Bệnh kikuchi - Fujimoto: Báo cáo một trường hợp hiếm và hồi cứu y văn

Giới thiệu: Bệnh Kikuchi-Fujimoto (KFD) là bệnh viêm hạch hoại tử mô bào hiếm gặp. Đây là bệnh

lành tính nhưng cần phân biệt trong nguyên nhân hạch to.

Trình bày trường hợp: Bệnh nhân nam 45 tuổi, có một khối u cổ kéo dài khoảng 1 tháng, sốt nhẹ và

sụt cân. Tiền căn lao màng phổi. Khám lâm sàng nghĩ lao hạch chưa loại trừ lymphoma. Phẫu thuật sinh

thiết trọn hạch giải phẫu bệnh chẩn đoán KFD.

Bàn luận: KFD được báo cáo lần đầu tiên ở Nhật Bản năm 1972, hầu hết các trường hợp đã được

báo cáo ở châu Á. Nguyên nhân của KFD chưa rõ ràng là một bệnh lành tính, tự khỏi, phân biệt với các

nguyên nhân khác của bệnh lý hạch bao gồm lymphoma, rối loạn phản ứng viêm, tình trạng tự miễn dịch

và các nguyên nhân nhiễm trùng của bệnh hạch to.

Kết luận: Bệnh Kikuchi-Fujimoto (KFD) là bệnh lành tính tự khỏi thường gặp ở người châu Á là chẩn

đoán phân biệt trong bệnh lý hạch to.

Bệnh kikuchi - Fujimoto: Báo cáo một trường hợp hiếm và hồi cứu y văn trang 1

Trang 1

Bệnh kikuchi - Fujimoto: Báo cáo một trường hợp hiếm và hồi cứu y văn trang 2

Trang 2

Bệnh kikuchi - Fujimoto: Báo cáo một trường hợp hiếm và hồi cứu y văn trang 3

Trang 3

Bệnh kikuchi - Fujimoto: Báo cáo một trường hợp hiếm và hồi cứu y văn trang 4

Trang 4

Bệnh kikuchi - Fujimoto: Báo cáo một trường hợp hiếm và hồi cứu y văn trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 28440
Bạn đang xem tài liệu "Bệnh kikuchi - Fujimoto: Báo cáo một trường hợp hiếm và hồi cứu y văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bệnh kikuchi - Fujimoto: Báo cáo một trường hợp hiếm và hồi cứu y văn

