Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

Nghiên cứu các chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp tiến hành trên 491 học sinh

nam và nữ lứa tuổi THPT (từ 16 đến 18) dân tộc Tày (42,77%), Nùng (57,23%) thuộc

huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Mục tiêu nghiên cứu của công trình là xác định một số

chỉ số sinh học của nam, nữ học sinh lứa tuổi 16-18, góp phần xây dựng các giá trị sinh

học người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác

biệt về các chỉ số tuần hoàn: tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và các

thông số hô hấp: dung tích sống, dung tích sống thở mạnh theo các yếu tố tuổi và giới tính.

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 1

Trang 1

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 2

Trang 2

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 3

Trang 3

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 4

Trang 4

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 5

Trang 5

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 6

Trang 6

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 7

Trang 7

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 5920
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
34 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH LÝ TUẦN HOÀN 
VÀ HÔ HẤP CỦA HỌC SINH THPT DÂN TỘC TÀY, NÙNG 
HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN 
Đỗ Hồng Cường1(1), Bùi Xuân Linh2 
1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
2 Trường THPT Pác Khuông, Lạng Sơn 
Tóm tắt: Nghiên cứu các chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp tiến hành trên 491 học sinh 
nam và nữ lứa tuổi THPT (từ 16 đến 18) dân tộc Tày (42,77%), Nùng (57,23%) thuộc 
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Mục tiêu nghiên cứu của công trình là xác định một số 
chỉ số sinh học của nam, nữ học sinh lứa tuổi 16-18, góp phần xây dựng các giá trị sinh 
học người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác 
biệt về các chỉ số tuần hoàn: tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và các 
thông số hô hấp: dung tích sống, dung tích sống thở mạnh theo các yếu tố tuổi và giới 
tính. 
Từ khóa: Tuần hoàn, hô hấp, dân tộc. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Các chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp phản ánh tình trạng sinh lý và bệnh lý của cơ 
thể. Thông qua các chỉ số này, người ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của cơ thể 
để có biện pháp nâng cao thể trạng của cư dân vùng đó. Ở lứa tuổi THPT (từ 16 đến 18) có 
sự thay đổi quan trọng trong quá trình phát triển cơ thể vì chịu ảnh hưởng của giai đoạn 
dậy thì. Nhiều thay đổi tâm, sinh lý xảy ra ở lứa tuổi này, trong đó có các chỉ số sinh lý 
tuần hoàn và hô hấp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu chỉ số tuần hoàn và hô hấp sẽ cung cấp 
số liệu về đặc điểm sinh lý của các dân tộc khác nhau trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng 
và của cả nước nói chung. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ số tuần hoàn và 
nhóm máu của nhiều tác giả như Nguyễn Văn Tường [7], Trịnh Bỉnh Dy và cộng sự [2], 
Phạm Gia Khải [3], Trịnh Đỗ Trinh [5]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong lĩnh 
