Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại là môn học cơ sở, là nền tảng cho sinh viên
ngành kế toán bắt đầu đi làm việc tại các doanh nghiệp và nắm được quy trình thực
hiện.
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại là tài liệu hỗ trợ cho sinh viên
Khối ngành Kế toán, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy và
mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại gồm 8 chương:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại
Chương 2: Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại
Chương 3: Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương
mại
Chương 4: Nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp
Chương 5: Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân
Chương 6: Chiết khấu chứng từ có giá
Chương 7: Cho thuê tài chính
Chương 8: Một số nghiệp vụ tín dụng khác
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH vw GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGÀNH: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH vw GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGÀNH: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Nguyễn Thị Thanh Miện Học vị: Thạc sỹ Tài chính ngân hàng Đơn vị: Khoa Kế toán – Tài chính Email: nguyenthithanhmien@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Nghiệp vụ ngân hàng thương mại là môn học cơ sở, là nền tảng cho sinh viên ngành kế toán bắt đầu đi làm việc tại các doanh nghiệp và nắm được quy trình thực hiện. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại là tài liệu hỗ trợ cho sinh viên Khối ngành Kế toán, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại gồm 8 chương: Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại Chương 2: Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại Chương 3: Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại Chương 4: Nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp Chương 5: Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân Chương 6: Chiết khấu chứng từ có giá Chương 7: Cho thuê tài chính Chương 8: Một số nghiệp vụ tín dụng khác Ở mỗi chương ngoài nội dung lý thuyết, còn có hệ thống bài tập để người học củng cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành. Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để Giáo trình này được hoàn thiện hơn. TPHCM, ngày tháng năm 2020 Chủ biên Nguyễn Thị Thanh Miện KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 1 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC .............................................................................................. 6 I. Vị trí, tính chất của môn học: ....................................................................................... 6 II. Mục tiêu môn học: ...................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................ 7 1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân hàng thương mại ................................................. 7 1.1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 7 1.1.2 Đặc điểm ............................................................................................................ 8 1.2. Phân loại ngân hàng thương mại .............................................................................. 9 1.2.1. Phân loại theo hình thức sở hữu ........................................................................ 9 1.2.2. Phân loại theo chiến lược kinh doanh ............................................................. 10 1.2.3. Phân loại dựa vào quan hệ tổ chức .................................................................. 10 1.3. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại ............................................................. 10 1.3.1. Nghiệp vụ nguồn vốn ...................................................................................... 10 1.3.2. Nghiệp vụ tín dụng .......................................................................................... 12 1.3.3. Các nghiệp vụ khác ......................................................................................... 