Kiểm định thang đo năng lực sức khỏe về sơ cứu ban đầu trong du lịch ba lô năm 2019

Bảng câu hỏi chuyển đổi từ thang đo năng lực sức khỏe của Châu Âu (HLS-EU-Q47) phù hợp với sinh

viên một số Trường Đại học ở Hà Nội khi du lịch ba lô. Nghiên cứu là mô tả cắt ngang lấy mẫu thuận tiện

thu được 200 đối tượng sinh viên 2 trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Bách Khoa Hà Nội, từ tháng 7

đến tháng 9 năm 2019. Phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và độ tin

cậy Cronbach’s alpha trong đánh giá tính hợp lệ của bộ công cụ. Kết quả cho thấy bảng câu hỏi với 19

mục có hiệu lực xây dựng và độ nhất quán cao (Cronbach's Alpha > 0,80). Phân tích nhân tố chỉ ra bộ

công cụ có tính hợp lệ cao với 6 nhóm yếu tố. Bảng câu hỏi về năng lực sức khỏe về sơ cấp cứu trong

du lịch ba lô có tính hợp lệ và độ tin cậy cao có thể thực hiện nghiên cứu với đối tượng sinh viên đại học.

Kiểm định thang đo năng lực sức khỏe về sơ cứu ban đầu trong du lịch ba lô năm 2019 trang 1

Trang 1

Kiểm định thang đo năng lực sức khỏe về sơ cứu ban đầu trong du lịch ba lô năm 2019 trang 2

Trang 2

Kiểm định thang đo năng lực sức khỏe về sơ cứu ban đầu trong du lịch ba lô năm 2019 trang 3

Trang 3

Kiểm định thang đo năng lực sức khỏe về sơ cứu ban đầu trong du lịch ba lô năm 2019 trang 4

Trang 4

Kiểm định thang đo năng lực sức khỏe về sơ cứu ban đầu trong du lịch ba lô năm 2019 trang 5

Trang 5

Kiểm định thang đo năng lực sức khỏe về sơ cứu ban đầu trong du lịch ba lô năm 2019 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 3520
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm định thang đo năng lực sức khỏe về sơ cứu ban đầu trong du lịch ba lô năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm định thang đo năng lực sức khỏe về sơ cứu ban đầu trong du lịch ba lô năm 2019

