Giáo trình môn Tài chính tiền tệ

Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy của nhà trường, tác giả đã thực hiện biên

soạn cuốn giáo trình Tài chính tiền tệ.

Mục đích của giáo trình Tài chính tiền tệ giới thiệu cho học sinh một cách

có hệ thống cơ sở lý luận về tài chính tiền tệ và có thể nghiên cứu để giải thích

các hiện tượng tài chính tiền tệ xảy ra hàng ngày trong đời sống.

Giáo trình gồm 8 chương đã thể hiện được những kiến thức cơ bản và cập

nhật về tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Cụ thể:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính

Chương 2: Tài chính công và chính sách tài khóa

Chương 3 : Tài chính doanh nghiệp

Chương 4 : Tiền tệ và lưu thông tiền tệ

Chương 5 : Các định chế tài chính trung gian

Chương 6 : Tín dụng và lãi suất

Chương 7: Thị trường tài chính

Chương 8: Ngân hàng thương mai và ngân hàng trung ương

Giáo trình môn Tài chính tiền tệ trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Tài chính tiền tệ trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Tài chính tiền tệ trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Tài chính tiền tệ trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Tài chính tiền tệ trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Tài chính tiền tệ trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Tài chính tiền tệ trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Tài chính tiền tệ trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Tài chính tiền tệ trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Tài chính tiền tệ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 177 trang minhkhanh 12060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Tài chính tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Tài chính tiền tệ

