Hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Khoái Châu

Đặc thù trong hoạt động ngân hàng, tiền vốn là yếu tố quyết định mọi hoạt động kinh doanh. Thực

tế, tại các ngân hàng thương mại hiện nay, vốn tự có chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ còn lại là vốn huy động, vốn

đi vay và vốn khác. Trong đó, vốn huy động luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất và ổn định nhất. Do vậy có thể

khẳng định công tác huy động vốn có vai trò to lớn quyết định đến khả năng hoạt động và phát triển của

ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh huyện Khoái Châu

cũng như tất cả các ngân hàng khác trong định hướng phát triển, tăng cường huy động vốn vẫn là ưu tiên

hàng đầu. Nghiên cứu hoạt động của ngân hàng trong những năm qua cho thấy, ngân hàng luôn có các

biện pháp để tăng cường lượng vốn huy động và đạt được những kết quả nhất định góp phần nâng cao uy

tín và năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Khoái Châu trang 1

Trang 1

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Khoái Châu trang 2

Trang 2

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Khoái Châu trang 3

Trang 3

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Khoái Châu trang 4

Trang 4

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Khoái Châu trang 5

Trang 5

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Khoái Châu trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 7300
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Khoái Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Khoái Châu

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Khoái Châu
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology 99
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH HUYỆN KHOÁI CHÂU
Đào Đức Bùi
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 02/11/2018
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 23/11/2018
Ngày bài báo được duyệt đăng: 05/12/2018
Tóm tắt:
Đặc thù trong hoạt động ngân hàng, tiền vốn là yếu tố quyết định mọi hoạt động kinh doanh. Thực 
tế, tại các ngân hàng thương mại hiện nay, vốn tự có chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ còn lại là vốn huy động, vốn 
đi vay và vốn khác. Trong đó, vốn huy động luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất và ổn định nhất. Do vậy có thể 
khẳng định công tác huy động vốn có vai trò to lớn quyết định đến khả năng hoạt động và phát triển của 
ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh huyện Khoái Châu 
cũng như tất cả các ngân hàng khác trong định hướng phát triển, tăng cường huy động vốn vẫn là ưu tiên 
hàng đầu. Nghiên cứu hoạt động của ngân hàng trong những năm qua cho thấy, ngân hàng luôn có các 
biện pháp để tăng cường lượng vốn huy động và đạt được những kết quả nhất định góp phần nâng cao uy 
tín và năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.
Từ khoá: Ngân hàng thương mại, huy động vốn.
1. Đặt vấn đề
Ngân hàng thương mại với chức năng chính 
là đi vay để cho vay nên nguồn vốn huy động quyết 
định phần lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng của 
ngân hàng, quyết định đến giá cả, qui mô, cơ cấu 
và thời hạn của các khoản vay. Nguồn vốn dồi dào 
tạo điều kiện cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu của 
khách hàng, mở rộng mối quan hệ với khách hàng 
mới, đồng thời tạo được sự tin tưởng của khách 
hàng. Vốn huy động của ngân hàng càng lớn thể 
hiện khả năng thu hút khách hàng tốt, khách hàng 
tin tưởng vào hoạt động của ngân hàng, uy tín của 
ngân hàng được nâng cao.
Nhận thức được điều đó, trong những năm 
qua, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
