Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản

Văn hóa ẩm thực là một mảng đặc sắc trong nền văn hóa của mỗi

một dân tộc. Trong đó, nghệ thuật uống trà là một nét văn hóa độc đáo. Trà là

một loại đồ uống quen thuộc từ bao đời nay, phổ biến không chỉ ở Việt Nam

mà trên toàn thế giới. Mỗi một dân tộc lại có sở thích, thói quen thưởng thức

trà khác nhau. Trong khi nghệ thuật uống trà ở Nhật Bản được nâng lên thành

“đạo”, gọi là Trà đạo, thì ở Việt Nam, việc uống trà lại phát triển theo hướng

không quá cầu kỳ, giản dị và thân thuộc trong đời sống của mọi tầng lớp nhân

dân. Bài viết giới thiệu, so sánh nghệ thuật uống trà của người Việt Nam với

nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản; chỉ ra những nét riêng khác biệt, cũng như điểm

chung về nghệ thuật uống trà trong đời sống thường nhật của người dân hai

nước Việt Nam và Nhật Bản

Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản trang 1

Trang 1

Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản trang 2

Trang 2

Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản trang 3

Trang 3

Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản trang 4

Trang 4

Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản trang 5

Trang 5

Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản trang 6

Trang 6

Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản trang 7

Trang 7

Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản trang 8

Trang 8

Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản trang 9

Trang 9

Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 9280
Bạn đang xem tài liệu "Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản

Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(80) - 2014 
 104 
NGHỆ THUẬT UỐNG TRÀ CỦA VIỆT NAM 
VÀ TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN 
PHẠM TẤN THIÊN * 
Tóm tắt: Văn hóa ẩm thực là một mảng đặc sắc trong nền văn hóa của mỗi 
một dân tộc. Trong đó, nghệ thuật uống trà là một nét văn hóa độc đáo. Trà là 
một loại đồ uống quen thuộc từ bao đời nay, phổ biến không chỉ ở Việt Nam 
mà trên toàn thế giới. Mỗi một dân tộc lại có sở thích, thói quen thưởng thức 
trà khác nhau. Trong khi nghệ thuật uống trà ở Nhật Bản được nâng lên thành 
“đạo”, gọi là Trà đạo, thì ở Việt Nam, việc uống trà lại phát triển theo hướng 
không quá cầu kỳ, giản dị và thân thuộc trong đời sống của mọi tầng lớp nhân 
dân. Bài viết giới thiệu, so sánh nghệ thuật uống trà của người Việt Nam với 
nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản; chỉ ra những nét riêng khác biệt, cũng như điểm 
chung về nghệ thuật uống trà trong đời sống thường nhật của người dân hai 
nước Việt Nam và Nhật Bản. 
Từ khóa: Văn hóa ẩm thực, văn hóa trà, nghệ thuật uống trà. 
1. Không gian văn hóa trà 
1.1. Không gian Trà đạo Nhật Bản 
Trà thất (Sukiya): Sukiya gồm có một 
phòng trà chính kích thước bằng bốn 
chiếc chiếu rưỡi, đủ để tiếp đón không 
quá 5 người; một phòng “thủy ốc” 
(Mizuya) để rửa và sắp xếp các bộ trà 
trước khi bưng vào trà thất; một hành 
lang ở cửa ra vào (Machiai) để khách 
đợi tới khi chủ nhân mời vào; và một “lộ 
địa” (Roji) là lối đi trong vườn nối liền 
hành lang với trà thất. Trà thất là nơi 
dành riêng cho việc uống trà. Nó được 
xây dựng một cách mong manh, đơn 
giản với lớp mái tranh, những chiếc cột 
mỏng mảnh, những cái cọc chống bằng 
tre, bên trong bài trí hết sức đơn giản. 
Thường trà thất được cất ở chỗ u tịch 
nhất trong hoa viên, và cũng cần có cây 
cao, hoa nở bốn mùa, suối reo, lối đi rải 
đá cuội, rong xanh trải đất(1). 
Lối vào nhà nhỏ và thấp, người võ sĩ 
đạo thì phải để lại bên ngoài cây kiếm 
dài. Ngay trong phòng trà cũng ngự trị 
một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, 
không có màu sắc rực rỡ, chỉ có màu 
vàng nhạt của tấm thảm rơm và màu tro 
nhạt của những bức vách bằng giấy. 
1.2. Không gian uống trà của Việt Nam 
Người Việt Nam với bản chất linh hoạt 
nên không gian uống trà đa dạng hơn so 
với Nhật Bản. Mọi người có thể uống chè 
(*) Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân 
văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 
(1)  
=com_content&task=view&id=1170&Itemid=90. 
Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và Trà đạo Nhật Bản 
 105 
tươi ở mọi nơi như bến xe, bến tàu, bến 
đò, cổng đình chùa, chợ, cổng nhà máy, 
nhà ga. Tuy nhiên, không vì thế mà Việt 
Nam không có những không gian thưởng 
thức trà sang trọng và cầu kỳ. 
Người Việt Nam thường mời khách 
về nhà riêng để thưởng thức trà, thể 
hiện sự mến khách và gần gũi, dễ hàn 
huyên, tâm sự. Chú trọng không gian 
thanh tịnh, đạt đến cung cách giản dị, 
sự thanh khiết. 
Khác với Nhật Bản, không gian 
thưởng thức trà của Việt Nam lại hướng 
đến sự gần gũi giản dị, tinh tế và lược 
bỏ tối đa cái rườm rà. Người Việt uống 
trà không cầu kỳ vào ra trà thất, một ấm 
trà pha sớm mùa đông, một chén trà 
được sư thầy mời bên hiên chùa, tách trà 
qua hàng xóm giao đãi thân tình, đơn 
giản nhưng khá đủ đầy làm nên nét đẹp 
văn hóa, xem trọng các mối quan hệ 
giao hòa với tự nhiên và con người(2). 
