Khóa luận Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận.

- Ý nghĩa lý luận: Vì vậy, việc nắm vững vấn đề sở hữu, đặc biệt là luận

điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin sẽ là cơ sở lý luận nền tảng tư tưởng cho việc

vận dụng của Đảng trong hoạch định, định hướng phát triển cho đất nước. Đó

là căn cứ để đấu tranh chống các tư tưởng phản động, chống đối và xuyên tạc

quan điểm của Đảng và nhà nước.

- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần vào việc đánh giá có tính khái quát, nhận

diện thực trạng về sở hữu trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta đang

có quá trình hoà quyện, đan xem, bổ sung cho nhau để phát triển trong một

hành lang định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là việc lựa chọn hợp quy luật và

có hiệu quả, phát huy được các mặt của sở hữu. Trong đó, vẫn còn tồn tại mặt

hạn chế và cần đưa ra những vấn đề đặt ra của sở hữu.

Khóa luận Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Khóa luận Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Khóa luận Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Khóa luận Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Khóa luận Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Khóa luận Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Khóa luận Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

Khóa luận Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay trang 8

Trang 8

Khóa luận Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay trang 9

Trang 9

Khóa luận Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 72 trang viethung 6060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Khóa luận Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
KHOA TRIẾT HỌC 
-------------------------- 
THÁI THỊ CHÚC 
VẤN ĐỀ SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 
NGÀNH TRIẾT HỌC 
Hệ đào tạo: Chính quy 
Khóa học: QH-2015-X 
Hà Nội – 2019 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
KHOA TRIẾT HỌC 
-------------------------- 
THÁI THỊ CHÚC 
VẤN ĐỀ SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 
NGÀNH TRIẾT HỌC 
Hệ đào tạo: Chính quy 
Khóa học: QH-2015-X 
Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Ngọc Liêu 
Hà Nội – 2019
LỜI CẢM ƠN 
Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm 
ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại 
học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời 
gian em học tập tại khoa, tại trường. 
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Trần Ngọc Liêu đã trực 
tiếp hướng dẫn tận tình và chu đáo trong quá trình em thực hiện và hoàn thiện 
khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn khóa luận 
sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận 
được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, cùng toàn thể các bạn để khóa 
luận này được hoàn thiện hơn. 
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2019 
 Thái Thị Chúc
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
Chương 1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VÀ CỦA 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ SỞ HỮU ............................................ 7 
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về sở hữu ................................. 7 
1.2. Quan điểm của Đảng về vấn đề sở hữu ở Việt Nam qua các kỳ Đại 
hội Đảng từ năm 1986 đến nay..................................................................... 14 
Chương 2. ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ SỞ HỮU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .. 23 
2.1. Nền kinh tế thị trường và vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị 
trường .................................................................................................. 23 
2.1.1. Kinh tế thị trường và vấn đề sở hữu. .................................................. 23 
2.1.2. Kết quả đạt được trong quá trình đổi mới của Đảng về vấn đề sở hữu. 
 ......................................................................................................................... 27 
2.2. Những hình thức sở hữu cơ bản trong quá trình đổi mới Việt Nam 
hiện nay. ......................................................................................................... 34 
