Khảo sát đặc điểm của nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ thường qui và chụp mạch máu bằng kỹ thuật tof 3D

Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng

hàng thứ tư ở Anh, thứ 5 tại Mỹ và là nguyên nhân gây

tử vong lớn thứ hai trên toàn cầu. Đột quỵ gây ra 20%

tử vong trong năm đầu tiên với 50% số người sống sót

bị thương tật đáng kể. Tỷ suất mới mắc ở Anh dao động

từ 115 đến 150/ 100.000 dân số 1-3.

Đột quỵ thiếu máu não cấp chiếm khoảng 80 – 85%

đột quỵ não. Chẩn đoán nhồi máu não cấp nhanh chóng

có vai trò rất quan trọng trong định hướng chiến lược điều

trị 4. Chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu lâm sàng khiếm

khuyết thần kinh đột ngột và được đánh giá dựa trên

thang điểm đột quỵ NIHSS (National Institute of Health

Stroke Scale), chụp cắt lớp vi tính được thực hiện ngay

để loại trừ đột quỵ xuất huyết não để xem xét chỉ định

hướng điều trị. Vai trò của cộng hưởng từ (CHT) ngày

càng được khẳng định, đặc biệt trong các trường hợp

đột quỵ não không rõ giờ, đột quỵ tuần hoàn sau hoặc

khi chẩn đoán phân biệt. CHT với chuỗi xung khuếch

tán có độ nhạy cao trong phát hiện sớm tổn thương nhồi

máu não sớm, tốt hơn so với chụp cắt lớp vi tính 4. Nhiều

nghiên cứu báo cáo độ nhạy của cộng hưởng từ từ 88 –

100% trong chẩn đoán nhồi máu não sớm 5,6. Vài tác giả

đã dựa vào các hình FLAIR, hình khuếch tán, tưới máu

để dự đoán thời gian nhồi máu não bằng khảo sát các

bất tương hợp giữa FLAIR-hình khuếch tán, hình khuếch

tán – hình tưới máu và khảo sát sự thay đổi theo thời gian

của giá trị khuếch tán biểu kiến (ADC) 7

Khảo sát đặc điểm của nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ thường qui và chụp mạch máu bằng kỹ thuật tof 3D trang 1

Trang 1

Khảo sát đặc điểm của nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ thường qui và chụp mạch máu bằng kỹ thuật tof 3D trang 2

Trang 2

Khảo sát đặc điểm của nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ thường qui và chụp mạch máu bằng kỹ thuật tof 3D trang 3

Trang 3

Khảo sát đặc điểm của nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ thường qui và chụp mạch máu bằng kỹ thuật tof 3D trang 4

Trang 4

Khảo sát đặc điểm của nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ thường qui và chụp mạch máu bằng kỹ thuật tof 3D trang 5

Trang 5

Khảo sát đặc điểm của nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ thường qui và chụp mạch máu bằng kỹ thuật tof 3D trang 6

Trang 6

Khảo sát đặc điểm của nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ thường qui và chụp mạch máu bằng kỹ thuật tof 3D trang 7

Trang 7

Khảo sát đặc điểm của nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ thường qui và chụp mạch máu bằng kỹ thuật tof 3D trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 8280
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát đặc điểm của nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ thường qui và chụp mạch máu bằng kỹ thuật tof 3D", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát đặc điểm của nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ thường qui và chụp mạch máu bằng kỹ thuật tof 3D

