Ngân hàng thương mại - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng
Nếu như trước đây, cuộc chạy đua tín dụng của các ngân hàng là lợi nhuận và làm cơ sở
để được cấp “quota” tín dụng năm tới cao hơn thì nay là chiêu để giảm tỷ lệ nợ xấu. Ví du
như BIDV, nếu 9 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng chỉ mới đạt 5,47% mà tổng cả năm
là 18,9%, tương đương khoảng 460.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ 3 tháng cuối năm, tín dụng
tăng 13,44%
2
1. Tăng trưởng tín dụng có tác động như thế nào đến nền kinh tế?
2. Tăng trưởng tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu tác động như thế nào đến quản
lý rủi ro tín dụng?
3. Ngoài tăng tín dụng, có cách nào để ngân hàng thương mại giảm tỷ lệ nợ
xấu không?
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng thương mại - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng thương mại - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng
v1.0015104211 BÀI 3 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ThS. Lê Phong Châu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0015104211 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại vào cuối năm Nếu như trước đây, cuộc chạy đua tín dụng của các ngân hàng là lợi nhuận và làm cơ sở để được cấp “quota” tín dụng năm tới cao hơn thì nay là chiêu để giảm tỷ lệ nợ xấu. Ví du như BIDV, nếu 9 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng chỉ mới đạt 5,47% mà tổng cả năm là 18,9%, tương đương khoảng 460.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ 3 tháng cuối năm, tín dụng tăng 13,44% 2 1. Tăng trưởng tín dụng có tác động như thế nào đến nền kinh tế? 2. Tăng trưởng tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu tác động như thế nào đến quản lý rủi ro tín dụng? 3. Ngoài tăng tín dụng, có cách nào để ngân hàng thương mại giảm tỷ lệ nợ xấu không? v1.0015104211 MỤC TIÊU • Hiểu được các nội dung quản lý rủi ro tín dụng; • Đánh giá được ưu, nhược điểm của từng mô hình đo lường rủi ro tín dụng; • Biết được cách thức trích lập và xử lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. 3 v1.0015104211 NỘI DUNG 4 Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng Nội dung quản lý rủi ro tín dụng v1.0015104211 1. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG • Quản lý rủi ro tín dụng Là hệ thống các hoạt động để xác định, đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng để đảm bảo rủi ro nằm trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được, lợi nhuận thu được như dự kiến. Ngân hàng cần quan tâm đến rủi ro của những khoản tín dụng đơn lẻ và của cả danh mục tín dụng của mình. 5 v1.0015104211 1. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG (tiếp theo) 6 • Quản lý rủi ro đối với 1 khoản tín dụng Là hệ thống các hoạt động của ngân hàng để xác định, đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng của một món vay nhất định. • Quản lý rủi ro tín dụng đối với 1 danh mục tín dụng Nếu ngân hàng chỉ có một vài món vay không thu hồi được đầy đủ, tổn thất của các món vay này sẽ được bù đắp bằng phần thu nhập của các món vay khác, khiến cho tổng lãi ròng của cả danh mục không thay đổi. Do đó ngoài việc quan tâm đến rủi ro tín dụng của 1 món vay, ngân hàng cần quản lý rủi ro của cả danh mục tín dụng. v1.0015104211 2. MỤC TIÊU QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG • Trước khi cho vay, mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng đánh giá chính xác nguy cơ gây rủi ro của khách hàng đưa ra quyết định tín dụng phù hợp. • Trong quá trình vay, quản lý rủi ro tín dụng cần sớm phát hiện được rủi ro từ những khách hàng đang vay vốn nhanh chóng xử lý rủi ro từ khi mới chớm xuất hiện. giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi. 7 v1.0015104211 3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 8 Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng Đo lường rủi roBáo cáo rủi ro Nhận diện rủi ro Xử lý rủi ro v1.0015104211 3.1. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG Hội đồng quản trị (Bộ phận trực tiếp là Ủy ban quản lý rủi ro tín dụng) tại hội sở chính có trách nhiệm cuối cùng và cao nhất về hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng. • Ban hành các văn bản về chiến lược, chính sách, quy trình sao cho đảm bảo phù hợp với quy mô, cơ cấu, tổ chức. • Quản lý các nguyên nhân gây rủi ro trọng yếu và nhận dạng, đo lường, báo cáo, xử lý được rủi ro tín dụng trong ngân hàng. • Hội sở chính cũng phải phê duyệt các hạn mức rủi ro tín dụng phù hợp với mức vốn, quy mô, cơ cấu và mức độ phức tạp của hoạt động tín dụng. 9 v1.0015104211 3.1. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG (tiếp theo) 10 Ví dụ: Hội đồng quản trị cần • Ban hành chính sách và phê duyệt các khoản cho vay đối với những đối tượng quy định tại Điều 127 của Luật các Tổ chức tín dụng và người có liên quan; • Phê duyệt các khoản cấp tín dụng lớn vượt quá thẩm quyền phê duyệt của Ban Điều hành, các khoản cấp tín dụng chưa được quy định trong chính sách tín dụng; • Theo dõi thường xuyên chất lượng tín dụng, tình hình nợ xấu và dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. v1.0015104211 3.2. NHẬN DIỆN RỦI RO TÍN DỤNG 3.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng với một khách hàng 3.2.2. Nhận diện rủi ro tín dụng với một danh mục 11 v1.0015104211 3.2.1. NHẬN DIỆN RỦI RO TÍN DỤNG VỚI 1 KHÁCH HÀNG • Nhóm 1: Dấu hiệu liên quan đến quan hệ với ngân hàng Khách hàng có biểu hiện như: không thanh toán, thanh toán chậm hoặc thanh toán không đầy đủ các khoản lãi và nợ gốc khi đến hạn; Xin ngân hàng kéo dài kỳ hạn nợ, xin gia hạn nợ; Chu kỳ vay thường xuyên gia tăng; Có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng, có hiện tượng đảo nợ từ ngân hàng này sang ngân hàng khác 12 v1.0015104211 3.2.1. NHẬN DIỆN RỦI RO TÍN DỤNG VỚI 1 KHÁCH HÀNG (tiếp theo) 13 • Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến quản lý và tổ chức của khách hàng Khách hàng có các biểu hiện như: không có sự thống nhất trong hội đồng quản trị hay ban điều hành về quan điểm, mục đích, cách thức quản lý; Nội bộ không đoàn kết, có sự mâu thuẫn tranh giành quyền lực; Quản lý nhân sự yếu kém, cơ cấu tổ chức không hợp lý, dùng người không hiệu quả, nhân viên thường xuyên bỏ việc, đặc biệt là ở những vị trí nhân sự cấp cao; Phát sinh những khoản phí không rõ ràng, không hợp lý v1.0015104211 3.2.1. NHẬN DIỆN RỦI RO TÍN DỤNG VỚI 1 KHÁCH HÀNG (tiếp theo) • Nhóm 3: Các dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay đời sống của khách hàng cá nhân Khách hàng có biểu hiện như doanh thu, lợi nhuận không đạt được như dự kiến, hệ số quay vòng vốn thấp, khả năng thanh toán giảm, các khoản nợ gia tăng một cách bất thường 14 Đối với cá nhân, thu nhập của khách hàng không ổn định hay phải thay đổi vị trí công tác với thu nhập thấp hơn. • Nhóm 4: Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính kế toán Khách hàng có các biểu hiện như chậm trễ hay trì hoãn nộp báo cáo tài chính, hoặc các số liệu trong báo cáo tài chính có dấu hiệu bị làm giả. v1.0015104211 3.2.1. NHẬN DIỆN RỦI RO TÍN DỤNG VỚI 1 KHÁCH HÀNG (tiếp theo) • Nhóm 5: Nhóm dấu hiệu thuộc về thương mại Doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực không thuộc ngành nghề chuyên môn của mình đặc biệt là các ngành nghề kinh doanh có độ rủi ro cao. Các yếu tố thị trường không thuận lợi (nguyên vật liệu đầu vào thuộc loại đặc chủng, giá cả đầu ra bị thao túng). 