Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu

đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh

tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo trình gồm 5 chương đã thể hiện được những kiến thức cơ bản trong phân tích

hoạt động kinh doanh, nội dung giáo trình gồm:

Chương 1: Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh

Chương 2: Phân tích kết quả sản xuất

Chương 3: Phân tích giá thành

Chương 4: Phân tích tiêu thụ và lợi nhuận

Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 1

Trang 1

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 2

Trang 2

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 3

Trang 3

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 4

Trang 4

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 5

Trang 5

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 6

Trang 6

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 7

Trang 7

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 8

Trang 8

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 9

Trang 9

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 125 trang minhkhanh 12380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 
 NGÀNH/NGHỀ: KẾ TOÁN 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 
 NGÀNH/NGHỀ: KẾ TOÁN 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
 THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Đinh Thị Hoàng Nguyên 
 Học vị: Thạc sỹ Kế toán 
 Đơn vị: Khoa Kế toán Tài chính 
 Email: dinhthihoangnguyen1985@gmail 
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM 
 BỘ MÔN ĐỀ TÀI 
 HIỆU TRƯỞNG 
 DUYỆT 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu 
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu 
đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh 
tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 
 Giáo trình gồm 5 chương đã thể hiện được những kiến thức cơ bản trong phân tích 
hoạt động kinh doanh, nội dung giáo trình gồm: 
 Chương 1: Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh 
 Chương 2: Phân tích kết quả sản xuất 
 Chương 3: Phân tích giá thành 
 Chương 4: Phân tích tiêu thụ và lợi nhuận 
 Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính 
 Giáo trình đã được hội đồng khoa học của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật đánh 
giá và cho phép lưu hành nội bộ để làm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập ở 
trường, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo thiết thực cho giảng viên, sinh viên – học 
sinh. 
 Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, tác giả đã có những cố gắng để giáo trình 
đảm bảo được tính khoa học, hiện đại và gắn liền với thực tiễn Việt Nam. 
 Tuy nhiên giáo trình chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình 
thức. Nhà trường và tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của giảng viên và 
sinh viên trong quá trình sử dụng để xây dựng này một hoàn thiện hơn. 
 TP.HCM, ngày 16 tháng 09 năm 2020 
 Tham gia biên soạn 
 1. Đinh Thị Hoàng Nguyên 
 2. Diệp Tiên 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 1 
 MỤC LỤC 
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................. 1 
Chương 1: Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh ................................... 7 
1.1. Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh ............................................................... 7 
1.1.1. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh.............................................................. 8 
1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh .......................................................... 9 
1.1.3. Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh ............................................................ 9 
1.2. Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh............................................................... 10 
1.3. Tổ chức và công tác phân tích ....................................................................................... 20 
1.3.1. Phân loại công tác phân tích ....................................................................................... 20 
1.3.2. Tổ chức công tác phân tích ......................................................................................... 20 
Chương 2 : Phân tích kết quả sản xuất ................................................................................ 23 