Giáo trình môn Tài chính tiền tệ
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 
 NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
 (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT 
ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao 
 đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 
 NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
 THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Bùi Thị Phương Linh 
 Học vị: Thạc sỹ 
 Đơn vị: Khoa Kế toán tài chính 
 Email: buithiphuonglinh@hotec.com.vn 
TRƢỞNG KHOA TỔ TRƢỞNG CHỦ NHIỆM 
 BỘ MÔN ĐỀ TÀI 
 HIỆU TRƢỞNG 
 DUYỆT 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy của nhà trường, tác giả đã thực hiện biên 
soạn cuốn giáo trình Tài chính tiền tệ. 
 Mục đích của giáo trình Tài chính tiền tệ giới thiệu cho học sinh một cách 
có hệ thống cơ sở lý luận về tài chính tiền tệ và có thể nghiên cứu để giải thích 
các hiện tượng tài chính tiền tệ xảy ra hàng ngày trong đời sống. 
 Giáo trình gồm 8 chương đã thể hiện được những kiến thức cơ bản và cập 
nhật về tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Cụ thể: 
 Chương 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính 
 Chương 2: Tài chính công và chính sách tài khóa 
 Chương 3 : Tài chính doanh nghiệp 
 Chương 4 : Tiền tệ và lưu thông tiền tệ 
 Chương 5 : Các định chế tài chính trung gian 
 Chương 6 : Tín dụng và lãi suất 
 Chương 7: Thị trường tài chính 
 Chương 8: Ngân hàng thương mai và ngân hàng trung ương 
 Giáo trình đã được hội đồng khoa học của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ 
thuật Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá và cho phép lưu hành nội bộ để làm tài 
liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập ở trường. 
 Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, tác giả đã có nhiều cố gắng để giáo 
trình được đảm bảo tính khoa học, gắn liền với tình hình thực tiễn Việt Nam. Tuy 
nhiên giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. 
Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của giảng viên và sinh viên 
trong quá trình sử dụng giáo trình để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. 
 TP.HCM, ngày tháng năm 
 Chủ biên 
 Bùi Thị Phương Linh 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 
 MỤC LỤC 
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1 
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH ...................... 10 
1.1. Sự ra đời và phát triển tài chính .................................................................... 10 
1.1.1 Khái niệm tài chính ..................................................................................... 10 
1.1.2 Đặc điểm của tài chính ................................................................................ 11 
1.1.3 Lịch sử ra đời tài chính ............................................................................... 11 
1.2. Chức năng của tài chính ................................................................................ 11 
1.2.1. Huy động nguồn tài chính .......................................................................... 11 
1.2.2. Phân bổ nguồn tài chính ............................................................................. 12 
1.2.3. Kiểm tra tài chính ....................................................................................... 13 
1.3. Hệ thống tài chính ......................................................................................... 14 
1.3.1. Khái niệm và cơ cấu hệ thống tài chính ..................................................... 14 
1.3.2. Đặc điểm các bộ phận của hệ thống tài chính ............................................ 17 
1.3.2.1 Thị trường tài chính .................................................................................. 17 
1.3.2.2 Các chủ thể tài chính ................................................................................ 17 
1.3.2.3 Cơ sở hạ tầng tài chính ............................................................................. 17 
1.3.3. Mối quan hệ giữa các chủ thể tài chính ..................................................... 17 
