Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị

Để đạt được hiệu quả tối ưu xạ trị cho bệnh nhân, việc điều trị phải được thực hiện trong thời gian cố

định theo phác đồ đã được bác sĩ xạ trị chỉ định và không nên xảy ra gián đoạn. Gián đoạn trong xạ trị ảnh

hưởng xấu đến kết quả điều trị của bệnh nhân, làm tăng nguy cơ tái phát, giảm khả năng kiểm soát bướu.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gián đoạn xạ trị, có nguyên nhân có thể dự tính trước và nguyên

nhân không dự tính được. Chính vì thế, việc xây dựng một kế hoạch để có thể ứng phó với những gián

đoạn trong xạ trị bằng cách tính toán bù liều dựa trên liều hiệu dụng sinh học BED (Biologically Effective

Dose) là thật sự cần thiết mà mỗi cơ sở khám chữa bệnh nên có.

Mục tiêu nghiên cứu:

Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu

Bệnh nhân xạ trị bị gián đoạn trong cuộc điều trị lớn hơn 5 ngày nhỏ hơn 28 ngày.

Kết quả:

Đề tài đã cho ra một kế hoạch phòng ngừa gián đoạn nhằm chủ động ứng phó với các trường hợp

gián đoạn ngắn ngày và có thể dự tính trước và chương trình tính toán bù liều xạ trị cho các trường hợp

gián đoạn kéo dài và không dự tính trước được.

Kết luận:

Gián đoạn trong xạ trị hay kéo dài tổng thời gian xạ trị so với dự định ban đầu sẽ làm tăng nguy cơ tái

sinh của tế bào ung thư, đồng thời làm giảm khả năng kiểm soát khối u tại chỗ. Vì vậy, việc phòng ngừa

cũng như có giải pháp để bù đắp cho những ảnh hưởng xảy ra do sự tái sinh của tế bào ung thư khi xảy

ra gián đoạn liệu trình xạ trị là điều rất cần thiết và luôn đặt ra cho mỗi cơ sở xạ trị ung thư.

Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị trang 1

Trang 1

Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị trang 2

Trang 2

Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị trang 3

Trang 3

Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị trang 4

Trang 4

Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị trang 5

Trang 5

Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị trang 6

Trang 6

Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị trang 7

Trang 7

Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị trang 8

Trang 8

Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị trang 9

Trang 9

Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang minhkhanh 4920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị

Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 296 
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH LIỀU GIÁN ĐOẠN XẠ TRỊ 
NGUYỄN THỊ VÂN1, ĐỖ THANH HƯNG1, NGUYỄN TRUNG HIẾU2, NGUYỄN THỊ THỂ LAM1 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Vân 
Email: vannguyen5694@gmail.com 
Ngày nhận bài: 1/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 KS. Khoa Kỹ thuật Phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
2 KS. Trưởng khoa Kỹ thuật Phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
TỔNG QUAN 
Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư hiện 
đại, có thể tiêu diệt được các khối u nằm sâu bên 
trong cơ thể mà giảm thiểu biến chứng tối đa đến cơ 
quan lành. Để đạt được hiệu quả tối ưu xạ trị cho 
bệnh nhân, việc điều trị phải được thực hiện trong 
thời gian cố định theo phác đồ đã được bác sĩ xạ trị 
chỉ định và không nên xảy ra gián đoạn. Gián đoạn 
trong xạ trị ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị của 
bệnh nhân, làm tăng nguy cơ tái phát, giảm khả 
năng kiểm soát bướu. Chính vì thế, việc xây dựng 
một kế hoạch để có thể ứng phó với những gián 
đoạn trong xạ trị bằng cách tính toán bù liều dựa 
trên liều hiệu dụng sinh học BED (Biologically 
Effective Dose) là thật sự cần thiết mà mỗi cơ sở 
khám chữa bệnh nên có. 
Qua khảo sát thực tế lâm sàng, gián đoạn xạ trị 
thường xảy ra bởi những nguyên nhân sau: 
Nguyên nhân có thể dự tính trước: Nghỉ lễ theo 
quy định (dài nhất là kì nghỉ Tết nguyên Đán: 5 
ngày), nghỉ để bảo trì, bảo dưỡng thiết bị. 
Nguyên nhân không dự tính trước: Máy xạ bị 
hư hỏng hoặc liên quan đến bệnh nhân vì lý do cá 
nhân: bị biến chứng bỏng và loét da; suy kiệt cơ thể 
TÓM TẮT 
Để đạt được hiệu quả tối ưu xạ trị cho bệnh nhân, việc điều trị phải được thực hiện trong thời gian cố 
định theo phác đồ đã được bác sĩ xạ trị chỉ định và không nên xảy ra gián đoạn. Gián đoạn trong xạ trị ảnh 
hưởng xấu đến kết quả điều trị của bệnh nhân, làm tăng nguy cơ tái phát, giảm khả năng kiểm soát bướu. 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gián đoạn xạ trị, có nguyên nhân có thể dự tính trước và nguyên 
nhân không dự tính được. Chính vì thế, việc xây dựng một kế hoạch để có thể ứng phó với những gián 
đoạn trong xạ trị bằng cách tính toán bù liều dựa trên liều hiệu dụng sinh học BED (Biologically Effective 
Dose) là thật sự cần thiết mà mỗi cơ sở khám chữa bệnh nên có. 
Mục tiêu nghiên cứu: 
Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. 
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu 
Bệnh nhân xạ trị bị gián đoạn trong cuộc điều trị lớn hơn 5 ngày nhỏ hơn 28 ngày. 
Kết quả: 
Đề tài đã cho ra một kế hoạch phòng ngừa gián đoạn nhằm chủ động ứng phó với các trường hợp 
gián đoạn ngắn ngày và có thể dự tính trước và chương trình tính toán bù liều xạ trị cho các trường hợp 
gián đoạn kéo dài và không dự tính trước được. 
Kết luận: 
Gián đoạn trong xạ trị hay kéo dài tổng thời gian xạ trị so với dự định ban đầu sẽ làm tăng nguy cơ tái 
sinh của tế bào ung thư, đồng thời làm giảm khả năng kiểm soát khối u tại chỗ. Vì vậy, việc phòng ngừa 
cũng như có giải pháp để bù đắp cho những ảnh hưởng xảy ra do sự tái sinh của tế bào ung thư khi xảy 
ra gián đoạn liệu trình xạ trị là điều rất cần thiết và luôn đặt ra cho mỗi cơ sở xạ trị ung thư. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 297 