Khảo sát đặc điểm của nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ thường qui và chụp mạch máu bằng kỹ thuật tof 3D
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202088
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỒI 
MÁU NÃO CẤP TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ 
THƯỜNG QUI VÀ CHỤP MẠCH MÁU 
BẰNG KỸ THUẬT TOF 3D
Nguyễn Viết Lợi*, Võ Thị Thúy Hằng**, Lê Quang Khang**, 
Nguyễn Thị Phương Loan**, Phan Công Chiến***, 
Phạm Ngọc Hoa****
* BV Quân y 175 – Bộ Quốc 
Phòng, TP. HCM.
** Đại học Y Dược, TP. HCM
*** BV ĐHYD, TP. HCM.
**** Hội chẩn đoán hình ảnh 
TP. HCM
SUMMARY Objective. To describe the characteristics of acute ischemic stroke 
on conventional magnetic resonance imaging (MRI) and angiography 
using TOF 3D technique and to evaluate the time course of the apparent 
diffusion coefficient after cerebral infarction.
Materials and Methods. We conducted a retrospective study 
in 221 patients with acute ischemic stroke who were performed MRI 
at the University Medical Center Hospital between January 2018 and 
December 2020. A radiologist who had more than 5 years of experience 
of MRI evaluates the changes of signal intensity on these sequences: T1- 
weighted, T2-weighted, FLAIR, DWI/ADC, Susceptibility weighted 
imaging (SWI) and TOF3D.
Results: The study was composed of 221 patients (136 males, 85 
females). The mean age of patients was 64.5 ± 13.7 years (range, 28-
96 years). 60 - 79 age group accounts for the majority with 105 people 
(47.5%). Anterior cerebral artery territory infarcts and cerebral peduncular 
infarction were the least common (1.1%). The rate of brain parenchymal 
signal abnormalities on the T1W, T2W, FLAIR, DWI / ADC sequences 
respectively was 85.5%, 87.3%, 90.0%, and 97.3%. The rate of a 
significant decrease in vascular signaling on TOF3D was 35.7%. The rate 
of susceptibility vessel sign and prominent vessel sign on SWI was 21.8% 
và 9.1% respectively. Immediately following a cerebral infarction, the 
relative ADC (rADC) value begins to decrease gradually and reaches its 
lowest level between day 2 and 4. Thereafter the rADC value increases 
gradually and reaches a pseudonormalization around day 7.
Conclusion: Magnetic resonance imaging is of high value in the 
diagnosis of acute ischemic stroke. Diffusion imaging has the highest 
sensitivity in lesion detection. TOF3S and SWI were helpful in depiction 
the vascular signaling, the susceptibility vessel sign and prominent vessel 
sign. Immediately following a cerebral infarction, the relative ADC 
(rADC) value begins to decrease gradually and reaches its lowest level 
between day 2 and 4. Thereafter the rADC value increases gradually and 
reaches a pseudonormalization around day 7.
Keywords: acute ischemic stroke, magnetic resonance imaging.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 89
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. MỞ ĐẦU
Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng 
hàng thứ tư ở Anh, thứ 5 tại Mỹ và là nguyên nhân gây 
tử vong lớn thứ hai trên toàn cầu. Đột quỵ gây ra 20% 
tử vong trong năm đầu tiên với 50% số người sống sót 
bị thương tật đáng kể. Tỷ suất mới mắc ở Anh dao động 