Bệnh kikuchi - Fujimoto: Báo cáo một trường hợp hiếm và hồi cứu y văn
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 98 
BỆNH KIKUCHI-FUJIMOTO: 
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP HIẾM VÀ HỒI CỨU Y VĂN 
TRẦN ĐÌNH THANH1, ĐỖ TƯỜNG HUÂN2, BÙI THỊ HỒNG KHANG3, NGUYỄN SƠN LAM4 
Địa chỉ liên hệ: Trần Đình Thanh 
Email:trandinhthanh55@gmail.com 
1BSCKII. Trưởng khoa Ung bướu - bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn 
2BSCKII. Khoa Ung bướu - Bệnh viện Vinmec 
3BS. Khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Vinmec 
4ThS.BS. Khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 
Ngày nhận bài: 01/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
GIỚI THIỆU 
Bệnh Kikuchi-Fujimoto (KFD), còn được gọi là 
viêm hạch hoại tử mô bào, là một bệnh ít gặp, với 
các triệu chứng không đặc hiệu là sốt tái diễn kéo 
dài và hạch to, giống như bệnh cảnh của hạch phì 
đại trong nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh được 
Kikuchi lần đầu tiên mô tả vào năm 1972 tại Nhật 
Bản, trong cùng năm này, Fujimoto và cộng sự 
nghiên cứu độc lập với Kikuchi cũng trình bày căn 
bệnh tại nơi khác và từ đó tên của hai tác giả ghép 
lại thành tên của bệnh viêm hạch hoại tử mô bào 
này (bệnh Kikuchi-Fujimoto)[6,10]. 
Bệnh chủ yếu xảy ra ở Đông Á, là một bệnh của 
người trẻ tuổi (20 - 35 tuổi), nữ chiếm ưu thế. Gần 
đây có nhiều báo cáo ở Mỹ và Châu Âu, nhưng hầu 
hết các trường hợp là người gốc châu Á và một số 
xảy ra ở trẻ em[5,12]. Theo y văn hiện trên thế giới có 
khoảng 400 trường hợp được báo cáo. 
Tại Việt Nam năm 2002 Nguyễn Vượng và 
Đặng Thế Căn báo cáo một trường hợp nữ 37 tuổi[1] 
và gần đây ghi nhận thêm 2 trường hợp trong báo 
cáo chuyên môn: một trường hợp ở tỉnh Bình Phước 
(2015) và một trường hợp ở BV. Hoàn Mỹ Cửu Long 
(2017). 
Chẩn đoán xác định bệnh Kikuchi-Fujimoto dựa 
vào mô bệnh học của các hạch. Với phương pháp 
điều trị và phẫu thuật thích hợp (nếu cần), bệnh 
nhân hoàn toàn có thể khỏi bệnh. Thông thường, 
KFD là một tình trạng lành tính và tự khỏi, hạch 
thường hết sau vài tuần đến 6 tháng. 
Tỷ lệ tái phát là khoảng 3 - 4%[3]. Tỷ lệ tử vong 
là cực kỳ hiếm. 
TRÌNH BÀY TRƯỜNG HỢP 
Bệnh nhân nam 45 tuổi, có cảm giác 1 khối u cổ 
trái kéo dài hơn 1 tháng, kèm theo sốt nhẹ về chiều, 
đổ mồ hôi nhiều và sụt 3kg. 04/12/2019 tới bệnh 
viện, khám phát hiện hạch cổ trái khoảng 1cm nằm 
ở sâu trên thượng đòn trái, siêu âm ghi nhận có vài 
hạch cổ nhóm III và nhóm Va, echo kém còn rốn 
hạch. Sang thương thùy trái tuyến giáp kích thước 
TÓM TẮT 
Giới thiệu: Bệnh Kikuchi-Fujimoto (KFD) là bệnh viêm hạch hoại tử mô bào hiếm gặp. Đây là bệnh 
lành tính nhưng cần phân biệt trong nguyên nhân hạch to. 
Trình bày trường hợp: Bệnh nhân nam 45 tuổi, có một khối u cổ kéo dài khoảng 1 tháng, sốt nhẹ và 
sụt cân. Tiền căn lao màng phổi. Khám lâm sàng nghĩ lao hạch chưa loại trừ lymphoma. Phẫu thuật sinh 
thiết trọn hạch giải phẫu bệnh chẩn đoán KFD. 
Bàn luận: KFD được báo cáo lần đầu tiên ở Nhật Bản năm 1972, hầu hết các trường hợp đã được 
báo cáo ở châu Á. Nguyên nhân của KFD chưa rõ ràng là một bệnh lành tính, tự khỏi, phân biệt với các 
nguyên nhân khác của bệnh lý hạch bao gồm lymphoma, rối loạn phản ứng viêm, tình trạng tự miễn dịch 
và các nguyên nhân nhiễm trùng của bệnh hạch to. 
Kết luận: Bệnh Kikuchi-Fujimoto (KFD) là bệnh lành tính tự khỏi thường gặp ở người châu Á là chẩn 
