Ngân hàng phát triển - Bài 1: Dự án phát triển

Nội dung

Bài Dự án phát triển nghiên cứu những vấn đề tổng quan về dự án phát triển bao gồm khái

niệm, đặc điểm, quy trình, nguồn tài trợ và các rủi ro thường gặp đối với dự án phát triển.

Mặc dù nhằm mục tiêu để sinh viên thấy được những điểm giống và khác nhau giữa dự án

phát triển và dự án thương mại, song, sinh viên cũng cần hiểu được sự khác biệt này chỉ là

tương đối vì chẳng hạn nếu có sự thay đổi về chủ đầu tư hoặc về các hình thức ưu đãi đối

với dự án thì một dự án phát triển có thể trở thành dự án thương mại và ngược lại.

Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:

 Sinh viên nêu được 3 đặc điểm của Dự án phát triển.

 Sinh viên so sánh được Dự án phát triển và Dự án thương mại.

 Sinh viên phân tích được những ưu điểm và nhược điểm của 5 nguồn vốn phù hợp với

Dự án phát triển.

 Sinh viên phân tích được các rủi ro thường gặp phải đối với Dự án phát triển và đề xuất

giải pháp hạn chế những rủi ro đó.

Ngân hàng phát triển - Bài 1: Dự án phát triển trang 1

Trang 1

Ngân hàng phát triển - Bài 1: Dự án phát triển trang 2

Trang 2

Ngân hàng phát triển - Bài 1: Dự án phát triển trang 3

Trang 3

Ngân hàng phát triển - Bài 1: Dự án phát triển trang 4

Trang 4

Ngân hàng phát triển - Bài 1: Dự án phát triển trang 5

Trang 5

Ngân hàng phát triển - Bài 1: Dự án phát triển trang 6

Trang 6

Ngân hàng phát triển - Bài 1: Dự án phát triển trang 7

Trang 7

Ngân hàng phát triển - Bài 1: Dự án phát triển trang 8

Trang 8

Ngân hàng phát triển - Bài 1: Dự án phát triển trang 9

Trang 9

Ngân hàng phát triển - Bài 1: Dự án phát triển trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang minhkhanh 10210
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng phát triển - Bài 1: Dự án phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng phát triển - Bài 1: Dự án phát triển