từ 115 đến 150/ 100.000 dân số 1-3.
Đột quỵ thiếu máu não cấp chiếm khoảng 80 – 85% 
đột quỵ não. Chẩn đoán nhồi máu não cấp nhanh chóng 
có vai trò rất quan trọng trong định hướng chiến lược điều 
trị 4. Chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu lâm sàng khiếm 
khuyết thần kinh đột ngột và được đánh giá dựa trên 
thang điểm đột quỵ NIHSS (National Institute of Health 
Stroke Scale), chụp cắt lớp vi tính được thực hiện ngay 
để loại trừ đột quỵ xuất huyết não để xem xét chỉ định 
hướng điều trị. Vai trò của cộng hưởng từ (CHT) ngày 
càng được khẳng định, đặc biệt trong các trường hợp 
đột quỵ não không rõ giờ, đột quỵ tuần hoàn sau hoặc 
khi chẩn đoán phân biệt. CHT với chuỗi xung khuếch 
tán có độ nhạy cao trong phát hiện sớm tổn thương nhồi 
máu não sớm, tốt hơn so với chụp cắt lớp vi tính 4. Nhiều 
nghiên cứu báo cáo độ nhạy của cộng hưởng từ từ 88 – 
100% trong chẩn đoán nhồi máu não sớm 5,6. Vài tác giả 
đã dựa vào các hình FLAIR, hình khuếch tán, tưới máu 
để dự đoán thời gian nhồi máu não bằng khảo sát các 
bất tương hợp giữa FLAIR-hình khuếch tán, hình khuếch 
tán – hình tưới máu và khảo sát sự thay đổi theo thời gian 
của giá trị khuếch tán biểu kiến (ADC) 7.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu 
mô tả đặc điểm hình ảnh của nhồi máu não cấp trên 
cộng hưởng từ thường quy và chụp mạch máu bằng kỹ 
thuật TOF 3D và khảo sát sự thay đổi giá trị khuếch tán 
biểu kiến theo thời gian nhồi máu.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Nghiên cứu hồi cứu 221 bệnh nhân (BN) nhồi 
máu não cấp (trong nghiên cứu này chúng tôi chọn các 
BN ngay từ thời điểm đột quỵ đến ngày thứ 7) có chụp 
cộng hưởng từ tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM 
từ tháng 1/2018 – 12/2020.
Tất cả các BN được chụp bằng máy CHT 1,5 và 
3 Tesla, Magnetom, hãng Siemens của Đức, tại BV Đại 
học Y Dược. Mỗi bệnh nhân được khảo sát CHT với 
các chuỗi xung: T1 MPRAGE, T2W, FLAIR, DWI, SWI, 
TOF3D. Hình T1 MPRAGE: quét từ lỗ chẩm đến vòm 
sọ, TR = 2000ms, TE = 2,3ms, độ dày lát cắt: 1mm, ma 
trận ảnh: 256 x 256. Hình cắt ngang T2W: TR = 4000, 
TE = 102, độ dày lát cắt: 5mm, khoảng cách 1,5mm, 
trường khảo sát: 24 x 24 và ma trận ảnh: 256 x 256. 
Hình cắt ngang T2W: TR = 5000-6000, TE = 100, độ 
dày lát cắt: 5mm, khoảng cách 1,5mm, trường khảo 
sát: 24 x 24 và ma trận ảnh: 256 x 256. Hình cắt ngang 
FLAIR: TR = 4000, TE = 102, TF = 20 – 24, độ dày lát 
cắt: 5mm, khoảng cách 1,5mm, trường khảo sát: 24 x 
24 và ma trận ảnh: 448 x 448. Hình cắt ngang DWI: TR: 
5000-6000, TE: 90-100, độ dày lát cắt: 5mm, khoảng 
cách 1,5mm, trường khảo sát: 24 x 24 và ma trận ảnh: 
192 x 192. Hình DWI thu được ở các giá trị b = 0, 500, 
1000 giây/mm2 bằng chuỗi xung EPI. Hình bản đồ 
ADC được tí ... , sau 6 giờ tỉ lệ này là 86,7% 
10. Tỉ lệ bất thường tín hiệu trên FLAIR sau 6 giờ của tác 
giả thấp hơn so với chúng tôi, điều này có thể lý giải do 
trong nghiên cứu của tác giả Thomalla số bệnh nhân 
được khảo sát CHT trong khoảng thời gian từ 6 đến 7,5 
giờ chiếm tỉ lệ cao nên có một tỉ lệ đáng kể các BN âm 
tính trên FLAIR (9/32 trường hợp). Nếu xét tỉ lệ sau 7,5 
giờ thì tỉ lệ bất thường trên FLAIR của tác giả là 92,2% 
