Kiểu kết cấu đồng hiện trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới 1986 đến nay
Tìm tòi sáng tạo cái mới là đặc trưng của văn chương mọi thời đại. Tiểu thuyết
thời kì hậu chiến, đặc biệt từ sau đổi mới 1986 đến nay, có nhiều sáng tạo trong lĩnh vực
hình thức, đáng kể nhất là kiểu tổ chức cốt truyện theo kết cấu đồng hiện. Bài báo này tìm
hiểu hai kiểu kết cấu đồng hiện cơ bản: đồng hiện không gian – thời gian và đồng hiện
theo dòng hồi ức của nhân vật chính.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Kiểu kết cấu đồng hiện trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới 1986 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểu kết cấu đồng hiện trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới 1986 đến nay
TP CH KHOA HC − S 16/2017 43 KI2U K5T C/U NG HIN TRONG TI2U THUY5T VIT NAM T SAU 9I M)I 1986 5N NAY Đỗ Tiến Minh1 Trường THPT Trần Phú (Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc) Tóm tắt: Tìm tòi sáng tạo cái mới là đặc trưng của văn chương mọi thời đại. Tiểu thuyết thời kì hậu chiến, đặc biệt từ sau đổi mới 1986 đến nay, có nhiều sáng tạo trong lĩnh vực hình thức, đáng kể nhất là kiểu tổ chức cốt truyện theo kết cấu đồng hiện. Bài báo này tìm hiểu hai kiểu kết cấu đồng hiện cơ bản: đồng hiện không gian – thời gian và đồng hiện theo dòng hồi ức của nhân vật chính. Từ khóa: kiểu kết cấu, thủ pháp kĩ thuật, đồng hiện, tiểu thuyết Việt Nam đương đại 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong văn xuôi, "đồng hiện là cách viết mà ở đó lời văn chi tiết, hình tượng (không gian, thời gian, nhân vật...) được tái hiện hỗn độn, trong cùng một lúc, thông qua độc thoại nội tâm và dòng ý thức của nhân vật (có khi là của người kể chuyện). Đồng hiện được dùng như một kĩ thuật kết cấu tiểu thuyết nhằm làm giảm bớt những quy chiếu của không gian trong thời gian lịch sử bằng cách gợi nhớ lại những biến cố và hành động đồng thời mà không trình bày mối quan hệ nhân quả của chúng, không phục lại sự phức hợp đa thanh của hiện thực, tạo tính khách quan cho tác phẩm, góp phần tạo nên đặc tính phi thời gian của Tiểu Thuyết Mới [1]. Như vậy, có thể hiểu kết cấu đồng hiện là cách tổ chức song song các bình diện thời gian hiện tại và quá khứ trong mạch trần thuật của tác phẩm. Theo đó, những không gian cách xa nhau có thể đặt kề nhau theo một mối liên hệ nào đó. Kết cấu đồng hiện góp phần dẫn tới xu hướng giản lược nhân vật và hiện tượng phân rã cốt truyện truyền thống. Nhà văn có thể phối hợp nhiều điểm nhìn trần thuật, phát huy ưu thế của điểm nhìn bên trong, làm gia tăng chất triết lí, tính trí tuệ và giá trị nhân văn cho tác phẩm. Đây là kiểu kết cấu khá phổ biến trong các tiểu thuyết Việt Nam thuộc nhiều thể loại khác nhau từ sau đổi mới 1986 1 Nhận bài ngày 12.5.