CHƢƠNG 2: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ............ 22 
2.1. Khu vực công và tài chính công .................................................................... 22 
2.1.1. Khu vực công ............................................................................................. 22 
2.1.2. Tài chính công ............................................................................................ 23 
2.2. Ngân sách Nhà nước ..................................................................................... 28 
2.2.1. Khái niệm ngân sách nhà nước .................................................................. 28 
2.2.2. Thu ngân sách nhà nước ............................................................................. 29 
2.2.3. Chi ngân sách nhà nước ............................................................................. 33 
2.2.4. Cân đối thu chi ngân sách nhà nước .......................................................... 40 
2.3. Chính sách tài khóa ....................................................................................... 41 
2.3.1. Khái niệm ................................................................................................... 41 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 
2.3.2. Chính sách tài khóa và tổng cầu xã hội ...................................................... 42 
2.3.3. Chính sách tài khóa – công cụ kinh tế vĩ mô ............. ... n tệ. 
 Cùng với hiện tượng trên và khủng hoảng kinh tế 1929-1933, đã để lại 
nhiều bài học quý giá về vấn đề phát hành tiền. Các quốc gia thấy được vai trò 
quan trọng của NH phát hành độc quyền nên muốn thâu tóm để giải quyết vấn đề 
tiền tệ và bất ổn của nền kinh tế. Giải pháp cho vấn đề này là các nước lần lược 
quốc hữu hóa NH phát hành độc quyền 
 Việc quốc hữu hóa NH phát hành độc quyền thành NHTW cụ thể ở các 
nước như sau: Canada quốc hữu hóa năm 1938; Đức quốc hữu hóa năm 1939; 
Pháp quốc hữu hóa năm 1945; Anh quốc hữu hóa năm 1946. Trong thời kỳ này 
khái niệm “NHTW” đã ra đời thay thế cho khái niệm “NH phát hành độc quyền” 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 166 
Tài chính tiền tệ Chƣơng 8: Ngân hàng thƣơng mại 
 và ngân hàng trung ƣơng 
 Ở Việt Nam, NH đầu tiên ở VN là NH Đông Dương thời kỳ đô hộ của 
thực dân Pháp. NH Đông Dương là NH tư nhân, thực hiện các nghiệp vụ NHTM 
và phát hành giấy bạc ở 3 nước Đông Dương. Ngoài NH Đông Dương còn có các 
NH khác nhưng phạm vi và quy mô không lớn là: Pháp Hoa ngân hàng; Hương 
Cảng ngân hàng; chi nhánh Chartered Bank; Đông Á ngân hàng, 
 Sau CNT8 1945 thành công, HCM ký sắc lệnh thành lập NH quốc gia 
Việt Nam. Sau này NH quốc gia Việt Nam đổi tên thành NH nhà nước Việt Nam 
và tồn tại đến ngày nay. NH nhà nước VN đóng vai trò là NHTW với chức năng 
quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ - tín dụng – ngân hàng và phát hành giấy 
bạc ngân hàng. 
 8.5.2. Bản chất của ngân hàng trung ương 
 NHTW là NH phát hành công quản có thể biệt lập hay phụ thuộc Chính 
Phủ, vừa thực hiện chức năng độc quyền phát hành giấy bạc NH vào lưu thông, 
vừa thực hiện quản lý nhà nước trên lĩnh lực tiền tệ - tín dụng – ngân hàng. 
Trong hoạt động, NHTW không giao dịch với công chúng, chỉ giao dịch với kho 
bạc và NHTG. NHTW sử dụng chính sách tiền tệ để điều hòa lưu thông tiền tệ và 
quản lý hệ thông NH. 
8.6. Chức năng của ngân hàng trung ƣơng 
 8.6.1. Độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết khối lượng 
tiền tệ 
 Tiền trong lưu thông gồm nhiều loại như: giấy bạc NH; tiền đúc bằng NH, 
bút tệ; các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao NHTW độc quyền phát 
hành giấy bạc vào lưu thông. 
 NHTW là cơ quan độc quyền phát hành giấy bạc NH vào lưu thông. Tuy 
giấy bạc không phải là thành phần duy nhất và chiếm tỷ trọng lớn trong khối 
cung tiền nhưng lại quyết định đến các thành phần khác của khốn tiền tệ. Thông 
qua việc thực thi chính sách tiền tệ NHTW có thể điều tiết khả năng cung ứng 
tiền từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng. 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 167 