tương đồng với kết quả của chúng tôi (93,7%). Dựa vào 
đường cong ROC chúng tôi chọn điểm cắt 4,5 giờ thì có 
các độ nhạy 72,7%, độ đặc hiệu 93,3%, giá trị tiên đoán 
dương 36,4% và giá trị tiên đoán âm: 98,5% (Hình 1).
Sự ra đời của chuỗi xung khuếch tán trong chẩn 
đoán nhồi máu não là một bước tiến vượt bậc của hình 
ảnh học thần kinh do khả năng phát hiện sớm hơn vùng 
nhồi máu so với các kỹ thuật hình ảnh khác 11. Một số 
nghiên cứu báo cáo độ nhạy của cộng hưởng từ từ 88 
– 100% trong chẩn đoán nhồi máu não sớm 5,6. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, chuỗi xung khuếch tán có độ 
nhạy 97,3% trong chẩn đoán nhồi máu não cấp. Trong 
6 trường hợp CHT âm tính, có 4 trường hợp nhồi máu 
tuần hoàn sau và 2 trường hợp nhồi máu tuần hoàn 
trước. Edlow năm 2017 thực hiện phân tích gộp từ các 
nghiên cứu đột quỵ thiếu máu não cấp không có bất 
thường tín hiệu trên xung khuếch tán từ năm 1992 đến 
năm 2016. Nghiên cứu chọn được 12 bài báo thỏa tiêu 
chuẩn bao gồm 3236 bệnh nhân và kết quả cho tỉ lệ 
xung khuếch tán âm tính là 6,8% (khoảng tin cậy 95%: 
4,9 – 9,3%). Tỉ số số chênh giữa xung khuếch tán âm 
tính tuần hoàn sau so với tuần hoàn trước là 5,1, 95% 
CI 2,3–11,6, p < 0,0005. Vì vậy, những bệnh nhân có 
triệu chứng khiếm khuyết thần kinh liên quan với tuần 
hoàn sau có tỉ số số chênh gấp 5 lần xung khuếch tán 
âm tính hơn những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu tuần 
hoàn trước 4. Nghiên cứu của tác giả báo cáo tỉ lệ cao 
hơn chúng tôi. Điều này có thể lý giải do một số nguyên 
nhân. Thứ nhất, trong 12 nghiên cứu trong phân tích 
gộp có 8 nghiên cứu được thực hiện trước năm 2005 
và nghiên cứu có tỉ lệ cao nhất 17,4% được thực hiện 
năm 2007. Xung khuếch tán ngày càng được cải thiện 
về độ phân giải không gian, từ lực, làm tăng độ nhạy 
trong phát hiện những tổn thương nhỏ. Thứ hai, nghiên 
cứu của chúng tôi là nghiên cứu hồi cứu, chọn vào các 
bệnh nhân được chẩn đoán ra viện là đột quỵ não cấp 
nên có thể các bệnh nhân đột quỵ thật sự có CHT âm 
tính nhưng không được chẩn đoán là đột quỵ lúc ra 
viện. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy giá trị khuếch 
tán biểu kiến tương đối bắt đầu giảm dần và đạt thấp 
nhất trong khoảng thời gian từ ngày thứ 2 đến ngày 
thứ 4. Sau đó giá trị rADC tăng dần và đạt mức giả 
bình thường vào khoảng ngày thứ 7 (Hình 2). Copen 
năm 2001 nghiên cứu sự ảnh hưởng thời gian đột quỵ 
đến giá trị ADC trên 147 bệnh nhân được chẩn đoán 
nhồi máu não cấp ở các thời điểm khác nhau. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy giá trị ADC tương đối giảm đến 
mức thấp nhất ở khoảng thời điểm sau 18,5 giờ, sau 
đó có khuynh hướng tăng dần đạt đến giai đoạn giả 
bình thường sau 9 ngày. Tác giả cho ra phương trình 
sử dụng để dự đoán giá trị rADC. Mô hình kết hợp giai 
đoạn đầu của rADC giảm tuyến tính và giai đoạn thứ 
hai của rADC tăng theo lôgarit. Mô hình có thể được 
sử dụng để dự đoán giá trị rADC như một hàm của thời 
gian từ lúc khởi phát đột quỵ, giá trị t, với ba tham số 
sau: tt, thời gian chuyển đổi giữa rADC giảm và tăng; 
rADCt, rADC được tính toán tại thời điểm đó; và s, độ 
dốc của sự gia tăng rADC sau đó 7.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202092
