Giáo trình môn học: Thống kê doanh nghiệp
Thống kê doanh nghiệp là một môn khoa học, cung cấp cơ sở lý luận cho việc
thống kê hoạt động kinh doanh trên phạm vi nhỏ - phạm vi của một doanh nghiệp. Chẳng
hạn như: Thống kê, phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất (sức lao động, tư liệu
lao động, đối tượng lao động); thống kê phân tích giá thành, hoạt động tài chính của
doanh nghiệp; Thống kê phân tích hiệu quả, lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp,
Thống kê doanh nghiệp là công cụ quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đóng vao trò quan trọng trong sự hình thành, phát
triển của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế một quốc gia.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác dạy và học môn học Thống kê doanh
nghiệp, căn cứ theo chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật
TP.HCM; nhằm cung cấp cho giảng viên, học sinh, sinh viên các ngành Kinh tế, Tài
chính, Kế toán những kiến thức cơ bản về thống kê doanh nghiệp, tính toán thành thạo
các chỉ tiêu thống kê thông dụng trong các doanh nghiệp theo hệ thống chỉ tiêu SNA, biết
phương pháp phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, Giáo trình
Thống kê doanh nghiệp được tiến hành biên soạn và trình bày ngắn gọn, bám sát yêu cầu
và cấu trúc của môn Thống kê doanh nghiệp với kết cấu gồm 6 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của Thống kê doanh nghiệp
Chương 2: Thống kê kết quả sản xuất của doanh nghiệp
Chương 3: Thống kê lao động và thu nhập của lao động trong doanh nghiệp
Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp
Chương 5: Thống kê giá thành sản phẩm
Chương 6: Thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn học: Thống kê doanh nghiệp
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP NGÀNH/NGHỀ: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Thành phố Hồ Chí Minh tháng năm ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP NGÀNH/NGHỀ: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Nguyễn Thị Ngân Học vị: Thạc sỹ Kế toán Đơn vị: Khoa Kế toán tài chính Email: nguyennganccf@gmail.com TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh tháng năm TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Thống kê doanh nghiệp là một môn khoa học, cung cấp cơ sở lý luận cho việc thống kê hoạt động kinh doanh trên phạm vi nhỏ - phạm vi của một doanh nghiệp. Chẳng hạn như: Thống kê, phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất (sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động); thống kê phân tích giá thành, hoạt động tài chính của doanh nghiệp; Thống kê phân tích hiệu quả, lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, Thống kê doanh nghiệp là công cụ quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đóng vao trò quan trọng trong sự hình thành, phát triển của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế một quốc gia. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác dạy và học môn học Thống kê doanh nghiệp, căn cứ theo chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật TP.HCM; nhằm cung cấp cho giảng viên, học sinh, sinh viên các ngành Kinh tế, Tài chính, Kế toán những kiến thức cơ bản về thống kê doanh nghiệp, tính toán thành thạo các chỉ tiêu thống kê thông dụng trong các doanh nghiệp theo hệ thống chỉ tiêu SNA, biết phương pháp phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp,Giáo trình Thống kê doanh nghiệp được tiến hành biên soạn và trình bày ngắn gọn, bám sát yêu cầu và cấu trúc của môn Thống kê doanh nghiệp với kết cấu gồm 6 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của Thống kê doanh nghiệp Chương 2: Thống kê kết quả sản xuất của doanh nghiệp Chương 3: Thống kê lao động và thu nhập của lao động trong doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp Chương 5: Thống kê giá thành sản phẩm Chương 6: Thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Giáo trình đã được Hội đồng khoa học của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM đánh giá và cho phép lưu hành nội bộ để làm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giảng viên, học sinh, sinh viên tại Trường. 1 Trong quá trình biên soạn, tác giả đã có nhiều cố gắng để giáo trình đảm bảo được tính khoa học, hiện đại và gắn kết với thực tiễn nghề nghiệp. Tuy nhiên, giáo trình cũng khó tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung cũng như hình thức. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, xây dựng của độc giả, của đồng nghiệp và của Hội đồng khoa học để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm Chủ biên: Nguyễn Thị Ngân 2 MỤC LỤC Lời giới thiệu ............................................................................................................ 01 Mục lục ..................................................................................................................... 