2.2.1. Sở hữu nhà nước .................................................................................. 36 
2.2.2. Sở hữu tập thể ...................................................................................... 40 
2.2.3. Sở hữu tư nhân .................................................................................... 43 
2.2.4. Sở hữu hỗn hợp .................................................................................... 47 
2.3. Một số hạn chế và vấn đề đặt ra ........................................................... 50 
KẾT LUẬN .................................................................................................... 61 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Lý do lựa chọn đề tài 
Sở hữu luôn được coi là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia. Giải quyết 
vấn đề sở hữu sẽ tạo động lực cho phát huy kinh tế- xã hội, nhưng nếu không 
nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề sở hữu sẽ làm cản trở đến quá trình xây dựng và 
phát triển đất nước. Sự phát triển của khoa học công nghệ như vũ bão, xu 
hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng nhanh cuốn hút các quốc gia 
vào một sân chơi chung. Vì vậy, mỗi quốc gia phải nhanh chóng thay đổi, bắt 
nhịp được xu thế chung của thế giới. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự 
phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Với tình hình đất nước ta hiện nay, đặt 
ra nhiều vấn đề liên quan đến sở hữu đòi hỏi phải nghiên cứu và tìm ra các 
giải pháp giải quyết vấn đề. 
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển sẽ làm 
thay đổi vấn đề sở hữu theo hướng có lợi cho việc phát triển và đảm bảo lợi 
ích cho chủ thể kinh tế như các hình thức sở hữu đa dạng giúp cho chủ thể 
kinh tế có điều kiện tự do sản xuất, kinh doanh và phát huy tính năng động 
sáng tạo của mình. Từ đó, họ đảm bảo cuộc sống và mang lại lợi ích kinh tế 
cho đất nước. Ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất 
trực tiếp, xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức, làm thay đổi các hình thức 
sở hữu. Bối cảnh phát triển mới của đất nước cũng đang đặt ra hàng loạt vấn 
đề liên quan đến sở hữu đòi hỏi phải nghiên cứu giải quyết. Đó là hiện thực 
khách quan ảnh hưởng hệ thống và sâu sắc trực tiếp đến tiến trình phát triển 
của Việt Nam, nhưng lại chưa được nghiên cứu. Vì vậy, trong bối cảnh toàn 
cầu hóa, đứng trước những thời cơ và thách thức của thời đại, trước yêu cầu 
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị 
trường mà vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa thì Việt Nam nhất thiết 
phải tiếp tục giải quyết đúng đắn vấn đề sở hữu. Từ đây, đòi hỏi Đảng và nhà 
 2 
nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thay đổi tư duy lãnh đạo, đổi mới 
đường lối và chính sách cho phù hợp với công cuộc hội nhập và phát triển 
kinh tế- xã hội của đất nước. Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn 
diện đất nước từ năm 1986 đến nay và vấn đề sở hữu luôn là đề tài được giới 
lý luận quan tâm nghiên cứu. Thành tựu hơn 30 năm đổi mới đã khẳng định 
chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của 
Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta đã có nhiều chính sách 
kịp thời nhằm đa dạng hóa các hình thức sở hữu và ...  dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân đến nay, hình thành 4 thành phần 
kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu 
tư nước ngoài, đã tạo nên sự phong phú các mô hình tổ chức sản xuất kinh 
doanh, mang đến sức sống mới cho nền kinh tế. Quá trình đa dạng hóa hình 
thức sở hữu tư liệu sản xuất đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của 
lực lượng sản xuất. Đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong nền kinh tế có ý 
nghĩa quan trọng cho sự hình thành và phát triển đa dạng các loại hình doanh 
nghiệp, phát huy tối ưu các tiềm năng, thế mạnh của các chủ sở hữu và nâng 
cao hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực phát triển. Do đó, tạo nên sự 
cạnh tranh trong nền kinh tế và đó là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- 
xã hội. 
 61 
KẾT LUẬN 
Lý luận của C. Mác là một hệ thống mở, cần phải được tiếp tục nghiên 
cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo vào điều kiện cụ thể của mỗi nước. 
