Một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy điện, xe đạp điện của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019

Mục tiêu: Mô tả một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy điện, xe đạp

điện của học sinh trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu phát vấn được thực hiện trên 235 học sinh tại trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong,

Nam Định từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2019.

Kết quả: Trên 235 học sinh sử dụng xe đạp điện, xe máy điện, với hành vi vi phạm điều khiển tốc độ

có 37,9% đối tượng đã từng thực hiện hành vi này, vi phạm mũ bảo hiểm là 31,1% và 42,4% đã từng sử

dụng điện thoại di động khi lái xe, các hành vi vượt đèn đỏ, đi sai làn đường và dàn hàng ngang cũng có

tỉ lệ vi phạm trên 50%. Trên 90% học sinh biết rằng luật quy định cấm các hành vi này.

Kết luận và khuyến nghị: Nghiên cứu cho thấy cần có các hình thức tuyên truyền hiệu quả hơn về việc

tuân thủ Luật ATGT. Các cơ quan chức năng của tỉnh cần triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm đảm

bảo ATGT nhất là khu vực trường học thường xuyên và đầy đủ và có những hình phạt cụ thể

Một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy điện, xe đạp điện của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019 trang 1

Trang 1

Một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy điện, xe đạp điện của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019 trang 2

Trang 2

Một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy điện, xe đạp điện của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019 trang 3

Trang 3

Một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy điện, xe đạp điện của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019 trang 4

Trang 4

Một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy điện, xe đạp điện của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019 trang 5

Trang 5

Một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy điện, xe đạp điện của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019 trang 6

Trang 6

Một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy điện, xe đạp điện của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019 trang 7

Trang 7

Một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy điện, xe đạp điện của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019 trang 8

Trang 8

Một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy điện, xe đạp điện của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 3080
Bạn đang xem tài liệu "Một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy điện, xe đạp điện của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy điện, xe đạp điện của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019