03 Tổng quan về môn học Thống kê doanh nghiệp ...................................................... 09 Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của Thống kê doanh nghiệp ............................... 11 1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của TKDN .................................................. 11 1.2. Nhiệm vụ của TKDN ......................................................................................... 13 1.3. Ý nghĩa, tác dụng của TKDN ............................................................................ 13 1.4. Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của TKDN ....................................... 15 1.4.1. Cơ sở phương pháp luận của môn học ........................................................... 15 1.4.2. Cơ sở lý luận của môn học ............................................................................. 15 1.5. Tổ chức hạch toán – thống kê và thông tin phục vụ quản lý kinh doanh của doanh nghiêp ....................................................................................................................... 15 1.5.1. Các bộ phận hợp thành hạch toán – thống kê và thông tin trong doanh nghiệp. .................................................................................................................................. 15 1.5.2. Nguyên tắc tổ chức hạch toán và tổ chức thông tin trong doanh nghiệp ....... 16 1.5.2.1. Nguyên tắc tổ chức hạch toán thống nhất của doanh nghiệp ...................... 17 1.5.2.2. Nguyên tắc thực hiện thông tin trong doanh nghiệp ................................... 17 1.6. Bài tập Chương 1 ............................................................................................... 18 Chương 2: Thống kê Kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp .................. 19 2.1. Khái niệm, phân loại sản phẩm của doanh nghiệp ............................................ 19 2.1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 19 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ......................... 20 2.1.3. Phân loại sản phẩm của doanh nghiệp ............................................................ 21 2.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............. ... ản lý kinh doanh, mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại. Kinh doanh có hiệu quả là tiền đề nâng cao phúc lợi cho người lao động, kích thích người lao động tăng năng suất lao động và là điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh, với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất Bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng: Qua phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đánh giá trình độ khai thác và tiết kiệm các nguồn lực đã có; Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo cơ sở cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất; Trên cơ sở đó doanh nghiệp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong quá trình sản xuất, đề ra các biện pháp nhằm khai thác mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, tăng tích luỹ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 6.1.2. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tiêu chuẩn hiệu quả sản xuất kinh doanh là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định, làm căn cứ để doanh nghiệp phấn đấu đạt được kết quả theo tiêu chuẩn đã chọn lựa Đối với Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, tiêu chuẩn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường là: - Đảm bảo tích lũy nội bộ từ nền kinh tế để công nghiệp hóa đất nước KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 133 Thống kê doanh nghiệp Chương 6: Thống kê Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Giải quyết việc làm cho những người đến tuổi lao động - Đẩy mạnh xuất khẩu - Phát huy thế mạnh các vùng, các địa phương, các khu vực, nâng dần kinh tế các vùng kém phát triển, tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý - Không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân - Tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích của Nhà nước là hài hòa. Từ đó, hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở: - Phải đảm bảo 3 lợi ích: cá nhân, tập thể và nhà nước. - Hiệu quả của doanh nghiệp phải gắn liền hiệu quả của xã hội. - Hoạt động của doanh nghiệp phải tuân theo hệ thống pháp luật hiện hành. 6.2. Phân loại hiệu quả kinh tế 6.2.1. Căn cứ theo phạm vi tính toán Bao gồm: - Hiệu quả kinh tế: là 1 phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài liệu, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu đề ra - Hiệu quả xã hội: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định, đó là giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế, giảm số người thất nghiệp, nâng cao trình độ lành nghề, cãi thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân - Hiệu quả an ninh quốc phòng: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận nhưng phải đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội trong và ngoài nước - Hiệu quả đầu tư: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra - Hiệu quả môi trường: phản ánh việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nhưng phải xem xét mức tương KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 134 Thống kê doanh nghiệp Chương 6: Thống kê Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quan giữa kết quả đạt được về kinh tế với việc đảm bảo về vệ sinh, môi trường và điều kiện làm việc của người lao động và khu vực dân cư Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải phấn đấu đạt đồng thời các loại hiệu quả trên, song trong thực tế khó có thể đạt đồng thời các mục tiêu hiệu quả tổng hợp đó 6.2.2. Căn cứ theo nội dung tính toán Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân thành: - Hiệu quả dưới dạng thuận: hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo lường bằng chỉ tiêu tương đối, biểu hiện quan hệ so sánh giữa chi phí đầu vào với kết quả đầu ra. Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo được bao nhiêu đơn vị đầu ra. - Hiệu quả dưới dạng nghịch: Là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh nhưng chỉ tiêu này cho biết để có được một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị chi phí đầu vào. 6.2.3. Căn cứ theo phạm vi tính toán Bao gồm: - Hiệu quả toàn phần: tính chung cho toàn bộ kết quả và toàn bộ chi phí của từng yếu tố hoặc tính chung cho tổng nguồn lực. - Hiệu quả đầu tư tăng thêm: chỉ tính cho phần đầu tư tăng thêm (mới) và kết quả tăng thêm của thời kỳ tính toán 6.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tronh doanh nghiệp 6.3.1. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn cố định 6.3.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp thu được trong kỳ so với số vốn cố định bình quân, mà doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ Công thức: Doanh thu thuần hoặc Giá trị sản lượng Hiệu quả sử dụng VCĐ = Đ ì푛ℎ 푞 â푛 Trong đó, Vốn cố định bình quân được xác định theo các công thức: KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 135 Thống kê doanh nghiệp Chương 6: Thống kê Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ý nghĩa: cứ một đồng vốn cố định bình quân được sử dụng trong kỳ, sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu 6.3.1.2. Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng VCĐ hay còn lại là Mức độ đảm nhiệm của một đồng VCĐ Là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định Công thức: CVĐ bình quân Hiệu suất sử dụng VCĐ = 표 푛ℎ 푡ℎ 푡ℎ ầ푛 ℎ표ặ 𝑖á 푡 ị 푠ả푛 푙ượ푛𝑔 Ý nghĩa: để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn cố định 6.3.1.3. Khả năng sinh lợi của tài sản cố định Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị nguyên giá, (hoặc giá trị còn lại) của tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức: Lợi nhuận Hệ số khả năng sinh 푙ờ𝑖 ủ 푆 Đ = 𝑔 ê푛 𝑔𝑖á ì푛ℎ 푞 â푛 ủ 푆 Đ Ý nghĩa: khả năng sinh lợi càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao và ngược lại 6.3.1.4. Khả năng sinh lợi của vốn cố định Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức: Lợi nhuận toàn bộ hay thuần túy Doanh lợi vốn cố định = Đ ì푛ℎ 푞 â푛 Ý nghĩa: khả năng sinh lợi càng cao, hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại 6.3.2. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn lưu động 6.3.2.1. Số vòng quay của vốn lưu động KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 136 Thống kê doanh nghiệp Chương 6: Thống kê Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công thức: Trong đó: - L: số vòng quay của vốn lưu động - M: tổng mức luân chuyển của vốn lưu động (doanh thu thuần) - VLD: Vốn lưu động bình quân. Vốn lưu động bình quân được xác định theo các công thức: - Vốn lưu động ít biến động, không theo dõi được thời gian biến động - Vốn lưu động biến động tăng (giảm) tại nhiều thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau Trong đó: V1; V2, Vn: vốn lưu động có ở từng thời điểm trong kỳ nghiên cứu Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết bình quân trong năm vốn lưu động quay bao nhiêu vòng 6.3.2.2. Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động Công thức: Trong đó: - K: kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động - T: số ngày dương lịch trong kỳ (T = 360 ngày) Hoặc: T x Số VLĐ bình quân Kỳ luân chuyển bình quân của VLĐ = 표 푛ℎ 푡ℎ 푡ℎ ầ푛 KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 137 Thống kê doanh nghiệp Chương 6: Thống kê Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết bình quân vốn lưu động quay 1 vòng thì mất bao nhiêu ngày 6.3.2.3. Mức đảm nhiệm của vốn lưu động Công thức: Doanh thu thuần Mức đảm nhiệm của VLĐ = 퐿Đ ì푛ℎ 푞 â푛 Ý nghĩa: để có được một đơn vị doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thì cần phải chi bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân 6.3.2.4. Khả năng sinh lợi của vốn lưu động