đoán phân biệt trong bệnh lý hạch to. 
Từ khóa: Viêm hạch hoại tử mô bào, Kikuchi-Fujimoto, KFD. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2) 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 99 
17x6mm theo dõi viêm giáp chẩn đoán phân biệt 
nhân giáp TIRASD 4. Bệnh nhân được FNA hạch cổ 
và tuyến giáp. Kết quả FNA (hình 1) phù hợp hạch 
viêm. Nhân giáp: ít tế bào nhân không điển hình 
chưa loại trừ ác tính. 
Hình 1. Vi thể tế bào học 
FNA: Nhân giáp trái: phết hiện diện tế bào biểu mô 
tuyến giáp lành tính trên nền dịch và chất keo giáp 
lẫn với vài bọt bào và bạch cầu đa nhân trung tính. 
Tuy nhiên có 1 cụm tế bào có nhân không điển hình 
(nhân to sáng, có rãnh) nằm rời rạc. Kết luận: Ít tế 
bào nhân không điển hình, ý nghĩa không xác định. 
Không loại trừ ác tính nhóm V theo Besthesda. 
(B) FNA hạch cổ trái phết hiện diện nhiều tế bào 
lympho lành tính, không có tế bào ác tính trên mẫu 
thử này. Kết luận: phù hợp hạch viêm. 
Tiền căn lao màng phổi điều trị 2013 ổn định. 
Với lâm sàng sốt kéo dài, sụt cân, hạch cổ nghĩ 
lao hạch chưa loại trừ lymphoma. Bệnh nhân được 
hội chẩn với chúng tôi nghi lao hạch (là bệnh cũ lao 
màng phổi chúng tôi đã điều trị 2013). Nhưng dữ liệu 
chưa đủ chẩn đoán lao vì Xquang không tổn thương 
nghi ngờ không ho đàm. Hội chẩn quyết định: phẫu 
thuật sinh thiết trọn hạch làm giải phẫu bệnh chẩn 
đoán. 
Kết quả giải phẫu bệnh là KFD.(hình 2) 
Hình 2. Vi thể hạch sinh thiết: Cấu trúc hạch bị xóa 
thay bằng sự tăng sản của tế bào lympho phản ứng 
với hạt nhân rõ và hiện tượng vỡ nhân, tích tụ các 
giọt ái toan, lắng đọng fibrin trong vùng hoại tử. 
A: Hình ảnh lymphô bào có hạt nhân rõ và vỡ nhân 
B: Hình ảnh lắng đọng giọt ái toan và fibrin 
Sau phẫu thuật lấy trọn hạch, bệnh nhân chỉ 
dùng thuốc kháng sinh thường (uống), thuốc giảm 
đau sau 5 ngày bệnh ổn, không sốt và không điều trị 
gì thêm, tiếp tục theo dõi đến nay. Bệnh nhân tăng 
cân lại (8kg), siêu âm ngày 24/08/2020 không ghi 
nhận hạch. Nhân giáp 2 thùy TIRADS 3. 
FNA: Phù hợp viêm giáp Hasimoto, không có tế 
bào ác tính trên mẫu thử. 
BÀN LUẬN VÀ HỒI CỨU Y VĂN 
Bệnh Kikuchi-Fujimoto (KFD), còn được gọi là 
viêm hạch hoại tử mô bào, là một bệnh ít gặp, với 
các triệu chứng không đặc hiệu: sốt tái diễn kéo dài 
và hạch to, giống như bệnh cảnh của hạch phì đại 
trong nhiều bệnh khác nhau. Bệnh được Kikuchi lần 
đầu tiên mô tả vào năm 1972 tại Nhật Bản, trong 
cùng năm này, Fujimoto và cộng sự nghiên cứu độc 
lập với Kikuchi cũng trình bày căn bệnh tại nơi khác 
và từ đó tên của hai tác giả ghép lại thành tên của 
bệnh viêm hạch hoại tử mô bào này (bệnh Kikuchi-
Fujimoto)[6,10]. 
Bệnh chủ yếu xảy ra ở người Đông Á, trẻ tuổi 
(20 - 35 tuổi), nữ chiếm ưu thế. Gần đây có nhiều 
báo cáo ở Mỹ và Châu Âu, nhưng hầu hết các 
trường hợp là người gốc châu Á và một số xảy ra ở 
trẻ em[5,12]. 
Năm 2003, Lin và cs[13] ghi nhận trong 15 năm 
(1986 - 2000) tại Đài Loan có 61 bệnh nhân mắc 
KFD. Năm 2007, Kucukardali và cs ghi nhận trên 
toàn thế giới trong thời gian 15 năm có 330 trường 
hợp mắc KFD (gồm cả người lớn và trẻ em). Trong 
đó, phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán ở các 
nước châu Á và chỉ có 22 trường hợp (7%) được 
chẩn đoán ở Hoa Kỳ[11]. 
Năm 2013, tại Dallas ghi nhận trong 15 năm 
(1995 - 2009), chỉ có 9 bệnh nhân được chẩn đoán 