Một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy điện, xe đạp điện của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019
130
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
Dương Đức Mạnh và cộng sự
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hằng năm trên toàn cầu ước tính có tới 1,35 
triệu người chết do TNGT (TNGT) đường bộ. 
Hàng năm, tại Việt Nam có khoảng 14,000 
người chết, là kết quả của các vụ va chạm 
giao thông. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 
rằng TNGT chính là nguyên nhân tử vong 
hàng đầu trong nhóm thanh niên từ 15 đến 29 
tuổi tại Việt Nam (1).
Tại Việt Nam, xe máy điện, xe đạp điện 
(XĐĐ&XMĐ) ngày càng trở nên phổ biến 
với các em học sinh, đặc biệt là các em học 
sinh cấp Trung học phổ thông (THPT) bởi sự 
tiện lợi so với các phương tiện công cộng, 
nhanh hơn so với xe đạp. Nghiên cứu TNGT 
của học sinh THPT năm 2016 tại Hà Nội 
cho thấy học sinh THPT là đối tượng tham 
gia giao thông (TGGT) có nguy cơ cao nhất, 
chiếm 90% số vụ TNGT vị thành niên trong 
hai năm trở lại đây. Ba nguyên nhân chiếm tỉ 
lệ lớn nhất gây ra TNGT ở trẻ em bao gồm: Đi 
sai phần đường, vi phạm tốc độ và thiếu quan 
sát. Ngoài ra các hành vi sử dụng điện thoại di 
động, thiết bị âm thanh, dàn hàng ngang, đội 
mũ bảo hiểm không đúng cách cũng là những 
hành vi phổ biến gây tai nạn thương tích ở tuổi 
vị thành niên và thanh niên (2). Nghiên cứu 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mô tả một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy điện, xe đạp 
điện của học sinh trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. 
Nghiên cứu phát vấn được thực hiện trên 235 học sinh tại trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong, 
Nam Định từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2019. 
Kết quả: Trên 235 học sinh sử dụng xe đạp điện, xe máy điện, với hành vi vi phạm điều khiển tốc độ 
có 37,9% đối tượng đã từng thực hiện hành vi này, vi phạm mũ bảo hiểm là 31,1% và 42,4% đã từng sử 
dụng điện thoại di động khi lái xe, các hành vi vượt đèn đỏ, đi sai làn đường và dàn hàng ngang cũng có 
tỉ lệ vi phạm trên 50%. Trên 90% học sinh biết rằng luật quy định cấm các hành vi này.
Kết luận và khuyến nghị: Nghiên cứu cho thấy cần có các hình thức tuyên truyền hiệu quả hơn về việc 
tuân thủ Luật ATGT. Các cơ quan chức năng của tỉnh cần triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm đảm 
bảo ATGT nhất là khu vực trường học thường xuyên và đầy đủ và có những hình phạt cụ thể.
Từ khoá: hành vi nguy cơ, ATGT, xe đạp điện, xe máy điện, học sinh THPT, quá tốc độ, mũ bảo hiểm.
Một số hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy 
điện, xe đạp điện của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lê 
Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2019
Dương Đức Mạnh1*, Hoàng Thùy Dung2, Phạm Việt Cường2
BÀI BÁO NGHIÊN CỨU GỐC
*Địa chỉ liên hệ: Dương Đức Mạnh
Email: mph1730038@studenthuph.edu.vn
1 Trung tâm y tế thành phố Nam Định
2 Trường Đại học Y tế công cộng
Ngày nhận bài: 05/8/2020
Ngày phản biện: 18/8/2020
Ngày đăng bài: 29/12/2020
131
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
của Fergusson, Swain – Campbell Horwood 