do dinh dưỡng chưa tốt; khả năng tài chính eo hẹp 
mà không đến xạ được. 
Nhiều dữ liệu từ các cuộc nghiên cứu cho thấy, 
việc gián đoạn xạ trị từ 14 - 16 ngày làm ảnh hưởng 
xấu đến kết quả điều trị của bệnh nhân ung thư. Khi 
thời gian điều trị tổng thể bị kéo dài hơn một tuần so 
với kế hoạch ban đầu thì khả năng kiểm soát khối u 
giảm từ 3 - 25% (trung bình là 14%). Khi việc gián 
đoạn xảy ra chỉ một ngày đối với các bệnh nhân ung 
thư biểu mô tế bào gai vùng đầu cổ, cổ tử cung và 
phổi, nếu không được bù lại thì có thể làm giảm 
xuống 1,4% khả năng kiểm soát khối u[2]. Một nghiên 
cứu khác cho biết, kéo dài thời gian điều trị tổng thể 
thêm hai ngày khi điều trị bệnh nhân có khối u thanh 
quản trong bốn tuần ảnh hưởng đáng kể đến kết quả 
điều trị[4]. Khoảng thời gian gián đoạn dưới 5 ngày 
không đáng kể. Thời gian gián đoạn tối đa từ 5 đến 
7 ngày là có ý nghĩa đáng chú ý về mặt thống kê. 
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Bệnh nhân xạ trị bị gián đoạn trong cuộc điều trị 
lớn hơn 5 ngày nhỏ hơn 28 ngày. 
Các loại khối u khác nhau sẽ có mức độ phát 
triển và tốc độ tăng trưởng khác nhau. Dựa theo sự 
khác biệt giữa các loại khối u và mục đích điều trị, ba 
nhóm bệnh nhân được đề xuất ưu tiên xử lý khi xảy 
ra gián đoạn trong xạ trị. 
Nhóm 1 
Đây là những bệnh nhân có khối u phát triển 
nhanh chóng và được điều trị với mục đích điều trị 
triệt để. Thời gian điều trị không được kéo dài quá 
hai ngày so với thời gian điều trị theo lịch ban đầu. 
Kéo dài thời gian điều trị tổng thể ảnh hưởng đến kết 
quả điều trị hoặc kiểm soát khối u cục bộ ở những 
bệnh nhân có các khối u liệt kê dưới đây.Bệnh nhân 
có các khối u được liệt kê dưới đây không nên kéo 
dài thời gian điều trị. 
Ung thư biểu mô tế bào vảy vùng đầu, cổ. 
Ung thư biểu mô tế bào vảy cổ tử cung, âm hộ. 
Ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản, mô 
tuyến thực quản. 
Ung thư biểu mô tế bào vảy da, phổi, u trung 
thất và các khối u thần kinh. 
Nhóm 2 
Đây là những bệnh nhân có khối u phát triển 
chậm hơn, được điều trị với mục đích triệt để. Tuy 
thời gian gián đoạn tối thiểu an toàn cho bệnh nhân 
chưa được đưa ra nhưng có khuyến cáo rằng thời 
gian điều trị không nên kéo dài quá hai ngày so với 
thời gian điều trị theo lịch ban đầu. Bệnh nhân có 
các khối u được liệt kê dưới đây không nên kéo dài 
thời gian điều trị. 
Bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy hậu môn 
được điều trị bằng hóa trị liệu không nên được điều 
trị kéo dài hơn bảy ngày so với lịch trình ban đầu. 
Bệnh nhân ung thư tuyến vú được điều trị sau 
phẫu thuật trong vòng 5 tuần hoặc hơn ... à 69,4%. Các yếu tố liên quan 
đến đáp ứng bao gồm: kích thước u, liều điều trị, dạng tổn thương. 
Kết luận: Xạ phẫu Gamma Knife là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với tổn thương di căn não 
của ung thư phổi không tế bào nhỏ. 
Từ khóa: Xạ phẫu, di căn não, ung thư phổi không tế bào nhỏ. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 304 
đơn ổ và có hiệu ứng khối[3]. Cùng với sự phát triển 
của xạ toàn não và sử dụng corticoid, thời gian sống 
thêm cải thiện 4 - 6 tháng[4]. Trong nhiều thập kỷ, 
xạ toàn não được coi là phương pháp điều trị chuẩn 
cho tất cả bệnh nhân di căn não. Tuy nhiên, xạ toàn 