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.6.2017 Liên hệ tác giả: Đỗ Tiến Minh; Email: dotienminh.tranphu@gmail.com 44 TRNG I HC TH H NI 2. NỘI DUNG 2.1. Đồng hiện không gian - thời gian Đồng hiện "hai trình tự thời gian" là cách kể chuyện đan xen quá khứ và hiện tại, tuy có phần ưu tiên hơn cho mạch truyện quá khứ, nhưng về cơ bản, cả hai mạch truyện đều tuân thủ trình tự thời gian. Những bức tường lửa (Khuất Quang Thụy), Cõi đời hư thực (Bùi Thanh Minh), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai) là những tác phẩm sử dụng thành công kiểu kết cấu này. Đồng thời, Mỗi tác phẩm văn học là "một không gian được khu biệt theo một cách nào đó, phản ánh trong cái hữu hạn của mình một đối tượng vô hạn là thế giới ngoài tác phẩm". Cho nên, các nhà văn rất chú ý xây dựng không gian trong tác phẩm, nhằm biểu đạt "thế giới bên ngoài" rộng lớn kia. Kết cấu đồng hiện của Những bức tường lửa khá đơn giản. Chương khởi đầu chủ yếu là mạch truyện trong hiện tại: Ti vi đưa cáo phó về cái chết của tướng Phạm Xuân Ban (Hùng Phong). Giáo sư Trương Đình Lân gọi điện báo tin cho bạn bè và đồng đội. Ông nhớ lại lần Hùng Phong đến thăm mình cách đây ba tháng. Trước ngày diễn ra tang lễ Hùng Phong, mọi người tề tựu ở nhà giáo sư Lân. Thanh đưa con trai từ Pháp về chịu tang, bà quyết định thừa nhận Phạm Xuân Ban là cha ruột của con trai mình. Ba phần chính của tác phẩm (từ trang 43 đến trang 794) kể chuyện trong quá khứ. Tuy có xen kẽ đôi chút hồi ức hoặc vài câu chuyện liên quan đến cuộc sống thời hậu chiến của một số nhân vật, nhưng mạch kể chủ yếu được sắp xếp theo trình tự thời gian từ lúc nhóm nam sinh lớp 10B chuẩn bị nhập ngũ và quá trình chiến đấu của họ cho đến năm 1976. Phần kết – Trong sổ tay của chính ủy – ghi lại suy nghĩ của Lương Xuân Báo về chuyện xử bắn một người lính trinh sát, về việc chậm kết nạp đảng cho Trương Đình Lân, về thái độ đáng chê trách của Ban với Thanh... Có thể nói, kết cấu đồng hiện của Những bức tường lửa phù hợp với lối đánh giá theo kiểu "cái quan định luận" về Phạm Xuân Ban, một vị tướng tài ba trong việc cầm quân nhưng cũng có không ít khiếm khuyết trong cuộc sống đời thường. Cõi đời hư thực kể về Trần Củng, một người lính đã cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc. Năm 1965, anh đi bộ đội, đầu năm 1966 về phép mười ngày và cưới vợ. Vợ chồng ở với nhau hai ngày, hai đêm. Năm 1970 được tuyên dương anh hùng, anh ra Bắc báo cáo, tạt qua nhà dăm ba ngày "ngày đi thăm hỏi họ hàng, làng xóm, tối tiếp khách, chơi bời với bạn bè đến mười một, mười hai giờ khuya. Vợ chồng dành cho nhau tính bằng giờ" [2]. Sau đó, vợ anh sinh được một cô con gái. Năm 1975 về phép một lần, 1978 lại sang Campuchia đánh nhau, 1989 anh được điều về làm Huyện đội trưởng ở quê hương. Không lâu sau anh phát bệnh thần kinh, phải về gia đình điều trị. Hạnh phúc của vợ chồng anh "chung quy lại chỉ có bốn chữ CĐ và CĐ (chờ đợi và chịu đựng)" [2]. Tác phẩm có hai mạch truyện đan cài chặt chẽ vào nhau. Mạch truyện hiện tại TP CH KHOA HC − S 16/2017 45 diễn ra trong vòng hơn hai tháng, mở đầu bằng cơn điên của Trần Củng, kết thúc khi Củng phát