– chi nhánh huyện Khoái Châu (NHNo & PTNT 
Khoái Châu) luôn quan tâm đúng mức và đặt công 
tác huy động vốn là một nhiệm vụ trọng tâm trong 
hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua việc 
qui định lãi suất cho vay của ngân hàng nhà nước 
(NHNN) để qui định mức lãi suất cho từng loại, 
từng thời gian, từng đối tượng, từng địa phương, 
đồng thời cũng có những quy định linh hoạt trong 
việc áp dụng các phương thức trả lãi nhằm mục tiêu 
huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư 
và các tổ chức kinh tế. Phấn đấu tăng trưởng nguồn 
vốn để chủ động cho vay, góp phần phát triển kinh 
tế trong tỉnh.
2. Mục tiêu ngiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân 
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi 
nhánh huyện Khoái Châu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích nguồn vốn huy động theo kỳ hạn.
- Phân tích nguồn vốn theo thành phần kinh 
tế.
- Đánh giá kết quả đạt được trong công tác 
huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn – chi nhánh huyện Khoái Châu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh huyện 
Khoái Châu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: tại ngân hàng Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn – chi nhánh huyện Khoái 
Châu.
Về thời gian: Số liệu thu thập từ 2015-2017.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thôn - Chi nhánh huyện Khoái Châu
NHNo & PTNT Việt Nam được thành 
lập theo NĐ53/HĐBT của chủ tịch hội đồng bộ 
trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ, sau đó đổi tên 
là NHNN Việt Nam theo quyết định số 280/QĐ- 
NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng 
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology100 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018
Nhà Nước (NHNN) được Thủ tướng Chính phủ ủy 
quyền ký quyết định thành lập tại văn bản số 3329/
ĐMDN ngày 11/07/1996 lấy lại tên NHNo & PTNT 
Việt Nam, có vốn điều lệ 2.200 tỷ đồng. 
Cùng với sự tái lập tỉnh (1997), NHNo & 
PTNT tỉnh Hưng Yên được thành lập theo quyết 
định số 595/QĐ - NHNN- 02 ngày 16/12/1996 
của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. Chi 
nhánh chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/97 và 
sau đó là các Ngân hàng huyện, thị xã cùng đi vào 
hoạt động. Trong tỉnh, các huyện không có sự phân 
tách thì cũng bắt đầu hoạt động từ ngày 01/ 01/ 97, 
đó là các huyện: Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi, Kim 
Động. Còn các huyện tách sau thì bắt đầu hoạt động 
từ ngày 01/01/99, đó là các huyện: Mỹ Hào, Văn 
Giang, Khoái Châu, Khoái Châu, Yên Mỹ.
NHNo & PTNT chi nhánh huyện Khoái 
Châu - Hưng Yên được tái lập ngày 1/9/1999 sau 
khi tách huyện Châu Giang thành 2 huyện Khoái 
Châu và Văn Giang theo quyết định của Thủ tướng 
Chính phủ.
Từ khi tái lập đến nay NHNo & PTNT chi 
nhánh huyện Khoái Châu đã đạt được nhiều thành 
tích cao trong hoạt động kinh doanh của mình, đã 
được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen của 
các cấp, các ngành.
4.2. Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh 
huyện Khoái Châu
Trong điều kiện kinh tế có nhiều thay đổi, lãi 
suất huy động vốn trên thị trường luôn biến động, 
cạnh tranh ngày càng gay gắt, công tác huy động 
vốn của các Ngân hàng thương mại ngày càng gặp 
nhiều khó khăn. Với nỗ lực duy trì ở mức tốt nhất 
có thể, phát huy thế mạnh, bám sát các biến động 
đó với sự chỉ đạo, có chế, chính sách điều hành của 
Ngân hàng Nhà nước, NHNo & PTNT chi nhánh 
Khoái Châu đã có những điều chỉnh phù hợp với thị 
trường. Cụ thể, các hình thức huy động vốn đa dạng 
đã đạt được kết quả nhất định.Mỗi hình thức có thế 