Tùy theo từng gia đình, cấu trúc cụ 
thể mà vị trí góc thưởng trà có thể cố 
định hoặc không. Mưa thuận gió hòa thì 
ngồi bên hiên, trong sân, nơi giếng trời 
có mái che, chòi nghỉ nhẹ, ung dung 
thoải mái. Còn khi mưa tạt gió hắt, oi 
bức khó chịu thì lùi vào bên trong, cạnh 
bàn thờ gia tiên, kết hợp bàn ăn gia đình 
hay bàn tiếp khách là vị trí lý tưởng để 
thưởng trà. Chính tính linh hoạt này 
khiến góc thưởng trà Việt Nam không 
cố định hình thức, không bị đóng khung 
trong trà thất, đồng thời tạo ra một 
không gian mang tính nghỉ ngơi có kèm 
theo ẩm thực. Tiêu chí phong thủy cơ 
bản nhất là cần gắn kết góc thưởng trà 
với một khoảng thiên nhiên (nhìn ra sân 
vườn, hồ cảnh) hoặc nhân tạo (tranh 
ảnh, tủ trưng bày...), mang tính Thổ 
trung hòa là chính. Một số gia đình kết 
hợp nơi trà đàm với phòng sinh hoạt 
chung hoặc phòng khách, nhà khác lại 
sử dụng hàng hiên hoặc sân trong, thậm 
chí có khi là một khoảng ban công hay 
hành lang nối giữa các phòng. Dù bố trí 
tại đâu, không gian trà đàm cũng cần giữ 
tính trung dung vừa phải, đơn giản là tốt 
nhất. Có 3 đặc tính không gian trà Việt 
phổ biến, đó là: 
Không gian mở: mở của lòng người 
và mở của cung cách đón tiếp, tức là 
có thể tùy nghi thay đổi đem lại cấu 
trúc linh hoạt theo tinh thần kiến trúc 
hiện đại: vật liệu xanh, tiết kiệm và 
thuần chất. 
Không gian tĩnh: uống trà không thể 
ồn ào, chẳng cần trà thất thâm nghiêm, 
nhưng phải giữ được chút lặng lẽ, tinh 
sạch cho tâm hồn.(2) 
Không gian mộc mạc: với những vật 
liệu thân thiện như tre - gỗ - gạch - gốm 
thì vẫn đủ độ ấm nồng hơn rất nhiều 
những chất liệu hiện đại mà lạnh. Chẳng 
cần tinh xảo chăm chút như những đầu 
cột khung cửa, mà cũng không đến mức 
quá thâm u hoài niệm hay rực rỡ sắc 
màu trang trí lòe loẹt. Một bàn thấp, ghế 
nhẹ, cửa rộng, trần cao, ánh sáng ít mà 
chắt lọc, và không thể thiếu ánh sáng tự 
(2)  
lam-su-yen-tinh-c169a75602.html. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(80) - 2014 
 106 
nhiên, gió tự nhiên, nắng tự nhiên. Nếu 
trời trở lạnh, đêm ùa tới, thì những ngọn 
đèn lồng, ánh sáng vàng cũng đủ sức 
làm tăng phần ấm áp. 
Từ một góc thưởng trà Việt giản dị, có 
thể thấy yếu tố phong thủy trong không 
gian Việt thiên về sự thiết thực, thân 
thiện, khác hẳn với các bài trí xa hoa. 
Giao hòa Thiên - Địa - Nhân, đó là đích 
đến của nghệ thuật bài trí không gian 
uống trà hợp trời đất, hợp lòng người. 
2. Chủ thể văn hóa trà 
2.1. Trà cụ 
2.1.1. Trà cụ Việt Nam 
Trà cụ hay công cụ để pha trà cũng 
rất cầu kỳ. Tương truyền từ thời xưa, đã 
là dân nghiền trà phải có hai ấm đồng, 
bên trong có đủ năm kim hỏa thì nước 
mới mau sôi, hai ấm ... trà cho 
người khách đó.(6) 
 Lễ dâng trà ngon (usacha): khác với 
lễ koicha, vì bột trà dùng ở đây là các 
đọt chè từ 3 đến 15 tuổi. Nước trà 
usucha vừa xanh, vừa có bọt. Nghi lễ 
này cũng tương tự như lễ koicha, nhưng 
khác ở chỗ pha riêng cho mỗi người một 
bát. Cho nên bát trà usucha nhỏ hơn bát 
trà koicha. Mỗi bát trà usucha pha hai 
thìa hoặc hai thìa rưỡi bột trà. Để thực 
hiện đầy đủ các nghi lễ trên thì ít nhất 
cũng cần tới 4 giờ. Nếu chỉ thực hiện lễ 
(6)  
com_content&task=view&id=1970&Itemid=431. 
(7)  
mabv=5549&/Ve-dep-van-hoa-tra-Viet-Nam.csv. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(80) - 2014 
 108 
usacha thì cũng gần một giờ. 
2.3. Cách thức uống trà 
2.3.1. Cách thức uống trà của người 
Việt Nam 