(2007) cũng cho thấy 90% thanh niên đã 
từng thực hiện hành động lái xe nguy hiểm 
và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p 
<0,0001) giữa mức độ hành vi lái xe rủi ro và 
rủi ro tai nạn giao thông (3).
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là 
trường THPT chuyên hệ công lập lớn nhất 
của tỉnh Nam Định. Học sinh của trường đến 
từ nhiều huyện xung quanh, quãng đường di 
chuyển xa và có nhiều học sinh ở lại kí túc xá 
của trường, vì thế tỉ lệ sử dụng XĐĐ&XMĐ 
của học sinh là rất lớn so với các trường trung 
học phổ thông khác của tỉnh Nam Định. Số 
liệu tổng hợp nhanh tại trường cho thấy có 
khoảng 80% học sinh của trường đi học hàng 
ngày bằng XĐĐ&XMĐ. Nghiên cứu nhằm 
tìm hiểu thực trạng những hành vi nguy cơ 
khi TGGT đường bộ cũng của học sinh THPT 
chuyên Lê Hồng Phong sử dụng XĐĐ&XMĐ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng 
thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên 
cứu được thực hiện từ tháng 5 năm 2019 đến 
tháng 10 năm 2019 tại trường THPT Lê Hồng 
Phong Nam Định. 
Đối tượng nghiên cứu: học sinh THPT chuyên 
Lê Hồng Phong từ lớp 10 - 12 sử dụng phương 
tiện xe máy điện, xe đạp điện.
Cỡ mẫu nghiên cứu 
Đối với nghiên cứu định lượng
Sử dụng công thức cỡ mẫu một tỉ lệ:
Cỡ mẫu: 
Z2
(1 - a/2)
p(1-p)
d2
Trong đó: 
n là số đối tượng tham gia nghiên cứu.
p là tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có hành vi 
nguy cơ. Vì chưa có nghiên cứu tương tự trên 
đối tượng học sinh THPT nên chọn p=0,5 
Z là hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% thì 
Z = 1,96.
d là sai số tuyệt đối. Trong nghiên cứu này, 
chúng tôi lựa chọn sai số tuyệt đối d = 0,07 
Dự trù 20% sai số à Mẫu nghiên cứu thu thập 
là: 235 học sinh
Các đối tượng nghiên cứu được chọn thuận 
tiện, dựa trên sự thuận lợi, dễ tiếp cận của đối 
tượng và chỉ chọn những học sinh sử dụng 
XĐĐ&XMĐ. Nghiên cứu viên sẽ xin phép 
nhà trường và cô giáo chủ nhiệm, chọn các 
giờ tự học và sinh hoạt lớp để phát phiếu 
phỏng vấn theo từng lớp học, chia đều mỗi 
khối khoảng 75-85 học sinh. 
Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập 
số liệu
Nghiên cứu thu thập thông tin từ học sinh dựa 
trên bộ câu hỏi có cấu trúc được xây dựng sẵn 
về các nội dung: thông tin chung, thực trạng 
về các hành vi nguy cơ. Thời gian thu thập 
được ban giám hiệu bố trí hợp lý theo lịch học 
của học sinh. Số liệu thu thập vào cuối mỗi 
buổi học (có thể là tiết sinh hoạt cuối tuần).
Trước khi thu thập số liệu bằng bộ phiếu tự 
điền được thiết kế sẵn, điều tra viên giới thiệu 
với học sinh về mục đích của nghiên cứu và 
hướng dẫn cách điền phiếu, giải thích cho học 
sinh cách tự điền.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được làm sạch và phân tích trên phần 
mềm STATA, sử dụng các kỹ thuật thống kê 
mô tả phù hợp.
Dương Đức Mạnh và cộng sự
132
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
Đạo đức nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu đã được thông qua Hội 
đồng Đạo đức – Trường Đại học Y tế Công 
cộng số 416/QĐ-ĐHYTC-HDD trước khi 
tiến hành triển khai trên thực địa. Nội dung 
nghiên cứu phù hợp, được Ban giám hiệu nhà 
trường đồng ý và ủng hộ. 
KẾT QUẢ
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung về ĐTNC