Kiểm định thang đo năng lực sức khỏe về sơ cứu ban đầu trong du lịch ba lô năm 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
123TCNCYH 126 (2) - 2020
Tác giả liên hệ: Lê Thị Kim Oanh,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: leoanh10896@gmail.com
Ngày nhận: 12/12/2019
Ngày được chấp nhận: 01/04/2020
KIỂM ĐỊNH THANG ĐO NĂNG LỰC SỨC KHỎE VỀ SƠ CỨU 
BAN ĐẦU TRONG DU LỊCH BA LÔ NĂM 2019
Nguyễn Thị Thảo, Dương Trung Đức, Dương Thị Trang, An Hoàng Ngân 
Đinh Thái Sơn, Lưu Ngọc Minh, Đỗ Thị Thanh Toàn,
 Lưu Ngọc Hoạt và Lê Thị Kim Oanh
Trường Đại học Y Hà Nội
Bảng câu hỏi chuyển đổi từ thang đo năng lực sức khỏe của Châu Âu (HLS-EU-Q47) phù hợp với sinh 
viên một số Trường Đại học ở Hà Nội khi du lịch ba lô. Nghiên cứu là mô tả cắt ngang lấy mẫu thuận tiện 
thu được 200 đối tượng sinh viên 2 trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Bách Khoa Hà Nội, từ tháng 7 
đến tháng 9 năm 2019. Phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và độ tin 
cậy Cronbach’s alpha trong đánh giá tính hợp lệ của bộ công cụ. Kết quả cho thấy bảng câu hỏi với 19 
mục có hiệu lực xây dựng và độ nhất quán cao (Cronbach's Alpha > 0,80). Phân tích nhân tố chỉ ra bộ 
công cụ có tính hợp lệ cao với 6 nhóm yếu tố. Bảng câu hỏi về năng lực sức khỏe về sơ cấp cứu trong 
du lịch ba lô có tính hợp lệ và độ tin cậy cao có thể thực hiện nghiên cứu với đối tượng sinh viên đại học. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch ba lô (du lịch phượt hoặc du lịch bụi) 
là đi du lịch mà chỉ mang theo trang bị, quần 
áo trong ba lô với chi phí thấp, tự lên kế hoạch 
và tự thực hiện¹ kèm theo rất nhiều nguy cơ tai 
nạn, rủi ro do không có sự hỗ trợ kịp thời của 
y tế. Tại Việt Nam, 55% sinh viên đã từng đi 
du lịch bụi, 45% chưa từng đi du lịch bụi, 85% 
sinh viên thích đi du lịch bụi, 15% thích du lịch 
theo tua.2 Tại Thái Lan có 79,1% du khách có 
1 đợt bệnh khi du lịch, tiêu chảy phổ biến nhất 
(30,4%), đau bụng (14,3%), tai nạn (7,1%) 
Chỉ hơn 9% du khách có vấn đề sức khỏe tìm 
kiếm chăm sóc y tế tại một bệnh viện.³ Theo 
thống kê một trường trung học ở Ba Lan, 89% 
học sinh không sẵn sàng sơ cứu trong các 
trường hợp cấp cứu, 67% học sinh cho rằng 
họ không đủ kiến thức.4 Theo Điều tra của Cục 
Y tế dự phòng và môi trường, Bộ Y tế về thực 
trạng sơ, cấp cứu và vận chuyển cấp cứu tại 
Việt Nam chỉ có 4% các ca tai nạn thương tích 
được đưa đến bệnh viện bằng xe cấp cứu, 52% 
nạn nhân không được cấp cứu ban đầu.5 Can 
thiệp nâng cao năng lực sức khỏe sơ cấp cứu 
ban đầu là hướng đi phù hợp giúp con người 
ứng phó được với các tai nạn. Năng lực sức 
khỏe là mức độ năng lực của mỗi cá nhân về 
đánh giá, phân tích và hiểu các thông tin và 
dịch vụ y tế cơ bản cần thiết để đưa ra quyết 
định thích hợp.6 Một trong những công cụ để đo 
lường năng lực sức khỏe cá nhân là HLS_EU_
Q47, thang đo gồm 47 câu hỏi được thiết kế đã 
được chứng minh có hiệu lực và độ tin cậy với 
người châu Á.7 Tại Việt Nam chưa có nghiên 
cứu nào đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của 
thang đo năng lực sức khỏe về sơ cứu ban đầu 
với sinh viên trong du lịch balo. Nghiên cứu này 
thực hiện với mục đích kiểm định độ tin cậy của 
thang đo năng lực sức khỏe về sơ cứu ban đầu 
trong du lịch ba lô 2019.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Từ khóa: năng lực sức khỏe, sơ cấp cứu ban đầu, du lịch ba lô.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
124 TCNCYH 126 (2) - 2020
1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên của 2 
Trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Bách 
Khoa Hà Nội
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt 
ngang
Mẫu nghiên cứu
Để đảm bảo độ tin cậy của thang đo, chúng 
tôi dự kiến thu thập 190 đối tượng tương ứng 
gấp 10 lần số lượng biến trong thang đo.8 Thực 