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trong nghiên cứu của chúng tôi, dấu hiệu tín hiệu 
thấp lòng mạch trên xung SWI hiện diện trong 36/165 
(21,8%) trường hợp. Tương tự, Liang năm 2018 nghiên 
cứu vai trò của chuỗi xung SWI ở những bệnh nhân 
nhồi máu não cấp. Nghiên cứu được thực hiện trên 37 
bệnh nhân. Kết quả cho thấy dấu hiệu tín hiệu thấp 
lòng mạch hiện diện trong 20% trường hợp 12. Đây là 
một trong những dấu hiệu hữu ích giúp phát hiện và 
đo chiều dài cục huyết khối (Hình 3). Nghiên cứu của 
chúng tôi dấu hiệu tĩnh mạch tín hiệu thấp bất đối xứng 
trên SWI hiện diện trong 46,4% (13/28) các trường hợp 
có giảm tín hiệu đáng kể động mạch não giữa trên 3D 
TOF MRA. Park năm 2015 nghiên cứu dấu hiệu nhiều 
tĩnh mạch tín hiệu thấp trên SWI trên các bệnh nhân 
đột quỵ thiếu máu não cấp. Kết quả cho thấy mối liên 
quan giữa các bệnh nhân có dấu hiệu nhiều tĩnh mạch 
thấp trên SWI với điểm NIHSS thấp, thể tích vùng nhồi 
máu thấp, tuần hoàn bàng hệ tốt hơn và có vùng tranh 
tối tranh sáng rộng hơn. Tác giả kết luận dấu hiệu này 
có thể được xem là dấu ấn của dự đoán tăng phân suất 
trao đổi oxy và bất tương hợp giữa hình khuếch tán – 
tưới máu ở bán cầu bị thiếu máu13.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 35,7% trường 
hợp có giảm tín hiệu đáng kể mạch máu trên kỹ thuật 
chụp TOF3D. Đây là một kỹ thuật hữu ích có thể phát 
hiện hẹp nặng hoặc tắc mạch máu mà không sử dụng 
chất tương phản. Tuy nhiên, điểm hạn chế của kỹ thuật 
này là một số vị trí mạch máu dễ tạo ảnh giả, đánh giá 
quá mức độ hẹp và một số trường hợp xác định không 
chính xác vị trí mạch máu tắc. Boujan năm 2018 nghiên 
cứu giá trị của kỹ thuật chụp khảo sát hệ động mạch 
não có thuốc tương phản với kỹ thuật không có thuốc 
3D TOF-MRA trên 123 bệnh nhân nhồi máu não, đối 
chiếu với kỹ thuật chụp mạch máu số hóa chọn lọc. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về vị 
trí tắc mạch trên 3D TOF-MRA so với chụp mạch máu 
số hóa chọn lọc (p <0,001), trong khi đó không có sự 
khác biệt đáng kể giữa chụp mạch máu số hóa chọn 
lọc với kỹ thuật chụp MRA có tiêm thuốc tương phản. 
Ngoài ra, MRA có tiêm thuốc tương phản tốt hơn hẳn 
so với 3D TOF-MRA trong đánh giá bàng hệ 14.
Hình 1. Bất tương hợp giữa FLAIR-DWI. BN nữ 
84 tuổi đột quỵ đồi thị trái giờ 2. A và B. Hình khuếch 
tán và bản đồ khuếch tán biểu kiến cho thấy nhồi máu 
đồi thị trái với tín hiệu cao trên DWI và thấp trên bản 
đồ ADC (mũi tên đỏ). C. Hình FLAIR không thấy bất 
thường tín hiệu đồi thị chứng tỏ có bất tương hợp. D. 
Hình MRA với Gadolinium tái tạo MIP cho thấy mất tín 
hiệu động mạch đỉnh thân nền (mũi tên xanh).
Hình 2. Sự biến đổi giá trị khuếch tán biểu kiến 
qua các thời điểm nhồi máu ở các bệnh nhân nhồi 
máu não. A. BN nhồi máu cấp giờ thứ 9 giá trị rADC 
là 0,89, B. BN nhồi máu cấp giờ thứ 24 giá trị rADC là 
0,56. BN nhồi máu ngày thứ 3 giá trị rADC là 0,50. BN 
nhồi máu ngày thứ 7giá trị rADC là 1,1.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 93
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Guzik, A. & Bushnell, C. Stroke Epidemiology and Risk Factor Management. Continuum (Minneap Minn) 23, 
15-39, doi:10.1212/con.0000000000000416 (2017).