Tài chính tiền tệ Chƣơng 8: Ngân hàng thƣơng mại 
 và ngân hàng trung ƣơng 
 Việc phát hành giấy bạc của NHTW phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu 
kinh tế kể cả số lượng lẫn yêu cầu quản lý vĩ mô. Đồng thời, NHTW phải kiểm 
soát toàn bộ khối lượng tiền cung ứng tiền dựa vào các căn cứ sau: 
 . Tốc độ tăng trưởng kinh tế 
 . Tỷ lệ lạm phát 
 . Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và NSNN 
 . Chính sách phát triển kinh tế-xã hội của NN 
 8.6.2. Ngân hàng trung ương là của ngân hàng 
 NHTW chỉ thực hiện chức năng NH đối với các NHTG thể hiện qua các 
chức năng sau: 
 - NHTW mở TK và nhận tiền gửi của các NHTG 
 - NHTW cấp tín dụng cho các NHTG 
 - NHTW thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống NH 
 * NHTW mở TK và nhận tiền gửi của các NHTG 
 NHTG mở TK tại NHTW vì hai lý do sau: mang lại lợi ích cho NHTG và 
pháp luật quy định bắt buộc. Tiền gửi các NHTG gửi vào NHTW gồn 2 loại: tiền 
gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán. 
 Tiền gửi dự trữ bắt buộc áp dụng đối với NHTG có huy động vốn tiền gửi 
của công chúng. Mức dự trữ cao hay thấp phụ thuộc vào quy định của NHTW. 
Mục đích của tiền gửi này là giới hạn mức tín dụng tối đa mà NHTG có thể cung 
cấp để tránh trường hợp huy động bao nhiêu cho vay hết. 
 Tiền gửi thanh toán, mục đích của TG này là đáp ứng nhu cầu thanh toán 
thường xuyên giữa các NH và điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc. Nhờ có TG này, 
NHTW có được nguồn vốn dư thừa để thực hiện chức năng của mình. 
 * NHTW cấp tín dụng cho các NHTG 
 NHTW cho các NHTG vay để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi NHTG bị 
dân chúng rút tiền ồ ạt mà NHTG không kịp thu hồi vốn vay để chi trả. NHTW 
cho các NHTG vay thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cầm cố chứng từ có 
giá. Trong quan hệ này, NHTW chỉ đóng vay trò là người cho vay cuối cùng với 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 168 
Tài chính tiền tệ Chƣơng 8: Ngân hàng thƣơng mại 
 và ngân hàng trung ƣơng 
các NHTG vì: NHTW cho NH trung gian vay là một hành động phát hành tiền; 
nếu NHTW dễ dãi trong việc cho vay sẽ tạo ra cho NHTG tâm lý ỷ lại gây rủi ro 
cho hoạt động NH. Vì vậy, NHTW thận trọng với vai trò là người cho vay cuối 
cùng. 
 * NHTW thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống NH 
 NHTW thẩm định và cấp giấy chứng nhận hoạt động của các NH trung 
gian. Điều tiết hoạt động của các NH trung gian bằng những biện pháp kinh tế và 
hành chính. Thanh tra và kiểm soát một cách thường xuyên và toàn diện hoạt 
động của NH trung gian. 
 8.6.3. Ngân hàng trung ương là của nhà nước 
 Chức năng này thể hiện qua các mặt sau: NHTW thuộc sở hữu của nhà 
nước; NHTW tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội; NHTW 
nhận tiền gửi. 
 NHTW tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội thông qua 
việc NHTW soạn thảo chính sách tiền tệ. NHTW kiểm tra, kiểm soát việc thực 
hiện chính sách tiền tệ; NHTW phải có biện pháp ổn định tình hình lưu thông 
tiền tệ, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế. 
 NHTW nhận tiền gửi của KBNN, NHTG; làm đại lý phát hành trái phiếu 
nhà nước; quản lý dự trữ quốc gia và cho chính phủ vay để cân bằng ngân sách. 
8.7. Chính sách tiền tệ và công cụ thực thi chính sách tiền tệ 
 8.7.1. Khái niệm chính sách tiền tệ 
 Chính sách tiền tệ là tổng hòa những phương thức NHTW thông qua hoạt 
động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông nhằm phục vụ cho 
việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội trong một thời kỳ nhất định. 
 8.7.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 
  Phát triển kinh tế, gia tăng sản lƣợng: muốn kinh tế phát triển thì phải 
 thực hiện tái sản xuất mở rộng trên cơ sở khai thác triệt để nguồn vốn tiềm 
 năng trong và ngoài nước; với chức năng là trung tâm tín dụng, các NH 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 169 
Tài chính tiền tệ Chƣơng 8: Ngân hàng thƣơng mại 
 và ngân hàng trung ƣơng 
