Ngân hàng thương mại - Bài 7: Quản trị tài chính trong kinh doanh ngân hàng
Với việc mở rộng hệ thống các chi
nhánh và phòng giao dịch, Ngân hàng
A đã tăng được thu nhập. Tuy nhiên,
chi phí hoạt động cũng tăng cao.
Do mở rộng các loại hình dịch vụ, nên
lợi nhuận thuần của Ngân hàng B tăng
mạnh so với năm trước. Tuy nhiên,
tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh cũng
gia tăng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng thương mại - Bài 7: Quản trị tài chính trong kinh doanh ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng thương mại - Bài 7: Quản trị tài chính trong kinh doanh ngân hàng
v1.0011103209 BÀI 7 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG TS. Nguyễn Trọng Tài 1 v1.0011103209 2 TÌNH HUỐNG Với việc mở rộng hệ thống các chi nhánh và phòng giao dịch, Ngân hàng A đã tăng được thu nhập. Tuy nhiên, chi phí hoạt động cũng tăng cao. Do mở rộng các loại hình dịch vụ, nên lợi nhuận thuần của Ngân hàng B tăng mạnh so với năm trước. Tuy nhiên, tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh cũng gia tăng. 1. Làm thế nào để Ngân hàng A vừa mở rộng được hoạt động kinh doanh, nhưng hiệu quả kinh doanh cũng tăng cao? 2. Ngân hàng B phải làm gì để vừa tăng lợi nhuận nhưng vẫn bảo đảm sự an toàn trong hoạt động ? v1.0011103209 MỤC TIÊU 3 Nắm được các nghiệp vụ tài chính ở NHTM; Hiểu rõ các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá kết quả tài chính ở NHTM; Nắm được các mục tiêu và nội dung trong quản trị tài chính ở NHTM; Nắm được các nhân tố tác động đến hoạt động quản trị tài chính ở NHTM. v1.0011103209 NỘI DUNG 4 Các nghiệp vụ tài chính trong kinh doanh ngân hàng; Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tài chính trong kinh doanh ngân hàng; Mục tiêu quản trị tài chính trong kinh doanh ngân hàng; Nội dung quản trị tài chính trong kinh doanh ngân hàng; Các nhân tố tác động đến quản trị tài chính trong kinh doanh ngân hàng. 1 2 3 4 5 v1.0011103209 1. CÁC NGHIỆP VỤ TÀI CHÍNH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 5 Nghiệp vụ nguồn vốn Nghiệp vụ sử dụng vốn Các nghiệp vụ ngoại bảng • Tiền gửi; • Tiền vay; • Vốn chủ sở hữu. • Tiền mặt tại quĩ; • Tiền gửi NHTW và các tổ chức tín dụng; • Cho vay; • Đầu tư vào các giấy tờ có giá; • Tài sản cố định. • Kinh doanh ngoại tệ; • Thu từ dịch vụ thanh toán; • Thu từ các dịch vụ bảo hiểm, bảo lãnh, bảo quản... v1.0011103209 2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÀI CHÍNH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 6 2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời; 2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn. v1.0011103209 2.1. NHÓM CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI 7 • Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) Công thức: Ý nghĩa: Chỉ tiêu này giúp xác định hiệu quả kinh doanh, mức độ sử dụng hợp lý tài sản. ROA càng cao cũng thể hiện mức độ rủi ro càng lớn. • Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) Công thức: Ý nghĩa: ROE đo lường tính lành mạnh trong hoạt động của một ngân hàng, phản ánh lợi nhuận kiếm được từ một đơn vị vốn đầu tư. ROA = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản ROE = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu v1.0011103209 2.1. NHÓM CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI 8 Số nhân đòn bẩy = Tổng tài sản Vốn tự có Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) = Thu lãi từ các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán - Chi phí trả lãi tiền gửi và nợ khác Tổng tài sản Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên = Thu ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi Tổng tài sản v1.0011103209 2.2. NHÓM CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ AN TOÀN 9 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán của NHTM cho người gửi tiền bằng nguồn vốn có được từ các tài sản Có lỏng sau khi đã hoàn trả các nghĩa vụ nợ ngắn hạn khác. Khả năng thanh toán tiền gửi = Tài sản Có lỏng – Nợ ngắn hạn Tổng tiền gửi Cho vay ròng so với nguồn tiền gửi = Dư nợ cho vay, cho thuê ròng Tổng tiền gửi Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết: • Khả năng mở rộng cho vay từ nguồn tiền gửi; • Phản ánh tình hình rủi ro thanh khoản của NHTM. v1.0011103209 2.2. NHÓM CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ AN TOÀN 10 Hệ số này tối thiểu = 5% Hệ số vốn ngân hàng so tài sản Có = Vốn ngân hàng Tổng giá trị tài sản Có Hệ số vốn ngân hàng so tài sản rủi ro = Vốn ngân hàng Tổng giá trị tài sản rủi ro qui đổi • Hệ số này được gọi là hệ số COOK. • Tổng giá trị tài sản rủi ro qui đổi = ∑ (Tài sản rủi ro x Tỷ lệ rủi ro) • Mỗi loại tài sản có mức rủi ro khác nhau và tỷ lệ rủi ro này do các cơ quan quản lý và kiểm soát ngân hàng qui định. v1.0011103209 3. MỤC TIÊU QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 11 • Bảo đảm đủ vốn cho hoạt động của NHTM với chi phí hợp lý. • Sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, hiệu quả và an toàn: Tiết giảm