tim so với siêu âm [3]. So sánh với cộng hưởng từ, 
độ tương quan này là 90%, k=0,78 trên bệnh nhân nhồi 
máu cơ tim cấp [4]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự 
phù hợp là 97,3%, k=0,791, tương tự kết quả của Soo 
Jin Lim và cộng sự [1]. 
Có mối liên quan chặt chẽ giữa bất thường vận 
động vùng với phân suất tống máu, với p<0,05. Sử 
dụng siêu âm là tiêu chuẩn quy chiếu, chúng tôi tính 
toán thấy sự phù hợp là 97,3%, với k=0,792. Trên cộng 
hưởng từ độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn trong đánh 
giá vận động vùng (độ tương quan 0,97, k=0,88) [4].
Hạn chế của nghiên cứu, CLVT là phương pháp 
đánh giá 3D nhưng so sánh với siêu âm 2D, và so sánh 
giữa CLVT và cộng hưởng từ được khuyến khích hơn. 
Mặt khác, phương pháp trên lâm sàng được sử dụng 
nhiều hơn là siêu âm 2D. Một số bệnh nhân làm siêu 
âm và CLVT không cùng 1 ngày, vì vậy huyết động có 
thể thay đổi. 
V. KẾT LUẬN
DSCT là phương tiện đánh giá chức năng tâm 
thu thất trái toàn bộ và từng vùng có mối tương quan 
chặt chẽ với siêu âm tim 2D. Đánh giá phân suất tống 
máu và các thể tích thất trái giữa DSCT và siêu âm tim 
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Đánh giá 
chức năng vận động vùng trên DSCT có hệ số đồng 
thuận tốt với siêu âm tim, sự phù hợp 97,3%, k= 0,792.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lim SJ, Choo KS, Park YH, et al. Assessment of Left Ventricular Function and Volume in Patients Undergoing 
128-Slice Coronary CT Angiography with ECG-Based Maximum Tube Current Modulation: a Comparison with 
Echocardiography. Korean Journal of Radiology. 2011;12(2):156-162. doi:10.3348/kjr.2011.12.2.156
2. de Graaf FR, Schuijf JD, van Velzen JE, et al. Assessment of global left ventricular function and volumes 
with 320-row multidetector computed tomography: A comparison with 2D-echocardiography. J Nucl Cardiol. 
2010;17(2):225-231. doi:10.1007/s12350-009-9173-y
3. Stolzmann P, Scheffel H, Trindade PT, et al. Left Ventricular and Left Atrial Dimensions and Volumes: 
Comparison Between Dual-Source CT and Echocardiography. Investigative Radiology. 2008;43(5):284-289. 
doi:10.1097/RLI.0b013e3181626853
4. Asferg C, Usinger L, Kristensen TS, Abdulla J. Accuracy of multi-slice computed tomography for measurement 
of left ventricular ejection fraction compared with cardiac magnetic resonance imaging and two-dimensional 
transthoracic echocardiography. European Journal of Radiology. 2012;81(5):e757-e762. doi:10.1016/j.
ejrad.2012.02.002
5. Ko S-M, Kim Y-J, Park J-H, Choi N-M. Assessment of left ventricular ejection fraction and regional wall motion 
with 64-slice multidetector CT: a comparison with two-dimensional transthoracic echocardiography. BJR. 
2010;83(985):28-34. doi:10.1259/bjr/38829806.
6. Bak SH, Ko SM, Jeon HJ, Yang HS, Hwang HK, Song MG. Assessment of global left ventricular function with 
dual-source computed tomography in patients with valvular heart disease. Acta Radiol. 2012;53(3):270-277. 
doi:10.1258/ar.2011.110247.
7. Kim TH, Hur J, Kim SJ, et al. Two-Phase Reconstruction for the Assessment of Left Ventricular Volume and 
Function Using Retrospective ECG-Gated MDCT: Comparison with Echocardiography. American Journal of 
Roentgenology. 2005;185(2):319-325. doi:10.2214/ajr.185.2.01850319
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202026
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá các chỉ số chức năng tâm thu thất trái trên BN có chỉ định chụp ĐMV 256 dãy và so sánh một số chỉ 
số chức năng tâm thu thất trái trên chụp CLVT 256 dãy với siêu âm tim.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu gồm 112 bệnh nhân chụp ĐMV bằng máy CLVT 256 dãy 2 nguồn năng 
lượng (DSCT), kèm siêu âm tim đánh giá các chỉ số kích thước buồng thất trái, thành thất trái và chức năng tâm thu thất trái toàn 
bộ và từng vùng. Tất cả bệnh nhân chụp DSCT mạch vành tại Trung tâm Điện quang- Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời 
gian từ tháng 06/2020 đến tháng 10/2020. 
Kết quả: So sánh trực tiếp giữa CLVT 256 dãy 2 nguồn năng lượng với siêu âm 2D qua thành ngực được thực hiện trên 
112 BN (43 nam, tuổi trung bình 61,26 ± 11,68) được chụp DSCT mạch vành. Thể tích thất trái tâm thu và tâm trương và phân 
suất tống máu được thu thập và so sánh với các chỉ số tương ứng trên siêu âm tim qua thành ngực. Phân suất tống máu trung bình 
trong nghiên cứu là 66,24± 13,52% (từ 23-85%) trên DSCT so với trên siêu âm là 65,72±11,31% (từ 25-84%). Đánh giá mối 
tương quan đồng biến giữa DSCT và siêu âm 2D thấy mối tương quan chặt chẽ giữa thể tích thất trái tâm trương là (r=0,732 ; P 
< .001) , thể tích thất trái tâm thu là (r= 0,841; P < .001), phân suất tống máu là (r= 0,715; P < .001). Phương trình Bland-Altman 
chỉ ra trung bình khác biệt giữa phân suất tống máu trên DSCT và siêu âm là nhỏ (0.52% ± 9,59%); p < 0.05), tương tự với thể 
tích thất trái tâm thu và tâm trương lần lượt là (-1,78mL±24,10), (0,76 mL±13,7). Điểm chất lượng hình ảnh trung bình là 1,79. 
Liều hiệu dụng trung bình là 3,78 ±1,88 mSv.
Kết luận: Sử dụng máy chụp DSCT 256 để chụp mạch vành có thể sử dụng để tính các chỉ số chức năng tâm thu thất trái 
gồm phân suất tống máu, thể tích thất trái tâm thu, thể tích thất trái tâm trương, chức năng vận động từng vùng thất trái, có mối 
tương quan chặt chẽ với siêu âm tim.
Từ khóa: Chức năng tâm thu thất trái toàn bộ, Chức năng tâm thu thất trái từng vùng, Thể tích thất trái tâm thu, tâm 
trương. Máy chụp DSCT 256 dãy. Siêu âm tim 2D.
Người liên hệ: Lê Thị Thùy Liên, Email: lethuylien1010@gmail.com
Ngày nhận bài: 4/9/2020. Ngày chấp nhận đăng: 5/10/2020

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_vai_tro_cua_chup_cat_lop_vi_tinh_256_day_trong_da.pdf