13 1.4. Cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại ................................................................... 14 1.5. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................................ 16 CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................................................................... 17 2.1. Các nghiệp vụ huy động vốn .................................................................................. 17 2.1.1. Huy động mang tính chất thường xuyên ......................................................... 17 2.1.2. Các hình thức huy động khác .......................................................................... 23 2.2. Nguyên tắc huy động vốn ....................................................................................... 23 2.2.1 Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn ........................................................... 23 2.2.2 Thỏa mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất ....................................... 23 2.2.3 Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của nguồn vốn huy động .......................... 23 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn ............................................................. 23 2.3.1 Yếu tố chủ quan ............................................................................................... 23 2.3.2 Yếu tố khách hàng ............................................................................................ 24 2.4. Vai trò huy động vốn của ngân hàng thương mại .................................................. 25 2.5. Biện pháp gia tăng vốn huy động ............................................................... ... Mục đích của của BLNH loại này nhằm bù đắp những thiệt hại về thời gian và chi phí cho người tổ chức dự thầu do những vi phạm của bên đối tác liên quan (người tham gia dự thầu) chẳng hạn như: rút đơn dự thầu, không ký kết hợp đồng sau khi trúng thầu, bổ sung thêm các điều kiện khi ký hợp đồng so với bản dự thầu.... bảo lãnh dự thầu thực chất là phương tiện thay thế cho việc ký quỹ của người tham gia dự thầu, nên giá trị của bảo lãnh này được quy định theo mức ký quỹ chuẩn do người tổ chức đấu thầu đưa ra. Bảo lãnh dự thầu theo bản tính tự nhiên của nó, sẽ tự động mất hiệu lực trong trường hợp người được bảo lãnh không trúng thầu KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 83 Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chương 8: Một số nghiệp vụ tín dụng khác Bảo lãnh dự thầu giúp cho khách hàng (người tham gia đấu thầu) khỏi phải chi ra một số tiền nhất định khi dự thầu và đồng thời bảo đảm cho người chủ công trình (người tổ chức đấu thầu) những khoản đền bù thảo đáng trong trường hợp người dự thầu vi phạm quy định. Bảo lãnh đảm bảo chất lượng Đây là loại bảo lãnh có ý nghĩa tương tự như bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bảo lãnh này bảo vệ quyền lợi cho người mua/ người đặt hàng trong trường hợp người bán/ người cung cấp vi phạm những thỏa thuận về chất lượng sản phẩm trong thời gian bảo hành/ bao đảm chất lượng sản phẩm. Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng với tên gọi là bảo lãnh bảo hành chất lượng công trình xây dựng. Thời hạn hiệu lực và số tiền bảo lãnh phụ thuộc vào thời hạn bảo lãnh và số tiền bảo hành tối đa được quy định trong các văn bản pháp luật của lĩnh vực xây dựng. Các loại bảo lãnh tài chính khác Những bảo lãnh loại này được sử dụng để bảo đảm thanh toán những nghĩa vụ tài chính của khách hàng trong trường hợp vi phạm. Người hưởng bảo lãnh thường là các cơ quan công quyền như: hải quan, tòa án, cơ quan thuế... Có rất nhiều loại bảo lãnh tài chính khác nhau: chẳng hạn như các loại bảo lãnh về thuế hải quan, thuế môn bài, thuế thu nhập trong thời gian khiếu nại, thuế giá trị gia tăng đầu vào trong lúc chưa tiêu thụ được hàng, các loại tiền ký quỹ cho toàn án để được tại ngoại, bảo lãnh cho hàng tạm nhập, tái xuất.... 8.1.4. Quy trình bảo lãnh Bước 1: Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm: Giấy đề nghị bảo lãnh Hồ sơ pháp lý: − Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì hồ sơ pháp lý bao gồm: + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh + Giấy chứng nhận mã số thuế + Biên bản hợp hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị + Giấy ủy quyền − Đối với khách hàng là cá nhân có kinh doanh cá thể thì hồ sơ pháp lý KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 84 Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chương 8: Một số nghiệp vụ tín dụng khác + Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu.... + Giấy phép kinh doanh hộ cá thể, hộ gia đình + Các giấy tờ khác có liên quan. Hồ sơ tài chính + Báo cáo tài chính + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Các tài liệu khác có liên quan Hồ sơ tài sản đảm bảo Hồ sơ khác liên quan đến việc bảo lãnh: − Giấy đề nghị phát hành thư bảo lãnh − Chứng từ chứng minh mục đích phát hành thư bảo lãnh. Tùy theo từng loại hình bảo lãnh mà NH yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu có liên quan Sau khi nhận hồ sơ bảo lãnh của khách hàng. Nhân viên NH kiểm tra, kiểm soát về số lượng, các yếu tố phải đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh. Nếu hồ sơ không đẩy đủ yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ. Bước 2: Thẩm định hồ sơ bảo lãnh Sau khi nhận được hồ sơ bảo lãnh của khách hàng, Ngân hàng tiến hành thẩm định các nội dung chủ yếu sau: − Tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh. − Năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh − Tình hình tài chính và năng lực SXKD của khách hàng − Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án (Đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn) − Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, thẩm định về tài sản và các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh − Đánh giá việc chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ để thực hiện bảo lãnh. Bước 3: Lập tờ trình, trình chuyển hồ sơ bảo lãnh và ra quyết định bảo lãnh Sau khi thẩm định các nội dung trên, nhân viên ngân hàng sẽ lập tờ trình đề xuất ý kiến đồng ý bảo lãnh (đồng thời đề nghị tỷ lệ ký quỹ bảo lãnh là x% so với giá trị bảo lãnh) hoặc không đồng ý bảo lãnh và nêu rõ lý do. KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 85 Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chương 8: Một số nghiệp vụ tín dụng khác NHTM có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và những nội dung ghi trong tờ trình, bổ sung thêm những thông tin cần thiết về dự án và khách hàng, đề xuất ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến của nhân viên thực hiện thẩm định. Tùy theo mức thẩm quyền phán quyết của từng cấp phê duyệt, hồ sơ bảo lãnh sẽ được trình xét duyệt hồ sơ bảo lãnh theo đúng quy định hoặc xét duyệt thông qua hội đồng tín dụng để đưa ra quyết định bảo lãnh. Bước 4: Ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh Sau khi hồ sơ bảo lãnh được phê duyệt chấp thuận, ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng và tiến hành soạn thảo hợp đồng bảo lãnh, hoặc phát hành thư bảo lãnh và gửi cho khách hàng, sau khi khách hàng thực hiện ký quỹ bảo lãnh theo quy định. Khi thực hiện bảo lãnh ngân hàng tiến hành hạch toán ngoại bảng số dư bảo lãnh và thu phí bảo lãnh Bước 5: Thực hiện các biện pháp đảm bảo Tùy theo từng trường hợp cụ thể ngân hàng yêu cầu khách hàng, thực hiện các biện pháp bảo đảm tín dụng cho các cam kết được bảo lãnh như: Thế chấp, cầm cố, ký quỹ hoặc bảo lãnh của bên thứ 3.....ngân hàng và khách hàng tiến hành ký kết hợp đồng thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh bằng tài sản của người thứ 3. Thực hiện đăng kí giao dịch tài sản đảm bỏa và quản lý tài sản đảo bảo theo đúng quy định của pháp luật. Bước 6: Theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Ngân hàng tiến hành theo dõi việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh đối với các bảo lãnh được phát hành. Theo dõi giải ngân, thực hiện nhận nợ đối với khách hàng khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ trả thay cho khách hàng đối với người thụ hưởng bảo lãnh. Ngân hàng tiến hành xóa ngoại bảng cam kết bảo lãnh và hạch toán nội bảng dư nợ vay. Kiểm tra giám sát thu nợ và lãi của khách hàng theo đúng quy định của ngân hàng. Ngân hàng thường xuyên kiểm tra các tài sản đảm bảo cho bảo lãnh. Bước 7: Tất toán bảo lãnh và lưu hồ sơ Tất toán bảo lãnh − Trường hợp khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thực hiện theo hợp đồng đến hạn ngân hàng tất toán bảo lãnh hoàn trả ký quỹ, ngân hàng thanh lý hợp đồng bảo lãnh, hạch toán xuất ngoại bảng và giải chấp tài sản bảo đảm. KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 86 Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chương 8: Một số nghiệp vụ tín dụng khác − Trường hợp khách hàng không hoàn thành nghãi vụ theo hợp đồng thì NH thực hiện trả thay. Khi đến hạn NH thu hồi nợ và lãi, ngân hàng thanh lý hợp đồng bảo lãnh và giải chấp tài sản bảo lãnh. Lưu trữ hồ sơ NH sắp xếp lại hồ sơ để lưu trữ hồ sơ bảo lãnh theo đúng quy định. 8.2. Nghiệp vụ thấu chi 8.2.1. Khái niệm và đặc điểm a. Khái niệm hình thức cấp tín dụng cho khách hàng trong đó ngân hàng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng trong một thời gian nhất định, giới hạn này được gọi là HMTD thấu chi. Đây là một hình thức tín dụng ngắn hạn và chủ yếu là không đảm bảo tài sản. b. Đặc điểm − Tiền vay có thể rút ra bất cứ lúc nào khi khách hàng có nhu cầu − Trả nợ bất cứ lúc nào không mất phí trả nợ trước hạn hoặc chịu lãi quá hạn c. Điều kiện − Đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật − Có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và giao dịch thường xuyên với ngân hàng. − Có lịch sử thanh toán và lịch sử tín dụng tốt − Thu nhập thường xuyên đều đặn và chu kỳ thu nhập ngắn, phải được thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng. d. Hồ sơ vay − Hồ sơ pháp lý của khách hàng − Báo cáo tài chính, chứng minh thu nhập − Hồ sơ tài sản đảm bảo (nếu có) − Giấy đề nghị trích tiền từ tài khoản − Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi 8.2.2. Xác định hạn mức thấu chi KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 87 Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chương 8: Một số nghiệp vụ tín dụng khác Cách 1 Hạn mức thấu = Thu nhập bình quân kỳ X Tỷ lệ thấu chi kỳ chi kỳ này trước này Cách 2 Hạn mức thấu chi = Số dư tiền gửi bình X Tỷ lệ thấu chi kỳ kỳ này quân kỳ trước này 8.2.3. Tổ chức cho vay theo hạn mức thấu chi a. Giải ngân Giải ngân khi nhu cầu chi của khách hàng vượt số dư tiền gửi Số tiền thấu chi mỗi lần không vượt quá hạn mức thấu chi còn lại. b. Thu nợ Thu nợ gốc Ngân hàng thu nợ gốc khi khách hàng phát sinh nguồn thu Lãi vay − Lãi vay thấu chi thu theo định kỳ mỗi tháng. − Lãi vay thấu chi tính theo số dư thực tế trên tài khoản thấu chi vào thời điểm cuối ngày. − Thu lãi từ tiền gửi, hoặc ghi nợ vào tài khoản thấu chi. 8.5. Bài tập chương 8 Bài 1 : Vào ngày 1/6/20xx, công ty B đã thỏa thuận và đồng ý bán hàng trả chậm cho công ty A, hợp đồng mua bán giữa A và B có các điều khoản như sau: Giá trị lô hàng: 960.000.000 Thời gian trả chậm 9 tháng kể từ ngày hoàn thành việc giao hàng Công ty A phải được một NHTM bảo lãnh về việc thanh toán Sau khi ký hợp đồng mua hàng với công ty A, theo thỏa thuận với công ty B, công ty A đến ngân hàng BIDV để yêu cầu được bảo lãnh thanh toán về việc mua hàng trả chậm nêu trên. Sau khi thẩm định, ngày 13/06/20xx ngân hàng BIDV đã đồng ý và ký hợp đồng bảo lãnh với công ty A với các điều khoản chính như sau: Số tiền bảo lãnh: X đồng Thời hạn bảo lãnh: 9 tháng kể từ ngày chính thức phát hành thư bảo lãnh. Phí bảo lãnh: 0,2%/tháng (chưa bao gồm VAT 10%) KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 88 Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chương 8: Một số nghiệp vụ tín dụng khác Tài sản đảm bảo của công ty A là một số tiết kiệm có giá trị 1.200 triệu VND vào ngày đáo hạn, số tiết kiệm đáo hạn vào ngày 01/07/20xx +1 Trong trường hợp ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khách