bệnh nặng. Mạch truyện quá khứ được kể qua nhật kí Trần Củng và vài đoạn hồi ức khi anh tỉnh táo, tái hiện khoảng thời gian từ lúc Củng nhập ngũ, đi B rồi về quê cưới vợ và tiếp tục vào chiến trường. Đồng hiện bằng cách để vợ con Trần Củng đọc nhật kí cho anh nghe, tác giả đã cho nhân vật trực tiếp triết luận về đời sống hiện tại, về chiến tranh qua cuộc đối thoại tư tưởng giữa hai thế hệ cha – con mà vẫn không gây cảm giác nặng nề với người đọc. Hình thức đồng hiện cũng giúp nhà văn dễ dàng hơn khi pha trộn chất triết luận với chất sử thi và chất bi kịch. Có thể nói, Bùi Thanh Minh đã thành công khi dung hợp nhiều khuynh hướng tiểu thuyết chiến tranh trong một tác phẩm. Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai) cũng đan cài hai câu chuyện hiện tại và quá khứ. Chuyện thứ ... n, trong cùng một lúc, thông qua độc thoại nội tâm và dòng ý thức của nhân vật (có khi là của người kể chuyện). Đồng hiện được dùng như một kĩ thuật kết cấu tiểu thuyết nhằm làm giảm bớt những quy chiếu của không gian trong thời gian lịch sử bằng cách gợi nhớ lại những biến cố và hành động đồng thời mà không trình bày mối quan hệ nhân quả của chúng, không phục lại sự phức hợp đa thanh của hiện thực, tạo tính khách quan cho tác phẩm, góp phần tạo nên đặc tính phi thời gian của Tiểu Thuyết Mới. Ở đây, chúng tôi đi sâu phân tích kết cấu đồng hiện trong tiểu thuyết "dòng ý thức" của Tạ Duy Anh và Bảo Ninh. Lão Khổ, cuốn tiểu thuyết thuật lại cuộc đời lão Khổ trước những biến cố của lịch sử. Câu chuyện được mở đầu ở thời hiện tại. Lão Khổ đang ngồi uống rượu lì tì... Lão bắt đầu lục lọi kí ức, lôi ra cả dây những thằng ăn cháo đá bát, những thằng phản thầy, những thằng ngậm máu phun người, những thằng tàn hại cuộc sinh nhai của lão, những thằng khẩu phật tâm xà... Sao cái giống hại nhân nó nhiều đến thế? "Dẫn chúng nó ra đây!"... Lão tưởng tượng đang ngồi ở ghế quan tòa, ít ra là thế, tiếng nói vang lên tận trời. Lão sẽ thành biểu tượng tâm lí của làng Đồng tăm tối này. Bây giờ lão mới cho gọi cổ thằng con hỗn láo của lão về, bảo vào mặt nó để nó biết mặt thằng bố nó: "Mày mở mắt ra mà xem, đừng tự phụ con ạ. Bố ăn đứt thiên hạ lẽ nào chịu để mày nhờn!" [6]. Thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai và các sự kiện tương ứng đồng hiện ở thời hiện tại khi lão Khổ ngồi xuống uống rượu, lục tìm quá khứ và mơ tưởng đến tương lai. Gần giã biệt cuộc đời, lão ra hầu tòa, thì toàn bộ quá khứ hiện về trong tâm trí. Mọi vật xung quanh như có mệnh hệ giúp lão nhớ về "một thời đã xa". Hai mươi năm trước, một bần nông Tạ Khổ "trúng số độc đắc", leo lên làm chủ tịch xã Hoàng, được tung hô bằng những tràng vỗ tay. Hai mươi năm sau, ông Bùi - anh phó cối, kẻ ăn cắp mặt hạng - bí thư huyện cũng được mọi người tung hô vỗ tay như thế. Có lẽ đấy là bản chất của "cuộc sống tồn tại phải chăng bằng sự vờ vĩnh" [6]. Ba ngày trước phiên tòa, lão nhớ lại đêm đột kích nhà chánh tổng, rồi chuyện Vũ Xuân bị bắn... Hiện