Đặc điểm Chi tiết Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Khối lớp Lớp 10 77 32,8
Lớp 11 84 35,7
Lớp 12 74 31,5
Giới Nữ 109 46,4
Nam 126 53,6
Người sống cùng Bố mẹ 177 75,3
Người thân (bố hoặc mẹ đơn thân, ông/bà, cô 
chú)
bác/chú)
20 8,5
Kí túc xá 38 16,2
Phương tiện Xe đạp điện 138 58,7
Xe máy điện đã đăng ký 89 37,9
Xe máy điện chưa đăng ký 8 3,4
Lần đầu tiên sử 
dụng XĐĐ & 
XMĐ
<16 tuổi 184 79,6
>16 tuổi 47 20,3
Tổng 235 100
Trên tổng số 235 ĐTNC, trung bình có 
khoảng hơn 30% các đối tượng thuộc 3 
khối lớp khác nhau. Học sinh nam chiếm tỉ 
lệ cao hơn nữ, chiếm 53,6%. Có 75,3% đối 
tượng đang sống với bố mẹ, số còn lại đang 
sống với người thân, ông bà, chú bác và có 
16,2% đang sống tại kí túc xá nhà trường. 
58,7% đối tượng sử dụng XĐĐ, và phần lớn 
sử dụng XMĐ đã đăng ký, tỉ lệ chưa đăng 
ký chỉ chiếm 3,4%. Đa số ĐTNC sử dụng 
XĐĐ & XMĐ lần đầu tiên từ lúc dưới 16 
tuổi, chiếm 79,6%.
Thực trạng một số hành vi nguy cơ khi tham 
gia giao thông đường bộ sử dụng xe đạp và 
xe máy điện của đối tượng nghiên cứu
Dương Đức Mạnh và cộng sự
133
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
Bảng 2. Tần suất vi phạm các hành vi ATGT bị xử phạt hoặc nhắc nhở
Đặc điểm
Chưa bao 
giờ (%)
Hiếm khi 
(%)
Thỉnh 
thoảng (%)
Thường 
xuyên (%)
Rất thường 
xuyên (%)
Vi phạm điều khiển tốc độ 62,1 22,1 14,9 0 0,9
Vi phạm mũ bảo hiểm 68,9 23 4,7 3,4 0
Vi phạm sử dụng ĐTDD 57,6 30,7 9,5 1,7 0,5
Vi phạm đi ngược chiều, 
sai làn
48,4 39,6 10,4 1,1 0,5
Vi phạm dàn hàng ngang 47,2 36,2 13,6 1,7 1,3
Vi phạm vượt đèn đỏ 63,4 28,9 5,5 1,3 0,9
Bảng 2 mô tả tần suất vi phạm các hành vi 
an toàn giao thông đường bộ của ĐTNC. Với 
hành vi vi phạm điều khiển tốc độ có 62,1% 
đối tượng chưa bao giờ thực hiện hành vi 
này và 21,2% hiếm khi thực hiện. Hành vi vi 
phạm MBH ( bao gồm không đội mũ, đội mũ 
không cài quai) có tới 23% đối tượng hiếm 
khi vi phạm, vi phạm đi ngược chiều, sai làn 
chiếm 39,6%, dàn hàng ngang là 36,2% và vi 
phạm vượt đèn đỏ là 28,9%. Có tới 13,6% đối 
tượng cho biết rằng họ thỉnh thoảng vi phạm 
hành vi dàn hàng ngang. Rất ít các trường hợp 
thường xuyên và rất thường xuyên vi phạm, 
chỉ chiếm khoảng dưới 2% đối tượng.
Biểu đồ 1. Hiểu biết của học sinh về quy định cấm các hành vi phạm luật 
Hầu hết các hành vi vượt đèn đỏ, dàn hàng 
ngang, vi phạm đường ngược chiều, sai làn 
và mũ bảo hiểm đều trên 90% đối tượng cho 
rằng Luật ATGT đường bộ cấm các hành vi 
này. Tuy nhiên hành vi sử dụng ĐTDD có tới 
14,0% cho rằng Luật không cấm hành vi này.
Dương Đức Mạnh và cộng sự
134
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
Bảng 3. Giới hạn vi phạm tốc độ và đặc điểm hành vi điều khiển xe quá tốc độ trong 1 
tháng vừa qua
Đặc điểm Chi tiết Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Giới hạn tốc độ
XĐĐ 
Đúng (không quá 25km/h)
Sai
73 31,1
162 68,9
Giới hạn tốc độ
XMĐ
Đúng (không quá 40km/h)
Sai
176 74,9
59 25,1
Đã từng vi phạm Chưa từng vi phạm 146 62,1
Đã từng vi phạm 89 37,9
Vi phạm lỗi khi Đi học 38 43,2
Đi chơi 28 31,8
Có việc đột xuất 38 16,2
Trên tổng số các ĐTNC, có 31,1% học sinh trả 
lời đúng rằng tốc độ tối đa cho xe đạp điện là 
không quá 25km/h, với xe máy điện có 74,9% 