hàng sẽ trả nợ định kỳ hàng tháng trong vòng 1 năm theo phương thức kỳ khoản đều nhau với lãi suất vay là 12%/năm Ngày 12/12/20xx, do công ty A không thanh toán được số tiền 960 triệu VND cho công ty B nên ngân hàng đã giải ngân 960 triệu để thanh toán cho công ty A vào cùng ngày. Yêu cầu : 1. Tính X – giá trị của hợp đồng bảo lãnh giữa ngân hàng và công ty A 2. Tính phí bảo lãnh mà công ty A phải trả hàng tháng cho ngân hàng. 3. Hãy lập kế hoạch trả nợ cho công ty A kể từ ngày ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho công ty A. Bài 2 : Vào ngày 1/12/20xx, công ty HOA NAM đến NH KBB để yêu cầu được bảo lãnh thanh toán về việc mua hàng trả chậm với công ty Kim Tan. Theo thông tin khách hàng cung cấp, hợp đồng mua bán giữa công ty HOA NAM và công ty Kim Tan có các điều khoản chủ yếu sau: Giá trị lô hàng: 1.200.000.000 Ngày giao hàng: 24/12/20xx Ngày thanh toán chậm nhất: 30 ngày kể từ ngày giao hàng. Công ty HOA NAM phải ứng trước 200.000.000 đồng ngay tại ngày giao hàng. Công ty HOA NAM phải được một NHTM bảo lãnh về việc thanh toán giá trị còn lại của hợp đồng. Sau khi thẩm định, ngày 11/12/20xx ngân hàng KBB đã đồng ý bảo lãnh và ký hợp đồng bảo lãnh với công ty HOA NAM, các điều khoản chính của hợp đồng bảo lãnh như sau: Số tiền bảo lãnh: X đồng Thời hạn bảo lãnh: từ ngày 24/12/20xx đến sau 60 ngày kể từ thời hạn thanh toán chậm nhất của hợp đồng mua bán hàng hóa. Phí bảo lãnh: 0,2%/tháng (chưa bao gồm VAT 10%) Công ty HOA NAM ký quỹ 420.000.000 đồng vào tài khoản ngân hàng KBB. KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 89 Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chương 8: Một số nghiệp vụ tín dụng khác Tài sản đảm bảo khác của công ty HOA NAM là 1 xe hơi được định giá là 800.000.000 Nếu ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, công ty HOA NAM sẽ trả nợ định kỳ mỗi tháng trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày NH thực sự giải ngân theo phương thức kỳ khoản giảm dần với lãi suất vay là 17%/năm. Vào ngày 25/01/20xx +1 ngân hàng được thông báo từ phía công ty Kim Tan yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với số tiền là 750.000.000. Ngày 01/02/20xx +1 sau khi kiểm tra xác nhận, ngân hàng sử dụng toàn bộ số tiề ký quỹ của khách hàng đồng thời giải ngân cho khách hàng số tiền còn lại để trả tiền cho công ty Kim Tan Yêu cầu : 1. Tính X – giá trị của hợp đồng bảo lãnh. 2. Tính phí bảo lãnh hàng tháng ngân hàng phải thu. 3. Hãy lập kế hoạch trả nợ cho công ty HOA NAM. KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 90 Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định 39/2014/NĐ-CP ngày 7/5/2014 về hoạt động tài chính và công ty cho thuê tài chính. 2. Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015, “ Quy định về bảo lãnh ngân hàng”. 3. Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 “Quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khác hàng”. 4. Thông tư 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 “ Quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính. 5. Nguyễn Đăng Dờn, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Đại học quốc gia, 2011. 6. Trầm Thị Xuân Hương, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Kinh tế TP.HCM, 2017. 7. Trầm Thị Xuân Hương, Hệ thống bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Kinh tế TP.HCM, 2012. 8. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Lao động, 2012. 9. Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh. KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 91 Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GTCG Giấy tờ có giá BTT Bao thanh toán NHTM Ngân hàng thương mại CMND Chứng minh nhân dân TGTK Tiền gửi tiết kiệm VLĐ Vốn lưu động TSLĐ Tài sản lưu động HMTD Hạn mức tín dụng TSCĐ Tài sản cố định NHNN Ngân hàng nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng NHNNg Ngân hàng nước ngoài SXKD Sản xuất kinh doanh KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 92
File đính kèm:
- giao_trinh_nghiep_vu_ngan_hang_thuong_mai.pdf