Trà là đồ uống của người dân thích 
cuộc sống ổn định, an nhàn, bình thản. 
Con người Việt Nam với lối tư duy tổng 
hợp trong tinh thần văn hóa truyền 
thống mang đặc tính trọng tình, trọng 
đức, trọng văn, và đời sống cộng đồng 
cao. Cho nên trong nghệ thuật uống trà, 
thưởng thức trà, người Việt Nam uyển 
chuyển, không quá cầu kỳ, nhưng cũng 
không quá đơn giản: không quá nghi lễ, 
nhưng cũng không quá bình dân. Đó là 
một sự thông thái, kết hợp uyển chuyển 
để đi đến hoàn hảo, đến trung dung 
trong nghệ thuật thưởng thức trà(8). 
Khi dùng trà, phải rót sao cho các 
chén trà đều có nồng độ như nhau bằng 
cách kê khít các miệng chén lại và đưa 
vòi ấm quay vòng đều các chén. Cách 
phổ biến trong truyền thống là rót ra 
chén Tướng (thường gọi chệch đi là 
chén Tống) rồi chia đều ra các chén 
quân. Cách này ngày nay ít dùng vì 
phần làm nguội trà, phần hơi mất thời 
gian. Dâng chén trà theo đúng cách là 
ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón 
trỏ và ngón cái đỡ miệng chén gọi là 
Tam long giá ngọc, người dâng trà và 
người nhận trà đều phải cung kính cúi 
đầu. Trước khi uống đưa chén sang tay 
trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải 
(du sơn lâm thủy). Cầm chén uống trà 
phải quay lòng bàn tay vào trong, dâng 
chén lên sát mũi để thưởng thức hương 
trà trước, sau đó tay che miệng hớp một 
hớp nhỏ - tay áo các quan lại phong kiến 
thường rất rộng cũng một phần vì lẽ 
dùng che miệng khi uống trà là vậy. 
Người uống cũng phải chậm rãi mím 
miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra 
đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ 
họng, nuốt nước bọt tiếp lần một, lần 
hai, lần ba để cảm nhận(9). 
Uống trà truyền thống của Việt Nam 
có 2 cách: uống chè tươi và uống chè 
khô. Uống chè tươi là cách uống của 
người dân lao động nông thôn, thành thị 
mang tính cộng đồng văn hóa làng xã 
Việt Nam của nền văn minh lúa nước 
Đông Nam Á, khác hẳn cách uống trà 
tàu độc ẩm, quần ẩm của nền văn minh 
nông nghiệp cạn và du mục Hoàng Hà 
người Hán. Giao lưu tình cảm mộc mạc 
bình dân, không đòi hỏi nghi thức tinh 
tế, long trọng hay biểu diễn nghệ thuật 
điêu luyện cao siêu, như uống trà tàu 
Trung Hoa hay Trà đạo Nhật Bản. 
Người ta pha chè, uống chè, ăn khoai 
luộc, hút thuốc lào, mời cả làng đến 
cùng thưởng thức (hiện nay ở vùng 
Nghệ An người ta vẫn còn giữ được nét 
đó). Uống trà khô được sử dụng phổ 
biến hơn, do để được lâu hơn. 
Ngoài các cách uống trà từ đơn giản 
đến cầu kỳ trong các gia đình, người 
Việt Nam xưa có các hình thức hội trà. 
Ðó là uống trà thưởng hoa xuân, uống 
(8)  
=com_content&task=view&id=1170&Itemid=90. 
(9)  
mabv=5549&/Ve-dep-van-hoa-tra-Viet-Nam.csv. 
Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và Trà đạo Nhật Bản 
 109 
trà thưởng hoa quý và uống trà ngũ 
hương. Hội trà là hình thức tụ họp cùng 
thưởng trà khi có trà ngon hay dịp đặc 
biệt, thường là của những người sành trà 
hay người cao tuổi. Thưởng trà đầu 
xuân là thói quen của riêng các bậc tao 
nhân chốn kinh thành xưa kia. Trước 
Tết Nguyên đán, đích thân các cụ đi 
chọn mua hoa đào, cúc, mai trắng, thủy 
tiên và chuẩn bị loại trà ngon nhất. Sáng 
mồng một, con cháu dành riêng cho cụ 
những giây phút đầu tiên để tịnh tâm và 
ngắm hoa thưởng trà, sau đó mới là cả 
đại gia đình cùng ngồi quanh bàn trà 
chúc thọ cụ và nghe lời dặn dò. 
Uống trà thưởng hoa quý như hoa 