Ngân hàng phát triển - Bài 1: Dự án phát triển
 Bài 1: Dự án phát triển 
TXNHTM07_Bai1_v1.0015105226 1 
BÀI 1 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN 
Hướng dẫn học 
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: 
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia 
thảo luận trên diễn đàn. 
 Đọc tài liệu: 
1. Giáo trình “Ngân hàng Phát triển” (PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, NXB Lao động –
Xã hội); 
2. Sách “Kinh tế và tài chính công” (Ths. Vũ Cương, trường ĐH Kinh tế Quốc dân) 
3. Giáo trình “Kinh tế đầu tư” (PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, 
trường ĐH Kinh tế Quốc dân); 
4. Sách “Thẩm định tài chính dự án” (PGS.TS. Lưu Thị Hương, NXB Tài chính, 
Hà Nội). 
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc 
qua email. 
Nội dung 
Bài Dự án phát triển nghiên cứu những vấn đề tổng quan về dự án phát triển bao gồm khái 
niệm, đặc điểm, quy trình, nguồn tài trợ và các rủi ro thường gặp đối với dự án phát triển. 
Mặc dù nhằm mục tiêu để sinh viên thấy được những điểm giống và khác nhau giữa dự án 
phát triển và dự án thương mại, song, sinh viên cũng cần hiểu được sự khác biệt này chỉ là 
tương đối vì chẳng hạn nếu có sự thay đổi về chủ đầu tư hoặc về các hình thức ưu đãi đối 
với dự án thì một dự án phát triển có thể trở thành dự án thương mại và ngược lại. 
Mục tiêu 
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: 
 Sinh viên nêu được 3 đặc điểm của Dự án phát triển. 
 Sinh viên so sánh được Dự án phát triển và Dự án thương mại. 
 Sinh viên phân tích được những ưu điểm và nhược điểm của 5 nguồn vốn phù hợp với 
Dự án phát triển. 
 Sinh viên phân tích được các rủi ro thường gặp phải đối với Dự án phát triển và đề xuất 
giải pháp hạn chế những rủi ro đó. 
 Bài 1: Dự án phát triển 
2 TXNHTM07_Bai1_v1.0015105226 
Tình huống dẫn nhập 
Dự án xây dựng cầu treo dân sinh và dự án khu tổ hợp Goldmark City 
1. Dự án xây dựng cầu treo dân sinh. 
Tổng vốn đầu tư: 400 tỷ đồng. 
Nguồn tài trợ cho dự án: Ngân sách Trung ương. 
Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải. 
Mục tiêu của dự án: Xây dựng 188 cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông ở 28 tỉnh 
miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên trong năm 2014 – 2015. 
2. Dự án khu tổ hợp Goldmark City. 
Tổng vốn đầu tư: 10.000 tỷ đồng. 
Nguồn tài trợ cho dự án: vốn của chủ đầu tư và vốn vay Ngân hàng thương mại. 
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại – Quảng cáo – Xây dựng – Địa ốc Việt Hân. 
Mục tiêu của dự án: Tổ hợp nhà ở, văn phòng thương mại với tổng số 9 tòa chung cư cao 
40 tầng, quy mô 5.000 căn hộ, được đầu tư xây dựng trên khu đất trên 12ha. 
Hãy nêu những khác biệt cơ bản của 2 dự án trên. 
 Bài 1: Dự án phát triển 
TXNHTM07_Bai1_v1.0015105226 3 
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của dự án phát triển kinh tế 
1.1.1. Khái niệm 
Các dự án phát triển kinh tế (dự án phát triển) là dự án trực tiếp tạo ra các sản phẩm 
chiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế các ngành, vùng; thúc đẩy quá trình thay đổi 
cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của nhiều bộ phận dân cư. 
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chỉ dùng vốn trong hiện tại để 
tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà 
xưởng, thiết bị) và tài sản trí tuệ (trí thức, kỹ năng), gia tăng năng lực sản xuất, 
tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. 
Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm chủ yếu: 
 Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường 
rất lớn. 
 Thời gian đầu tư kéo dài: Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến 
khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có 
tời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt 
quá trình thưc hiện đầu tư, nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành 
phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng 
hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ kế hoạch tiến độ đầu tư, khắc phục tình 
trạng thiếu vốn, nợ động vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 
 Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. 
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ 
khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi 
hết thời gian sử dụng và đào thải công trình. 
 Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển 
mà là các công trình xây dựng thường phát huy 
tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, 
do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời 
kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng 
lớn của các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. 
Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài 
và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài nên mức độ rủi ro của hoạt 
động đầu tư phát triển thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó có 
nguyên nhân chủ quan từ phía nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm 
không đạt yêu cầu có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán 
sản phẩm giảm, công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế. 
1.1.2. Đặc điểm của dự án phát triển 
Dự án phát triển là những dự án lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển 
kinh tế của quốc gia. 
Dự án phát triển là thực hiện chiến lược phát triển kinh tế quốc gia như chiến lược 
công nghiệp hóa (phát triển các ngành công nghiệp, khu công nghiệp, đường giao 
thông); phát triển nông nghiệp và nông thôn (phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn); 
 Bài 1: Dự án phát triển 
4 TXNHTM07_Bai1_v1.0015105226 
chiến lược xuất khẩu hoặc thay thế hàng nhập khẩu (phát triển các ngành kinh tế có lợi 
thế so sánh trên thị trường quốc tế); chiến lược giảm đói nghèo, bảo vệ môi trường 
 Khuyến khích xuất khẩu: Nhà nước thường hỗ 
trợ hoặc thực hiện các dự án xuất khẩu lớn (hoặc 
hỗ trợ xuất khẩu): Xây dựng các cơ sở chế biến 
xuất khẩu; Xây dựng các cơ sở nghiên cứu phục 
vụ trực tiếp cho xuất khẩu (nghiên cứu và bán 
các loại giống mới có năng suất cao, nghiên cứu 
biến đổi gien của cây trồng vật nuôi; nghi ... ải tạm hoãn 
thu nợ, giản nợ, giảm lãi 
c) Thiếu kinh nghiệm 
Phát triển các ngành kinh tế mủi nhọn thường thuộc lĩnh vực đầu tư mới, không có 
khuôn mẫu sẵn. Những dựa án “đơn chiếc” này thường gặp phải tình trạng thiếu 
chuyên gia, tiếu kinh nghiệm, vừa làm vừa học, khảo sát không đầy đủ nên hay gặp 
phải sự cố như chi phí đầu tư tăng vọt, nhà máy bị lún, sản phẩm thừa, công nhận 
vận hành sai quy trình, thiếu nguyên liệu trầm trọng, thời gian đầu tư bị kéo dài 
Tiêu biểu là trong lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng của 
Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông, đang tăng lên rất nhanh và đã cao hơn 
