Ngân hàng thương mại - Bài 2: Rủi ro tín dụng
Các khoản vay dưới chuẩn là nguyên nhân của khủng hoảng tại Hoa Kì vào năm 2007.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này không chỉ bao trùm toàn bộ nền kinh tế Hoa Kì, mà
còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và là nguồn gốc của cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới 2008.
1. Khủng hoảng bắt nguồn từ đâu?
2. Những tác động của khủng hoảng lên nền kinh tế và các hộ gia đình Mỹ
là gì?
3. Khủng hoảng lan rộng ra thế giới như thế nào?
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng thương mại - Bài 2: Rủi ro tín dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng thương mại - Bài 2: Rủi ro tín dụng
v1.0015104211 BÀI 2 RỦI RO TÍN DỤNG ThS. Trần Phước Huy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0015104211 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Khủng hoảng ngân hàng Hoa Kỳ Các khoản vay dưới chuẩn là nguyên nhân của khủng hoảng tại Hoa Kì vào năm 2007. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này không chỉ bao trùm toàn bộ nền kinh tế Hoa Kì, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008. 2 1. Khủng hoảng bắt nguồn từ đâu? 2. Những tác động của khủng hoảng lên nền kinh tế và các hộ gia đình Mỹ là gì? 3. Khủng hoảng lan rộng ra thế giới như thế nào? v1.0015104211 MỤC TIÊU • Trình bày được các khái niệm rủi ro tín dụng và bản chất của rủi ro tín dụng. • Phân tích được các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng . • Hiểu được mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác. 3 v1.0015104211 NỘI DUNG 4 Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Tác động của rủi ro tín dụng v1.0015104211 1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA RỦI RO TÍN DỤNG 5 1.2. Bản chất của rủi ro tín dụng 1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng v1.0015104211 1.1. KHÁI NIỆM RỦI RO TÍN DỤNG • Một trong những loại rủi ro lâu đời nhất và lớn nhất trong thị trường tài chính. • Loại rủi ro phức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa khó khăn nhất. 6 v1.0015104211 1.1.1. RỦI RO VỚI MỘT KHOẢN TÍN DỤNG 7 Rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc việc thanh toán gốc và lãi không đúng kì hạn Những tổn thất do khách hàng vay không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của khoản vay Khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết Nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc không hoàn trả gốc so với thời gian ấn định trong hợp đồng tín dụng Khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã kí giữa ngân hàng và khách hàng v1.0015104211 1.1.2. RỦI RO VỚI MỘT DANH MỤC TÍN DỤNG • Khả năng xảy ra tổn thất của khi ngân hàng không thu hồi đầy đủ số tiền gốc và lãi của danh mục như dự kiến. • Quá tập trung cho vay một ngành, lĩnh vực, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, hay cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 8 v1.0015104211 1.2. BẢN CHẤT CỦA RỦI RO TÍN DỤNG Rủi ro tín dụng là khách quan và không thể tránh khỏi Nguyên nhân bất khả kháng Thông tin bất cân xứng 9 v1.0015104211 2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA RỦI RO TÍN DỤNG 10 2.2. Nguyên nhân từ ngân hàng 2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng 2.3. Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài v1.0015104211 2.1. NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA KHÁCH HÀNG • Sử dụng vốn không nằm trong phương án mà ngân hàng đã xét duyệt. SỬ DỤNG VỐN SAI MỤC ĐÍCH • Chưa đủ kinh nghiệm quản lý. • Chậm thay đổi và kém thích nghi với xu hướng thị trường. KHẢ NĂNG QUẢN LÝ KINH DOANH KÉM • Quy mô vốn nhỏ, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao. • Ghi chép không đầy đủ, chính xác, rõ ràng sổ sách kế toán. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THIẾU MINH BẠCH • Đạo đức của người đi vay. THIẾU THIỆN CHÍ TRONG VIỆC TRẢ NỢ VAY 11 v1.0015104211 2.2. NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA NGÂN HÀNG Công tác kiểm tra nội bộ lỏng lẻo. Cán bộ thiếu đạo đức và/hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ kém. Thiếu sự giám sát và quản lý sau khi vay. Sự hợp tác của các ngân hàng thương mại thiếu chặt chẽ. Không sẵn có những thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định tín dụng. 12 v1.0015104211 2.3. NGUYÊN NHÂN TỪ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI • Môi trường kinh tế không ổn định. • Môi trường tự nhiên biến đổi nhanh chóng. • Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và chồng chéo. 13 v1.0015104211 3. TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG 14 3.2. Tác động đến nền kinh tế 3.1. Tác động đến hoạt động của ngân hàng v1.0015104211 3.1. TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG • Lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng: Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro và lợi nhuận thu được trong kỳ. • Khả năng sinh lời và mở rộng kinh doanh của ngân hàng: Nợ có vấn đề hình thành báo hiệu áp lực về thanh khoản sẽ tăng trong tương lai, ngân hàng bị gia tăng chi phí và sẽ không mở rộng được mạng lưới, thay vào đó nó phải đối mặt với vấn đề trước mắt. 15 • Khi rủi ro tín dụng xảy ra ở mức độ lớn: Dự phòng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin khách hàng giảm tất nhiên sẽ dẫn đến phá sản ngân hàng. v1.0015104211 3.