2.1. Ý nghĩa phân tích ........................................................................................................... 26 
2.2. Phân tích kết quả sản xuất và mặt khối lượng ............................................................... 26 
2.2.1. Phân tích quy mô sản xuất và sự thích ứng với thị trường ......................................... 26 
2.2.2. Phân tích kết quả sản xuất theo mặt hàng ................................................................... 28 
2.2.3. Phân tích tính chất đồng bộ trong sản xuất ................................................................. 29 
2.2.4. Phân tích tính đều đặn trong sản xuất ......................................................................... 30 
2.3. Phân tích kết quả sản xuất và mặt chất lượng sản phẩm ............................................... 30 
2.3.1. Đối với sản phẩm có phân chia thứ hạng và chất lượng ............................................. 30 
2.3.2. Đối với sản phẩm không phân chia thứ hạng và chất lượng ....................................... 33 
2.4. Bài tập chương 2 ............................................................................................................ 36 
Chương 3 : Phân tích giá thành............................................................................................ 39 
3.1. Ý nghĩa ........................................................................................................................... 39 
3.2. Phân tích chung tình hình giá thành............................................................................... 39 
3.2.1. Phân tích tình hình biến động giá thành đơn vị .......................................................... 40 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 2 
3.2.2. Phân tích tình hình biến động tổng giá thành ............................................................. 41 
3.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành SP so sánh được .................. 43 
3.3.1. Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh 
được ...................................................................................................................................... 43 
3.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực h ...  
 Từ phân tích trên, cho thấy sự gia tăng của tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của năm X4 
so với năm X3 là do sự gia tăng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 108 
 Phân tích hoạt động kinh doanh Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính 
 • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 
 Một thước đo quan trọng về khả năng sinh lợi từ quan điểm của chủ sở hữu là tỷ 
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tỷ số này cho biết một đồng được chủ sở hữu đầu tư 
kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được tính 
theo công thức sau: 
 Lợi nhuận sau thuế 
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 
 Vốn chủ sở hữu bình quân 
 Đối với Công ty K, tỷ số này năm X4 và X3 được tính như sau (năm X2 vốn chủ sở 
hữu của Công ty K là 6,780 triệu đồng): 
 X3 X4 
 529 tr.đồng 703 tr.đồng 
 = 7,9% = 10,5% 
 (6.642+6.780)/2 tr đồng (6.737+6.442)/2 tr đồng 
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm X4 đã được cải thiện so với năm X3, từ 
7,9% vào năm X3 tăng lên 10,5% vào năm X4. 
 Câu hỏi được đặt ra là, tại sao có sự khác nhau giữa tỷ suấ t lợi nhuận trên vốn chủ 
sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của Công ty K ? Câu trả lời là do Công ty K sử 
dụng có hiệu quả đòn bẩy tài chính, đã tạo ra một tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 
năm X4 là 10,5% lớn hơn tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm X4 là 2,9%. 
 Một doanh nghiệp có sử dụng nguồn tài trợ từ nợ phải trả mang lại lợi nhuận được 
xem là có sử dụng đòn bẩy tài chính. Nếu doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 
(được tính theo lợi nhuận trước thuế và lãi vay - EBIT) lớn hơn so với iỳ lệ lãi phải trả 
cho các nguồn tài trợ từ nợ phải trả, khi đó sẽ iàm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở 
hữu của doanh nghiệp. Tác động của đòn bẩy tài chính đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ 
sở hữu, được thể hiện qua công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu như sau: 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 109 