tế, chúng tôi tiến hành lấy mẫu thuận tiện được 
226 sinh viên của 2 trường đại học từ tháng 
7/2019 đến tháng 9/2019. Sau khi loại trừ các 
bản ghi không hợp lệ còn 200 đối tượng. Đối 
tượng là sinh viên hai trường Đại học Y Hà Nội 
và Đại học Bách Khoa Hà Nội, để tiến hành 
nghiên cứu chúng tôi giới thiệu về mục đích, 
đạo đức nghiên cứu và tiến hành phỏng vấn 
trực tiếp bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sau 
khi được sự đồng ý tham gia nghiên cứu của 
đối tượng. 
3. Biến số và bộ câu hỏi về năng lực sức khỏe
Biến số gồm 25 biến gồm 06 biến nhân khẩu 
học của sinh viên để làm cơ sở đánh giá tính 
giá trị của bộ công cụ và 19 biến thang đo, độ 
khó của từng biến đánh giá theo thang đo likert 
5 điểm (0 = không biết, 1 = rất khó, 2 = khó, 3 = 
trung bình, 4 = dễ, 5 = rất dễ).
Công cụ tham khảo: bộ câu hỏi HLS-EU-Q47 
gồm 47 biến đo lường mức độ năng lực sức 
khỏe đã được dịch qua tiếng Việt và kiểm định 
độ tin cậy.⁷
4. Xử lý số liệu
- Công cụ thu thập số liệu là bộ câu hỏi 
phỏng vấn được thiết kế sẵn bằng kobotoolbox 
và thu thập số liệu thông qua bộ câu hỏi tự điền 
online.
- Phân tích thống kê được thực hiện bằng 
SPSS Phiên bản 20.0, AMOS phiên bản 22.0. 
Mức ý nghĩa được đặt ở p < 0,05.
- Tính giá trị : 
Nghiên cứu thử trên 50 đối tượng
Chỉnh sửa bộ công cụ dựa trên phản hồi
Đảm bảo đối tượng hiểu đúng nội dung câu 
hỏi
- Độ tin cậy:
Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Hệ số 
KMO và kiểm định Bartlett. Hệ số KMO ≥ 0,5 
và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett < 5% 
là chấp nhận.⁸ Phân tích nhân tố khẳng định 
(CFA) thông qua các chỉ số phù hợp bao gồm 
RMSEA, GFI, CFI, CMIN/df và PCLOSE. Sử 
dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) trong 
đánh giá và tìm kiếm mô hình phù hợp.
Tính nhất quán bên trong đã được kiểm tra 
với Cronbach’s alpha. Không đáng tin cậy khi 
hệ số Cronbach’s alpha < 0,40, độ tin cậy kém 
0,40 – 0,59, độ tin cậy cao 0,60 đến 0,79 và rất 
đáng tin cậy 0,8 đến 1,09 .
5. Đạo đức nghiên cứu
Đối tượng tham gia nghiên cứu được giải 
thích rõ về mục đích, nội dung nghiên cứu, 
tham gia trên tinh thần tự nguyện. Các thông 
tin thu được đảm bảo giữ bí mật và chỉ phục vụ 
cho mục tiêu nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Trong số 200 đối tượng nghiên cứu có 
56,0% đối tượng học chuyên ngành y khoa, 
44,0% đối tượng học kỹ thuật. Tỉ lệ nam giới và 
nữ giới xấp xỉ nhau là 48,0% và 52,0%. Độ tuổi 
trung bình của đối tượng nghiên cứu là 20,84 
± 1,76 và có thu nhập bình quân hàng tháng 
2.940.900 VNĐ. Nguồn thu nhập chủ yếu từ tự 
làm: 29,0%; từ gia đình: 71,0%. 
2. Kiểm định bộ câu hỏi
Độ tin cậy (phân tích nhân tố khám phá EFA, 
chỉ số Cronbach’s Alpha)
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
125TCNCYH 126 (2) - 2020
Bảng 1. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s
KMO and Bartlett’s Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,769
Bartlett’s Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 992,539
Df 171
Sig. 0,000
Cronbach’s Alpha 0,82
Phân tích KMO cho thấy hệ số KMO là 0,769, trong khi kiểm định Bartlett cho thấy giá trị X 2 là 
992,54. Kết quả kiểm tra có ý nghĩa với p = 0,000 (bảng 1). Dữ liệu đáp ứng các tiêu chí cần thiết 
để phân tích nhân tố.
 Hình 1. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
126 TCNCYH 126 (2) - 2020
Bảng 2. Ma trận xoay và hệ số tải nhân tố
Nhân 
tố 1
Nhân 
tố 2
Nhân 
tố 3
Nhân 
tố 4
Nhân 
tố 5
Nhân 
tố 6
Lời khuyên 0,746 
Phương tiện truyền thông 0,687 
Cảnh báo liên quan đến tai nạn 0,645 
Độ tin cậy về thông tin nguy cơ tai 
nạn thương tích
0,640 
Thông tin để áp dụng 0,855 
Ưu nhược điểm của các lựa chọn 0,713 
Cần tìm thêm thông tin 0,597 
Thông tin trên phương tiện truyền 
thông
 0,590 
Thông tin tiêm phòng 0,797