trả lời đúng rằng tốc độ cho phép của xe máy 
điện không quá 40km/h. Có 89 đối tượng đã 
từng vi phạm hành vi này, 43,2% đối tượng vi 
phạm khi đang đi học, 31,8% khi đang đi chơi, 
và 16,2% vi phạm lỗi khi có việc đột xuất.
Biểu đồ 2. Tần suất vi phạm và truyền thông về đội MBH của học sinh trong 1 tháng 
vừa qua
Dương Đức Mạnh và cộng sự
135
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
Xét về tần suất vi phạm của ĐTNC, tỉ lệ 
hiếm khi không đội MBH chiếm tới 23%, tỉ 
lệ thỉnh thoảng và thường xuyên ở mức thấp 
dưới 5%. Tỉ lệ đối tượng không cài quai mũ 
cũng ở mức thấp dưới 20%. Tỉ lệ hiếm khi 
nghe tuyên truyền về đội MBH cũng ở mức 
cao 35,7% hiếm khi nghe và 29,0% thường 
xuyên nghe tuyên truyền.
Biểu đồ 3. Tần suất và mục đích sử dụng ĐTDD khi điều khiển XĐĐ & XMĐ trong 
vòng 1 tháng qua
Trên tổng số 235 ĐTNC, có 57,6% chưa sử dụng 
ĐTDD khi điều khiển XĐĐ & XMĐ bao giờ, 
30,7% hiếm khi sử dụng và 9,5% thỉnh thoảng 
sử dụng. Xét về mục đích sử dụng điện thoại 
khi TGGT, có tới 62,9% là dùng để nghe gọi, 
12,4% dùng điện thoại để chơi game, 11,4% 
nghe nhạc và 5,7% sử dụng mạng xã hội.
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên 235 
đối tượng là học sinh đại diện cho 3 khối lớp 
của trường trung học phổ thông Lê Hồng 
Phong, Nam Định có sử dụng XĐĐ & XMĐ. 
Trường trung học Phổ thông Lê Phong là 
trường chuyên lớn với số lượng học sinh theo 
học đông đến từ nhiều huyện trong tỉnh, vì thế 
ngoài việc ở với gia đình, các em còn có thể 
ở ký túc xá để học nội trú, vì thế có tới 16,2% 
học sinh ở tại ký túc xá ở trong trường, ngoài 
việc ở cùng bố mẹ, người thân. 
Theo nghiên cứu, có tới 79,6% sử dụng XĐĐ 
& XMĐ khi các em dưới 16 tuổi. Có thể lý 
giải điều này do nhà nước chưa giới hạn độ 
tuổi sử dụng XĐĐ mà chỉ giới hạn tuổi sử 
dụng XMĐ, vì thế hiện nay các em được tiếp 
cận và sử dụng XĐĐ từ khá sớm. Đây cũng 
là một vấn đề đáng quan tâm và cần có những 
văn bản quy định cụ thể hơn trong việc giới 
hạn độ tuổi sử dụng XĐĐ.
Xét về các lỗi vi phạm bị xử phạt, lỗi liên 
quan đến MBH chiếm tỉ lệ cao nhất, lỗi này 
có thể là không đội MBH, đội MBH không 
cài quai Mặc dù theo Khoản 2, Điều 31, 
Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển 
người ngồi trên XĐĐ & XMĐ phải đội MBH 
có cài quai đúng quy cách, tuy nhiên thực 
trạng tuân thủ đội MBH vẫn còn chưa cao (4).
Xét về ý kiến của các ĐNTC về Luật có quy 
định cấm các hành vi vi phạm luật giao thông 
đường bộ. Hầu hết các hành vi vượt đèn đỏ, 
dàn hàng ngang, vi phạm đường ngược chiều, 
sai làn và MBH đều trên 90% đối tượng cho 
rằng Luật ATGT đường bộ cấm các hành vi 
này. Tuy nhiên hành vi sử dụng ĐTDD có 
tới 14,0% cho rằng Luật không cấm hành vi 
này. Có thể thấy học sinh đã có nhận thức tốt 
về quy định của Luật ATGT đường bộ về các 
Dương Đức Mạnh và cộng sự
136
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
hành vi nói trên. Hầu hết với tất cả các hành 
vi, có khoảng hơn một nửa số học sinh chưa 
vi phạm bao giờ. Tỉ lệ này tương đương với 
với nghiên cứu của Nguyễn Văn Lượt khi 
chỉ ra tần suất thực hiện hành vi ít hơn 3 lần 
cũng ở mức từ 60-80%, tương đương với tần 
xuất chưa bao giờ và hiếm khi thực hiện trong 
nghiên cứu của tôi. Tỉ lệ rất thường xuyên 