tại, "đêm nay có lẽ vì quá cô đơn, lão Khổ bỏ ra 48 TRNG I HC TH H NI vườn một mình" [6], lão nhớ về quá khứ "năm ấy", "đêm ấy", lão - gã chân sào - tỏ tình với bà Khổ thế nào, chuyện lão mai mối cho nhiều cặp vợ chồng ra sao... Toàn bộ " cái sự đời" xoay quanh lão Khổ từ quá khứ đến hiện tại được trình bày vừa song hành vừa đối sánh nhau, con người quá khứ và con người hiện tại cùng xuất hiện trong hiện tại để soi chiếu cho nhau, giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về nhân vật và sự kiện. Đi tìm nhân vật được viết bởi kĩ thuật dòng ý thức. Truyện bắt đầu từ thời quá khứ, "tôi" - Chu Quý tình cờ đọc được mẫu tin trên báo về vụ thằng bé đánh giầy bị giết, tiếp đến, vào thời điểm hiện tại, "tôi" truy tìm nguyên nhân cái chết của thằng bé đánh giầy kia. Kể từ đó, hai dòng thời gian quá khứ - hiện tại đảo lộn vị trí nhưng không luân phiên trên hành trình tìm kiếm của "tôi". Thời gian của đi tìm nhân vật chảy theo dòng tâm trạng, gắn liền với những mảnh hồi ức vỡ vụn đi trong giấc mơ hay những cơn ác mộng của "tôi". Những gì diễn ra ở hiện tại đều có thể "chui" vào cái đầu của "tôi" để mỗi khi đêm về, tự nó kết hợp lại xuất hiện trong giấc mơ, gợi nhắc "tôi" nhớ về một quá khứ nào đó. Khi hồi ức lại năm tháng đã qua, "tôi" tiếp tục ngụp lặn trong giấc mơ của quá khứ, các lớp thời gian cứ thế chồng xếp lên nhau trong mạch hồi ức đến nỗi chúng ta khó phân biệt được đâu là sự kiện của hiện tại đâu là sự kiện của quá khứ. Độ căng của thời gian biểu đạt những uẩn khuất trong tâm hồn "tôi" muốn vọt trào ra ngoài. Các sự kiện nối đuôi nhau chạy từ quá khứ đến hiện tại không liên quan mà bị cắt quãng. "Tôi" kể về vụ anh chàng thợ săn giết ông già gác rừng đi trong kí ức, buổi tối kẻ thù giết cha lại xuất hiện. Vụ giết vợ và tự sát của tiến sĩ N khiến "tôi" nhớ lại cái chết của cha, nhớ lại chuyện gặp gỡ tiến sĩ N... Chen ngang vào dòng hồi ức là câu chuyện riêng về cuộc đời của mỗi nhân vật hoặc những sự kiện khác. Nhà văn sử dụng kĩ thuật dòng kí ức như chiếc máy quay phim chiếu rọi mọi thời điểm, mọi khía cạnh, mọi góc khuất trong cuộc đời và suy nghĩ của nhân vật. Giã biệt bóng tối gồm ba phần lớn, được kết cấu theo mạch thời gian nghịch đảo theo dòng kí ức hỗn độn, miên man, cách quãng của nhân vật. Thời gian tuyến tính bị đảo vị trí hoặc hòa trộn vào nhau: Phần một: Đầu năm hai ngàn; Phần hai: Cuối năm một ngàn chín trăm chín mươi; Phần ba: Chuyện giữa hai thế kỉ. Chuyện được kể theo ngôi giật lùi của thời gian. Sự việc xảy ra sau, gần với hiện tại, được kể trước. Bạn đọc phải ngược thời gian, trở về quá khứ để tìm kiếm nguyên nhân gây nên kết quả ở hiện tại. Thời gian tiếp tục bị đảo tuyến đến chóng mặt khi vai trò, vị trí người dẫn chuyện, người kể chuyện, người tường thuật, người biên tập... luôn luôn hoán đổi ngôi. Xuất hiện ở ngôi thứ nhất, các nhân vật tự dẫn, tự kể về cuộc đời và những sự kiện mình từng chứng kiến qua hồi ức và giấc mơ của hồi ức. Yếu tố thời gian thực