 Phân tích hoạt động kinh doanh Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính 
 Lợi nhuận sau thuế 
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 
 Vốn chủ sở hữu bình quân 
 Lợi nhuận Doanh Tổng tài sản 
 sau thuế thu thuần bình quân 
 x x 
 = 
 Doanh Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu 
 thu thuần bình quân bình quân 
 Ảnh hưởng của mức độ sử dụng nguồn tài trợ từ nợ phải trả tác động đến tỷ suất lợi 
nhuận trên vốn chủ sở hữu được mimh họa qua ví dụ sau: Ba công ty X, Y, z hoạt động 
kinh doanh trong cùng một ngành, năm 20x9 có tài liệu như sau: a. Giả định tổng tài sản 
và nguồn vốn của 3 công ty mày là bằng nhau, toàn bộ nợ phải trả là nguồn vốn tín dụng, 
mức độ sử dụng nợ của 3 công ty là khác nhau, có tài liệu vào ngày 31/12/20x9: 
 Công ty X Công ty Y Công ty Z 
 Tổng Tài sản 2.000.000 2.000.000 2.000.000 
 Tổng nguồn vốn 2.000.000 2.000.000 2.000.000 
 Nợ phải trả - 1.000.000 1.500.000 
 Vốn chủ sở hữu 2.000.000 1.000.000 500.000 
 b. Giả định lợi nhuận trước thuế và lãi vay của 3 công ty này trong năm 20x9 là 
bằng nhau. Trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi, bình thường và thuận lợi thì lợi 
nhuận trước thuế và lãi vay của mỗi công ty lần lượt đạt được là 80.000, 240.000, 
400.000. 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 110 
 Phân tích hoạt động kinh doanh Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính 
 c. Lãi suất tiền vay là 12%/ năm, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. 
 Căn cứ vào tài liệu trên ta lập bảng tính toán như sau: 
 Không Bình Thuận 
 thuận lợi thường lợi 
 Tổng tài sản 2.000.000 2.000.000 2.000.000 
 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 80.000 240.000 400.000 
 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 
 (tính theo lợi nhuận trước thuế và lãi 
 vay) 4% 12% 20% 
 Công ty X (nợ vay = 0%) 
 - Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 80.000 240.000 400.000 
 - Chi phí lãi vay (12%/năm) - - - 
 - Lợi nhuận trước thuế 80.000 240.000 400.000 
 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 
 (thuế suất 25%/năm) 20.000 60.000 100.000 
 - Lợi nhuận sau thuế 60000 180000 300000 
 - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 3% 9% 15% 
 Công ty Y (nợ vay = 50%) 
 - Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 80.000 240.000 400.000 
 - Chi phí lãi vay (12%/năm) 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 111 
 Phân tích hoạt động kinh doanh Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính 
 120.000 120.000 120.000 
 - 
 - Lợi nhuận trước thuế 40.000 120.000 280.000 
 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 
 (thuế suất 25%/năm) 30.000 70.000 
 - 
 - Lợi nhuận sau thuế 40.000 90.000 210.000 
 - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu -4% 9% 21% 
 Công ty Y (nợ vay = 75%) 
 - Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 80.000 240.000 400.000 
 - Chi phí lãi vay (12%/năm) 180.000 180.000 180.000 
 - 
 - Lợi nhuận trước thuế 100.000 60.000 220.000 
 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 
 (thuế suất 25%/năm) - 15.000 55.000 
 - Lợi nhuận sau thuế - 100.000 45.000 65.000 
 - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu -20% 9% 33% 
 Qua số liệu của bảng tính toán trên cho thấy: - Khi tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (tính 
theo lợi nhuận trước thuế và lãi vay) lớn hơn so vđi lãi suất đi vay, thì doanh nghiệp nào 
đi vay nợ nhiều hơn sẽ có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn so với doanh 
nghiệp đi vay nợ ít hơn hoặc không đi vay nợ. 
 - Mức độ sử dụng nợ vay ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở 
hữu (có giá trị dương) khi tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (tính theo lợi nhuận trước thuế và 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 112 
 Phân tích hoạt động kinh doanh Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính 
lãi vay) lớn hơn so với lãi suất đi vay. Ngược lại, khi tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (tính 
theo lợi nhuận trước thuế và lãi vay) nhỏ hơn so với lãi suất đi vay, sẽ ảnh hưởng tiêu cực 
đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (có giá trị âm), doanh nghiệp nào vay nợ càng 
nhiều thì tác động tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng lớn. 