Tiêm vacxin phòng cúm 0,660 
Tiêm phòng bệnh khác 0,647 
Quy trình sơ cứu 0,781 
Triệu chứng cần sơ cứu 0,780 
Hiểu về các cảnh báo 0,541 
Phòng tránh tai nạn 0,758 
Gọi xe cứu thương 0,697 
Chuẩn bị dụng cụ y tế 0,602 
Tuân thủ quy trình sơ cứu 0,728
Sử dụng thông tin để ra quyết định 0,726
Phân tích yếu tố khám phá (EFA) đã giữ lại 19 biến được chia thành 6 nhóm (đánh giá độ tin cậy 
và ra quyết định, phân tích thông tin, tiêm phòng, tìm kiếm thông tin, chuẩn bị và ứng phó, ứng dụng) 
(biểu đồ SEM). Hệ số tải nạp lần lượt của các nhóm là: nhóm nhân tố 1 (đánh giá độ tin cậy và ra 
quyết định) từ 0,64 đến 0,75, nhóm nhân tố 2 (phân tích thông tin) từ 0,59 đến 0,86, từ 0,65 đến 0,8 
đối với nhóm nhân tố 3 (tiêm phòng) và từ 0,54 đến 0,78 nhóm nhân tố 4 (tìm kiếm thông tin), nhóm 
nhân tố 5 (chuẩn bị và ứng phó từ) 0,6 đến 0,76 cuối cùng nhóm nhân tố 6 (ứng dụng) từ 0,72 đến 
0,73. (bảng 2)
Giá trị độ tin cậy Cronbach’s Alpha của cả bộ câu hỏi là 0,82. Đồng thời các biến quan sát đều 
có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,7.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
127TCNCYH 126 (2) - 2020
Bảng 3. Tính giá trị (phân tích nhân tố khẳng định CFA)
CMIN /df CFI GFI RMSEA PCLOSE
Model 1 2,016 0,831 0,878 0,071 0,003
Các giá trị chỉ số phù hợp sau đây được tìm thấy sau CFA: X2 = 2,016; df = 137 (p < 0,05); CMIN 
/ df = 2,016; CFI = 0,831; GFI = 0,878; RMSEA = 0,071 và PCLOSE = 0,003 (bảng 3).
IV. BÀN LUẬN
Kết quả cho thấy sự phù hợp giữa dữ liệu 
với mô hình giả thuyết của bộ công cụ năng lực 
sức khỏe sơ cấp cứu ban đầu trong du lịch ba 
lô với đối tượng là sinh viên Việt Nam.
Bộ công cụ có độ tin cậy với giá trị của 
Cronbach's Alpha là 0,82 nằm trong khoảng có 
độ tin cậy cao (> 0,7),9 nhưng vẫn thấp hơn giá 
trị của bộ HLS_EU_Q47 tại Việt Nam của Tuyền 
Văn Dương và cộng sự (Cronbach’s Alpha từ 
0,92 - 0,97).7 Với giá trị của chỉ số Cronbach's 
Alpha và sự thỏa đáng của các chỉ số khác cho 
thấy rằng năng lực sức khỏe sơ cấp cứu trong 
du lịch ba lô là một công cụ sử dụng tin cậy tại 
Việt Nam. 
 Khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá 
(EFA), 19 biến được chia thành 6 nhóm thay vì 
ba nhóm thường thấy của năng lực sức khỏe 
như chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh và 
tăng cường sức khỏe⁶ kết quả phân tích EFA 
lại cho ta thấy 6 nhóm nhân tố là một điều mới 
trong năng lực sức khỏe trong du lịch ba lô. Có 
sự chênh lệch lớn nhất trong nhân tố 2 về phân 
tích thông tin với hệ số tải nạp giữa các biến từ 
0,59 đến 0,86 cho thấy sự khác biệt giữa khả 
năng nhận thức giữa các đối tượng trong quá 
trình tự học tập tùy vào khả năng nhận thức của 
mỗi người. 
Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), 
hệ số KMO là 0,769 trong khi kiểm định Bartlett 
cho thấy giá trị X² là 992,54 và kết quả kiểm tra 
có ý nghĩa với p = 0,00. Trong đó giá trị của KMO 
lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1,0 và sig Bartlett's test 
< 0,05 thì các nhân tố là phù hợp và các biến 
quan sát có mối tương quan với nhau.8 Vì vậy 
việc sử công cụ năng lực sức khỏe sơ cấp cứu 
trong du lịch ba lô là phù hợp.
Thực hiện phân tích nhân tố khẳng định 
(CFA),các giá trị chỉ số phù hợp sau đây được 
tìm thấy CFA: X² = 2,016, df = 137 (p < 0,05), 
CMIN / df = 2,016. Các chỉ số CFI, GFI có giá trị 
lớn hơn 0,8 và RMSEA nhỏ hơn 0,10 gần với 
giá trị trong kiểm định thang đo HLS-EU-Q47 
đối với các nước châu Á. 7 Điều này cho thấy 
thang đo có một mô hình phù hợp kể cả khi có 
sự chuyển đổi về ngôn ngữ hay văn hóa. Đồng 
thời các giá trị nhận được trong phân tích CFA 
đều nằm trong khoảng chấp nhận được so với 
nghiên cứu của Hu và Bentle năm 1999.10
V. KẾT LUẬN
 Bộ công cụ có giá trị và độ tin cậy để đo 
lường năng lực sức khỏe về sơ cứu ban đầu 