mắc KFD[12]. Năm 2014, tại Connecticut ghi nhận 4 
trường hợp từ năm 1996 - 2012. Theo bài báo này 
năm 2014, Hoa kỳ có 10 trường hợp KFD[5]. Như 
vậy theo y văn hiện nay trên thế giới có khoảng 400 
trường hợp đã được báo cáo. 
Tại Việt Nam, như trên chúng tôi đã trình bày có 
lẽ đây là trường hợp thứ 4 và là trường hợp thứ 2 
được báo cáo trên y văn. 
Triệu chứng lâm sàng 
Bệnh Kikuchi-Fujimoto thường biểu hiện triệu 
chứng: sốt và nổi hạch, khi sờ hạch có thể đau hoặc 
không có, thường gặp nhất là hạch cổ[15;18] với tình 
trạng viêm hạch khu trú, hạch nhỏ dưới 3cm[3], 
nhưng cũng có báo cáo ghi nhận hạch lớn hơn từ 
5 - 6cm[11]. Ngoài ra, bệnh cũng phát hiện ở hạch 
nách và hạch thượng đòn[14;16]. Tình trạng sốt, có thể 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 100 
dao động từ 1 - 7 tuần với nhiệt độ từ 38,6°C - 
40,5°C[12]. 
Ngoài ra có thể có một số biểu hiện khác: ớn 
lạnh, sụt cân, nhức đầu, mệt mỏi/ khó chịu, nôn 
mửa, đổ mồ hôi đêm, đau khớp, lách to và phát ban. 
Có khoảng 30% bệnh nhân KFD có biểu hiện ngoài 
da như mụn trứng cá lan tràn, ban đỏ mặt, sẩn, 
mảng, ban xuất huyết hoặc nốt sần, khi đó có thể là 
dấu hiệu của biểu hiện lâm sàng diễn tiến nặng[3]. 
Nguyên nhân và chẩn đoán phân biệt 
Nguyên nhân sinh bệnh chính xác của KFD 
hiện vẫn chưa rõ, nhưng có 2 giả thuyết đã được đề 
xuất. Người ta cho rằng KFD có thể quá trình phản 
ứng với nhiễm virus, hoặc có thể là biểu hiện của 
một bệnh tự miễn[3,5,15] nhưng cần biết là KFD là một 
đặc điểm lâm sàng, có biểu hiện giống các bệnh lý 
khác như lymphoma, nguyên nhân nhiễm trùng và 
các bệnh tự miễn, đặc biệt là bệnh lupus ban đỏ hệ 
thống. 
Tình trạng nhiễm vi trùng như Staphylococcus 
aureus và Streptococcus Beta-Hemolytic 
(S. pyogenes) cũng có thể gây viêm hạch hóa mủ. 
Bệnh mèo cào, do Bartonella henselae, cũng gây 
viêm hạch. 
Viêm hạch cũng có thể do vi rút gây ra như 
EBV, cytomegalovirus (CMV), virus gây suy giảm 
miễn dịch ở người (HIV), rubella, rhovovirus và 
adenovirus. 
Các nguyên nhân nhiễm trùng khác của viêm 
hạch là nhiễm vi trùng lao điển hình và không điển 
hình, nhiễm toxoplasmo và nhiễm nấm. Trong tình 
huống nghi nhiễm trùng các xét nghiệm huyết thanh 
học là cần thiết giúp chẩn đoán phân biệt. Nếu nghi 
ngờ bệnh lao, chẩn đoán thường được thực hiện với 
sinh thiết hay nạo hạch[5]. Như trong tình huống 
chúng tôi báo cáo việc sinh thiết hạch đã giúp chẩn 
đoán xác định. 
Các rối loạn bẩm sinh như dị tật khe nang, u 
nang tuyến giáp và u dạng bì, cũng có thể là các 
chẩn đoán phân biệt. 
Các bệnh rối loạn tự miễn dịch có thể biểu hiện 
hạch to tương tự như: bệnh Kawasaki, sarcoidosis, 
bệnh Rosai Dorfman và SLE. 
Cuối cùng, các bệnh lý ác tính cũng phải để ý 
đến, chẳng hạn như bệnh ung thư di căn hạch cổ từ 
ổ nguyên phát đường tiêu hóa trên hoặc lymphoma. 
Chẩn đoán xác định 
Không có xét nghiệm máu cụ thể cho chẩn 
đoán KFD. Các nghiên cứu cho thấy rất nhiều kết 
quả, như: tăng tiết LDH, giảm bạch cầu hoặc tăng 
bạch cầu, thiếu máu, tăng tốc độ lắng hồng cầu, 
tăng phản ứng viêm CRP và tăng transaminase[3.12]. 
Theo y văn giảm bạch cầu có thể từ 25% - 58% và 
tăng bạch cầu biểu hiện khoảng 2% - 5% bệnh nhân 
KFD[3]. 
Siêu âm và/ hoặc CT giúp xác định kích thước 
hạch và có hóa mủ hay không. Chẩn đoán xác định 
vẫn là sinh thiết trọn hạch. 
Về mặt mô học, KFD đặc trưng bởi cấu trúc 