2 Mozaffarian, D. et al. Heart Disease and Stroke Statistics-2016 Update: A Report From the American Heart 
Association. Circulation 133, e38-360, doi:10.1161/cir.0000000000000350 (2016).
3 Aubrey George Smith & Chris Rowland Hill. Imaging assessment of acute ischaemic stroke: a review of 
radiological methods. The British Journal of Radiology 91, 20170573, doi:10.1259/bjr.20170573 (2018).
4 Edlow, B. L., Hurwitz, S. & Edlow, J. A. Diagnosis of DWI-negative acute ischemic stroke: A meta-analysis. 
Neurology 89, 256-262, doi:10.1212/WNL.0000000000004120 (2017).
5 Jauch, E. C. et al. Guidelines for the early management of patients with acute ischemic stroke: a guideline for 
healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke 44, 870-
947, doi:10.1161/STR.0b013e318284056a (2013).
Hình 3. Dấu hiệu tín hiệu thấp lòng động mạch 
trên SWI. BN nam 60 tuổi đột quỵ đồi thị phải. A và 
B. Hình khuếch tán và bản đồ khuếch tán biểu kiến cho 
thấy nhồi máu đồi thị phải cấp với tín hiệu cao trên DWI 
và thấp rõ trên bản đồ ADC (mũi tên đỏ). C và D. Hình 
phase SWI tín hiệu lòng mạch cao và SWI cho thấy dấu 
hiệu tín hiệu lòng mạch thấp (mũi tên xanh). E. Hình 3D 
MRA TOF mất tín hiệu dòng chảy động mạch đốt sống 
phải tương ứng. F. Trên hình độ phân giải cao T1W 
space 3D cho thấy rõ cục huyết khối tín hiệu cao.
V. KẾT LUẬN
Cộng hưởng từ có giá trị cao trong chẩn đoán 
nhồi máu não cấp. Xung khuếch tán có độ nhạy cao 
nhất trong phát hiện tổn thương. Xung TOF3D và SWI 
hữu ích trong phát hiện tín hiệu dòng chảy, dấu hiệu 
tín hiệu thấp lòng mạch và tín hiệu mạch máu thấp bất 
đối xứng hai bán cầu. Ngay sau khi nhồi máu não, giá 
trị khuếch tán biểu kiến tương đối bắt đầu giảm dần và 
đạt thấp nhất trong khoảng thời gian từ ngày thứ 2 đến 
ngày thứ 4. Sau đó giá trị rADC tăng dần và đạt mức giả 
bình thường vào khoảng ngày thứ 7.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202094
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
6 Simonsen, C. Z. et al. Sensitivity of diffusion- and perfusion-weighted imaging for diagnosing acute ischemic 
stroke is 97.5%. Stroke 46, 98-101, doi:10.1161/strokeaha.114.007107 (2015).
7 Copen, W. A. et al. Ischemic Stroke: Effects of Etiology and Patient Age on the Time Course of the Core 
Apparent Diffusion Coefficient. Radiology 221, 27-34, doi:10.1148/radiol.2211001397 (2001).
8 Maeda, M., Yamamoto, T., Daimon, S., Sakuma, H. & Takeda, K. Arterial Hyperintensity on Fast Fluid-attenuated 
Inversion Recovery Images: A Subtle Finding for Hyperacute Stroke Undetected by Diffusion-weighted MR 
Imaging. American Journal of Neuroradiology 22, 632-636 (2001).
9 Kim, B. J. et al. Magnetic resonance imaging in acute ischemic stroke treatment. Journal of stroke 16, 131-145, 
doi:10.5853/jos.2014.16.3.131 (2014).
10 Thomalla, G. et al. DWI-FLAIR mismatch for the identification of patients with acute ischaemic stroke within 
4·5 h of symptom onset (PRE-FLAIR): a multicentre observational study. The Lancet. Neurology 10, 978-986, 
doi:10.1016/s1474-4422(11)70192-2 (2011).
11 Axer, H. et al. Time course of diffusion imaging in acute brainstem infarcts. Journal of Magnetic Resonance 