trong du lịch ba lô.
Khuyến nghị
Áp dụng để đo lường năng lực sức khỏe về 
sơ cứu ban đầu trong du lịch ba lô tuy nhiên cỡ 
mẫu chưa đủ đại diện, cần dùng mẫu đại diện 
hơn.
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin cảm ơn Thạc sĩ Đinh Thái Sơn 
và bộ môn Thống kê Tin học y học – Viện đào 
tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường 
Đại học Y Hà Nội đã hỗ trợ nhóm nghiên cứu. 
Xin cảm ơn sinh viên 2 Trường Đại học Y Hà 
Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội đã tham gia 
nghiên cứu. Chúng tôi xin cam kết không có 
xung đột lợi ích nào trong nghiên cứu.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
128 TCNCYH 126 (2) - 2020
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kevin Hannam & Irena Ateljevic. 
Backpacker Tourism: concepts and profiles. 
Channel View Publications 13, 1–8 (2008).
2. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí 
Minh. Phân tích nhu cầu du lịch phượt của sinh 
viên. (2013).
3. Chayasin Mansanguan et al. Health 
problems and health care seeking behavior 
among adult backpackers while traveling in 
Thailand. Tropical Diseases, Travel Medicine 
and Vaccines 2, (2016).
4. Goniewicz M, Chemperek E & Mikuła 
A. Attitude of students of high schools in Lublin 
towards the problem of first aid. Pubmed Central 
55 Suppl 1, 679–85 (2002).
5. Phạm Thị Mỹ Ngọc & Phạm Văn Lình. 
Thực trạng sơ cứu và vận chuyển nạn nhân 
tai nạn giao thông đường bộ tư hiện trường tai 
nạn. Tạp chí Y học thực hành 7, (2013).
6. Institute of Medicine. Health Literacy: 
A Prescription to End Confusion. (The National 
Academies Press, 2004). doi:10.17226/10883.
7. Tuyền Văn Dương, Altyn Aringazina, 
Gaukhar Baisunova, Nurjanah & Thuc V. Pham. 
Measuring health literacy in Asia: Validation 
of the HLS-EU-Q47 survey tool in six Asian 
countries. Journal of Epidemiology 272, 80–86 
(2017).
8. Nguyễn Đình Thọ. Phương pháp 
nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà 
xuất bản tài chính, 2013.
9. Bowling A & Ebrahim S. Handbook 
of health research methods : investigation, 
measurement and analysis. Open University 
Press, 2005.
10. Marsh H.W, Hau K.-T & Wen Z. In Search 
of Golden Rules: Comment on Hypothesis-
Testing Approaches to Setting Cutoff Values for 
Fit Indexes and Dangers in Overgeneralizing 
Hu and Bentler’s (1999) Findings. Structural 
Equation Modeling: A Multidisciplinary Journal 
11, 320–341 (2004).
Summary
THE HEALTH LITERACY QUESTIONNAIRE ON FIRST-AID IN 
BACKPACKING TOURISM: VALIDITY AND RELIABILITY STUDY 
IN UNIVERSITY STUDENTS IN HANOI, 2019
Understanding and improving health literacy is one of the effective solutions to reduce the risk 
of accidents in backpacking tourism. However, there have not been a tool to assess the health 
literacy on first-aid in backpacking tourism. As a result, European health questionnaire (HLS-
EU-Q47) was modified and developed as a valid and reliable tool. This study aimed to validate 
the validity of the tool. A cross-sectional survey based on convenient sampling was conducted 
involving 200 students in two universities in Hanoi, from July to September 2019. Exploratory 
factor analysis (EFA) and Confirmatory factor analysis (CFA) were used to show the validity 
of the tool. The questionnaire with 19 items showed that there was good construct validity, high 
internal consistency (Cronbach's alpha > 0.80). A confirmatory factor analysis showed the validity 
of the tool and its six factor structure. The health literacy questionnaire on first-aid in backpacking 
tourism is valid and reliable, which can be used in research among the university students. 
Keywords: health literacy, first-aid, backpacking.

File đính kèm:

  • pdfkiem_dinh_thang_do_nang_luc_suc_khoe_ve_so_cuu_ban_dau_trong.pdf