quỳnh, hoa trà cũng là cái thú của nhiều 
người ở nông thôn Việt Nam. Ðó cũng 
là hình thức hội trà quanh chậu hoa quý 
vào tối hoa mãn khai của những người 
cao tuổi, đàm đạo thế sự và dặn dò lớp 
con cháu. Trà ngũ hương chỉ giới hạn 
cho năm người. Khay uống trà ngũ 
hương thửa năm chỗ trũng, để năm loại 
hoa đang độ đượm hương nhất: cúc, sói, 
nhài, sen, ngâu. Úp chén kín hoa, bưng 
khay để lên nồi nước sôi cho hương hoa 
bắt đầu bám vào lòng chén. Pha trà mạn 
ngon và rót đều vào từng chén, mỗi 
người tham gia sẽ phải đoán hương trà 
trong chén của mình và cùng nhận xét. 
Sau mỗi chén trà, người chủ trà lại hoán 
vị hương để ai cũng được thưởng thức 
hết cái tinh túy của năm loại hoa. Cách 
uống trà ngũ hương và uống trà ngắm 
hoa xuân chỉ có ở người Hà Nội. Nhưng 
uống trà ở nông thôn hay thành phố 
cũng tồn tại các hình thức chung là quần 
ẩm - ba người trở lên cùng uống, đối ẩm - 
hai người uống với nhau và độc ẩm - 
một người. Nghệ thuật uống trà của 
người Việt đã được gói lại trong câu: 
“Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, 
ngũ quần anh”. 
2.3.2. Cách thức uống trà của người 
Nhật Bản 
Theo thói quen của người Nhật Bản, 
đầu tiên người ta phải uống một tách trà 
đặc trước. Chủ rót trà ra tách, nâng chén 
trà bằng hai tay mời khách. Sau đó, 
khách vái chào, đón tách trà nóng từ tay 
chủ, đặt lên lòng bàn tay trái và dùng tay 
phải khẽ xoay tách trà có chỗ hoa văn 
đẹp nhất về phía lòng mình, rồi từ từ 
uống 3 ngụm đến hết. Riêng ngụm cuối 
cùng phải phát ra tiếng “khà” nho nhỏ, 
biểu thị sự tán thưởng, khen ngợi. 
Thông thường, toàn bộ quá trình của 
một cuộc uống trà cần từ 3 - 4 giờ, được 
chia làm 4 bước. 
Bước 1, còn gọi là “hoài thạch”: sau 
khi các vị khách đã an vị, chủ nhà sẽ 
mời khách dùng một ít thức ăn điểm 
tâm. Người Nhật Bản thích ăn loại bánh 
dày có tên là Sakura Mochi. Chiếc bánh 
này được trang trí trông giống một bông 
hoa anh đào vừa nhú nở, xinh xắn, biểu 
thị sự vui tươi, sung túc. 
Bước 2, gọi là “trung lập”: sau khi 
dùng món trà điểm tâm xong sẽ đi 
xuống trà đình và ngồi nghỉ ở đó. 
Bước 3, “ngự tòa nhập”: lúc này, 
khách sẽ được dâng trà đặc biệt. Khi đã 
pha trà xong, trà chủ từ từ rót trà ra 
chén và mời khách. Chủ và khách cúi 
chào nhau, bưng chén trà với các ngón 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(80) - 2014 
 110 
tay không được tách rời. Theo tục lệ, 
mỗi khách phải uống cạn bát trà của 
mình. Uống xong, khách phải lau chỗ 
mình uống ở miệng bát bằng ngón tay 
phải, rồi lau tay bằng cách vuốt vào 
khăn giấy kaishi. 
Bước 4 là “dùng trà loãng”: khi chủ 
nhân dọn dẹp trà cụ và mang ra khỏi 
phòng trà, sau đó quay lại quì cúi đầu 
trước mặt khách thì cũng là lúc lễ uống 
trà đã xong. Chủ nhân dẫn khách rời trà 
thất và ân cần tiễn ra tận cổng. 
3. Thời gian văn hóa trà 
3.1. Thời gian văn hóa trà Việt Nam 
Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã 
có từ xa xưa dưới 2 dạng: cây chè vườn 
hộ gia đình vùng châu thổ sông Hồng và 
cây chè rừng ở miền núi phía Bắc. 
Lê Quý Đôn trong sách "Vân Đài loại 
ngữ" (1773) có ghi: “Cây chè đã có ở 
mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới và 
Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh 
Hóa, mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân 
hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong 
râm, khi khô đem nấu nước uống, tính 
hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải 