Imaging 26, 905-912, doi:https://doi.org/10.1002/jmri.21088 (2007).
12 Liang, J. et al. Susceptibility-weighted imaging in post-treatment evaluation in the early stage in patients with 
acute ischemic stroke. Journal of International Medical Research 47, 196-205, doi:10.1177/0300060518799019 
(2018).
13 Park, M. G., Yoon, C. H., Baik, S. K. & Park, K. P. Susceptibility Vessel Sign for Intra-arterial Thrombus 
in Acute Posterior Cerebral Artery Infarction. J Stroke Cerebrovasc Dis 24, 1229-1234, doi:10.1016/j.
jstrokecerebrovasdis.2015.01.021 (2015).
14 Boujan, T. et al. Value of Contrast-Enhanced MRA versus Time-of-Flight MRA in Acute Ischemic Stroke MRI. 
AJNR Am J Neuroradiol 39, 1710-1716, doi:10.3174/ajnr.A5771 (2018).
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ thường quy và chụp mạch máu bằng kỹ 
thuật TOF 3D và khảo sát sự thay đổi giá trị khuếch tán biểu kiến theo thời gian nhồi máu.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 221 bệnh nhân (BN) nhồi máu não cấp có chụp cộng hưởng từ tại bệnh viện Đại học 
Y dược TP.HCM từ tháng 1/2018 – 12/2020. Các đặc điểm trên cộng hưởng từ được khảo sát bởi một bác sĩ chẩn đoán hình ảnh 
có kinh nghiệm trên 5 năm gồm: sự thay đổi tín hiệu nhu mô não trên các hình trọng T1, T2, FLAIR, khuếch tán, tín hiệu mạch 
máu trên xung siêu nhạy từ (SWI) và chụp mạch bằng kỹ thuật TOF 3D.
Kết quả: Nghiên cứu gồm 221 BN (136 nam, 85 nữ). Tuổi trung bình là 64,5 ± 13,7, tuổi nhỏ nhất là 28, lớn nhất là 96. 
Nhóm tuổi 60 – 79 chiếm đa số với 105 người (47,5%). Nhồi máu vùng phân bố động mạch não giữa chiếm chủ yếu (58,5%), 
nhồi máu vùng phân bố động mạch não trước và cuống não đơn thuần ít gặp nhất (1,1%). Tỉ lệ bất thường tín hiệu nhu mô não 
trên các hình T1W, T2W, FLAIR, DWI/ADC lần lượt là 85,5%; 87,3%; 90,0%; 97,3%. Tỉ lệ có giảm tín hiệu dòng chảy mạch 
máu đáng kể trên TOF3D là 35,7%. Tỉ lệ có dấu hiệu tín hiệu thấp lòng mạch và tín hiệu mạch máu thấp bất đối xứng hai bán 
cầu trên xung SWI lần lượt là 21,8% và 9,1%. Ngay sau khi nhồi máu não, giá trị khuếch tán biểu kiến tương đối (rADC) bắt 
đầu giảm dần và đạt thấp nhất trong khoảng thời gian từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4. Sau đó giá trị rADC tăng dần và đạt mức 
giả bình thường vào khoảng ngày thứ 7.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 95
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Kết luận: Cộng hưởng từ có giá trị cao trong chẩn đoán nhồi máu não cấp. Xung khuếch tán có độ nhạy cao nhất trong 
phát hiện tổn thương. Xung TOF3D và SWI hữu ích trong phát hiện tín hiệu dòng chảy, dấu hiệu tín hiệu thấp lòng mạch và tín 
hiệu mạch máu thấp bất đối xứng hai bán cầu. Ngay sau khi nhồi máu não, giá trị khuếch tán biểu kiến tương đối bắt đầu giảm 
dần và đạt thấp nhất trong khoảng thời gian từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4. Sau đó giá trị rADC tăng dần và đạt mức giả bình 
thường vào khoảng ngày thứ 7.
Từ khóa: nhồi máu não cấp, cộng hưởng từ.
Người liên hệ: Nguyễn Viết Lợi, Email: vietloi175@gmail.com
Ngày nhận bài: 24/92020. Ngày chấp nhận đăng: 25/10/2020

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_dac_diem_cua_nhoi_mau_nao_cap_tren_cong_huong_tu_th.pdf