vực này còn tập trung ở vùng đồng bằng và chủ yếu là ở người trưởng thành thuộc dân tộc 
Kinh. 
(1)
 Nhận bài ngày 15.01.2016, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.01.2016. 
 Liên hệ tác giả: Đỗ Hồng Cường; Email: dhcuong@daihocthudo.edu.vn. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 2/2016 35 
Nhằm góp phần xây dựng các giá trị sinh học của người Việt Nam trong những năm 
đầu của thế kỷ XXI, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô 
hấp trên đối tượng người dân tộc Tày, Nùng với mục tiêu cụ thể là: Xác định một số chỉ số 
sinh học của học sinh trung học phổ thông (THPT) dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, 
tỉnh Lạng Sơn. Trên cơ sở đó, tìm ra mối liên hệ giữa sự tăng trưởng hình thái và chức 
năng sinh lý. 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Bảng 1. Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo giới tính và lứa tuổi 
TT Tuổi 
Tày Nùng 
Tổng 
Nam Nữ Nam Nữ 
1 16 36 35 40 45 156 
2 17 32 35 48 43 158 
3 18 34 38 50 55 177 
Tổng 102 108 138 143 491 
- Học sinh THPT lứa tuổi từ 16 đến 18 thuộc các dân tộc Tày, Nùng đang học tập tại hai 
trường THPT của huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn (bảng 1). 
- Đối tượng nghiên cứu có sức khỏe tốt, không có dị tật bẩm sinh, không có bệnh mãn 
tính, trạng thái tâm - sinh lý bình thường. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
 - Tần số tim: được xác định bằng ống nghe, đếm nhịp tim trong 1 phút và đo 3 lần rồi 
lấy số trung bình. 
 - Huyết áp động mạch: đo huyết áp động mạch cánh tay trái ở tư thế cánh tay ngang 
tim theo phương pháp Korotkow. 
 - Các thông số hô hấp: được thực hiện bằng máy đo chức năng hô hấp 
Spiroanalyzer ST-95 cả hãng Fukuda Sangyo ở tự thế ngồi tiêu chuẩn sau khi đã giải 
thích và nhận được sự hợp tác của đối tượng nghiên cứu. 
- Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo các thuật toán xác suất thống kê trong y, sinh 
học. 
36 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
3.1. Tần số tim của học sinh THPT các dân tộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn 
Bảng 2. Tần số tim (lần/phút) của học sinh THPT các dân tộc theo giới tính 
Dân 
tộc 
Tuổi 
Giới tính 
-
1 2
X X P(1-2) Nam (1) Nữ (2) 
n X SD Giảm n X SD Giảm 
Tày 
16 36 75,17±3,05 - 35 78,26±2,14 - -3,09 <0,05 
17 32 75,06±2,36 0,11 35 77,11±3,07 1,15 -2,05 <0,05 
18 34 73,71±3,15 1,35 38 76,24±2,41 0,87 -2,53 <0,05 
Giảm trung bình/năm 0,73 Giảm trung bình/năm 1,01 
Nùng 
16 40 75,13±2,39 - 45 78,80±2,78 - -3,67 <0,05 
17 48 74,23±2,43 0,90 43 77,67±2,58 1,13 -3,44 <0,05 
18 50 73,40±2,45 0,83 55 76,16±2,48 1,51 -2,76 <0,05 
Giảm trung bình/năm 0,86 Giảm trung bình/năm 1,32 
Các số liệu ở bảng 2 cho thấy: 
Tần số tim của học sinh giảm liên tục từ 16-18 tuổi. Theo dân tộc, tốc độ giảm tần số 
tim của học sinh Tày thấp hơn so với học sinh Nùng nhưng không có ý nghĩa thống kê 
(p>0,05). Theo giới tính, tốc độ giảm tần số tim ở học sinh nam (0,73 và 0,86 
nhịp/phút/năm) thấp hơn học sinh nữ (1,01 và 1,32 nhịp/phút/năm). Theo lứa tuổi, tần số 
tim của học sinh nam luôn thấp hơn nữ ở cả dân tộc Tày và Nùng . 
Tần số tim giảm dần qua các lứa tuổi chứng tỏ chức năng hoạt động của tim đang ngày 
càng hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu được nêu trong các công 
trình “Hằng số sinh học người Việt Nam” [6], “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình 