não làm tổn thương nhiều mô não lành và gây ra 
nhiều di chứng tại não. Xạ phẫu là một phương pháp 
điều trị hiện đại đối với tổn thương di căn não có 
nhiều ưu điểm giúp kiểm soát tại chỗ tốt, cải thiện 
triệu chứng, kéo dài thời gian sống thêm và giảm 
các độc tính trên tế bào lành. Nghiên cứu của chúng 
tôi nhằm mục tiêu đáp ứng của tổn thương di căn 
não của ung thư phổi không tế bào nhỏ điều trị bằng 
phương pháp xạ phẫu Gamma Knife 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tiêu chuẩn lựa chọn 
Ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não 
Số ổ di căn não 1 – 5 ổ, đường kính lớn nhất 
mỗi ổ ≤ 3cm. 
Chỉ số toàn trạng Karnofsky ≥ 60. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân đã được xạ toàn não trước đó. 
Bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy khối u não 
di căn. 
Bệnh nhân mắc các bệnh ung thư nguyên phát 
thứ hai, 
Bện nhân mắc bệnh nội khoa cấp và mãn tính 
trầm trọng có nguy cơ tử vong trong khoảng 3 tháng. 
Bệnh nhân được điều trị TKIs 
Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7 năm 2019 
đến tháng 6 năm 2020. 
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện K. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm 
sàng không nhóm chứng. 
Cỡ mẫu 
Cỡ mẫu: Thuận tiện. 
Trong nghiên cứu. Chúng tôi đã thu thập được 
72 bệnh nhân. 
Các bước tiến hành 
Bệnh nhân được khám lâm sàng, cận lâm sàng 
trước điều trị. 
Bệnh nhân được điều trị xạ phẫu bằng hệ thống 
máy xạ phẫu Leksell Gamma Knife ICON (Elekta 
AB, Thụy Điển). Liều điều trị: dựa theo nghiên cứu 
RTOG 90-05 tùy theo số lượng, vị trí, kích thước u 
 < 2cm: 20 – 24Gy. 
 2 - 3cm: 18 - 20Gy. 
Bệnh nhân được đánh giá định kỳ mỗi 3 tháng. 
Trong nghiên cứu, 72 bệnh nhân đã được đánh 
giá tại thời điểm 3 tháng và 36 bệnh nhân theo dõi 
đủ 6 tháng. 
Các chỉ số đánh giá 
- Đáp ứng tại u: dựa theo tiêu chuẩn RANO 
(Response Assessment in Neuro-Oncology). 
+ Đáp ứng hoàn toàn: các tổn thương biến 
mất, không cần sử dụng corticosteroid, tổn thương 
không phải đích biến mất + tình trạng lâm sàng ổn 
định hoặc cải thiện. 
+ Đáp ứng một phần: giảm ≥ 30% tổng kích 
thước của các tổn thương đích + các tổn thương 
không phải đích không tiến triển + sử dụng 
corticosteroid giữ nguyên hoặc giảm + tình trạng lâm 
sàng ổn định hoặc cải thiện. 
+ Bệnh ổn định: Tổn thương đích giảm dưới 
30% hoặc tăng không quá 20% tổn kích thước + tổn 
thương không đích không tiến triển + sử dụng 
corticosteroid giữ nguyên hoặc giảm + tình trạng lâm 
sàng ổn định hoặc cải thiện. 
+ Bệnh tiến triển: Có một trong các yếu tố 
sau: tăng ≥ 20% tổng kích thước các tổn thương 
đích, tổn thương không phải đích tiến triển, xuất hiện 
tổn thương mới, tình trạng lâm sàng xấu hơn. 
- Mối liên quan của đáp ứng với các yếu tố: tuổi, 
giới, kích thước u, liều điều trị. 
Xử lý số liệu 
Các thông tin được mã hoá và xử lý bằng phần 
mềm SPSS 20.0. 
Mô tả: Trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, giá 
trị min, max. 
So sánh các tỷ lệ: Sử dụng test 2. 
Các so sánh có ý nghĩa thống kê với p <0,05. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm bệnh nhân 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 305 
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân 
Biến số Kết quả 
Tổng số bệnh nhân 72 
Tuổi 
Trung bình 59,72 ± 8,7 
Dao động 32 - 79 
Giới 
Nam 61 (84,7%) 