Trong vấn đề sở hữu là một phạm trù của kinh tế chính trị, có vị trí đặc biệt 
quan trọng trong học thuyết của chủ nghĩa Mác- Lênin và quan điểm đổi mới 
của Đảng và Nhà nước. Sở hữu cũng là nhân tố quan trọng nhất trong các 
nhân tố cấu thành của quan hệ sản xuất. Sở hữu cũng là một phạm trù rất trừu 
tượng, phức tạp và rộng lớn, cho đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau, 
vì vậy, việc nghiên cứu, vận dụng nó đòi hỏi phải có vốn kiến thức sâu rộng 
và kinh nghiệm thực tế phong phú mới có thể giải quyết được một cách đầy 
đủ và đúng đắn. Vậy việc nhận thức và vận dụng vấn đề sở hữu trong thực 
tiễn của Đảng có liên quan đến sự thành bại của mô hình kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là quá trình đổi mới tư duy của đảng về xác 
lập đường lối phát triển kinh tế, là sự tổng kết thực tiễn. Đường lối và chính 
sách đổi mới từ đại hội VI của đảng đã đặt cơ sở, nền tảng ban đầu cho giai 
đoạn chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta. Đảng đã đề ra đường lối 
đổi mới toàn diện, sâu sắc, trong đó có đổi mới tư duy về kinh tế, khâu đột 
phá cho đổi mới các lĩnh vực tiếp theo. 
Qua phân tích sở hữu chúng ta thấy sở hữu đem lại nội dung cho các 
quan hệ giá trị và thị trường. Do đó nó bộc lộ mối quan hệ giữa sở hữu và thị 
trường. Sở hữu chỉ tồn tại và phát triển trong những điều kiện thị trường, nhờ 
thế hình thành cơ chế tác động giữa chúng. Đó là cơ chế thực hiện các lợi ích 
kinh tế của sở hữu và cơ chế cạnh tranh giữa các hình thức sở hữu. Nhận thức 
được tầm quan trọng nói trên, từ lâu và nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện 
nay ở nước ta, việc nghiên cứu vấn đề sở hữu và vận dụng vào công cuộc xây 
dựng chủ nghĩa xã hội đã thu hút được sự chú ý đông đảo các nhà nghiên cứu 
và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, một mặt do sở 
hữu là một vấn đề phức tạp, trên phương diện lý luận, nhiều lĩnh vực vẫn 
 62 
chưa được làm sáng rõ; mặt khác, thực tiễn quá trình biến đổi sở hữu nước ta 
thời gian qua đã và đang đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải làm rõ về mặt 
cơ sở lý luận: quá trình chuyển biến từ sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng 
đã và đang diễn ra thường xuyên và phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau. 
Trong quá trình thực hiện đề tài, khóa luận đã cố gắng làm rõ một số nội dung 
cơ bản sau đây: Một là, hệ thống hóa những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa 
Mác- Lênin về vị trí, vai trò của sở hữu. Hai là, Đảng và Nhà nước dựa trên 
cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về sở hữu vận dụng vào quá trình đổi 
mới về vấn đề sở hữu ở nước ta giai đoạn trước và sau đổi mới. Ba là, đưa ra 
một số kết quả đạt được trong quá trình đổi mới vấn đề sở hữu. Qua đó rút ra 
những thành công và hạn chế đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nhằm 
hoàn thiện quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế 
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 
Sau hơn 30 năm đổi mới, nước ta có bước ngoặc trong chuyển đổi thành 
công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang thể chế kinh tế 
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Góp phần to lớn trong cuộc xây dựng 
và đổi mới đất nước. Nền kinh tế sở hữu nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế 
nhiều thành phần được hình thành tạo ra động lực và điều kiện thuận lợi giải 
phóng sức sản xuất, khái thác tiềm năng cho phát triển kinh tế- xã hội. Cơ chế 
thị trường có sự quản lý của nhà nước đã đi và từng bước phát triển thống 
nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Các loại thị trường 
cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị 
trường khu vự và thế giới. Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hóa 
thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng 
xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển... 
Chế độ sở hữu nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được 
hình thành tạo ra động lực và điều kiện thuận lợi giải phóng sức sản xuất, khai 
thác tiềm năng cho phát triển kinh tế- xã hội. Quản lý nhà nước về kinh tế 
 63 
được đổi mới từ can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính sang quản lý 
bằng pháp luật, chính sách, quy hoạch và các công cụ điều tiết vĩ mô khác. 
Việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói, giảm 
nghèo đạt nhiều kết quả tích cực. Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh góp 
phần đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, tạo ra tiền đề đẩy mạnh 
công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã từng bước 
hình thành và phát triển; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 
được quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện. Thực lực của nền kinh tế tăng 
lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế 
được duy trì hợp lý. Việt Nam được đánh giá là nhóm quốc gia có mức tăng 
trưởng khá cao trên thế giới. Những kết quả đó là thành tựu nổi bật trong thực 
hiện các chủ trương, giải pháp xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của 
Nhà nước, sự nỗ lực của các thành phần kinh tế. Kết quả đó còn là sự đoàn kết, 
đồng lòng, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc vì mục tiêu “Dân giàu, 
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 
Hiện nay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 
đang trong quá trình xây dựng và phát triển, không ít tiêu chí đang xây dựng 
và hoàn thiện, đang dần tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Do vậy, cần đẩy 
mạnh quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cụ thể, cần tập trung, 
tiếp tục hoàn thiện thể chế về huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các 
nguồn lực; thể chế cho cải thiện môi trường đầu tư; thể chế cho phát triển và 
ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, phát triển và đào tạo 
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, cần hoàn 
thiện thể chế trong quá trình trao đổi, phân phối vừa bảo đảm tính ngang giá, 
vừa tạo động lực và nguồn lực cho tăng trưởng, phát triển, bảo đảm tiến bộ, 
công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh. 
 64 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. C. Mác- Ph. Ăngghen (1978), Toàn tập, tập 1, NXB. Sự thật, Hà Nội. 
2. C. Mác- Ph. Ăngghen(1995), Toàn tập, tập 4, NXB. Chính trị Quốc gia. 
3. C. Mác (1995), Sự khốn cùng của triết học// C. Mác và Ph. Ăngghen, 
Toàn tập, tập 4, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
4. C. Mác- Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, NXB. Chính trị Quốc gia, 
Hà Nội. 
5. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1980), Tuyển tập gồm 6 tập, tập I, NXB. Sự 
thật,Hà Nội. 
6. C. Mác- Ph. Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 13, NXB. Chính trị Quốc gia. 
7. C. Mác- Ph. Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 21, NXB. Chính trị Quốc gia. 
8. C. Mác- Ph. Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 46, NXB. Chính trị Quốc gia. 
9. Nguyễn Trọng Chuẩn (2004), “Đổi mới quan niệm về chế độ sở hữu và ý 
nghĩa chiến lược của sự đổi mới đó đối với sự phát triển của Việt Nam 
hiện nay”, Tạp chí Triết học (12). 
10. Nguyễn Cúc, Kim Văn Chính (chủ biên) (2006), Sở hữu nhà nước và 
doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
11. Nguyễn Cúc (2007), “Một số vấn đề về sở hữu nhà nước trong nền kinh 
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản. 
de-ve-so-huu-nha-nuoc-trong-nen.aspx, cập nhật ngày 05/05/2019. 
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ VI, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh 
tế- xã hội đến năm 2000, NXB. Sự thật Hà Nội. 
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc 
giữa nhiệm kỳ khoá VII, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
 65 
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ VIII, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ IX. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ X, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi 
mới, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ XI, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
20. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc 
lần thứ XII, NXB. Chính trị quốc gia- Sự thật Hà nội. 
21. Phạm Văn Đức (2005), “Đổi mới về sở hữu ở Việt Nam: Một số cơ sở lý 
luận”, Tạp chí Triết học (2). 
22. Phi Mạnh Hồng, Trần Đình Thiên (2014), Quan niệm và tính thực tiễn 
của “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam 
hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo “Một số vấn đề lý luận- thực tiễn về kinh tế 