mạnh riêng phù hợp với điều kiện từng vùng từng 
thành phần kinh tế.
Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tình hình huy 
động vốn của chi nhánh qua 3 năm từ năm 2015-
2017 có nhiều biến động. Năm 2015, nguồn vốn huy 
động đạt 324.906 triệu. Bước sang năm 2016, chi 
nhánh huy động được 458.960 triệu, tăng 134.054 
triệu so với  ... trên 24 tháng 35.838 11,03 52.569 11,45 46,69 87.724 13,03 66,87
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology 101
II- Loại tiền
1. Nội tệ 283.643 87,30 414.716 90,36 46,21 612.941 91,03 47,80
2. Ngoại tệ quy đổi 41.263 12,70 44.244 96,40 7,22 60.399 8,97 36,51
III-Thành phần 
kinh tế
1. Tiền gửi dân cư 276.495 85,10 381.855 83,20 38,11 591731 87.88 54.96
2.Tiền gửi TCKT 8.935 2,75 7.986 1,74 -10,62 7462 1.11 -6.56
3.Tiền gửi TCTD 97 0,03 275 0,06 182,52 333 0.05 20.86
4. TGKB 39.379 12,12 68.844 15,00 74,83 73814 10.96 7.22
(Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh từ 2015-2017)
* Phân tích nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Có thể thấy nguồn vốn huy động ngắn hạn 
luôn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động. 
Năm 2015, nguồn vốn này chiếm 63.5% so với tổng 
nguồn vốn huy động nhưng sang năm 2016 đã tăng 
lên 67.82%, và năm 2017 giảm còn 64.21%. Bất 
cứ ngân hàng nào cũng vậy, để đảm bảo khả năng 
thanh khoản cũng như hạn chế những rủi ro có thể 
xảy ra khi lãi suất biến động thì trong nguồn vốn 
huy động luôn duy trì nguồn vốn ngắn hạn với một 
tỷ trọng cao.tiền gửi này được huy động chủ yếu 
từ các TCKT- XH, các doanh nghiệp và tài khoản 
của các TCTD khác, dân cư huy động không đáng 
kể. Tuy vốn từ tiền gửi không kỳ hạn ngân hàng sẽ 
phải dự trữ một tỷ lệ nhất định rồi mới được đem đi 
kinh doanh và nguồn vốn không ôn định bởi khách 
hàng có thể rút bất cứ lúc nào, nhưng chi phí trả lãi 
của tiền gửi không kỳ hạn rất thấp. Đây cũng là một 
trong những lý do mà ngân hàng muốn tăng cường 
lượng tiền này trong phương thức huy động vốn của 
mình.
Căn cứ vào bảng số liệu 2.1 ta có thể thấy 
một diễn biến rất trái chiều giữa nguồn vốn huy 
động dưới 12 tháng với nguồn vốn huy động từ 12-
24 tháng và nguồn vốn huy động trên 24 tháng. Đó 
là nguồn vốn huy động dưới 12 tháng có xu hướng 
tăng cả về qui mô lẫn tỷ trọng vào năm 2016 và 
giảm dần vào năm 2017.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
(Nguồn: Số liệu từ Bảng 2.1)
Ngược lại, nguồn vốn huy động từ 12 tháng 
trở lên lại có xu hướng giảm vào năm 2016 và tăng 
dần vào năm 2017. Cụ thể, nguồn vốn huy động 
dưới 12 tháng tăng từ 206.358 triệu năm 2015 lên 
311.270 triệu vào năm 2016 (tốc độ tăng 50,84%) 
và giảm xuống còn 432.347 triệu vào năm 2017 (tốc 
độ tăng 38.90%). Nguồn vốn huy động từ 12-24 
tháng có xu hướng tăng từ 82.560 triệu năm 2015 
lên 95.121 triệu năm 2016 (tương ứng với tốc độ 
tăng 20.73%) và năm 2017 đạt 153.269 triệu tăng 
61,13% so với năm 2016. Nguồn vốn huy động trên 
24 tháng cũng có chiều hướng biến đổi giống như 
nguồn vốn huy động từ 12-24 tháng. Nhưng so với 
nguồn vốn từ 12-24 tháng thì tốc độ tăng cao hơn 
năm 2016 tăng 46,69%, năm 2017 tăng 66,87%. 
Đây là loại tiền rất nhạy cảm với lãi suất do thời 
gian nhàn rỗi được dài, khách hàng đã kế hoạch 
hoá từ trước khi quyết định gửi vào ngân hàng theo 
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology102 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018
những kỳ hạn nhất định. Trong khoản tiền gửi này, 
chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
* Phân tích nguồn vốn huy động theo loại 
tiền:
 Qua Bảng 2.1 ta thấy, tiền gửi nội tệ và 
ngoại tệ đều tăng về quy mô năm 2016, nội tệ tăng 
46,21% (tương ứng với 131.073 triệu) và ngoại tệ 