Nữ 11 (15,3%) 
Triệu chứng thần kinh 
Có 64 (88,9%) 
Không 8 (11,1%) 
Chỉ số Karnofsky 
≥80 63 (87,5%) 
≤70 9 (12,5%) 
Mô bệnh học 
UTBM tuyến 59 (81,9%) 
Loại khác 13 (18,1%) 
Số ổ di căn não 
1 ổ 27 (37,5%) 
2 - 3 ổ 25 (34,7%) 
4 - 5 ổ 20 (27,8%) 
Bảng 2. Đặc điểm khối u 
Biến số Kết quả 
Tổng số khối u 174 
Kích thước u 
< 1 cm 98 (56,3%) 
1 - 2cm 52 (29,9%) 
≥ 2cm 24 (13,8%) 
Đặc điểm u 
Thể đặc 113 (64,9%) 
Thể hỗn hợp 61 (35,1%) 
Liều xạ phẫu 
< 22Gy 79 (45,4%) 
≥ 22Gy 95 (54,6%) 
Nhận xét: Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 
59,72 ± 8,7. Tỷ lệ nam/ nữ là 5,5. 64 (88,9%) bệnh 
nhân có triệu chứng thần kinh. 63 (87,5%) bệnh 
nhân có chỉ số toàn trạng Karnofsky ≥80; 81,9% ung 
thư biểu mô tuyến; 37,5% di căn não 1 ổ. Có tổng 
cộng 174 khối u trên 72 bệnh nhân, trong đó 56,3% 
khối u có kích thước < 1cm; 64,9% khối u thể đặc. 
Liều xạ phẫu ≥ 22Gy chiếm 54,6%. 
Kết quả đáp ứng 
Bảng 3. Kết quả đáp ứng 
Kết quả đáp ứng 3 tháng 6 tháng 
Đáp ứng tại từng khối u 
Hoàn toàn 72 / 174 (41,4%) 41 / 87 (47,1%) 
Một phần 72 / 174 (41,4%) 30 / 87 (34,5%) 
Giữ nguyên 20 / 174 (11,5%) 11 / 87 (12,6%) 
Tiến triển 10 / 174 (5,7%) 5 / 87 (5,7%) 
Đáp ứng toàn bộ não 
Hoàn toàn 15 / 72 (20,8%) 8 / 36 (22,2%) 
Một phần 42 / 72 (58,3%) 15 / 36 (41,7%) 
Giữ nguyên 6 / 72 (8,3%) 2 / 36 (5,5%) 
Tiến triển 9 / 72 (12,5%) 11 / 36 (30,6%) 
Xuất hiện nốt tổn thương di căn mới tại não 
Có 5 / 72 (6,9%) 9 / 36 (25%) 
Không 67 / 72 (93,1%) 27 / 36 (75%) 
Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn tại u tại thời 
điểm 3 tháng, 6 tháng là 41,4%; 47,1%. Tỷ lệ kiểm 
soát tại u tại 3 tháng và 6 tháng là 94,3%. Tỷ lệ kiểm 
soát tại não tại thời điểm 3 tháng, 6 tháng là 87,5% 
và 69,4%. Tỷ lệ xuất hiện nốt mới tại thời điểm 3 
tháng và 6 tháng là 6,9% và 25%. 
Các yếu tố liên quan đến đáp ứng 
Bảng 4. Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến 
đáp ứng tại u 
Yếu tố OR 95% CI p 
Kích thước u 
(< 1cm sv ≥ 1cm) 
9,742 4,563 - 20,797 < 0,001 
Dạng tổn thương 
(đặc sv dịch) 
5,332 2,518 - 11,291 < 0,001 
Liều điều trị 
(< 22Gy sv ≥ 22Gy) 
0,427 0,229 - 0,799 0,009 
Bảng 5. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến 
đáp ứng tại u 
Yếu tố B p 
Kích thước u (<1 cm sv ≥ 1cm 2,024 < 0,001 
Dạng tổn thương (đặc sv dịch) 1,477 < 0,001 
Liều điều trị (< 22Gy sv ≥ 22Gy) - 0,441 0,249 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 306 
Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng tại u liên quan với kích 
thước u, dạng tổn thương, liều điều trị với sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). 
BÀN LUẬN 
Các chiến lược chính điều trị di căn não bao 
gồm phẫu thuật, xạ toàn não và xạ phẫu, đơn thuần 
hoặc kết hợp. Cho đến nay, chiến lược điều trị nào 
là tối ưu còn nhiều tranh cãi. Xạ phẫu được đề xuất 
vào những năm 1950 bởi nhà phẫu thuật thần kinh 
người Thụy Điển Lars Leksell. Các nghiên cứu cho 
thấy xạ phẫu là một phương pháp hiệu quả có kết 
quả kiểm soát tại chỗ rất tốt (70 - 80% sau 1 năm). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ kiểm soát tại u 
tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng đều là 94,3%, trong 
đó tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn tại thời điểm 3 tháng và 
6 tháng là 41,4% và 47,1%. Tỷ lệ kiểm soát tại não 
tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng là 87,5% và 69,4%. 