 Từ những nghiên cứu trên, có thể rút ra kết luận: Khi doanh nghiệp có tỷ suất lợi 
nhuận trên tài sản (tính theo lợi nhuận trước thuế và lãi vay) lớn hơn so với lãi suất đi vay, 
thì cần tăng nguồn tài trợ từ nợ phải trả để tận dụng ưu thế do sự thúc đẩy của đòn bẩy tài 
chính. Nhưng khi doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (tính theo lợi nhuận trước 
thuế và lãi vay) nhỏ hơn so với lãi suất đi vay, thì cần phải ưu tiên tài trợ bằng vốn chủ sở 
hữu để giảm rủi ro. 
 • Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) 
 Đối với các công ty cổ phần niêm yết, ngoài các tỷ số trên, một trong những thước 
đo khả năng sinh lợi được sử dụng một cách rộng rãi nhất là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu 
của các cổ phiếu thường. 
 Tỷ số này được tính như sau: 
 Lợi nhuận sau thuế - cổ tức ưu đãi 
 Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) = 
 Số lượng cổ phiếu thường lưu hành 
 bình quân 
 Các nhà đầu tư quan tâm đến tỷ số này do lợi nhuận là cơ sở để chi trả cổ tức và gia 
tăng trong tương lai giá trị của cổ phiếu. 
 Minh họa 5.5 cho thấy rằng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của Công ty K đã được cải 
thiện từ 1,63 ngàn đồng lên 2,17 ngàn đồng, phản ánh sự gia tăng của lợi nhuận thuần từ 
năm X3 sang năm X4. Sự công bố này phải được thực hiện trong báo cáo kết quả kinh 
doanh. Thông tin về lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu không thể so sánh được giữa các doanh 
nghiệp do sô lượng cổ phiếu khác nhau giữa các doanh nghiệp. 
 • Tỷ lệ chi trả cổ tức 
 Tỷ lệ chi trả cổ tức phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức phân phối với lợi nhuận mỗi 
cổ phiếu. 
 Tỷ sô này được tính như sau: 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 113 
 Phân tích hoạt động kinh doanh Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính 
 Cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu 
 Tỷ lệ chi trả cổ tức = 
 Lợi nhuận mỗi cổ phiếu 
 Năm X4, tại Công ty K, cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu là 2 ngàn đồng, tỷ lệ chi trả 
cổ tức được tính như sau: 
 Cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu 2.000 đ/CP 
 = = 74,7% 
 Lợi nhuận mỗi cổ phiếu 2.700 đ/CP 
 Tỷ lệ chi trả cổ tức năm X4 ở Công ty K 74,04% là khá cao. Tỷ số này có thể làm 
hài lòng các nhà đầu tư vào Công ty K vì mục tiêu hưởng cổ tức. Tuy nhiên, đối với các 
nhà đầu tư vì mục tiêu hưởng chênh lệch giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, lại 
thích tỷ số này nhỏ, vì họ kỳ vọng vào lợi nhuận để lại nhằm tái đầu tư cho mục đích tăng 
trưởng trong tương lai, từ đó thị giá cổ phiếu sẽ gia tăng. 
5.6. Bài tập chương 5 
Bài 1: Có tình hình và kết quả kinh doanh ở doanh nghiệp M trong năm như sau: 
 1. Bảng cân đối kế toán 
Đơn vị tính : 1.000.000đ 
 Tài sản Số ĐN Số CK Nguồn vốn Số ĐN Số CK 
 A. TSNH 180 239 A. Nợ phải trả 60 340 
 1. Nợ ngắn hạn (trả người 
 1. Tiền 27 24 60 100 
 bán) 
 2. Phải thu 100 140 2. Nợ dài hạn (LS 15%) 0 240 
 3. Hàng tồn kho 53 75 
 B. TSDH 210 525 B. Vốn chủ sở hữu 330 424 
 1. TSCD hữu hình 200 500 1. Vốn HĐKD (vốn góp) 150 150 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 114 
 Phân tích hoạt động kinh doanh Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính 
 2. TS vô hình 10 25 2. Quỹ và lãi để lại 180 274 
 Cộng 390 764 Cộng 390 764 
 2. Bảng báo cáo KQKD (phần I) của Doanh nghiệp M 
Đơn vị tính 
 Năm 
 Chỉ tiêu Năm nay 
 trước 
 Doanh thu thuần 900 1200 
 Giá vốn hàng bán 720 900 
 Lãi gộp 180 300 
 Chi phí bán hàng và quản lý (không tính lãi vay) 130 170 
 Lợi tức hoạt động kinh doanh (trước lãi) 50 30 
 Lãi vay (240 x 15%) 0 36 
 LT sau lãi vay 50 94 
 3. Thông tin khác 
- Thuế suất thuế TNDN 30% 
- Số lượng cổ phiếu 3.000, mệnh giá 50.000đ/cổ phiếu 
- Số lượng cổ phiếu ưu đãi chiếm 10%, lãi cố định 12% 
- Giá trị thị trường 1 cổ phiếu là 60.000đ 
- Tiềm trả cổ tức cổ phiếu thường 13.500 đồng 
- Giá trị tồn kho đầu kỳ năm trước là 45 triệu đồng 
- Giá trị TSNH đầu năm trước là 195 triệu đồng 
- Giá trị nợ ngắn hạn đầu năm trước là 77 triệu đồng. 
Yêu cầu: 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 115 
 Phân tích hoạt động kinh doanh Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính 
 1. Đánh giá chung tài chính doanh nghiệp qua chỉ tiêu 
 2. Phân tích và đánh giá bảng CĐKT 
 3. Phân tích và đánh giá bảng Báo cáo KQKD 
 4. Phân tích các nguồn và sử dụng tiền 