tăng 7.22% (2.981 triệu VND quy đổi) so với năm 
2015. Năm 2017 xu hướng huy động tiền nội tệ 
vẫn tăng mạnh với tốc độ tăng 47.8% (tương ứng 
198.225 triệu), huy động bằng ngoại tệ tăng 36.51% 
(tương ứng với 16.155 triệu VND quy đổi) so với 
năm 2016. Có được kết quả trên là do chi nhánh đã 
không ngừng nâng cao uy tín, chế độ đãi ngộ với 
khách hàng. Thêm vào đó tình hình kinh tế trên địa 
bàn ngày càng phát triển là nguyên nhân chính dẫn 
đến tiền gửi của khách hàng ngày càng tăng.
Tiền gửi ngoại tệ cũng tăng về quy mô 
nguyên nhân là do Ngân hàng Nhà nước đã tăng 
tỷ giá hối đoái giữa tiền Việt Nam và Đô La Mỹ, 
EURO. Nguyên nhân thứ hai là do đầu năm 2017 
có chính sách quản lý chặt chẽ về giao dịch ngoại 
tệ. Nên lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường ít 
đi, khách hàng có xu hướng gửi vào ngân hàng tăng 
lên.Thêm vào đó hoạt động xuất nhập khẩu của một 
số doanh nghiệp trong khu vực phát triển, lượng 
tiền gửi ngắn hạn của các doanh nghiệp này tăng và 
chủ yếu là đồng USD và EURO.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
(Nguồn: Số liệu từ Bảng 2.1)
Tuy nhiên nếu xét về cơ cấu huy động theo 
loại tiền qua biểu đồ trên ta thấy tiền gửi nội tệ luôn 
chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng năm 2015 
tỷ trọng tiền gửi nội tệ là 87,3%, năm 2016 là 90,36 
và sang năm 2017 tăng lên 91,02%. Tiền gửi ngoại 
tệ có xu hướng giảm về cơ cấu trong tổng vốn huy 
động.
Nguyên nhân có sự chênh lệch về cơ cấu 
giữa tiền gửi nội tệ và ngoại tệ là do lãi suất huy 
động tiền ngoại tệ thấp hơn so với nội tệ. Thêm vào 
đó đây là địa bàn phát triển mạnh về kinh tế nông 
nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là 
doanh nghiệp Việt Nam nên lượng tiền gửi chủ yếu 
là đồng nội tệ.
* Phân tích nguồn vốn theo thành phần kinh 
tế:
Cơ cấu nguồn vốn huy động rất đa dạng gồm 
có tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh 
tế, tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền gửi kho 
bạc.
Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư vẫn là nguồn 
vốn chủ yếu mà ngân hàng huy động được. Nó 
luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn 
huy động và tăng mạnh qua các. Năm 2015, nguồn 
vốn huy động được từ dân cư chỉ có 276.495 triệu, 
chiếm tỷ trọng 85.1% so với tổng nguồn vốn huy 
động. Sang năm 2016, số tiền huy động được đã 
tăng lên 381.855 triệu (tương ứng tăng 105.360 triệu 
với tốc độ tăng 38,11%), chiếm tỷ trọng 83,20% so 
với nguồn vốn huy động. Năm 2017, số tiền huy 
động từ dân cư tăng mạnh với 591.713 triệu chiếm 
tỷ trọng 87.88%, tốc độ tăng so với năm 2016 là 
54,96% tương ứng tăng 209.876 triệu. Có được kết 
quả trên là nhờ ngân hàng đã luôn nghiên cứu, tìm 
tòi, đưa ra những biện pháp chỉ đạo cụ thể nhằm thu 
hút vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Bên cạnh đó, nền kinh tế ở địa phương ngày 
càng phát triển, thu nhập của mọi tầng lớp dân cư 
ngày càng tăng, đặc biệt kinh tế nông nghiệp ở khu 
vực Khoái Châu phát triển mạnh. Người dân thu 
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology 103
hoạch hoa màu và cây ăn quả đạt năng suất cao và 
giá trị kinh tế lớn. Thêm vào đó, mặc dù nền kinh 
tế nước ta nhìn chung là khó khăn, tuy nhiên những 
hộ gia đình buôn bán nhỏ lẻ ở địa phương thu nhập 
vẫn ổn định và khá giả, tiết kiệm trong dân cư tăng 
và tạo điều kiện thuận lợi cho NHNo & PTNT chi 
nhánh Khoái Châu huy động vốn.
Bộ phận tiền gửi của các tổ chức kinh tế 
ngày càng giảm, cả về qui mô lẫn tỷ trọng. Năm 
2015, tiền gửi của bộ phận này đạt 8.935 triệu, 
chiếm tỷ trọng 2.75% tổng nguồn vốn nhưng năm 
2016 giảm xuống còn 7.986 triệu chiếm tỷ trọng 