chi phí hoạt động nhất là các loại phí không ở dạng lãi; Phải có biện pháp tăng doanh số cho vay; Phòng ngừa và hạn chế khả năng xuất hiện các khoản nợ quá hạn; Thực hiện tốt các biệp pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. v1.0011103209 4. NỘI DUNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH NHTM 12 4.1. Quản lý nguồn vốn 4.2. Quản lý sử dụng vốn 4.3. Quản lý tài sản cố định 4.4. Quản lý các hoạt động ngoại bảng 4.5. Quản lý thu nhập, chi phí, lợi nhuận v1.0011103209 4.1. QUẢN LÝ NGUỒN VỐN 13 • Nhiệm vụ: Đưa ra và thực thi các biện pháp để gia tăng qui mô, thay đổi cơ cấu của nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. • Mục tiêu: Quản lý tài sản nợ: Giảm thiểu các chi phí liên quan đến huy động vốn; Bảo đảm tính thanh khoản. Quản lý nguồn vốn: Bảo đảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đạt mức độ an toàn giới hạn; Vấn đề tăng vốn chủ sở hữu. • Phương thức quản lý: Kiểm soát chi phí và rủi ro của vốn chủ sở hữu và việc huy động vốn. Để kiểm soát chi phí tạo vốn, sử dụng kỹ thuật đo lường chi phí, đánh giá chi phí vốn ở từng giai đoạn, làm căn cứ định giá tài sản Nợ, định giá tín dụng và sản phẩm dịch vụ. v1.0011103209 THẢO LUẬN 14 Theo anh/chị thì tình hình vốn chủ sở hữu tại các NHTM Cổ phần của Việt Nam hiện nay như thế nào? v1.0011103209 4.2. QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN 15 • Mục tiêu: Giải quyết tốt mâu thuẫn giữa việc phải dành một tỷ lệ tài sản Có để luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản và đầu tư kinh doanh nhằm sinh lời tối đa. • Quản lý tiền mặt tại quỹ: Dự trữ tiền tại quĩ nhiều hay ít tùy thuộc chính sách tiền tệ của NHTW và phụ thuộc đặc điểm từng NHTM trong từng thời kỳ. • Quản lý vốn cho vay: Ngân hàng phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc và điều kiện cho vay. v1.0011103209 4.3. QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 16 • Do đặc tính của tài sản cố định là có tính thanh khoản kém, mặt khác, nhằm để hạn chế kinh doanh có tính đầu cơ vào thị trường bất động sản, nên thường bị khống chế tỷ lệ tối đa được đầu tư vào bất động sản là 50% vốn tự có, hoặc không quá 5% tổng tài sản Có của NHTM. • Trên thực tế thì tỷ lệ này thường chỉ chiếm khoảng 1% giá trị tổng tài sản Có. v1.0011103209 4.4. QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI BẢNG 17 • Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Đây là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nên các NHTM cần có những biện pháp để bù trừ rủi ro hoặc khống chế giới hạn rủi ro. • Dịch vụ thanh toán: Các NHTM là chủ thể chính trong hệ thống thanh toán bù trừ, chuyển tiền và các hệ thống thanh toán khác trong nền kinh tế. Việc mở rộng dịch vụ thanh toán sẽ đem lại lợi ích cho cả NHTM, khách hàng và nền kinh tế. • Dịch vụ bảo quản, bảo hiểm, bảo lãnh, cho thuê két sắt. v1.0011103209 4.5. QUẢN LÝ THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN 18 4.5.1. Quản lý thu nhập; 4.5.2. Quản lý chi phí; 4.5.3. Quản lý lợi nhuận. v1.0011103209 4.5.1. QUẢN LÝ THU NHẬP 19 • Thu lãi cho vay: Đây là khoản thu lớn nhất, được hình thành từ việc người vay trả lãi cho NHTM, do vậy nó phụ thuộc vào qui mô đầu tư của NHTM; • Thu đầu tư chứng khoán; • Thu từ dịch vụ ủy thác: Đây là hình thức thu nhập rất an toàn cho NHTM; • Thu về dịch vụ thanh toán và ngân quĩ; • Thu từ các nghiệp vụ khác. v1.0011103209 4.5.2. QUẢN LÝ CHI PHÍ 20 • Chi phí huy động vốn: chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá; • Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quĩ; • Chi về tài sản do NHTM sở hữu: Khấu hao, bảo dưỡng, sửa chữa, mua sắm. • Chi dự phòng cho các khoản thiệt hại phát sinh từ các nghiệp vụ nội, ngoại bảng; • Chi phí nhân viên; • Chi nghiệp vụ khác. v1.0011103209 4.5.3. QUẢN LÝ LỢI NHUẬN 21 • Lợi nhuận trước thuế (Lợi nhuận gộp): chênh lệch giữa thu nhập và chi phí. • Lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuận ròng): Lợi nhuận trước thuế trừ thuế thu nhập. • Muốn quản lý tốt nhằm tối đa hóa lợi nhuận của NHTM thì phải quản lý tốt thu nhập và chi phí của ngân hàng. v1.0011103209 5. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 22 • Nhân tố khách quan: Môi trường kinh tế trong nước và quốc tế; Đường lối, chính sách kinh tế của chính phủ. • Nhân tố chủ quan: Cơ cấu tổ chức và hoạt động của NHTM; Chiến lược phát triển của NHTM; Chất lượng nguồn nhân lực; Hạ tầng tài chính. v1.0011103209 CÂU HỎI THẢO LUẬN 23 Quản trị tài chính ở các NHTM Việt Nam hiện nay như thế nào? v1.0011103209 24 • Quản trị tài chính là khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh ở ngân hàng. • Quản trị tài chính phải bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động, phân bổ nguồn vốn phù hợp theo danh mục tài sản nhằm bảo đảm tính sinh lời và an toàn. • Quản trị tài chính phải hướng tới tăng thu nhập, tiết giảm chi phí. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
File đính kèm:
- ngan_hang_thuong_mai_bai_7_quan_tri_tai_chinh_trong_kinh_doa.pdf