hạch bị phá hủy hay còn một phần với các vùng hoại 
tử dạng fibrin, bao quanh bởi các mô bào (với nhân 
lưỡi liềm), tế bào lympho T hoạt hóa và bạch cầu 
đơn nhân dạng tế bào plasma. Các mô bào lưỡi liềm 
thường được tìm thấy trong các ổ hoại tử với các 
mảnh vụn gây vỡ nhân. Đặc trưng, có ít bạch cầu 
trung tính và bạch cầu ái toan[3,5,8,15,17]. 
Như bệnh nhân chúng tôi báo cáo, các triệu 
chứng kéo dài trên 1 tháng, ban đầu sốt ớn lạnh 
hạch to, sụt 3kg cùng với tiền căn lao màng phổi, 
nên các đồng nghiệp đã liên tưởng tới lao hạch. Tuy 
nhiên kết quả giải phẫu bệnh của hạch sinh thiết đã 
khẳng định KFD. 
Còn tình huống chúng tôi đang theo dõi ở bệnh 
nhân này là viêm tuyến giáp Hasimoto, có thể là tình 
huống bệnh tự miễn kết hợp chăng. 
Điều trị 
Như trên đã đề cập, KFD được cho là một bệnh 
tự khỏi, lành tính thường tự hồi phục trong vòng 6 
tháng. Ước tính khoảng 3% đến 4% bệnh nhân có 
thể bị tái phát[3]. 
Điều trị nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng 
và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) được 
khuyến cáo cho bệnh nhân có đau hạch hoặc sốt. 
Trong một số tình huống nghiêm trọng, theo một số 
tác giả corticoids có thể dùng, nhưng không có sự 
đồng thuận về liều dùng hoặc thời gian[4,9]. 
Đã có những nghiên cứu KFD với các bệnh tự 
miễn khác như SLE nhưng chỉ là ghi nhận ban đầu. 
Trong những trường hợp KFD nặng người ta đã ghi 
nhận có tình trạng đông máu nội mạch lan tỏa (DIC) 
và gây tử vong. Tuy nhiên, mối liên quan giữa DIC 
và KFD vẫn chưa được hiểu rõ và ít ai biết KFD 
đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của 
DIC[2]. 
Ngoài DIC là nguyên nhân tử vong, còn có các 
nguyên nhân tử vong khác được báo cáo ở những 
bệnh nhân mắc KFD, bao gồm hội chứng tan huyết 
và nhiễm trùng nặng, xuất huyết phổi, và suy tim cấp 
tính, nhìn chung các nguyên nhân gây tử vong còn 
đang ghi nhận. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2) 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 101 
KẾT LUẬN 
Bệnh Kikuchi-Fujimoto là một căn bệnh hiếm 
gặp, thường ở người Châu Á mà điển hình là bệnh 
lành tính của hạch và sốt kéo dài có thể có thêm một 
số triệu chứng khác và các triệu chứng thường tự 
biến mất. 
KFD nên được xem là chẩn đoán phân biệt của 
bệnh nhân có hạch to kéo dài. Nguyên nhân gây 
KFD chưa rõ ràng có thể là do siêu vi hoặc liên quan 
đến bệnh tự miễn. 
Điều trị triệu chứng là chủ yếu, nhưng nếu 
nghiêm trọng, có thể cân nhắc dùng corticosteroid. 
Mặc dù các triệu chứng thường hết trong vòng 6 
tháng. 
Tiên lượng thường tự khỏi bệnh, trong một số 
trường hợp có thể bật thường trở nặng và gây tử 
vong. Có một tỉ lệ nhỏ (3 - 4%) bệnh tái phát sau đó. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Nguyễn Vượng, Đặng Thế Căn, Một trường hợp 
bệnh Kikuchi-Fujimoto ngụy trang một u lympho 
ác tính không Hodgkin- tạp chí Y học Việt Nam, 
2002, số 10+11;p 3-5 
2. Barbat B, Jhaj R, Khurram D. Fatality in Kikuchi-
Fujimoto disease: a rare phe-nomenon. World J 
Clin Cases. 2017; 5: 35-39. 
3. Deaver D, Naghashpour M, Sokol L. Kikuchi-
Fujimoto disease in the United States: three 
case reports and review of the literature. 
Mediterr J Hematol Infect Dis. 2014; 
6: e2014001. 
4. Dumas G, Prendki V, Amoura Z, et al. Kikuchi-
Fujimoto disease: retrospective study of 91 
cases and review of the literature. Medicine 
(Baltimore). 2014; 93: 372–382. 