 huy động triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân phối lại cho 
 các đơn vị cần vốn. 
  Tạo công ăn việc làm: việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm phụ thuộc 
 vào tình hình tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển thì việc làm 
 được tạo ra nhiều hơn, thất nghiệp giảm, và ngược lại. Tuy nhiên, khi tăng 
 trưởng kinh tế đạt được do kết quả của cải tiến kỹ thuật thì việc làm có thể 
 không tăng mà còn giảm. NHTW vận dụng các công cụ của mình góp 
 phần tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất-kinh doanh. 
  Kiểm soát lạm phát: lạm phát và thất nghiệp tỷ lệ nghịch với nhau. Tăng 
 trưởng kinh tế, khống chế tỷ lệ thất nghiệp và kiểm soát lạm phát là mục 
 tiêu cần đạt đến của chính sách tiền tệ. Lạm phát vừa phải là mục tiêu 
 phấn đấu của các NHTW. NHTW cũng xác định các mục tiêu trung gian 
 nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng. Mục tiêu trung gian sử dụng các khối 
 tiền M1, M2,M3 và lãi suất. 
 8.7.3. Những công cụ để thực thi chính sách tiền tệ 
 Để thực thi chính sách tiền tệ, NHTW đã sử dụng hàng loạt các các công 
 cụ như: 
 . Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 
 . Lãi suất 
 . Nghiệp vụ thị trường “mở” 
 . Tỷ giá hối đoái 
 . Hạn mức tín dụng 
 * Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 
 Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các NH trung gian phải đưa vào dự 
trữ theo quy định của NHTW. Như vậy NH trung gian chỉ được cho vay số tiền 
còn lại sau khi đã trừ phần dự trữ bắt buộc. 
 Dự trữ bắt buộc là công cụ của NHTW nhằm điều tiết cung tiền tệ của NH 
trung gian cho nền kinh tế. 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 170 
Tài chính tiền tệ Chƣơng 8: Ngân hàng thƣơng mại 
 và ngân hàng trung ƣơng 
 Ưu điểm của dự trữ bắt buộc 
 - Sử dụng dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền tệ tác động đến các NH 
như nhau và đầy quyền lực. 
 - Một sự thay đổi nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tác động đến khối tiền tệ rất 
lớn. 
 Nhược điểm của dự trữ bắt buộc 
 - NHTW muốn thay đổi cung tiền tệ ở biên độ nhỏ khó thực hiện nếu sử 
dụng công cụ này. 
 - Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến khả năng thu doanh lợi của 
NHTM. 
 - Thường xuyên thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc gây ra tình trạng không ổn 
định của NHTM. 
 * Lãi suất 
 Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, thay đổi Ls kéo theo thay đổi chi 
phí tín dụng, tác động đến khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. Lãi suất là một 
trong những công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ. 
 NHTW kiểm soát trực tiếp lãi suất bằng cách: 
 -Lãi suất tiền gửi và Ls cho vay theo từng kỳ hạn. 
 - Sàn lãi suất tiền gửi và trần Ls cho vay 
 - Công bố lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao dịch 
 NHTW kiểm soát gián tiếp lãi suất bằng cách: 
 - Công bố lãi suất cơ bản để hướng dẫn lãi suất thị trường. 
 - Sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn và kết hợp với thị trường mở để can 
thiệp và điều chỉnh lãi suất thị trường. 
 Tái cấp vốn là 1 phương pháp mà qua đó NHTW cung ứng cho nền kinh 
tế thông qua việc cấp tín dụng cho NH trung gian thông qua việc tái chiết khấu, 
tái cầm cố. 
 Tái chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định: Tạo cho NHTG tính ỷ 
lại; NHTW bị lệ thuộc vào nhu cầu của các NHTG. 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 171 
Tài chính tiền tệ Chƣơng 8: Ngân hàng thƣơng mại 
 và ngân hàng trung ƣơng 
 Cải cách công cụ tái cấp vốn: Là gắn lãi suất lãi suất tái chiết khấu với 
lãi suất thị trường và sẽ có những điểm lợi sau: 
 . Xóa bỏ được nguyên nhân gây ra biến động trong khối lượng các 
 khoản xin tái chiết khấu. 
 . NHTW sử dụng công cụ tái cấp vốn mà không sợ các NHTG lợi 
 dụng 
 Thực hiện chính sách tự do hóa đòi hỏi nền kinh tế phải có các điều 
kiện: 
 . Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. 
 . Hành lang pháp lý ổn định, hoàn chỉnh và đồng bộ. 
 . Hệ thống NH hoạt động hữu hiệu, có sức cạnh tranh cao. 