gần như mất dấu để thời gian của những giấc mơ, của các chiều ảo giác tồn tại. Đôi khi, "lời tác giả chen ngang và bị chen ngang", "loạn khẩu" theo đó, thời gian trở nên vỡ vụn thành TP CH KHOA HC − S 16/2017 49 những mẩu, những mảnh được lắp ghép ngẫu nhiên, tình cờ không tuân theo một trật tự nào. Song hành với thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai cùng đồng hiện trong thì hiện tại là những mảnh hiện thực huyền ảo, tâm linh và hiện thực diễn tiến. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (có nhan đề khác: Thân phận của tình yêu) là tác phẩm tác phẩm tiêu biểu nhất cho kĩ thuật này. Trong tác phẩm, các ý nghĩ, cảm giác, các liên tưởng bất chợt của Kiên thường xuyên đan bện vào nhau, "không gian và thời gian tự ý khuấy đảo, không kể gì đến tính hợp lý" [tr.54], thời gian quá khứ luôn chiếm ưu thế. Các chương thường bắt đầu bằng nguyên cớ hiện tại nhưng ngay sau đó dòng hồi ức lại đưa anh về quá khứ với những mốc thời gian và khoảng không gian hoàn toàn ngẫu nhiên. Chỉ khảo sát trình tự trần thuật của phần mở đầu chúng ta đã thấy điều đó: mùa khô đầu tin sau chiến tranh (năm 1975), Kiên tham gia đội thu nhặt hài cốt, tới truông Gọi Hồn - hồi ức của sự xóa sổ của tiểu đoàn 27 (1969) - hồi ức của những ngày cuối tháng tư năm 1975 và trận "bài bạc" của mấy người trong tiểu đội trinh sát - hồi ức về mùa mưa năm 1974, bệnh nghiện hồn ma, Can bỏ trốn, chuyện tình của đồng đội với ba cô gái trong rừng và việc xử mấy tên thám báo. Trở về sau chiến tranh, hầu như Kiên chỉ sống với những giấc mơ và những hồi ức. Kiên thường mơ thấy trông Gọi Hồn, đồi Xáo Thịt...với sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh và biết bao khuôn mặt bạn bè anh em, đồng đội mến thương cùng chung nhau một số phận ở những cánh rừng bị bom đạn kẻ thù tàn phá xơ xác. Hình ảnh cuộc chiến đã ăn sâu vào tiềm thức Kiên tới mức, nó thường xuyên ùa về trong ý nghĩ của anh, một con người đa sầu đa cảm và giàu trí tưởng tượng. Những cụm từ "Kiên nhớ", "Kiên nghĩ" xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm (trang 28, 65, 69, 82, 92, 100, 110, 116...). Nhờ cách tổ chức truyện theo dòng hồi ức miên man bất định của Kiên mà chỉ cần một vài trang văn Bảo Ninh có thể "kể lại những điều không thể kể" bằng ngôn ngữ thông thường. Hiện thực lắng kết ở bề sâu tâm hồn giày vò, hối thúc con người - đấy là "lịch sử trong con người". Chọn dòng ý thức làm phương thức trần thuật chính, Bảo Ninh đã trả lời câu hỏi có thể viết tiểu thuyết như thế nào một cách đích đáng. Khi viết tiểu thuyết, Kiên - nhà văn phường - "hết sức thụ động, hầu như trở thành bất khả tri trước các trang viết của chính mình. Mạch truyện nó thế nào thì buông theo như thế, anh như hoàn toàn cam chịu cái logic bí ẩn của trí nhớ và trí tưởng tượng" [8]. Vì dựa trên dòng hồi ức và những giấc mơ của một kẻ bị "bấn loạn" tinh thần nên mạch truyện không ngừng đứt gãy. Ví dụ: Việc xử mấy tên thám báo bị tách ra làm hai đoạn (từ trang 39 đến trang 45 và trang 161), kí ức về đoàn tàu chiến tranh và biến cố ở ga Thanh Hóa bị tách ra làm bốn đoạn (trang 136, từ trang 206 đến trang 207, từ trang 213 đến trang 220, từ trang 253 đến trang 285 và kết thúc bằng lá thư của Kì "tổ ong" – trang 286)... Bảo Ninh đã "buông lơi cốt truyện truyền thống" và cố ý vứt bỏ tính nhất quán, 50 TRNG I HC TH H NI hoàn chỉnh của cốt truyện. Song lần theo dòng hồi ức của nhân vật Kiên, người đọc vẫn nhận thấy có hai câu chuyện lồng ghép vào nhau. Đó là câu chuyện và quá trình sáng tạo của một "nhà văn phường" lồng trong câu chuyện về cuộc đời một người lính. Khi câu chuyện về quá trình sáng tạo cuốn tiểu thuyết của nhà văn Kiên kết thúc thì câu chuyện về cuộc đời anh và hành trình dấn thân vào cuộc chiến và mối tình bất tử song đầy bi kịch cũng hiện hình trong trí tưởng tượng của độc giả. Bảo Ninh cũng nhắc tới các mốc lịch sử lớn như năm 1965, Mậu Thân 1968, sau Hiệp định Paris 1973, ngày 30 tháng Tư năm 1975. Tuy nhiên, khi nhìn chiến tranh từ hiện thực tâm linh chứ không phải hiện thực sự kiện, gương mặt chiến tranh ở đây mang đậm ấn tượng chủ quan, cá biệt chứ không sáng rõ như sự phân tích bằng cái nhìn ý thức hệ của văn học trước 1975. Với thủ pháp đồng hiện, Nỗi buồn chiến tranh có sự gặp gỡ với một số tiểu thuyết phương Tây hiện đại ở sự giảm nhẹ chất kịch, hành động và xung đột. Người đọc không thấy mâu thuẫn hay xung đột giữa các tuyến nhân vật, song thực ra mâu thuẫn không nằm ở bề nổi mà đã dịch chuyển vào bên trong tâm hồn nhân vật, chúng biến thành những nghịch lí của lòng người. Dường như mỗi người lính đều gặp phải mâu thuẫn giữa lí tưởng và khát vọng cao đẹp mà họ đem vào chiến trường một hành trang vô giá với hiện thực chiến tranhh khốc liệt, bạo tàn, mâu thuẫn giữa niềm khát khao quên đi những kí ức chiến tranh đau buồn với một thực tế phũ phàng là họ "không tài nào nhấc chân ra khỏi miệng hố chiến tranh" [8], rồi nghịch lí trớ trêu "họ là những người tình tuyệt vời lại là những người cô độc vĩnh viễn" [8]... Dịch chuyển mâu thuẫn vào bên trong tâm hồn nhân vật, soi tỏ cõi vô thức, tiềm thức con người là một sự chuyển hướng thành công của Bảo Ninh. Có thể thấy, sự lồng ghép, xáo trộn thời gian đã giúp người đọc cảm thấy đươc tính chất khốc liệt của chiến tranh và cảm nhận một cách sống động về cái lịch sử "bên trong số phận mỗi con người". Đồng hiện thời gian góp phần gia tăng cảm giác mất mát, gia tăng ấn tượng về cái phi lí, chứng tỏ nhân vật không thể rũ bỏ những ám ảnh quá khứ. Do đó, kết cấu đồng hiện phù hợp với khuynh hướng tiểu thuyết bi kịch - nhân văn hơn là tiểu thuyết sử thi, kể cả những tác phẩm sử thi như trường hợp Những bức tường lửa thì ý hướng "giải sử thi" vẫn đậm nét. Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã bộc lộ khả năng phối cảnh tài tình khi đặt các không gian phố phường - chiến trường - căn nhà ở cạnh nhau. Sau đây là một ví dụ: "nhiều hôm không đâu giữa phố xá dông người tôi đi lạc vào một giấc mơ khi tỉnh. Mùi hôi hám pha tạp của đường phố bị cảm giác nồng lên thành mùi thối rữa. Tôi tưởng mình đang đi qua đồi "Xáo Thịt" la liệt người chết sau trận xáp lá cà tắm máu cuối tháng chạp 72. Tử khí xộc lên từ vỉa hè nồng nặc đến nỗi tôi phải vội đưa tay lên bịt mũi như kẻ hóa rồ trước mắt người qua đường. Có đêm tôi giật mình thức dậy nghe tiếng quạt trần hóa thành tiếng rú rít rợn gáy của trực thăng vũ trang. Thót người lại trên giường, tôi nín thở chờ đợi một trái hỏa tiễn từ tàu rà phụt xuống. "Ché- éo- éo... Đoành" [8]. Bốn khoảng không gian và thời TP CH KHOA HC − S 16/2017 51 gian cách xa nhau (đường phố hiện tại - đồi Xáo Thịt năm 1972, căn phòng hiện tại - trận chiến quá khứ) cùng xuất hiện trong một đoạn văn ngắn đã chứng tỏ ưu thế của thủ pháp đồng hiện. Nó vừa gợi lại những cảnh tượng kinh hoàng của chiến trận vừa diễn tả hội chứng chiến tranh khủng khiếp trong tâm hồn người lính giải ngũ thời bình. 3. KẾT LUẬN Qua việc phân tích kết cấu đồng hiện của một số tiểu thuyết đương đại từng được dư luận đánh giá cao, chúng tôi nhận thấy kiểu kết cấu này đã mang lại hiệu quả nghệ thuật khá đặc biệt. Nó góp phần dẫn tới xu hướng giản lược nhân vật và hiện tượng phân rã cốt truyện truyền thống. Tác giả có thể phối hợp nhiều điểm nhìn trần thuật, phát huy ưu thế của điểm nhìn bên trong, gia tăng chất triết lí và tính trí tuệ cho tiểu thuyết. Kết cấu đồng hiện giúp nhà văn mở rộng đường biên thể loại, khiến cấu trúc tác phẩm trở nên phức hợp; đồng thời cũng góp phần tạo dựng nên một diện mạo mới, giúp tiểu thuyết Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy chung của tiểu thuyết hiện đại thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Bắc (1998), Kiểu nhân vật trung tâm trong tác phẩm của Hemingway, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Bùi Thanh Minh (2009), Cõi đời hư thực, Nxb Hà Nội. 3. Chu Lai (1991), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Văn học. 4. Tạ Duy Anh (2006), Thiên thần sám hối, Nxb Hội Nhà văn. 5. Tạ Duy Anh (2016) (tái bản), Đi tìm nhân vật, Nxb Hội Nhà văn. 6. Tạ Duy Anh (2014), Lão khổ, Nxb Hội Nhà văn. 7. Tạ Duy Anh (2008), Giã biệt bóng tối, Nxb Hội Nhà văn. 8. Bảo Ninh (2012), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ. THE SAME-APPEARANCE STRUCTURE IN VIETNAMESE NOVEL SINCE THE RENOVATION PERIOD 1986 UNTIL NOW Abstract: Bringing new creation is the literary character of all time. Post-war fiction, especially since the renovation period 1986 until now contained many new creation, most significantly was the same-appearance structure. The article explores two basic types of the same-appearance structure including the same-appearance of space-time and the same-appearance of the main character's recollection. Keywords: Types of structure, technical procedure, same-appearance, contemporary Vietnamese novel
File đính kèm:
- kieu_ket_cau_dong_hien_trong_tieu_thuyet_viet_nam_tu_sau_doi.pdf