5. Feder HM, Liu J, Rezuke WN. Kikuchi disease in 
Connecticut. J Pediatr. 2014; 164:196-200. 
6. Fujimoto Y, Kozima T, Yamaguchi K. Cervical 
subacute necrotizing lymphade-nitis: a new 
clinicopathological entity. Naika. 1972; 20: 
920-927. 
7. Goldblatt F, Andrews J, Isenberg D. Association 
of Kikuchi-Fujimoto’s disease with SLE. 
Rheumatology. 2008; 47: 553–554. 
8. Hutchinson C, Wang E. Kikuchi-Fujimoto 
disease. Arch Pathol Lab Med. 2010; 134: 
289-293. 
9. Jang YJ, Park KH, Seok HJ. Management of 
Kikuchi’s disease using glucocorti-coid. J 
Laryngol Otol. 2000; 114: 709-711. 
10. Kikuchi M. Lymphadenitis showing focal 
reticulum cell hyperplasia with nuclear debris 
and phagocytosis: a clinicopathological study. 
Acta Hematol Jpn. 1972; 35:379-380. 
11. Kuculardali Y, Solmazgul E, Kunter E, Oncul O, 
Yildirim S, Kaplan M. Kiku-chi-Fujimoto disease: 
analysis of 244 cases. Clin Rheumatol. 2007; 
26:50-54. 
12. Lee BC, Patel R. Kikuchi-Fujimoto disease: a 15-
year analysis at a children’s hospital in the 
United States. Clin Pediatr. 2013; 52(1):92-95. 
13. Lin HC, Su CY, Huang CC, Hwang CF, Chien 
CY. Kikuchi’s disease: a review and analysis of 
61 cases. Otolaryngol Head Neck Surg. 2003; 
128 :650-653. 
14. Lin HC, Su CY, Huang SC. Kikuchi’s disease in 
Asian children. Pediatrics. 2005; 115:e92-e96. 
15. Melikoglu MA, Melikoglu M. The clinical 
importance of lymphadenopathy in systemic 
lupus erythematosus. Acta Reumatol Port. 2008; 
33:402-406. 
16. Park HS, Sung MJ, Park SE, Lim YT. Kikuchi-
Fujimoto disease of 16 children in a single center 
of Korea. Pediatr Allergy Immunol. 2007; 18: 
174-178. 
17. Qadri F, Atkin GK, Thomas D, Das SK. Kikuchi’s 
disease: an important cause of cervical 
lymphadenopathy. Clin Med. 2007; 7:82-84. 
18. Yilmaz M, Camei C, Sari I, Okan Sevine A, Onat 
AM, Buyukhatipoglu H. Histiocytic necrotizing 
lymphadenitis (Kikuchi-Fujimoto’s Disease) 
mimicking sys-temic lupus erythematous: a 
review of two cases. Lupus. 2006; 15:384-387. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 102 
SUMMARY 
Kikuchi-Fujimoto Disease: A Rare Case Report and Review of the Literature 
Introduction: Kikuchi-Fujimoto Disease (KFD) is a rare histiocytic necrotizing lymphadenitis. This is a 
benign disease but should be considered as one of causes of lymphadenopathy. 
Case presentation: 45-year-old male patient presented with a neck tumor, which had lasted for a month, 
low-grade fever and weight loss. This patient has history of pleural tuberculosis. After clinical examination, 
primary diagnosis is TB with a different diagnosis of lymphoma. He underwent excisional biopsy and histology 
confirmed KFD. 
Discussion: KFD was first reported in Japan in 1972, most cases have been reported in Asia. Although the 
cause of KFD is not yet clear, this is a benign and spontaneous disease, which should be differentiated from 
other causes of lymphadenopathy, including lymphoma, inflammatory response disorder, autoimmune status, 
and infectious etiology lymphadenopathy. 
Conclusion: Kikuchi-Fujimoto disease (KFD) is a benign autoimmune disease, commonly occurs in Asians 
and should be considered as one of causes of lymphadenopathy. 
Key: Histiocytic necrotizing lymphadenitis, Kikuchi-Fujimoto, KFD. 

File đính kèm:

  • pdfbenh_kikuchi_fujimoto_bao_cao_mot_truong_hop_hiem_va_hoi_cuu.pdf