thường thập kỷ 90 thế kỷ XX” [1], phù hợp nhận xét cho rằng tần số tim giảm dần từ sau 
khi sinh cho đến 24 tuổi, sau đó ổn định đến năm 69 tuổi. Riêng đối với học sinh nam tần 
số tim thấp hơn đáng kể so với các kết quả khác. Nguyên nhân của điều này là do các em 
học sinh nam sớm phải tham gia lao động sản xuất nông nghiệp tại gia đình, việc di chuyển 
chủ yếu là đi bộ. Nghiên cứu cho thấy ở cùng một lứa tuổi đối tượng vận động nhiều có tần 
số tim ổn định và thấp hơn. 
3.2. Huyết áp động mạch của học sinh THPT các dân tộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn 
3.2.1. Huyết áp tâm thu 
Bảng 3. Huyết áp tâm thu (mmHg) của học sinh THPT các dân tộc theo giới tính 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 2/2016 37 
Dân 
tộc 
Tuổi 
Giới tính 
-
1 2
X X P(1-2) Nam (1) Nữ (2) 
n X SD Tăng n X SD Tăng 
Tày 
16 40 118,08±5,28 - 35 114,06±4,97 - 4,02 <0,05 
17 48 119,09±4,68 1,01 35 115,23±4,36 1,17 3,86 <0,05 
18 50 120,15±4,53 1,06 38 115,84±4,23 0,61 4,31 <0,05 
Tăng trung bình/năm 1,04 Tăng trung bình/năm 0,89 
Nùng 
16 40 118,33±4,67 - 45 113,73±4,63 - 4,60 <0,05 
17 48 119,35±4,54 1,02 43 115,12±3,88 1,39 4,23 <0,05 
18 50 120,72±4,43 1,37 55 115,89±3,77 0,77 4,83 <0,05 
Tăng trung bình/năm 1,20 Tăng trung bình/năm 1,08 
Các số liệu ở bảng 3 cho thấy: 
Từ 16 đến 18 tuổi huyết áp tâm thu của học sinh tăng liên tục. Theo dân tộc, tốc độ 
tăng huyết áp tâm thu của học sinh dân tộc Tày thấp hơn Nùng, nhưng khác biệt không có 
ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo giới tính, tốc độ tăng huyết áp tâm thu ở học sinh nam 
(1,04 và 1,20 mmHg/năm) cao hơn nữ (0,89 và 1,08 mmHg/năm). Theo lứa tuổi huyết áp 
tâm thu của học sinh có sự chênh lệch đáng kể, huyết áp của học sinh nam luôn cao hơn nữ 
ở cả dân tộc Tày và Nùng. 
3.2.2. Huyết áp tâm trương 
Bảng 4. Huyết áp tâm trương (mmHg) của học sinh THPT các dân tộc theo giới tính 
Dân 
tộc 
Tuổi 
Giới tính 
-
1 2
X X P(1-2) Nam (1) Nữ (2) 
n X SD Tăng n X SD Tăng 
Tày 
16 36 74,08±5,38 - 35 73,74±5,53 - 0,34 >0,05 
17 32 75,31±4,75 1,23 35 74,37±4,12 0,63 0,94 >0,05 
18 34 76,21±4,06 0,90 38 75,53±4,08 1,16 0,68 >0,05 
Tăng trung bình/năm 1,07 Tăng trung bình/năm 0,90 
Nùng 
16 40 74,68±5,85 - 45 73.09±4,29 - 1,59 >0,05 
17 48 75,56±4,56 0,88 43 74.19±4,70 1,10 1,37 >0,05 
18 50 76,56±4,58 1,00 55 75.11±4,96 0,92 1,45 >0,05 
Tăng trung bình/năm 0,94 Tăng trung bình/năm 1,01 
Số liệu bảng 4 cho thấy: 
 Huyết áp tâm trương của học sinh tăng liên tục từ 16 đến 18 tuổi. Theo dân tộc tốc độ 
tăng huyết áp tâm trương của học sinh dân tộc Tày và Nùng tương tự nhau (p>0,05). Theo giới 
tính, tốc độ tăng huyết áp tâm trương ở học sinh nam (0,94 và 1,07 mmHg/năm) và nữ 
38 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
(0,90 và 1,01 mmHg/năm) tương tự nhau. Theo lứa tuổi, huyết áp tâm trương của học sinh có 
sự khác biệt, huyết áp tâm trương của học sinh nam luôn cao hơn nữ ở cả dân tộc Tày và 
Nùng. 
So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả khác cho thấy huyết áp động mạch của học 
sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả trong các công trình “Các giá 
trị sinh học người Viêt Nam bình thường thập kỷ 90 thế kỷ XX” [1], “Các chỉ số cơ bản về 
sinh lý và tâm lý học sinh phổ thông hiện nay” [4]. Cũng như huyết áp tối đa có thể do tác 