đáng kể so với các quốc gia đang và đã phát triển khác. Cụ thể là nếu như suất đầu tư 
 Bài 1: Dự án phát triển 
TXNHTM07_Bai1_v1.0015105226 11 
trung bình cho 4 làn xe của đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, được coi là tuyến cao tốc đầu 
tiên của Việt Nam, chỉ là 1,86 triệu đôla/km trong giai đoạn 1998–2002, thì đến giai 
đoạn 2006 – 2012, suất đầu tư trung bình của tuyến Cầu Giẽ – Ninh Bình đã lên tới 
gần 10 triệu đôla/km. Các tuyến Hồ Chí Minh – Trung Lương và Đà Nẵng – Quảng 
Ngãi cũng có suất đầu tư tương tự như vậy. Gần đây hơn, ba tuyến đường cao tốc đã 
được quy hoạch và trong quá trình triển khai, bao gồm Hồ Chí Minh – Long Thành – 
Dầu Giây, Trung Lương – Mỹ Thuận, và Bến Lức – Long Thành có chi phí rất lớn, 
lên tới trên dưới 20 triệu đôla/km. Đặc biệt, suất đầu tư của tuyến Bến Lức – Long 
Thành dự kiến lên tới 28 triệu đôla/km. Nếu so sánh với Trung Quốc trong giai đoạn 
phát triển tương đương với Việt Nam hiện nay, hay thậm chí so với Mỹ, thì suất đầu 
tư đường cao tốc của Việt Nam cao hơn rất nhiều. 
d) Phụ thuộc lớn vào nhiều dự án khác 
Dự án phát triển thường không được xây dựng trên điều kiện có sẵn của trường. Quá 
trình thưc hiện dự án này kéo theo yêu cầu phải thực hiện dự án khác có liên quan, ví 
dụ dự án thủy điện phải gắn với dự án làm đường (để vận chuyển thiết bị), dự án 
đường dây (chuyển tải điện); dự án phát triển nuôi tôm xuất khẩu phải gắn với dự án 
nuôi tôm giống, chế biến thức ăn mà những cơ sở này trước đây chưa có, hoặc chất 
lượng chưa đáp ứng yêu cầu. Chỉ cần những dự án phụ thuộc này thực hiện không tốt 
thì dự án chính sẽ bị rủi ro. 
e) Thiết kế quá tham vọng so với khả năng nguồn vốn 
Để đáp ứng mục tiêu kinh tế, xã hội to lớn, chủ đầu tư (thường là Nhà nước) thiết kế 
các dự án phát triển với quy mô lớn vượt khả năng tài chính. Hậu quả là thời gian đầu 
tư kéo dài, bỏ hoặc giảm bớt một số hạng mục của dự án, giảm khả năng sửa chữa 
máy móc thiết bị hoặc nhập các phụ tùng thay thế. Nhiều dự án phát triển phải bỏ dở, 
gây lãng phí nghiêm trọng. 
g) Chi phí xã hội và môi trường lớn quá so với lợi ích dự kiến 
Nhiều dự án được đánh giá nghiêng về khẳng định lợi ích xã hội mà coi nhẹ khía cạnh 
chi phí xã hội. 
h) Ngân sách sai lệch 
Chủ đầu tư thường đưa ra dự toán thấp để được chấp nhận, sau đó nêu các lý do cần 
cấp thêm, vay thêm từ đó bóp méo chi phí và lợi ích. Dự toán sai lệch làm thay đổi 
dòng tiền dự tính, chậm trễ trong giải ngân, làm dự án không được thực hiện đúng 
tiến độ. 
Tình trạng ngân sách sai lệch hay cụ thể là đội vốn gần như xảy ra ở tất cả các dự án 
phát triển và vượt quá tầm kiểm soát không chỉ của cấp chính quyền địa phương như 
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh hay các địa phương khác mà còn cả của chính quyền trung 
ương bao gồm các bộ, ngành và dự án do Chính phủ quyết định. Bảng dưới đây minh 
họa tình trạng này đối với một số dự án tiêu biểu. 
 Bài 1: Dự án phát triển 
12 TXNHTM07_Bai1_v1.0015105226 
Bảng 1.1: Tình trạng đội vốn của một số dự án tiêu biểu 
Tên Dự án phát triển Vốn ban đầu 
Vốn 
điều chỉnh 
Mức 
đội vốn 
Tỷ lệ 
đội vốn 
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương 6.500 9.900 3.400 52% 
Đường quốc lộ 5 3.131 6.664 3.533 113% 
Cầu Phú Mỹ 1.800 3.250 1.450 80% 
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông 
(tr đô) 553 892 339 61% 
Đại lộ Thăng Long 3.700 7.500 3.800 103% 
Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình 3.734 8.974 5.240 140% 
Cầu Vĩnh Tuy 3.589 5.500 1.911 53% 
Tuyến đường sắt đô thị số 2 ở 
Hà Nội 19.555 51.750 32.195 165% 
 Nguồn: Tổng hợp của Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn 
i) Thiếu cam kết của người hưởng lợi hoặc sự ủng hộ của chính quyền địa phương 
Đầu tư phát triển tạo nên các công trình lớn, khó hoặc không thể di dời. Các nhân tố 
chính tri xã hội địa phương, vì vậy ảnh hưởng lớn và lâu dài đến hiệu quả đầu tư. 
Người nông dân, vì lý do nào đó không cam kết cung cấp nguyên liệu cho nhà máy, 
chính quyền không ủng hộ nhà máy trong việc đảm bảo an ninh đều làm giảm hiệu 
quả công cuộc đầu tư. 
k) Thiếu cạnh tranh 
Cạnh tranh là phương thức để có lợi nhuận cao hơn. Dự án phát triển không chịu áp 
lưc cạnh tranh. Nếu làm ăn thua lỗ đã có Nhà nước hỗ trợ bằng nhiều hình thức trợ 
cấp, giảm lãi, gia hạn nợ... Những nguyên nhân này dẫn đến tính kém hiệu quả của dự 
án phát triển. 
Một số ví dụ về rủi ro của các dự án phát triển ở Việt Nam 
Mặc dù Chính phủ đã khoanh nợ giãn nợ cho nhiều dự án, nhưng thực chất kéo dài 
thời hạn ân hạn của dự án thành 10 – 15 năm. Trong thời gian ân hạn, chủ đầu tư được 
vay vốn với lãi suất 0%. Theo tính toán của Quỹ Hỗ trợ phát triển thì việc thu nợ đối 
với dự án sau khi hết thời hạn khoanh nợ vẫn tiếp tục khó khăn, bởi khả năng thu hồi 
vốn rất thấp. 
Chương trình mía đường 
Theo phân tích của Bộ Tài chính các doanh nghiệp thuộc nhóm 1 (các doanh nghiệp 
hoạt động có hiệu quả cần tiếp tục duy trì hiện trạng và có chính sách hỗ trợ để phát 
triển tốt hơn) tuy có điều kiện phát triển nhưng trước mắt vẫn lỗ. Nhà nước phải hỗ trợ 
thông qua xóa khoản VAT phải nộp phát sinh từ 2001–2003, ước khoảng 260 tỷ đồng. 
Với nhóm 2 (các nhà máy phải tiến hành sắp xếp lại, thực hiện việc cổ phần hóa – 
Nhà nước không nhất thiết phải nắm cổ phần, hoặc thí điểm bán, khoán kinh doanh, 
 Bài 1: Dự án phát triển 
TXNHTM07_Bai1_v1.0015105226 13 
cho thuê doanh nghiệp), để thực hiện các giải pháp 
hỗ trợ, trong giai đoạn 2003 – 2005 Nhà nước phải 
chi ra khoảng 1.100 tỷ đồng (chưa bao gồm số 
khoanh nợ và xóa nợ ngân sách nhà nước từ VAT). 
Các giải pháp hỗ trợ phải áp dụng là: xóa khoản 
VAT phát sinh từ 2001 – 2003, điều chỉnh lãi suất 
cho vay nội tệ là 3%/năm (gồm các khoản nhận nợ 
bắt buộc phát sinh sau ngày 1/1/2003), chuyển vốn 
vay ngoại tệ thành nội tệ, khoanh nợ lãi suất tiền 
vay, chi phí bảo hành, cấp bù lệch lãi suất và tỷ giá phát sinh đến 31/12/2002 nhưng 
chưa được xử lý cấp bổ sung vốn lưu động. Với nhóm 3 (các nhà máy phải di chuyển 
đến địa điểm mới hoặc dừng sản xuất), Bộ Tài chính cho biết nếu muốn cứu, ngay lức 
này Nhà nước phải cho ngay khoảng 5.000 tỷ đồng, trong đó 3.277 tỷ để trả nợ và 
1.689 tỷ để bù lỗ kinh doanh. Các năm tiếp theo đến năm 2005 phải tiếp tục bổ sung 
nguồn chi phí hỗ trợ thêm thì các doanh nghiệp này mới có thể phát triển ngang với 
các doanh nghiệp nhóm 2. 
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết năm 2002 tình 
hình tài chính của các nhà máy đường: lỗ 2.753 tỷ đồng, trong đó nhà máy đường vốn 
trong nước lỗ 2.048 tỷ, nhà máy đường có vốn nước ngoài lỗ 704 tỷ. Nợ như sau: đến 
hết năm 2005 dư nợ của chương trình là 5.008 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 4.139 tỷ, lãi 
và tính phí bảo lãnh 869 tỷ. Trong tổng dư nợ thì nợ vay trong nước là 4.008 tỷ đồng, 