thực hiện hành vi cũng tương đối thấp hơn 
rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Văn 
Lượt là từ 9-14%. Thêm vào đó, tỉ lệ hiếm khi 
nghe tuyên truyền về đội MBH cũng ở mức 
cao 35,7% hiếm khi nghe và 29,0% thường 
xuyên nghe tuyên truyền, có thể thấy vấn đề 
truyền thông về các hành vi nguy cơ ATGT 
cho học sinh vẫn còn kém. (5) 
Xét riêng với hành vi điều khiển xe quá tốc độ, 
có 31,1% học sinh trả lời đúng rằng tốc độ tối 
đa cho XĐĐ là không quá 25km/h, với XMĐ 
có 74,9% trả lời đúng rằng tốc độ cho phép của 
XMĐ không quá 40km/h. Có thể thấy học sinh 
vẫn chưa nắm rõ được những quy định về giới 
hạn tốc độ khi sử dụng XĐĐ & XMĐ. 
Đánh giá về hành vi vi phạm tốc độ gần nhất 
của học sinh, có tới 43,2% đối tượng vi phạm 
khi đang đi học, 31,8% khi đang đi chơi, chủ 
yếu hành vi xảy ra tại đường bằng phẳng dễ 
đi và chỉ có 8% xảy ra ở đường cao tốc. Có 
thể thấy thực trạng điều khiển xe quá tốc độ 
của học sinh sử dụng xe đạp và XMĐ rất đa 
dạng và phổ biến, tuy nhiên tỉ lệ bị phạt khi vi 
phạm hành vi này lại chưa cao. 
Xét về tỉ lệ học sinh biết về Luật quy định bắt 
buộc phải đội MBH là 97,02%. Theo nghiên 
cứu thực trạng đội MBH của thanh thiếu niên 
cũng cho thấy thanh niên có tỉ lệ không đội 
MBH trên đoạn đường ngắn hay trong đường 
làng chiếm tỉ lệ khá cao tới 65,5%. Nghiên cứu 
của Vũ Trí Hoạt cũng chỉ ra có tới 42,3% đối 
tượng cho rằng chỉ có 6,4% học sinh cho rằng 
chỉ cần thiết đội MBH khi đi đường dài, đường 
cao tốc, không cần đội MBH khi đi những 
quãng đường ngắn, nghiên cứu của chúng tôi 
cũng cho kết quả rằng tỉ lệ luôn luôn đội MBH 
khi đi XĐĐ cũng ở mức thấp chỉ 5,5%. 
Hành vi sử dụng ĐTDD, thiết bị âm thanh khi 
điều khiển XĐĐ & XMĐ là hành vi có tỉ lệ 
vi phạm tương đối thấp trên tổng số các hành 
vi trong nghiên cứu. Trên tổng số 235 ĐTNC, 
có 57,6% chưa sử dụng ĐTDD khi điều 
khiển XĐĐ & XMĐ bao giờ, 30,7% hiếm 
khi sử dụng và 9,5% thỉnh thoảng sử dụng. 
Theo nghiên cứu quan sát trực tiếp hành vi sử 
dụng ĐTDĐ trong khi lái xe đối tượng điều 
khiển XĐĐ có tỷ lệ sử dụng ĐTDĐ đặc biệt 
cao (với tỷ lệ 192/1000), điều này có thể do 
nghiên cứu của chúng tôi là tự báo cáo nên tỉ 
lệ thấp hơn so với nghiên cứu quan sát.
Đây là một nghiên cứu mới có rất ít nghiên cứu 
trên thế giới cũng như trong nước thực hiện. 
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như nguồn 
lực nên cuộc khảo sát chỉ có thể tiến được tại 
một trường THPT mà không thể mở rộng tất cả 
địa bàn nên tính khái quát chưa cao. Bộ câu hỏi 
sử dụng là bộ câu hỏi phát vấn tự điền, không 
có sự kiểm tra đối chiếu thực tế nên độ chính 
xác chưa cao. Vì vậy kết quả nghiên cứu chỉ 
mang tính chất đại diện cho một trường THPT 
khả năng suy rộng kết quả là hạn chế.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Nghiên cứu cho thấy thực trạng thực hiện các 
hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông của 
học sinh vẫn ở mức cao mặc dù trên 90% học 
sinh biết rằng luật quy định cấm những hành 
vi này. Học sinh vẫn còn chưa nắm rõ các quy 
định về việc không sử dụng ĐTDĐ, giới hạn 
tốc độ cho khi điều khiển XĐĐ & XMĐ. Các 
đối tượng thường vi phạm luật khi đi học (với 
điều khiển quá tốc độ là 43,2% và vi phạm đội 