1,74% (tốc độ giảm 10,62%), sang năm 2017 thì 
qui mô tiền gửi của bộ phận này tiếp tục giảm còn 
7.462 triệu, chiếm tỷ trọng 1,11% (giảm 6,56%). Sự 
giảm sút cả về qui mô lẫn tỷ trọng này là do hoạt 
động kinh doanh của doanh nghiệp trong hai năm 
2016 và 2017 bị tác động trực tiếp của nền kinh tế, 
hiệu quả kinh doanh giảm sút, lợi nhuận thấp nên 
tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu là các khoản 
tiền gửi ngắn hạn vì thế mà giảm sút.
Tiền gửi kho bạc cũng chiếm một tỷ lệ đáng 
kể trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2015, số 
lượng tiền gửi của kho bạc là 39.379 triệu chiếm 
12.12% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2016 
lượng tiền gửi tăng lên 68.844 triệu chiếm tỷ trọng 
15% và tăng 74,83% so với năm 2016, năm 2017 
tiếp tục tăng lên là 73.814 triệu tương ứng với 
10,96% với tốc độ tăng là 7,22% so với năm 2016. 
Tiền gửi kho bạc trong ngân hàng tăng vì trong 2 
năm 2016, 2017 các đơn vị hành chính, sự nghiệp 
tại khu vực huyện Khoái Châu đều chi trả lương cho 
các bộ công chức, viên chức qua tài khoản dẫn đến 
lượng tiền tăng lên đáng kể. 
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền 
gửi của các tổ chức tín dụng là không đáng kể, năm 
2015 chỉ chiếm có 0.03%, năm 2016 chỉ chiếm có 
0,05% và năm 2017 tăng lên 0.06% so với tổng 
nguồn vốn huy động, mặc dù nguồn vốn huy động 
từ các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhưng 
chi nhánh không chú trọng nhiều đến việc huy động 
vốn từ tổ chức tín dụng. Trong thời gian tới thì khả 
năng trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân 
hàng sẽ không còn có bộ phận này.Vì hầu hết các tổ 
chức tín dụng chỉ để tiền gửi không kỳ hạn tại ngân 
hàng và đây cũng là tổ chức với hoạt động chủ yếu 
là đi vay để cho vay nên việc sử dụng đồng vốn của 
họ để sinh lời không có hiệu quả.
2.3. Một số kết quả đạt được trong công tác huy 
động vốn tại NHNo & PTNT chi nhánh Khoái Châu
Ngân hàng NHNo& PTNT Việt Nam nói 
chung và NHNo & PTNT chi nhánh Khoái Châu 
nói riêng luôn vươn tới với mục tiêu phát triển trở 
thành một tập đoàn ngân hàng đa năng. Cùng với 
việc mở rộng mạng lưới, Ngân hàng tập trung phát 
triển mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như 
các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Mobile Bing, 
Internet Bing, thẻ ATM, mạng lưới máy chấp nhận 
thẻ POS Từ đó tăng cường cho công tác huy đông 
vốn một cách hiệu quả và quy mô ngày càng mở 
rộng.
Về quy mô huy động vốn: Với mục tiêu và 
chiến lược kinh doanh nhằm không ngừng mở rộng 
quy mô, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, 
NHNo & PTNT chi nhánh Khoái Châu đặt ra 
phương châm tập trung khai thác nguồn nhàn rỗi 
của các thành phần kinh tế một cách có hiệu quả, 
chú trọng hơn tới những đối tượng trong ngành để 
tài trợ cho những nhu cầu ngày càng tăng của danh 
mục tài sản. Trong những năm trở lại đây, vốn huy 
động của NHNo & PTNT chi nhánh Khoái Châu 
tăng dần qua các năm tạo điều kiện thuận lợi cho 
ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay và đầu 
tư của mình. 
Về cơ cấu: Cũng giống các ngân hàng thương 
mại khác, nguồn huy động chủ yếu của là nguồn 
ngắn hạn. Trong nguồn tiền gửi, tiền gửi không kỳ 
hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng 
cao một mặt tạo điều kiện tăng số dư và giảm chi 
phí đầu vào, mặt khác giúp ngân hàng mở rộng các 
dịch vụ liên quan đến huy động vốn như phát hành 
thẻ .v.v.. Tiền gửi nội tệ và tiền gửi của các tầng lớp 
dân cư chiếm tỷ trọng cao và ổn định thể hiện đời 
sống của người dân khá giả, mức tiết kiệm trong 
dân cư tăng lên.
Nguyên nhân kết quả đạt được: NHNo & 
PTNT chi nhánh Khoái Châu không ngừng lớn 