15 Cơ cấu vốn không hợp lý, sử dụng vốn không đúng mục đích • Nhóm 6: Nhóm các dấu hiệu về pháp luật Khách hàng vi phạm pháp luật, chính sách cơ quan quản lý nhà nước. hoặc các quy định pháp lý thay đổi theo hướng bất lợi cho khách hàng. v1.0015104211 3.2.2. NHẬN DIỆN RỦI RO TÍN DỤNG VỚI 1 DANH MỤC Trong thực tế hoạt động của ngân hàng có một số dấu hiệu cho chúng ta biết rủi ro danh mục tín dụng của ngân hàng đang ở mức cao là: • Nhóm 1: Mở rộng quy mô, tăng trưởng tín dụng cao trong khi chưa có đủ các điều kiện: Nguồn nhân lực chưa đủ, khả năng quản trị rủi ro ở các cấp chưa phù hợp Hoặc, tăng trưởng tín dụng bất thường 16 • Nhóm 2: Cơ cấu phân bổ tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực có thể ảnh hưởng đến rủi ro của toàn bộ danh mục tín dụng. Rủi ro tín dụng sẽ cao hơn nếu ngân hàng tập trung tín dụng vào một hoặc một vài lĩnh vực, đặc biệt là những khách hàng có nhu cầu vay cao và chấp nhận lãi suất lớn hơn các khách hàng khác. v1.0015104211 3.3. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG 3.3.1. Đo lường rủi ro tín dụng của một món vay 3.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng với 1 danh mục 17 v1.0015104211 3.3.1. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT MÓN VAY 1. Phương pháp 5C Phương pháp 6C còn bổ sung thêm ngoài 5 chữ C ở trên một chữ C nữa là Kiểm soát (Control). 2. Phương pháp điểm số Z 3. Phương pháp xếp hạng tín dụng 4. Phương pháp Giá trị tại rủi ro (Value at Risk – VaR) 18 Tư cách người vay (Character) Năng lực của người vay (Capacity) Dòng tiền (Cash) Bảo đảm tiền vay (Collateral) Các điều kiện khác (Conditions) Kiểm soát (Control) 1. Phương pháp 5C & 6C v1.0015104211 3.3.1. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT MÓN VAY (tiếp theo) 2. Phương pháp điểm số Z: • Điểm số Z được xây dựng bởi giáo sư I. Altman (1968), Đại Học New York phát minh dựa trên các nghiên cứu trong quá khứ các công ty ở Mỹ. Mặc dù chỉ số Z này phát minh tại Mỹ nhưng nó vẫn được sử dụng tại nhiều nước với độ tin cậy khá cao. • Chỉ số Z là công cụ cảnh báo sớm khả năng phá sản của công ty và cũng là khả năng mất vốn trong tương lai của ngân hàng. • Có thể khái quát công thức tính điểm số Z như sau: Z = α1 × X1 + α2 × X2 + α3 × X3 + α4 × X4 + α5 × X5 • Các giá trị α1, α2, α3 không cố định mà thay đổi phụ thuộc vào công ty thuộc ngành nghề nào, hình thức sở hữu nào. • Điểm số Z có quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng phá sản của doanh nghiệp. 19 X1 = Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản X4 = Giá thị trường của vốn cổ phần/Giá sổ sách của nợ X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản X3 = EBIT/Tổng tài sản X5 = Doanh thu/Tổng tài sản v1.0015104211 3.3.1. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT MÓN VAY (tiếp theo) 20 • Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,8 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. Nếu Z < 1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. • Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản xuất: Z' = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5 Nếu Z' > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,23 < Z' < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. Nếu Z' < 1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. v1.0015104211 3.3.1. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT MÓN VAY (tiếp theo) 3. Phương pháp xếp hạng tín dụng: • Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng trên cơ sở các bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng nhằm lượng hóa rủi ro mà ngân hàng có khả năng phải đối mặt. • Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng phương pháp chấm điểm và xếp hạng riêng đối với từng nhóm khách hàng. • Thông thường có thể chia thành 2 nhóm đối tượng khách hàng: doanh nghiệp và cá nhân. 21 v1.0015104211 3.3.1. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT MÓN VAY (tiếp theo) 22 3. Phương pháp xếp hạng tín dụng (tiếp theo): • Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm: Đánh giá rủi ro để ra quyết định cấp tín dụng: ngân hàng có cấp tín dụng không, nếu có có cần biện pháp đảm bảo tiền vay không Giám sát và đánh giá khách hàng đang còn dư nợ, phát hiện sớm các dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có dấu hiệu xấu đi. Giám sát và đánh giá chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng. Ước lượng mức vốn có nguy cơ không thu hồi được để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. v1.0015104211 3.3.1. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT MÓN VAY (tiếp theo) 4. Phương pháp giá trị tại rủi ro (VaR): • Giá trị VaR của một tài sản (hoặc của 1 danh mục tài sản) được định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian nhất định, nếu loại trừ các trường hợp hiếm khi xảy ra, tức là độ tin cậy cao. • Đây là phương pháp đánh giá mức độ rủi ro của tài sản (hoặc của 1 danh mục tài sản) theo 2 tiêu chuẩn: Giá trị của danh mục đầu tư. Khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư. Ví dụ: một ngân hàng dự định cho vay một khách hàng 10 tỷ đồng trong 6 tháng. Ngân hàng tính được VaR của 6 tháng với độ tin cậy 95% là 50 triệu đồng. Điều này có nghĩa nếu không có sự kiện gì đặc biệt xảy ra, điều kiện của khách hàng và thị trường bình thường, tổn thất tối đa trong 95% các trường hợp sẽ không vượt quá 50 triệu đồng. 23 v1.0015104211 3.3.1. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT MÓN VAY (tiếp theo) 24 4. Phương pháp giá trị tại rủi ro (VaR) (tiếp): VAR phụ thuộc vào 3 yếu tố: • Độ tin cậy; • Thời gian đo lường VaR; • Sự phân bố lời lỗ của khoản đầu tư trong khoảng thời gian này quan trọng và khó đo lường nhất. v1.0015104211 3.3.2. ĐO LƯỜNG RỦI RO VỚI MỘT DANH MỤC TÍN DỤNG 25 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = Nợ quá hạn Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ rủi ro trên tổng dư nợ = Nợ rủi ro Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ = Nợ xấu Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ = Nợ có tài sản đảm bảo Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ = Dự phòng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ v1.0015104211 3.4. BÁO CÁO RỦI RO TÍN DỤNG • Sau khi phân tích thông tin về khách hàng, bộ phận thẩm định lập báo cáo đánh giá rủi ro về tính pháp lý, tài chính, khả năng quản lý, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của khách hàng vay vốn. • Khi đã cấp tín dụng, ngân hàng cần thường xuyên cập nhật báo cáo về từng khách hàng, từng nhóm khách hàng theo lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn... với tần suất hàng tuần, hàng tháng, hàng quý hay hàng năm tùy thuộc vào nhu cầu về thông tin báo cáo. 26 v1.0015104211 3.4. BÁO CÁO RỦI RO TÍN DỤNG (tiếp theo) 27 Trên cơ sở báo cáo, ban lãnh đạo ngân hàng có thể: • Thấy được bức tranh tổng thể về đặc điểm của cả danh mục tín dụng. • Phát hiện các khu vực tập trung nhiều rủi ro trong danh mục tín dụng, đồng thời phát hiện rủi ro tập trung vào