Công thức: Lợi nhuận toàn bộ hay thuần túy Doanh lợi vốn lưu động = Đ ì푛ℎ 푞 â푛 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Do vậy, khả năng sinh lợi càng cao, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại 6.3.2.5. Phân tích sự biến động vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ: Phương trình kinh tế: VL = MVL x ∑G Trong đó: - VLĐ: Vốn lưu động bình quân trong kỳ - MVL: Mức độ đảm nhiệm vốn lưu động - ∑G: Tổng Doanh thu thuần trong kỳ Hệ thống chỉ số: - Số tương đối: VL1 / VLo = MVL1/ MVL0 x G1/Go - Số tuyệt đối: VL1 - VLo = (MVL1 - MVL0)G1 + (G1/Go) MVL0 Nhận xét: - (MVL1 - MVL0)G1 phản ánh vốn lưu động dùng vào sản xuất kỳ này so với kỳ trước tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) do ảnh hưởng của việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không hiệu quả KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 138 Thống kê doanh nghiệp Chương 6: Thống kê Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - (G1/Go) MVL0 phản ánh vốn lưu động giảm do tăng (giảm) sản lượng tiêu thụ hàng hóa kỳ này so với kỳ trước 6.4. Bài tập Chương 6 Câu 1: Trình bày khái niệm và tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả SXKD của DN? Câu 2: Tiêu chuẩn hiệu quả sản xuất kinh doanh là gì? Cho biết các tiêu chuẩn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay? Câu 3: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế. Câu 4: Hãy trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 5: Có tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Y qua hai quý như sau: ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo 1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính 500.000 600.000 2. Doanh thu hoạt động tài chính 120.000 150.000 3. Giá trị thu hồi do thanh lý tài sản 50.000 - 4. Doanh thu do bán phế liệu 10.000 20.000 5. Vốn lưu động bình quân 180.000 200.000 6. Lợi nhuận thu được trong kỳ 100.000 150.000 7. Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 50.000 70.000 8. Thuế thu nhập doanh nghiệp 30.000 45.000 Yêu cầu: 1. Tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp trên 2. Phân tích biến động của vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp do ảnh hưởng của các nhân tố và cho biết doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm hay lãng phí vốn. KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 139 Thống kê doanh nghiệp Chương 6: Thống kê Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Câu 6: Có tài liệu về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp H trong hai quý năm báo cáo như sau: Chỉ tiêu Quý I Quý II 1. Vốn kinh doanh (triệu đồng) 3750 3900 2. Tốc độ chu chuyển vốn (lần) 6.0 7.5 3. Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên doanh thu (%) 7.0 8.0 Yêu cầu: 1. Tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp trong mỗi quý 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của vốn kinh doanh quý 2 so với quý 1 3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận quý 2 so với quý 1 Câu 7: Có tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp qua hai quý như sau: TT Chỉ tiêu Quý 3 Quý 4 1 Doanh thu từ hoạt động SXKD chính (trđ) 18.000 24.000 2 Doanh thu từ hoạt động SXKD phụ (trđ) 2.800 4.000 3 Doanh thu do bán phế liệu 50 60 4 Vốn lưu động bình quân sử dụng (trđ) 4.000 4.500 5 Lợi nhuận trước thuế trong kỳ (trđ) 2.502 4.209 6 Thuế suất thuế TNDN (%) 20% 20% Yêu cầu: 1. Tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 2. Phân tích biến động của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế khi so sánh quý 4 với quý 3 Câu 8: Có tài liệu về tình hình tài chính của một doanh nghiệp như sau: - Độ dài vòng chu chuyển vốn lưu động kế hoạch là: 8 ngày - Doanh thu tiêu thụ thực tế là: 36.000 triệu đồng - Mức độ đảm nhiệm vốn kế hoạch là: 0,4 - Vốn lưu động thực tế giảm so với kế hoạch 10% - Doanh thu tiêu thụ thực tế tăng so với kế hoạch 20% KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 140 Thống kê doanh nghiệp Chương 6: Thống kê Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thực tế là 20% Yêu cầu: 1. Tính các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp kỳ thực tế 2. Tính lượng vốn lưu động tiết kiệm do hiệu quả sử dụng vốn thay đổi qua hai kỳ Câu 9: Anh (chị) hãy tự cho ví dụ với 3 chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh và 3 chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh (không cần số liệu), anh (chị) hãy xác lập các chỉ tiêu hiệu quả dạng thuận và dạng nghịch. KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Văn Tuấn, Thống kê doanh nghiệp - Hướng dẫn trả lời lỳ thuyết và giải bài tập, NXB Tài Chính, 2010 2. Chu Văn Tuấn, Thống kê doanh nghiệp - Hướng dẫn ôn tập, câu hỏi thảo luận và bài tập ứng dụng, NXB Tài Chính, 2007 3. Nguyễn Thị Hồng Hà, Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, NXB TP.HCM, 2015
File đính kèm:
- giao_trinh_mon_hoc_thong_ke_doanh_nghiep.pdf