động trong quá trình tham gia lao động sản xuất tại gia đình đã tác động vào hoạt động của 
hệ mạch làm thay đổi huyết áp tối thiểu. 
Huyết áp tâm thu và tâm trương của học sinh tăng dần theo tuổi là do sự biến đổi về 
cấu trúc và chức năng của hệ tim - mạch, trong quá trình phát triển cá thể. Trẻ em, đặc biệt 
là học sinh lứa tuổi THPT đang ở lứa tuổi dậy thì nên các chức phận hoạt động mạnh, cơ 
tim càng khỏe, buồng tim càng rộng và lưu lượng tim càng lớn, máu đẩy vào động mạch 
tăng nên dẫn đến chỉ số huyết áp động mạch tăng lên. 
3.3. Thông số hô hấp của học sinh THPT các dân tộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn 
3.3.1. Dung tích sống 
Bảng 5. Dung tích sống (lít) của học sinh theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc 
Dân 
tộc 
Tuổi 
Giới tính 
-
1 2
X X P(1-2) Nam (1) Nữ (2) 
n X SD Tăng n X SD Tăng 
Tày 
16 36 3,53±0,31 - 35 3,27±0,37 - 0,26 <0,05 
17 32 3,71±0,31 0,18 35 3,38±0,42 0,11 0,33 <0,05 
18 34 3,88±0,24 0,17 38 3,53±0,45 0,15 0,35 <0,05 
Tăng trung bình/năm 0,18 Tăng trung 
bình/năm 
0,13 
Nùng 
16 40 3,52±0,41 - 45 3,21±0,35 - 0,31 <0,05 
17 48 3,69±0,27 0,17 43 3,31±0,38 0,10 0,38 <0,05 
18 50 3,83±0,34 0,14 55 3,45±0,33 0,14 0,38 <0,05 
Tăng trung bình/năm 0,16 Tăng trung 
bình/năm 
0,12 
Số liệu bảng 5 cho thấy: 
 Dung tích sống của học sinh tăng dần theo tuổi từ 16 đến 18 tuổi. Theo dân tộc, tốc độ 
tăng dung tích sống của học sinh dân tộc Tày cao hơn dân tộc Nùng. Theo giới tính, tốc độ 
tăng dung tích sống ở học sinh nam (0,16 và 0,18 lít/năm) cao hơn nữ (0,12 và 0,13 
lít/năm). Theo lứa tuổi, dung tích sống của học sinh có sự khác biệt, nhưng khá đều giữa 
các lứa tuổi. Dung tích sống của học sinh nam luôn cao hơn nữ ở cả dân tộc Tày và Nùng. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 2/2016 39 
Kết quả này cao hơn nhưng phù hợp với kết quả nêu trong cuốn “Hằng số sinh học người 
Việt Nam” [6] và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tường [7]. 
3.3.2. Dung tích sống thở mạnh 
Số liệu bảng 6 cho thấy: 
Từ 16 đến 18 tuổi dung tích sống thở mạnh của học sinh tăng dần. Theo dân tộc, tốc 
độ tăng dung tích sống thở mạnh của học sinh dân tộc Tày và Nùng tương tự nhau. Theo 
giới tính, tốc độ tăng dung tích sống thở mạnh ở học sinh nam (0,16÷0,18 lít/năm) cao hơn 
nữ (0,11 lít/năm). Theo lứa tuổi, dung tích sống thở mạnh của học sinh có sự khác biệt. 
Dung tích sống thở mạnh của học sinh nam luôn cao hơn nữ ở cả dân tộc Tày và Nùng. 
Bảng 6. Dung tích sống thở mạnh (lít) học sinh theo lứa tuổi, dân tộc, giới tính 
Dân 
tộc 
Tuổi 
Giới tính 
-
1 2
X X P(1-2) Nam (1) Nữ (2) 
n X SD Tăng n X SD Tăng 
Tày 
16 36 3,22±0,33 - 35 3,01±0,38 - 0,21 <0,05 
17 32 3,39±0,32 0,17 35 3,11±0,40 0,10 0,28 <0,05 
18 34 3,57±0,23 0,18 38 3,22±0,45 0,11 0,35 <0,05 
Tăng trung bình/năm 0,18 Tăng trung bình/năm 0,11 
Nùng 
16 40 3,23±0,42 - 45 2,90±0,33 - 0,33 <0,05 
17 48 3,38±0,28 0,15 43 3,09±0,37 0,19 0,29 <0,05 
18 50 3,55±0,38 0,17 55 3,12±0,34 0,03 0,43 <0,05 
Tăng trung bình/năm 0,16 Tăng trung bình/năm 0,11 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhưng phù hợp với kết quả nghiên cứu của 
Nguyễn Văn Tường [7] tại khu vực Thanh Trì và Thượng Đình Hà Nội. Cũng như dung 
tích sống, điều này cũng có thể được lý giải là do đời sống được cải thiện thì thể lực và các 