khát, ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, 
có hương thơm tự nhiên...”. 
Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp 
đã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè 
giữa sông Đà và sông Mê Kông ở miền 
núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội ngược 
lên cao nguyên Mộc Châu, qua Lai Châu 
đến tận Ipang, vùng Xípxoongpảnnả 
(Vân Nam), nơi có những cây chè đại cổ 
thụ. "Hàng ngày những đoàn thồ lớn 
100-200 con lừa, chất đầy muối và gạo 
khi đi và nặng trĩu chè khi về. Ipang nổi 
tiếng về chất lượng chè đạt mức ngự trà 
cống nộp cho Hoàng đế Trung Hoa. 
Loại chè cao cấp này không bán ngoài 
thị trường..; và ai cũng cố giấu lại một 
phần nhỏ, mặc dù có nguy cơ bị trừng trị 
nặng nề. Tôi đã trông thấy một nắm chè 
loại này màu trắng ngà, bao gồm những 
cánh chè rất nhỏ và rất xoăn. Vùng đất 
đai của đèo Văn Trị ở Lai Châu, là hàng 
xóm láng giềng gần gũi của Ipang, vùng 
Xípxoongpảnnả"(10). 
Thứ nữa, người ta đã tìm thấy dấu 
tích của lá và cây chè hóa thạch ở đất tổ 
Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ 
còn nghi ngờ cây chè có từ thời kỳ đồ đá 
Sơn Vi (văn hóa Hòa Bình). Cho đến 
nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn - 
Nghĩa Lộ - Yên Bái), trên độ cao 
1.000m so với mặt biển, có một vùng 
chè hoang khoảng 40.000 cây chè dại, 
trong đó có một cây chè cổ thụ lớn nhất, 
ba người ôm không xuể. Như vậy, có 
thể nói Việt Nam chính là một trong 
những chiếc nôi cổ nhất của cây chè thế 
giới. Ngay từ thế kỷ XVIII, Phạm Ðình 
Hổ đã viết về uống trà từ trước đó hàng 
nghìn năm. Nguyễn Tuân có tùy bút về 
trà, Thạch Lam viết về trà xanh, Cao Bá 
Quát chê người uống trà ướp hương. Ca 
dao thì nói: “Làm trai biết đánh tổ tôm, 
uống trà mạn hảo xem nôm Thuý Kiều”. 
Chàng trai xưa còn tự hào: “Anh đây 
hay tửu hay tăm, hay nước trà đặc hay 
nằm ngủ trưa”(11). 
(10)  
(11)  
&mabv=5549&/Ve-dep-van-hoa-tra-Viet-Nam.csv. 
Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và Trà đạo Nhật Bản 
 111 
3.2. Thời gian văn hóa trà Nhật Bản 
Phật giáo được du nhập vào Nhật Bản 
vào nửa đầu thế kỷ VI. Trong thời kỳ 
Nara (710 - 794), ảnh hưởng văn hóa 
Trung Hoa bao gồm việc du nhập trà 
cùng với sự thiền định trong Phật giáo. 
Đầu thời kỳ Kumakura (1185 - 1333), 
nhà sư Nhật Bản Eisai (1141 - 1215) sau 
khi nghiên cứu Phật giáo ở Trung Hoa 
đã trở về mang theo nghi thức uống trà 
trong các chùa Phật ở Trung Hoa dưới 
thời nhà Tống (960 - 1279). Eisai cũng 
mang về trà giống từ một loại cây là 
xuất xứ của phần lớn các loại trà trồng ở 
Nhật Bản ngày nay. Mặc dù trà trồng 
được ở Nhật Bản nhưng người ta cho 
rằng chất lượng không bằng những nơi 
khác, và loại trà từ giống trà của Eisai 
còn gọi là “trà thiệt” (honcha)(12). 
Nguồn gốc của Trà đạo Nhật Bản gắn 
với Zen (Thiền) và khi uống phải ngồi 
nghiêm kiểu Thiền, đây là một thông tin 
mới rất có giá trị, mà chưa ai đề cập đến 
nay ở Việt Nam; nhưng tiếc rằng không 
thấy giới thiệu cụ thể gì thêm. 
Người Nhật Bản thừa nhận ảnh hưởng 
ngoại sinh từ Việt Nam hơn là từ Trung 
Quốc, nhưng trái lại theo tư liệu văn hóa 
trà Nhật Bản và Trung Hoa đã giới thiệu 
trên đây thì ảnh hưởng của Trung Hoa rõ 
ràng lớn hơn ảnh hưởng của Việt Nam. 
Dưới đây là sự so sánh nghệ thuật 
uống trà của Việt Nam với Trà đạo của 
Nhật Bản. 
Tiêu chí so sánh Việt Nam Nhật Bản 
Nguồn gốc Đều bắt nguồn từ Trung Hoa 