vay nước ngoài là 1.000 tỷ đồng. Nợ quá hạn 700 tỷ đồng. Trong hai năm 2002, 2003 
các nhà máy không trở được nợ vay nước ngoài do Ngân hàng Nông ngiệp và Phát 
triển nông thôn bảo lãnh nên ngân hàng này đã phải trả nợ 485 tỷ đồng. Tương tự 
cũng chưa có doanh nghiệp nào trả được nợ vay nước ngoài của ADB. 
Chương trình xi măng 
Theo số liệu của Viện Vật liệu xây dựng, hiện (17/8/2005) cả nước đã có gần 100 nhà 
máy xi măng và trạm nghiền xi măng, nhưng chỉ có 13 nhà máy xi măng lò quay, còn 
lại là các nhà máy xi măng lò đứng và các trạm nghiền. Do đầu tư “nóng vội” nên 
trong thời gian qua, quy mô đầu tư tương đối đa dạng, dây chuyền thiết bị có cả công 
suất thiết kế từ dưới 1000 đến 3000 tấn Clinke/ngày trở lên. 
Đại diện Tổng Công ty xi măng cho biết, hiện các dự án xi măng như Hoàng Mai, Hải 
Vân (Đà Nẵng), xi măng Tam Điệp, xi măng Kiềm Định (Thanh Hóa) được chuyển về 
Tổng Công ty xi măng nhưng đang rơi vào tình trạng nợ và lỗ lớn. Do đầu tư không 
tính tới yếu tố thị trường các nhà máy này đang rơi vào tình trạng nợ và lỗ chồng chất. 
Điển hình là dự án xi măng Hoàng Mai, mặc dù mới chính thức đi vào hoạt động từ 
ngày 1/7/2002, nhưng dự án đã lỗ 423 tỷ đồng. Chỉ tính riêng việc trượt giá đồng USD 
và EUR khiến dự án này đã cõng trên lưng một khoản nợ khổng lồ 399 tỷ đồng (trong 
khâu mua thiết bị của dự án). Hiện tại dự án xi măng Hoàng Mai nợ 2.667 tỷ đồng, nợ 
đến hạn phải tra 397 tỷ và lãi phải trả cho các khoản vay đầu tư 158 tỷ. Riêng khoản 
vay ngân hàng nước ngoài đã trả được 5 kỳ, nhưng trên thực chất dự án mới trả được 
800 tỷ/khoản vay 1.500 tỷ đồng. 
Chương trình cà phê 
Từ cuối năm 1999 đến hết năm 2002, giá cà phê trong nước và ngoài nước liên tục 
giảm làm các đơn vị sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng cà phê của 
 Bài 1: Dự án phát triển 
14 TXNHTM07_Bai1_v1.0015105226 
Tổng Công ty thua lỗ lớn. Không có khả năng thanh 
toán nhưng hầu hết các đơn vị đều phải dùng tiền 
vay ngân hàng để bù đắp các khoản chi phí cho sản 
xuất kinh doanh, gây mất cân đối nghiêm trọng về 
tài chính ở đa số các đơn vị thành viên. Theo tính 
toán của Tổng Công ty, có đơn vị thành viên lỗ trên 
10 tỷ đồng. Qua từng năm kinh doanh thua lỗ đến 
nay số lỗ lũy kế của toàn Tổng Công ty đến 
31/12/2003 lên tới gần 600 tỷ đồng. Theo dự báo của Tổng Công ty cà phê Việt Nam 
tình hình đặc biệt khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp cà phê còn kéo dài thêm 
nhiều năm tới. Điều này đồng nghĩa với việc không thể trả nợ vay ngân hàng đối với 
các khoản nợ theo Quyết định 1127/QĐ–TTg, số tiền là 760 tỷ đồng. Thực tế, Ngân 
hàng Nhà nước vừa thống nhất kéo dài thời gian khoanh nợ cho các doanh nghiệp 
thuộc Tổng Công ty cà phê với số dự nợ trên 748 tỷ đồng, thời gian khoanh nợ kéo dài 
không quá 2 năm kể từ ngày 31/7/2004. 
Ngoài Tổng Công ty cà phê Việt Nam, một số Doanh nghiệp khác như Công ty cà phê 
Phước An cũng rơi vào tình trạng tương tự. 
Chương trình thép 
Theo ông Ngô Trọng Khôi, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty thép Việt Nam cho 
biết, các dự án về thép được vay từ nguồn vốn tín dụng Nhà nước, hầu hết đến nay đã 
đi vào hoạt động. Tuy nhiên có nhiều dự án đến nay vẫn chưa trả được nợ, nguyên 
nhân chính là trong quá trình thi công đã phát sinh rất lớn so với thiết kế ban đầu. Dự 
án cải tạo gang thép Thái Nguyên là một ví dụ. Dự án này bao gồm 3 tiểu dự án với 