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ • Kết quả kinh doanh của ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế: ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của các khách hàng cá nhân. • Khi rủi ro tín dụng xảy ra: Không chỉ ngân hàng không thu hồi được vốn, mà mục tiêu sử dụng vốn của khách hàng cũng khó đảm bảo, đồng thời gây khó khăn cho những lần vay vốn tiếp theo. • Rủi ro xảy ra ở quy mô lớn: Tốc độ phát triển của nền kinh tế, của ngành hay vùng có thể bị chậm lại và suy giảm. 16 v1.0015104211 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Khủng hoảng bắt nguồn từ các khoản vay dưới chuẩn thế chấp bằng bất động sản, Các khoản vay dưới chuẩn (subprime) là những khoản vay được thế chấp bằng bất động sản với lãi suất thả nổi rất phổ biến ở Hoa Kì. 2. Việc nhiều khách hàng dưới chuẩn mất khả năng thanh toán khi lãi suất tăng cao, làm ngân hàng tiến hành bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ khiến số lượng căn hộ bán ra ở Mỹ tăng vọt và hệ quả là giá nhà lao dốc nhanh chóng. Từ sau tháng 7 năm 2007, 500 tỷ đôla giá trị trên thị trường chứng khoán đã bốc hơi, từ 1 đến 3 triệu hộ gia đình Mỹ đứng trước nguy cơ bị mất nhà, gần 84 tổ chức tín dụng bị phá sản 3. Thông qua việc bán các giấy tờ có giá được đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp bằng bất động sản, các ngân hàng Mỹ thu tiền từ khắp thế giới để tài trợ cho các khoản vay rủi ro mới. Khi các ngân hàng này mất khả năng thanh toán và phá sản, tình trạng của các chủ nợ cũng trở nên nguy khốn, đặc biệt là một số ngân hàng Châu Âu đã đầu tư rất nhiều vào loại giấy tờ này. 17 v1.0015104211 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Rủi ro tín dụng là: A. khả năng khách hàng không trả được gốc. B. khả năng khách hàng không trả được lãi. C. khả năng khách hàng không trả được gốc và lãi. D. khả năng khách hàng không trả được gốc hoặc lãi hoặc khả năng khách hàng không trả được gốc và lãi. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. khả năng khách hàng không trả được gốc hoặc lãi hoặc khả năng khách hàng không trả được gốc và lãi. • Vì: Rủi ro tín dụng là là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Nợ ở đây bao gồm gốc và lãi của khoản tín dụng. 18 v1.0015104211 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Trong quá trình phân tích tín dụng, nội dung nào là quan trọng nhất nhằm để hạn chế tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng? A. Phân tích trước khi cấp tín dụng. B. Phân tích trong quá trình có quan hệ tín dụng. C. Phân tích sau khi kết thúc quan hệ tín dụng. D. Phân tích trước khi cấp tín dụng, trong quá trình có quan hệ tín dụng và sau khi kết thúc quan hệ tín dụng. Trả lời: • Đáp án đúng là: A. Phân tích trước khi cấp tín dụng. • Vì: Quá trinh phân tích tín dụng thì quá trình trước khi cấp tín dụng là quan trọng nhất giúp ngân hàng tránh được sự lựa chọn đối nghịch, đánh giá được chính xác khả năng sử dụng vốn an toàn, khả thi và sinh lời của khách hàng, giúp ngân hàng giảm thiểu khả năng xảy ra tổn thất, nên đây là bước phân tích quan trọng nhất để hạn chế tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng (rủi ro tín dụng) của quá trình phân tích tín dụng. 19 v1.0015104211 CÂU HỎI TỰ LUẬN Rủi ro tín dụng là gì? Hậu quả của rủi ro tín dụng với NHTM là gì? Gợi ý trả lời: • Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. • Rủi ro tín dụng có thể được xem xét đối với một khách hàng và đối với một danh mục tín dụng. • Hậu quả của rủi ro tín dụng với NHTM: Lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Chi phí cơ hội rất lớn do các khoản nợ quá hạn làm chậm lại vòng quay vốn tín dụng, làm mất đi các khoản đầu tư khác của ngân hàng. Cán bộ tín dụng mất thời gian xử lý nợ, không tiếp cận được những món vay mới. Khi rủi ro tín dụng xảy ra ở mức độ lớn, dự phòng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin khách hàng giảm tất nhiên sẽ dẫn đến phá sản ngân hàng. 20 v1.0015104211 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lâu đời và quan trọng nhất của một ngân hàng thương mại. Do hiện tượng bất cân xứng thông tin và những sự kiện khách quan bất khả kháng, ngân hàng chỉ có thể hạn chế rủi ro này mà không thể hoàn toàn loại bỏ nó. • Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng do sự tham gia của nhiều chủ thể trên thị trường tài chính. Những tác nhân gây ra rủi ro này có thể đến từ ngân hàng, khách hàng (tổ chức hoặc cá nhân) và môi trường bên ngoài. • Rủi ro tín dụng một khi xảy ra sẽ tác động xấu đến nền kinh tế, nó thường là khởi nguồn của rủi ro thanh khoản, sau đó là rủi ro thanh toán và nghiêm trọng hơn có thể làm nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái. 21
File đính kèm:
- ngan_hang_thuong_mai_bai_2_rui_ro_tin_dung.pdf