Tại thời điểm 3 tháng, 5 bệnh nhân (6,9%) xuất hiện 
nốt mới. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng 
tương tự kết quả của các tác giả trong và ngoài 
nước. Nghiên cứu của Phạm Văn Thái, tỷ lệ đáp 
ứng tại não là 72,9% (19,8% đáp ứng hoàn toàn, 
53,1% đáp ứng một phần)[5]. Trong nghiên cứu của 
Shymal trên 173 bệnh nhân ung thư phổi di căn não, 
kết quả chụp phim tại thời điểm 3 tháng sau xạ phẫu 
cho thấy tỷ lệ kiểm soát u là 76,9% (45,7% khối u 
giảm kích thước, 31,2% u giữ nguyên), 23,1% u tăng 
kích thước, 10 bệnh nhân (5,78%) xuất hiện nốt 
mới[6]. Nghiên cứu của Gerosa và cs hồi cứu trên 
504 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn 
não. Kết quả cho thấy tỷ lệ kiểm soát tại chỗ tại 1 
năm là 94%[7]. Kết quả đáp ứng này cũng cao hơn 
so với xạ trị toàn não thường quy với tỷ lệ đáp ứng 
khoảng 40 - 60%. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên 
báo cáo bởi Chougule và cộng sự, bệnh nhân được 
điều trị ngẫu nhiên bằng xạ phẫu Gamma Knife hoặc 
xạ toàn não và Gamma Knife hoặc xạ toàn não đơn 
thuần. Tỷ lệ kiểm soát tại chỗ cao hơn trong 2 nhóm 
xạ phẫu (87% đối với xạ phẫu Gamma Knife đơn 
thuần và 91% cho xạ phẫu Gamma Knife và xạ toàn 
não) so với 62% của nhóm chỉ xạ toàn não đơn 
thuần[8]. Về sự xuất hiện nốt mới, các nghiên cứu 
trên thế giới cho thấy tỷ lệ xuất hiện nốt mới sau xạ 
phẫu Gamma Knife dao động từ 25 đến 61%. 
Nakazaki nghiên cứu trên 238 bệnh nhân di căn não 
được xạ phẫu Gamma Knife, tỷ lệ xuất hiện nốt mới 
là 61,2%, khoảng thời gian xuất hiện là 3,8 tháng 
(dao động 1,3 - 37,2 tháng)[9]. 
Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ đáp 
ứng tại u liên quan với kích thước u, dạng tổn 
thương và liều xạ phẫu (bảng 4, 5). Kết quả này 
cũng phù hợp với kết quả các nghiên cứu khác. 
Nghiên cứu của Pan trên 191 bệnh nhân ung thư 
phổi cho thấy tỷ lệ kiểm soát u thay đổi phụ thuộc 
vào thể tích khối di căn với 84,4% (<0,5cc), 94% (0,5 
- 2cc), 89,1% (2 - 4cc), 93,4% (4 - 8cc), 85,7% (8 - 
14cc), 87,5% (>14cc). Tỷ lệ đáp ứng tăng lên với 
khối u < 2cc, giảm đi với khối u dạng nang, liều 
<14Gy[10]. Nghiên cứu của Sheehan và cộng sự 
nhận thấy sau xạ phẫu có 60% u giảm kích thước, 
24% giữ nguyên và 16% tăng kích thước. Các yếu tố 
ảnh hưởng đến kiểm soát tại u bao gồm thể tích khối 
u (p = 0,042), liều điều trị (p = 0,015)[11]. 
KẾT LUẬN 
Xạ phẫu Gamma Knife là một phương pháp 
điều trị hiệu quả đối với tổn thương di căn não của 
ung thư phổi không tế bào nhỏ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. GOLOBOCAN (2018), Incidence, Mortality and 
Prevalence by cancer site, truy cập ngày, tại 
trang. 
2. J. S. Barnholtz-Sloan, A. E. Sloan, F. G. Davis 
và các cộng sự. (2004), Incidence proportions of 
brain metastases in patients diagnosed (1973 to 
2001) in the Metropolitan Detroit Cancer 
Surveillance System, J Clin Oncol, 22(14), tr. 
2865-72. 
3. G. Al-Shamy và R. Sawaya (2009), Management 
of brain metastases: the indispensable role of 
surgery, J Neurooncol, 92(3), tr. 275 - 82. 
4. L. R. Coia (1992), The role of radiation therapy in 
the treatment of brain metastases, Int J Radiat 
Oncol Biol Phys, 23(1), tr. 229-38. 
5. Phạm Văn Thái (2019), Nghiên cứu điều trị ung 
thư phổi không tế bào nhỏ di căn não bằng hóa 