MBH là 9,4%. Tỉ lệ học sinh sử dụng ĐTDĐ 
khi đi đường vẫn ở mức cao tới 42,4% trong 
1 tháng vừa qua. Vì thế, cần có các hình thức 
Dương Đức Mạnh và cộng sự
137
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
tuyên truyền hiệu quả hơn tại nhà trường và 
cộng đồng về tầm quan trọng trong việc tuân 
thủ Luật ATGT, đặc biệt là sự nguy hiểm của 
các hành vi nguy cơ, các lực lượng chức năng 
của tỉnh cần quyết liệt triển khai, đồng bộ các 
biện pháp nhằm đảm bảo ATGT nhất là khu 
vực trường học thường xuyên và đầy đủ và có 
những hình phạt cụ thể như phạt tiền, thu giữ 
phương tiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WHO. More than 1.2 million adolescents 
die every year, nearly all preventable 2017 
[Available from: https://www.who.int/en/
news-room/detail/16-05-2017-more-than-1-2-
million-adolescents-die-every-year-nearly-all-
preventable.
2. Ủy ban ATGT quốc gia. nghiên cứu ATGT ở 
học sinh trung học phổ thông năm 2016. 2016.
3. Fergusson D, Horwood L, Swain N. Ethnicity 
and Criminal Convictions: Results of a 21-
year Longitudinal Study. Australian and New 
Zealand Journal of Criminology - AUST N Z J 
CRIMINOL. 2003;36:354-67.
4. Bộ Công an. Thông tư 31/2019/TT-BGTVT tốc 
độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới khi 
tham gia giao thông. 2019.
5. Nguyễn Văn Lượt*. Hành vi nguy cơ khi tham 
gia giao thông đường bộ của thanh thiếu niên 
2015;Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 31, Số 
5 (2015) 26-33.
Dương Đức Mạnh và cộng sự
138
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
Risky behavior of participating in road trafc by electric motorbikes, 
electric bicycles by students of Le Hong phong high school, Nam Dinh 
province, 2019
Duong Duc Manh1, Hoang Thuy Dung2, Pham Viet Cuong2
1 Nam Dinh city healthcare center
2 Hanoi University of Public Health
Objective: describe some risky behaviors when participating in road trafc by electric 
motorbikes, electric bicycles of pupils of Le Hong Phong High School, Nam Dinh province 
in 2019. Research Methodology: This was a cross-sectional study, using quantitative research 
methods with the participation of 235 pupils of Le Hong Phong High School, Nam Dinh 
province in the period of May to October, 2019. Results and recomendations: More than 235 
students using electric bicycles and electric motorbikes, with 37.9% speed control violations, 
31.1% of whom had committed a violation, a helmet violation was 31.1 % and 42.4% have ever 
used a mobile phone while driving, the act of passing a red light, going in the wrong lane and 
crossing a line also has a violation rate of over 50%. More than 90% of students know that it 
is prohibited by law. Conclusion: Research shows that there is a need for more effective forms 
of communication about compliance with the Law on Trafc Safety. The provincial authorities 
should comprehensively implement measures to ensure trafc safety, especially the regular and 
complete school area and specic penalties.
Keywords: risk behavior, trac safety, electric bicycles, electric motorbikes, high school 
students, speeding, helmets
Dương Đức Mạnh và cộng sự

File đính kèm:

  • pdfmot_so_hanh_vi_nguy_co_khi_tham_gia_giao_thong_duong_bo_bang.pdf