 . Thị trường tài chính vận hành có hiệu quả. 
 . Các nguồn lực trong nước được phân phối và sử dụng hợp lý. 
 * Nghiệp vụ thị trƣờng “mở” 
 Công cụ thị trường mở phản ánh việc NHTW mua hoặc bán chứng từ có 
giá trên thị trường. 
 Chứng từ có giá mà NHTW sử dụng để tiến hành trên thị trường mở là các 
chứng khoán kho bạc. 
 Khi NHTW đem chứng khoán ra thị trường bán sẽ thu được tiền mặt và 
séc, khối lượng tiền trong lưu thông giảm, giảm khả năng cung ứng tín dụng của 
NH trung gian. 
 NHTW bán chứng khoán, làm tăng cung chứng khoán, giá CK giảm, lãi 
suất chứng khoán tăng, làm cho các NH trung gian tăng lãi suất để tránh tình 
trạng rút tiền đầu tư chứng khoán. 
 Ưu điểm của nghiệp vụ thị trường mở 
 . NHTW chủ động tiến hành không phụ thuộc vào NH trung gian. 
 . Linh hoạt và chính xác, có thể sử dụng ở bất kỳ mức độ nào. 
 . Dễ dàng được đảo ngược lại khi có sai lầm trong lúc tiến hành. 
 . Hoàn thành nhanh chóng, không gây chậm trễ về mặt hành chính. 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 172 
Tài chính tiền tệ Chƣơng 8: Ngân hàng thƣơng mại 
 và ngân hàng trung ƣơng 
 * Tỷ giá hối đoái 
 Tỷ giá hối đoái tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh, hoạt động xuất 
khẩu và tiêu dùng. Do vậy, tỷ giá hối đoái là một công cụ để NHTW thực thi 
chính sách tiền tệ của mình. 
 Vận dụng công cụ này không có nghĩa là NHTW đẩy tỷ giá lên cao hay 
kéo tỷ giá xuống thấp, mà là ổn định tỷ giá. 
 Vận dụng công cụ này, NHTW có thể ấn định tỷ giá cố định hay thả nổi 
theo quan hệ cung-cầu ngoại tệ trên thị trường. Vận dụng tỷ giá cố định hay thả 
nổi đều có những nhược điểm cơ bản. 
 Nếu NHTW ấn định tỷ giá cố định thì NHTW đã vi phạm quy luật kinh tế 
khách quan (quy luật cung-cầu. 
 Nếu NHTW thả nổi tỷ giá theo quan hệ cung cầu thì dẫn đến sự biến động 
của tỷ giá ảnh hưởng đến nền kinh tế. 
 Tỷ giá thả nổi có quản lý: hình thành trên cơ sở quan hệ cung-cầu ngoại 
hối, nhưng khi cần thiết NHTW có thể can thiệp vào một cách thích hợp. Biện 
pháp chủ yếu mà các NHTW dùng để can thiệp vào cung-cầu là sử dụng quỹ dự 
trữ ngoại hối và quỹ bình ổn hối đoái. Cụ thể, khi tỷ giá tăng cao, NHTW tung 
ngoại tệ bán, làm cung ngoại tệ tăng, tỷ giá từ từ giảm xuống. 
 * Hạn mức tín dụng 
 NHTW quy định các NHTM một hạn mức tăng trưởng tín dụng tối đa 
trong một thời gian nhất định. 
 Tuy nhiên, biện pháp này ít áp dụng do cung cầu tín dụng luôn biến động. 
 Ở VN, năm 2008 đứng trước tình hình lạm phát cao, để kiềm chế lạm 
phát, ổn định thị trường tiền tệ, NHNN đã khống chế tăng trưởng tín dụng. 
 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 8 
 1. Trình bày những chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại? 
 2. Ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ gì? 
 3. Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại là gì? Nó có vai trò như thế 
nào trong việc mở rộng hoạt động thương mại và công nghiệp? 
 4. Trình bày sự ra đời của ngân hàng trung ương? 
 5. Trình bày mối quan hệ giữa chức năng phát hành tiền của ngân hàng trung 
ương với mục tiêu kiểm soát lạm phát. 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 173 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quốc hội, 2014, Luật doanh nghiệp. 
2. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng. 
3. Bộ Tài chính, Thông tư số 200/2014/TT-BTC về việc ban hành chế độ kế 
 toán doanh nghiệp ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. 
4. Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất 
 bản Thống kê Hà nội, 2008. 
5. Nguyễn Đăng Dờn, Tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội, 
 2004. 
6. Nguyễn Minh Kiều, Tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội, 
 2006. 
7. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất 
 bản khoa học kỹ thuật, Hà nội, 2001. 
8. Nguyễn Thị Mùi, Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất bản Xây dựng Hà 
 nội, 2001. 
9. Nguyễn Hữu Tài, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội, 
 2002. 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 174 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_tai_chinh_tien_te.pdf