mạnh cả về quy mô và cơ cấu, phát triển một mạng 
lưới huy động vốn rộng khắp ở tất cả các chi nhánh 
tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm. Thương 
hiệu của ngân hàng ngày càng có chỗ đứng tin cậy, 
vững chắc trong lòng khách hàng. Trong công tác 
điều hành và quản lý vĩ mô, NHNo & PTNT chi 
nhánh Khoái Châu đã sớm đề ra những mục tiêu, 
nhiệm vụ và biện pháp huy động vốn hợp lý, luôn 
bổ sung và hoàn chỉnh các quy chế theo hướng phát 
huy quyền chủ động sáng tạo. Là một ngân hàng 
thương mại cổ phần nhà nước do vậy ngân hàng rất 
được sự quan tâm, chỉ đạo của nhà nước. Chính vì 
thế đem lại lợi thế cho NHNo & PTNT chi nhánh 
Khoái Châu trong hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra đội ngũ cán bộ ngân hàng là những 
người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt. Đồng 
thời, ngân hàng đã tạo dựng một môi trường làm 
việc hấp dẫn và thuận lợi nhằm thu hút nhân viên 
giỏi, luôn khuyến khích người lao động học tập, 
nâng cao trình độ. Đây cũng là một lợi thế của ngân 
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology104 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018
hàng trong hoạt động huy động vốn.
Tóm lại: Nhìn chung trong 3 năm qua, 
công tác huy động vốn của ngân hàng đã có nhiều 
chuyển biến tích cực. Quy mô vốn huy động có xu 
hướng tăng, đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ cho 
nhu cầu vay vốn của khách hàng. Có được điều này 
là NHNo & PTNT chi nhánh Khoái Châu luôn coi 
trọng và quan tâm đến công tác huy động vốn, có 
những chiến lược thu hút vốn hợp lý, tận dụng mọi 
nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua việc 
đa dạng hóa hình thức huy động. Đồng thời, với 
lợi thế là ngân hàng thương mại cổ phần của nhà 
nước, NHNo & PTNT chi nhánh Khoái Châu luôn 
tạo được uy tín và lòng tin đối với các tổ chức và 
mọi tầng lớp dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho 
ngân hàng trong hoạt động huy động vốn.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trung tâm 
Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Công nghệ, 
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên thông 
qua đề tài mã số UTEHY.T006.P1718.04.
Tài liệu tham khảo
[1]. Báo cáo tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Khoái 
Châu các năm 2015- 2017.
[2]. Báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh 
huyện Khoái Châu các năm 2015- 2017.
[3]. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội 2017.
[4]. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
CAPITAL MOBILIZATION OF
VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-KHOAI CHAU BRANCH
Abstract:
Particularly in banking, capital is the decisive factor for all business activities. In fact, commercial 
banks now own only a small percentage of capital mobilized, borrowed capital and other capital. In 
particular, capital mobilization always occupy the largest proportion and stability. Therefore, it can be 
said that the mobilization of capital plays a big role in determining the operation and development of 
commercial banks. Bank for Agriculture and Rural Development - Khoai Chau district branch as well as all 
other banks in the orientation of development, raising capital mobilization is still the top priority. Research 
on bank operations in recent years shows that banks always take measures to increase capital mobilization 
and achieve certain results, contributing to enhance prestige and competitiveness in business.
Keywords: Commercial banks, capital mobilization.

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_huy_dong_von_cua_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_tri.pdf