chức năng sinh lý cũng tốt hơn, mặt khác điều kiện khí hậu loãng ở vùng núi cao, thời gian 
làm việc phụ giúp gia đình trong sản xuất nông nghiệp thường xuyên cũng là những yếu tố 
làm tăng dung tích sống thở mạnh ở học sinh. 
4. KẾT LUẬN 
Từ các kết quả nghiên cứu về các chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp ở học sinh THPT 
dân tộc Tày , Nùng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi xin rút ra một số kết luận 
sau: 
40 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
1. Tần số tim của học sinh nam, nữ giảm dần theo tuổi từ 16-18, mỗi năm giảm trung 
bình (0,73-0,86 nhịp/phút) đối với nam và (1,01-1,32 nhịp/ phút) đối với nữ. 
2. Huyết áp tâm thu của học sinh nam, nữ tăng dần theo tuổi từ 16-18, mỗi năm tăng 
trung bình (1,04-1,20 mmHg) đối với nam và (0,89-1,08 mmHg) đối với nữ. 
3. Huyết áp tâm trương của học sinh nam, nữ tăng dần theo tuổi từ 16-18, mỗi năm 
tăng trung bình (0,94-1,07 mmHg) đối với nam và (0,90-1,01 mmHg) đối với nữ. 
4. Dung tích sống của học sinh nam, nữ tăng dần theo tuổi từ 16-18, mỗi năm tăng 
trung bình (0,16-0,18 lít) đối với nam và (0,12-0,13 lít) đối với nữ. 
5. Dung tích sống thở mạnh của học sinh nam, nữ tăng dần theo tuổi từ 16-18, mỗi 
năm tăng trung bình (0,16-0,18 lít) đối với nam và (0,11 lít) đối với nữ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90- thế kỷ XX, Nxb 
Y học, Hà Nội. 
2. Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền, Lê Thành Uyên (1982), Về 
những thông số sinh lý học người Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 
3. Phạm Gia Khải và cộng sự (2003), “Các giá trị sinh học về tim mạch”, Các giá trị sinh học 
người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX, Nxb Y học, tr.122-123. 
4. Trần Trọng Thuỷ (2006), Các chỉ số cơ bản về sinh lý và tâm lý học sinh phổ thông hiện nay, 
Trung tâm Tâm lý học và Sinh lý lứa tuổi, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Nxb 
Giáo dục, Hà Nội. 
5. Trần Đỗ Trinh (1996), “Trị số huyết áp động mạch người Việt Nam”, Kết quả bước đầu nghiên 
cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, tr.146-150. 
6. Nguyễn Tấn Gi Trọng và cộng sự (1975), Hằng số sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà 
Nội, tr.86-92. 
7. Nguyễn Văn Tường, Trịnh Bỉnh Dy và cộng sự (1996), “Giá trị bình thường các chỉ tiêu chức 
năng phổi nghiên cứu tại khu vực Thanh Trì và Thượng Đình Hà Nội”, Kết quả bước đầu 
nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr.143-145. 
SUMARY RESEARCH ON PHYSIOLOGICAL PARAMETERS 
CIRCULATORY AND RESPIRATORY OF ETHNIC HIGH SCHOLL PUPILS 
IN BINH GIA DISTRICT, LANG SON PROVINCE 
Abstract: The study was conducted among 491 high school pupils of age 16 to 18 years 
old, including ethnic minority: Tay (42,77%), Nung (57,23%) in Binh Gia district, Lang 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 2/2016 41 
Son province. The research objectives is to identify biological indicators of male and 
female students, which provided the human biological value Vietnam in the current 
period. The finding showed 4 parameters: Heart beat, Hight blood pressure (HBP), Low 
blood pressure (LBP), Vital capacity (VC), Forced vital capacity (FVC). 
Keywords: Circulatory, respiratory, ethnic. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_chi_so_sinh_ly_tuan_hoan_va_ho_hap_cua_hoc.pdf