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Hội đồng lý luận Trung ương , 
TP. Hồ Chí Minh, tháng 3/2014. 
23. Trương Thị Hiển (2012), “Một số vấn đề về đổi mới tư duy kinh tế trong 
văn kiện Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí phát triển nhân lực (1). 
24. Trịnh Duy Huy (2005), “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa- Một giải pháp cơ bản để xây dựng và phát triển 
đạo đức”, Tạp chí Triết học (2). 
25. Nguyễn Thị Huyền (2004), Sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Trường Đại học Khoa 
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
 66 
26. Nguyễn Thị Huyền (2013), Các hình thức sở hữu và vai trò của chúng 
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện 
nay, Viện Hàm lâm Khoa học Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội. 
27. Đặng Thị Lan (2011), Quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin về 
sở hữu và quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay, Đại học Quốc gia Hà 
Nội. 
28. V. I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 6, NXB. Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 
29. V. I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 36, NXB. Chính trị Quốc gia- Sự thật. 
30. V . I . Lênin (1977), Toàn tập, tập 43, NXB. Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 
31. Niên giám thống kê Việt Nam qua các năm và Báo cáo phát triển kinh 
tế- xã hội các năm trên trang website của Chính phủ và Bộ Kế hoạch và 
Đầu tư. 
32. Lê Hữu Nghĩa (1989), Vấn đề sở hữu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa 
xã hội, Tạp chí Cộng sản 
33. Phùng Trung Tập (1995), “Sở hữu tư nhân và các hình thức biểu hiện 
của nó”, Tạp chí Luật học (44). 
34. Pham Quốc Thái (2015), Sở hữu trong nền kinh tế thị trường hiện đại: lý 
luận, thực tiễn thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam, NXB. Lao động- 
Xã hội. 
35. Ngô Ngọc Thắng (2008), “Thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng 
sản, 
Traodoi/2008/2497/Thuc-hien-co-che-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-
chu-nghia.aspx, cập nhật ngày 27/8/2008. 
36. Nguyễn Viết Thông (2015), “Đánh giá tổng quát và bài học kinh 
nghiệm”, Báo Nhân dân, 
 67 
oi/item/28400202-danh-gia-tong-quat-va-bai-hoc-kinh-nghiem.html, cập 
nhật ngày 27/ 04/ 2019. 
37. Nguyễn Đức Thủy (2015), Một số thành tựu trong phát triển kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Tạp chí Cộng sản. 
38. Tổng cụ Thống kê (2016), Tình hình kinh tế- xã hội năm 2016, 
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=16174, cập 
nhật ngày 07/05/2019. 
39. Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên) (2010), Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB. Chính trị Quốc 
gia, Hà Nội. 
40. Lê Thị Vinh (2012), Đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong nền kinh tế 
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Đại 
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
41. Lê Thị Vinh (2015), Tác động của toàn cầu hóa đến quan hệ sở hữu ở 
Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau 
đại học năm học 2014 – 2015, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
42. Lê Thị Vinh (2017), Biến đổi của quan hệ sản xuất ở Việt Nam từ năm 
1986 đến nay: Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Luận án Tiến sĩ Triết 
học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
43. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2018), Chuyên đề Số 18: Phát 
triển kinh tế tư nhân và cơ cấu lại nền kinh tế trong điều kiện CMCN 4.0, 
Ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20kinh%20t%E1%BA%BF%20t%
C6%B0%20nh%C3%A2n%20v%C3%A0%20c%C6%A1%20c%E1%B
A%A5u%20l%E1%BA%A1i%20n%E1%BB%81n%20kinh%20t%E1%
BA%BF%20trong%20%C4%91i%E1%BB%81u%20ki%E1%BB%87n%
20CMCN%204_0-converted.pdf, cập nhật ngày 07/05/2019. 
 68 
44. Võ Hồng Phúc (2006),Những thành tựu về kinh tế- xã hội qua 20 năm 
đổi mới (1986- 2005) trong Việt Nam 20 năm đổi mới, NXB. Chính trị 
quốc gia, Hà Nội. 
45. Vũ Thanh Sơn (chủ biên) (2013),Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin. 
Tập II những vấn đề kinh tế trị chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ 
nghĩa xã hội, NXB TT&TT. 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_van_de_so_huu_trong_nen_kinh_te_thi_truong_o_viet.pdf