 5. Phân tích các nhóm tỷ số: 
- Khả năng sinh lời 
- Khả năng chuyển đổi thành tiền 
- Khả năng thanh toán dài hạn 
- Tỷ suất cổ phiếu. 
 6. Phân tích tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn 
Bài 2: Có 2 công ty X và Y cùng kinh doanh một ngành có tài liệu như sau: 
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (cuối năm) 
 (Đơn vị: triệu đồng) 
 Chỉ tiêu Công ty X Công ty Y 
 Doanh thu 1.000 1.400 
 Giá vốn hàng bán 650 910 
 Chi tiền lãi (HĐTC) 150 16 
 Lợi tức trước thuế 60 90 
 Thuế lợi tức (40%) 24 36 
 Lợi tức sau thuế 36 54 
 Bảng cân đối kế toán cuối năm 
 Chỉ tiêu Công ty X Công ty Y 
 Tiền 30 20 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 116 
 Phân tích hoạt động kinh doanh Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính 
 Các khoản phải thu 99 179 
 Hàng tồn kho 110 234 
 TSCĐ (giá trị còn lại) 300 480 
 Tổng tài sản 539 913 
 Nợ ngắn hạn 113,8 202 
 Nợ dài hạn 200 200 
 Cổ phiếu ưu đãi 70 80 
 Cổ phiếu thường 100 200 
 Lãi chưa phân phối 55,2 231 
 Cộng nguồn vốn 539 913 
- Cổ phiếu ưu đãi có giá trị 1 triệu đồng, lãi suất 6% 
- Cổ phiếu thường có giá trị 100.000đ 
Có số liệu đầu ký như sau: 
 (Đơn vị: triệu đồng) 
 Chỉ tiêu Công ty X Công ty Y 
 Các khoản phải thu 91 171 
 Hàng tồn kho 102 226 
 Cộng tài sản 500 850 
 Cổ phiếu thường 142,6 413,8 
 Yêu cầu: 
1. Xác định các tỷ suất sau: (cho các tỷ suất trung bình trong ngành của hai công ty) 
 Tính các tỷ suất Tỷ suất trung 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 117 
 Phân tích hoạt động kinh doanh Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính 
 bình ngành 
 a- Hệ số thanh toán ngắn hạn 2,1 
 b- Hệ số thanh toán nhanh 1,1 
 c- Số lần quay vòng các khoản phải thu 
 10 lần 
 (tất cả doanh thu đều trả chậm) 
 d- Số ngày thu các khoản phải thu 1 lần 
 e- Số lần quay vòng hàng tồn kho 5,7 lần 
 Tỷ suất giữa thu nhập và chi trả lãi 6 lần 
 g- Tỷ suất tổng nợ so với vốn cổ phần 0,9 
2. Sử dụng các tỷ suất tính trên cho biết công ty nào có nhiều rủi ro tính chung ngắn hạn 
hơn? Và công ty nào tiếp tục cho vay nợ dài hạn 
3. Có thêm các tài liệu của 2 công ty như sau: 
 Chỉ tiêu Công ty X Công ty Y 
 Chi trả lãi 
 Cổ phiếu ưu đãi 4.200.000 4.800.000 
 Cổ phiếu thường 19.200.000 32.000.000 
 Giá thị trường của 1 cổ phiếu 96.000 90.000 
a. Hãy xác định các tỷ suất dưới dây (biết các tỷ suất trung bình của ngành) 
- Thu nhập của mỗi cổ phiếu thường 
- Tỷ suất sinh lãi cổ phần (4%) 
- Tỷ suất giá trị thị trường trên thu nhập (15%) 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 118 
 Phân tích hoạt động kinh doanh Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính 
- Tỷ suất chi trả lãi cổ phần (60%) 
- Tỷ suất sinh lời cổ phiếu thường ( 12%) 
- Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (8%) 
b. Xác định đòn bẩy kinh tế dương hay âm của hai công ty trên. Hãy giải thích. 
c. Sử dụng tỷ suất câu (1) hãy giải thích nên mua cổ phiếu của công ty nào thì có cơ hội 
hơn? 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Văn Dược, Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, 2014 
2. Phạm Văn Dược, Huỳnh Đức Lộng, Lê Thị Minh Tuyết, Phân tích hoạt động kinh 
doanh, Nhà xuất bản thống kê, Tái bản Lần thứ 2 có Chỉnh sửa, Bổ sung mới 2014 
3. Phạm Văn Dược, Bài tập – Bài giải Phân tích Hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản 
thống kê, 2014 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 119 
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
 BCTC Báo cáo tài chính 
 BCĐTK Bảng cân đối tài khoản 
 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 
 BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 120 
 BH Bán hàng 
 BTC Bộ tài chính 
 CCDV Cung cấp dịch vụ 
 CP Chi phí 
 DNSX Doanh nghiệp sản xuất 
 DT Doanh thu 
 GTGT Giá trị gia tăng 
 KQKD Kết quả kinh doanh 
 NVKT Nghiệp vụ kinh tế 
 SD Số dư 
 SPS Số phát sinh 
 TGNH Tiền gửi ngân hàng 
 TK Tài khoản 
 TM Tiền mặt 
 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 
 TSCĐ Tài sản cố định 
 TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình 
 TSCĐVH Tài sản cố định vô hình 
 TT Thông tư 
 VCSH Vốn chủ sở hữu 
 KH Kế hoạch 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 121 
 HĐKD Hoạt động kinh doanh 
 CPSX Chi phí sản xuất 
 NVL Nguyên vật liệu 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 122 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh.pdf