Chủ thể Đa dạng, các tầng lớp khác 
nhau trong xã hội đều có thể 
thưởng thức trà. 
Quy định nghiêm ngặt đối với 
những người tham gia buổi Trà 
đạo. 
Thời gian Không quá ràng buộc về giờ 
giấc. 
Có ngày giờ nhất định. 
Không gian Không đòi hỏi một phòng trà 
riêng cho việc thưởng thức. 
Không gian nhất định (Trà thất, trà 
viên). 
Nội dung Nhấn mạnh chữ HÒA Nhấn mạnh chữ ĐẠO 
Trang phục Không bắt buộc Gắn với trang phục truyền thống 
(Kimono). 
Mục đích Thư giãn, hàn huyên, tâm sự, là 
cớ để mọi người gặp nhau. 
Hòa, Kính, Thanh, Tịch. 
Nguyên tắc Tùy vào đối tượng thưởng thức. Tuân theo một lịch trình, quy phủ, 
nghiêm ngặt. 
Kết luận 
Uống trà là một nét văn hóa ẩm thực 
(12)  
mabv=5549&/Ve-dep-van-hoa-tra-Viet-Nam.csv. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(80) - 2014 
 112 
lâu đời của người dân Việt Nam. Với 
nhịp sống hối hả ngày nay, nhiều ý kiến 
cho rằng, việc uống trà chỉ còn thích 
hợp với những người lớn tuổi, dùng 
chum trà để giết thời gian nhưng kỳ thực 
cả giới trẻ cũng rất thích. 
Mỗi dân tộc có một phong cách, thói 
quen uống trà riêng biệt và ổn định, 
hình thành trong quá trình lịch sử phát 
triển lâu dài của đất nước, gắn liền với 
môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội 
của dân tộc mình. Trong thời đại toàn 
cầu hóa hiện nay, ranh giới giữa các 
quốc gia ngày càng thu hẹp, nên ngoài 
cái chung của nhân loại, vẫn có nét 
riêng của bản sắc dân tộc cần bảo tồn, 
tránh sao chép, rập khuôn nguyên xi 
cái xa lạ với nền văn hóa truyền thống. 
Từ sự so sánh ảnh hưởng, chúng ta 
thấy rằng trà Nhật Bản và Việt Nam 
đều có nguồn gốc Trung Hoa nhưng đã 
được biến đổi rất nhiều để phù hợp với 
văn hóa, phong tục mỗi nước. Ngoài 
ra, nghiên cứu trường hợp Trà đạo 
Nhật Bản với “nghệ thuật thưởng thức 
trà” của Việt Nam cũng tìm ra những 
khác biệt và nguyên nhân của sự khác 
biệt ấy. 
Trà là một thức uống phổ biến toàn 
thế giới. Nhưng khác với Nhật Bản, 
uống trà được nâng lên thành Trà đạo 
(ảnh hưởng từ tinh thần Thần giáo, 
Thiền tông) thì ở Việt Nam uống trà lại 
phát triển theo một hướng khác, giản 
dị, gần gũi (ảnh hưởng bởi Nho giáo 
Trung Hoa) và cũng không thể thiếu 
trong cuộc sống của người Việt Nam 
xưa và nay. 
Tài liệu tham khảo 
1. Đỗ Ngọc Quỹ (2000), “Nguồn gốc chữ 
trà/chè”, Tạp chí Xưa và Nay, số 72. 
2. Đỗ Ngọc Quỹ (2003), “Bản sắc văn hóa 
chè Việt Nam”, Tạp chí Xưa và Nay, số 140. 
3. Đỗ Ngọc Quỹ (2003), Cây chè Việt Nam, 
Nxb Nghệ An, Nghệ An. 
4. Đường Đắc Dương (2003), Cội nguồn 
văn hóa Trung Hoa, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 
5. Eiichi Aoki (2008), Nhật Bản - Đất nước 
con người, Nxb Văn học, Hà Nội. 
6. Lê Quí Đôn (1962), Vân Đài loại ngữ, 
Nxb Văn hóa, Hà Nội. 
7. Lục Vũ, Trần Quang Đức dịch (2008), 
Trà Kinh, Nxb Văn học, Hà Nội. 
8. Nguyễn Tuân (2008), Vang bóng một 
thời, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 
9. (2001), “Trà đạo Nhật bản”, Tạp chí Hồ 
sơ sự kiện, số 164. 
10. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản 
sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 
Tp. Hồ Chí Minh. 
11. Vương Hồng Sển (2003), “Có một đạo 
trà đặc trưng của người Việt cổ”, Tạp chí Khoa 
học - Khoa học kỹ thuật chè, số 2. 
Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và Trà đạo Nhật Bản 
 113 

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_uong_tra_cua_viet_nam_va_tra_dao_nhat_ban.pdf