xạ trị, Ung thư học, Trường Đại học Y Hà Nội, 
Hà Nội. 
6. S. C. Bir, S. Ambekar, P. Bollam và các cộng sự. 
(2014), Long-term outcome of gamma knife 
radiosurgery for metastatic brain tumors 
originating from lung cancer, Surg Neurol Int, 5 
(Suppl 8), tr. S396 - 403. 
7. M. Gerosa, A. Nicolato, R. Foroni và các cộng 
sự. (2005), Analysis of long-term outcomes and 
prognostic factors in patients with non-small cell 
lung cancer brain metastases treated by gamma 
knife radiosurgery, J Neurosurg, 102 Suppl, 
tr. 75 - 80. 
8. Chougule PB, Burton- Williams M và Saris S 
(2000), Randomized treatment of brain 
metastasis with gamma knife radiosurgery, 
whole brain radiotherapy or both, Int J Radiat 
Oncol Biol Phys, 48(suppl 1), tr. 114. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 307 
9. Kiyoshi Nakazaki và Masakazu Nishigaki (2018), 
Evaluation of new lesions and symptoms after 
gamma knife radiosurgery for brain metastases: 
a retrospective cohort study, Acta 
Neurochirurgica 160, tr. 1461 - 71. 
10. H. C. Pan, J. Sheehan, M. Stroila và các cộng 
sự. (2005), Gamma knife surgery for brain 
metastases from lung cancer, J Neurosurg, 102 
Suppl, tr. 128 - 33. 
11. J. P. Sheehan, M. H. Sun, D. Kondziolka và các 
cộng sự. (2002), Radiosurgery for non-small cell 
lung carcinoma metastatic to the brain: long-term 
outcomes and prognostic factors influencing 
patient survival time and local tumor control, J 
Neurosurg, 97(6), tr. 1276 - 81. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 308 
ABSTRACT 
Results of Gamma Knife stereotactic radiosurgery for brain metastasis in non-small cell lung cancer 
Lung cancer is one of the most common malignancies and the leading cause of death from cancer in the 
world. Lung cancer often metastasize to the brain, in which about 10% of non-small cell lung cancer have brain 
metastases, in contrast about 40 - 50% of metastatic brain originated from the lungs. Stereotactic radiosurgery 
is a modern treatment for brain metastatic lesion that provided good local control, improved symptoms, 
prolonged survival and reduced toxicity on normal tissue. Our study aims to evaluate the response outcome of 
Gamma Knife radiosurgery for brain metastasis of non-small cell lung cancer. 
Methods: We analyzed 72 patients with brain metastatic non-small cell lung cancer from July 2019 to June 
2020. Selected patients have brain metastases from 1 to 5 tumors, size ≤3cm, KPS score ≥ 60. Patients were 
treated by stereotactic radiosurgery using Leksell Gamma Knife ICON unit (Elekta AB) with dose of 20 - 24, 
18 - 20Gy for lesions measuring < 2, 2.1 - 3cm, respectively. Patients were assessed for clinical symptoms and 
imaging response according to RANO criteria at 3, 6 months. 
Results: In our study, the response rate at 3 months was 82,8% (41,4% CR, 41,4% PR), at 6 months was 
81,6% (47,1% CR, 34,5% PR). The rate of control in the brain at 3 months was 87,5%, and at 6 months was 
69,4%. Factors associated with response include: tumor size, dose, lesion morphology. 
Conclusion: Gamma Knife radiosurgery is an effective treatment for brain metastasis of non-small cell 
lung cancer. 
Key words: radiosurgery, brain metastases, non-small cell lung cancer. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_chuong_trinh_tinh_lieu_gian_doan_xa_tri.pdf