tổng số vốn được đầu tư 400 tỷ đồng và trong quá trình thi công đã phát sinh thêm 42 
tỷ so với thiết kế ban đầu được duyệt. Mặc dù dự án đã đi vào hoạt động song cho đến 
nay vẫn chưa có khả năng trả được nợ vay. 
Đầu tư xây dựng cơ bản tràn lan dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản 
Cùng với việc sử dụng nguồn tín dụng đầu tư phát triển đang “nặng nợ” với 1.500 dự 
án, 1.180 tỷ đồng quá hạn, 950 tỷ lãi treo, thì mới đây, theo báo cáo (chưa qua rà soát) 
của các tỉnh, thành phố trong cả nước, tổng số nợ xây dựng cơ bản của các nơi này đã 
lên 13.000 tỷ đồng. 
Vì những vấn đề trong xây dựng cơ bản (đấu thầu, nợ động, cơ chế quản lý) mà 
nhiều đơn vị xây dựng đã rơi vào tình trạng khó khăn. Cách đây 2 năm Chính phủ đã 
chỉ đạo các ngân hàng thực hiện việc xử lý nợ cho Tổng Công ty xây dựng công trình 
giao thông 5 với những khoản thua lỗ tới 400 tỷ đồng, khoản nợ đọng trên 2.000 
tỷ đồng. Hiện nay đang tới Tổng Công ty xây dựng Thăng Long và các doanh nghiệp 
khác. Đến cuối năm 2004, cơ quan chức năng đã xác định chỉ có Tổng Công ty tư vấn 
thiết kế Giao thông vận tải là kinh doanh ổn định, còn lại 11 Tổng Công ty Xây dựng 
công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải lỗ lớn, nhiều doanh nghiệp đã mất 
hết vốn nhà nước, trong đó một Tổng Công ty có số nợ gần 2.000 tỷ đồng. 
Ngoài ra, còn một số chương trình khác chưa có số liệu chính thức hoặc chưa tổng kết 
như: Chương trình phát triển nhà tại đồng bằng Sông Cửu Long, Chương trình phát 
triển các khu công nghiệp 
 Bài 1: Dự án phát triển 
TXNHTM07_Bai1_v1.0015105226 15 
Tóm lược cuối bài 
 Dự án phát triển là các dự án quan trọng đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế. 
 Dự án phát triển là các dự án trực tiếp tạo ra các sản phẩm chiến lược, thúc đẩy sự phát triển 
kinh tế các ngành, vùng; thúc đẩy quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của 
nhiều bộ phận dân cư. 
 Ba đặc điểm quan trọng của Dự án phát triển gồm (1) quy mô lớn (2) hướng tới hiệu quả xã 
hội và hiệu quả tài chính (3) thường nhận được các ưu đãi từ Nhà nước. 
 Các nguồn vốn tài trợ cho Dự án phát triển rất đa dạng, xuất phát từ nhu cầu về vốn của dự án 
trên giác độ quy mô, chi phí và thời hạn sử dụng vốn. 
 Do những đặc điểm riêng có nên Dự án phát triển thường đối mặt với nhiều rủi ro, đe dọa 
việc đạt được các mục tiêu của dự án. 
 Bài 1: Dự án phát triển 
16 TXNHTM07_Bai1_v1.0015105226 
Câu hỏi ôn tập 
1. Thế nào là dự án phát triển? 
2. Các đặc điểm của dự án phát triển là gì? 
3. Nêu các điểm giống và khác nhau giữa dự án phát triển và dự án thương mại. 
4. Có quan điểm cho rằng: “Chính phủ tài trợ cho các dự án phát triển”, hãy bình luận quan 
điểm này. 
5. Thế nào là hiệu quả tài chính, hiệu quả xã hội của dự án? 
6. Có quan điểm cho rằng: “Các dự án phát triển ưu tiên hiệu quả xã hội hơn hiệu quả tài chính”, 
hãy bình luận quan điểm này. 
7. Hãy phân tích các nguồn vốn tài trợ cho dự án phát triển. 
8. Có quan điểm cho rằng: “Vốn từ các Chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế là nguồn vốn phù 
hợp với các dự án phát triển”, hãy bình luận quan điểm này. 
9. Tại sao nguồn tài trợ từ ngân hàng thương mại không phù hợp với mọi dự án phát triển? 
10. Những nguyên nhân nào làm phát sinh các rủi ro đối với dự án phát triển? 

File đính kèm:

  • pdfngan_hang_phat_trien_bai_1_du_an_phat_trien.pdf