khách hàng hoặc nhóm khách hàng có liên quan với nhau. • Đánh giá mức độ tập trung rủi ro. • Nêu được sự thay đổi về rủi ro cũng như chất lượng tín dụng khi thay đổi cơ cấu lại nợ cho từng khách hàng. • Đánh giá được rủi ro của tài sản đảm bảo. v1.0015104211 3.5. XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG • Phân loại nợ; • Tích cực thu hồi nợ từ khách hàng; • Cấp thêm vốn hoặc cơ cấu lại thời gian trả nợ; • Bán tài sản đảm bảo; • Bán nợ; • Chuyển nợ thành cổ phần; • Xóa nợ. 28 v1.0015104211 3.5. XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG (tiếp theo) Phân loại nợ • Ngay khi có dấu hiệu xảy ra tổn thất, ngân hàng trích lập dự phòng theo mức độ nghiêm trọng của khả năng xảy ra rủi ro để có nguồn bù đắp tổn thất trong tương lai mà không làm ảnh hưởng đến vốn của ngân hàng. • Căn cứ vào kết quả của hoạt động đo lường rủi ro, ngân hàng chia danh mục tín dụng ra thành các nhóm và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo tỉ lệ phù hợp với từng nhóm. • Theo Thông tư 02/2013/NHNN-TT ban hành ngày 21/01/2013 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, các khoản tín dụng của NHTM được chia thành 5 nhóm như sau: 29 Tiến hành phân loại nợ Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ lệ trích lập Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0% Nhóm 2 Nợ cần chú ý 5% Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20% Nhóm 4 Nợ nghi ngờ 50% Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn 100% v1.0015104211 3.5. XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG (tiếp theo) 30 • Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau: R = max {0, (A - C)} r Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích; A: Số dư nợ gốc của khoản nợ; C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm; r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể. • Ngoài ra, ngân hàng còn trích lập dự phòng chung với dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 với tỷ lệ 0,75%. v1.0015104211 3.5. XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG (tiếp theo) 31 Các biện pháp khác: • Tích cực thu hồi nợ từ khách hàng; • Cấp thêm vốn hoặc cơ cấu lại thời gian trả nợ; • Bán tài sản đảm bảo; • Bán nợ; • Chuyển nợ thành cổ phần; • Xóa nợ. v1.0015104211 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Tăng trưởng tín dụng là % tăng thêm của tín dụng trong toàn hệ thống so với thời kì trước (thường là 1 năm). Đây là một chỉ tiêu quan trọng để dự báo mức độ tăng trưởng kinh tế do tín dụng là kênh thúc đẩy đầu tư chủ yếu của xã hội. 2. Tăng trưởng tín dụng bằng mọi cách nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu có thể khiến ngân hàng chấp nhận rủi ro nhiều hơn và khiến rủi ro tín dụng tăng lên. 3. Có thể giảm tỷ lệ nợ xấu bằng tích cực thu hồi nợ từ khách hàng, bán tài sản đảm bảo, bán nợ cho ngân hàng khác hoặc cho VAMC, chuyển nợ thành cổ phần 32 v1.0015104211 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Nội dung nào dưới đây KHÔNG liên quan đến rủi ro tín dụng đối với một khách hàng? A. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. B. Khách hàng có dấu hiệu lừa đảo. C. Ngân hàng chủ yếu tập trung cấp tín dụng cho ngành khai thác khoáng sản. D. Nhân viên ngân hàng giải ngân cho khách hàng không dựa trên hóa đơn chứng từ. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. Ngân hàng chủ yếu tập trung cấp tín dụng cho ngành khai thác khoáng sản. • Vì: Đây là nội dụng liên quan đến rủi ro tín dụng cho cả danh mục tín dụng. 33 v1.0015104211 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Nguyên nhân nào sau đây gây ra rủi ro tín dụng từ phía môi trường ngoài? A. Trình độ giám sát đối với dự án vay vốn của ngân hàng yếu kém. B. Khách hàng gian dối khi vay vốn. C. Nhà nước thay đổi chính sách. D. Khả năng quản lý kinh doanh của ban giám đốc tổ chức vay vốn kém. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. Nhà nước thay đổi chính sách. • nhà nước là môi trường bên ngoài (không phải là doanh nghiệp vay vốn lẫn ngân hàng), nên khi thay đổi chính sách thì có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng. 34 v1.0015104211 CÂU HỎI TỰ LUẬN Trình bày mô hình 5C? Ưu nhược điểm của mô hình? Trả lời: • Mô hình phân tích tín dụng dựa trên 5 đặc điểm tài chính và phi tài chính của khách hàng vay để đưa ra đánh giá về rủi ro tín dụng. • 5 chữ C trong mô hình bao gồm: Tư cách người vay (Character), Năng lực của người vay (Capacity), dòng tiền (Cash flow), Bảo đảm tiền vay (Collateral), Các điều kiện khác (Conditions). • Ưu điểm: mô hình đánh giá các yếu tố của người vay trên cả giác độ tài chính và phi tài chính, nên báo cáo từ mô hình khá tổng quan. • Nhược điểm của mô hình này là phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến chủ quan của người đánh giá. 35 v1.0015104211 BÀI TẬP Ngân hàng A có các số liệu sau (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, tỷ đồng): Biết thu khác 87 tỷ đồng, chi khác 35 tỷ đồng, thuế suất thuế TNDN 23%. Trong tổng dư nợ, Nợ nhóm 1 chiếm 70%, Nợ nhóm 2 chiếm 20%, còn lại là Nợ nhóm 3. Giá trị Tài sản đảm bảo của Nợ nhóm 2 là 1200 tỷ đồng, Nợ nhóm 3 là 900 tỷ đồng. Số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng năm trước là 11 tỷ đồng. 1. Tính thu lãi, chi lãi? 2. Số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với từng nhóm, số dự phòng rủi ro tín dụng phải trích lập kỳ này? 36 Tài sản Số dư LS (%) Nguồn vốn Số dư LS (%) Tiền mặt 600 Tiền gửi thanh toán 2600 3,5 Tiền gửi tại NHNN 500 3 Tiết kiệm ngắn hạn 3000 10,5 Tiền gửi tại TCTD khác 700 4,5 TK trung - dài hạn 1700 12,5 Tín phiếu KB ngắn hạn 1000 8,5 Vay ngắn hạn 1500 11 Cho vay ngắn hạn 3400 14,5 Vay trung - dài hạn 1200 13,7 Cho vay trung hạn 2200 16,2 Vốn chủ sở hữu 500 Cho vay dài hạn 1800 17,5 Tài sản khác 300 Tổng tài sản 10500 Tổng nguồn vốn 10500 v1.0015104211 Gợi ý bài tập 1. Thu lãi = 500 3% + 700 4,5% + 1000 8,5% + 3400 14,5% 70% + + 2200 16,2% 70% + 1800 17,5% 70% Chi lãi = 2600 3,5% + 3000 10,5% + 1700 12,5% + 1500 11% + 1200 13,7% 2. Số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với từng nhóm nợ: • Tổng dư nợ = 3400 + 2200 + 1800 • Với nợ nhóm 1 = 0 • Với nợ nhóm 2 = (Tổng dự nợ 20% - 1200) 5% • Với nợ nhóm 3 = (Tổng dư nợ 10% - 900) 20% • Số Dự phòng rủi ro tín dụng phải trích lập kỳ này = 0,75% Tổng dư nợ + Tổng số tiền trích lập với từng nhóm – 11 37 v1.0015104211 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Quản lý rủi ro tín dụng là hệ thống các hoạt động để xác định, đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng để đảm bảo rủi ro nằm trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được, lợi nhuận thu được như dự kiến. • Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng có thể được xem xét trên cơ sở một khoản tín dụng và một danh mục tín dụng. • Quy trình quản lý rủi ro tín dụng được ngân hàng xây dựng dựa trên thông tin của hệ thống, các phương pháp đo lường để nhận diện rủi ro và xử lý nợ dựa vào những quy định của ngân hàng Nhà nước. • Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro và lợi nhuận là 2 khái niệm đối nghịch mà ngân hàng phải lựa chọn để tồn tại và phát triển. 38
File đính kèm:
- ngan_hang_thuong_mai_bai_3_quan_ly_rui_ro_tin_dung.pdf