Giáo trình Kế toán thuế

Thuế là môn học thuộc nhóm các môn học chuyên ngành, có vị trí quan trọng trong khoa học kinh tế quản lý nói chung và khoa học kế toán nói riêng.

Để giúp bạn đọc nắm bắt đầy đủ về việc kê khai thuế theo đúng chế độ kê khai thuế, tập thể tác giả xinh trân trọng giới thiệu cuốn sách “ Kế toán thuế”

Nội dung cuốn sách gồm 9 chương:

Chương 1: Giới thiệu về thuế và kế toán thuế

Chương 2: Kế toán thuế giá trị gia tăng

Chương 3: Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt

Chương 4: Kế toán thuế xuất nhập khẩu

Chương 5: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Chương 6: Kế toán thuế thu nhập cá nhân

Chương 7: Kế toán thuế tài nguyên

Chương 8: Kế toán thuế nhà đất

Chương 9: Kế toán các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

 

Giáo trình Kế toán thuế trang 1

Trang 1

Giáo trình Kế toán thuế trang 2

Trang 2

Giáo trình Kế toán thuế trang 3

Trang 3

Giáo trình Kế toán thuế trang 4

Trang 4

Giáo trình Kế toán thuế trang 5

Trang 5

Giáo trình Kế toán thuế trang 6

Trang 6

Giáo trình Kế toán thuế trang 7

Trang 7

Giáo trình Kế toán thuế trang 8

Trang 8

Giáo trình Kế toán thuế trang 9

Trang 9

Giáo trình Kế toán thuế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 88 trang minhkhanh 10200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán thuế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán thuế

Giáo trình Kế toán thuế
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: KẾ TOÁN THUẾ
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 20
 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
Ninh Bình, năm 2018
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI NÓI ĐẦU
Thuế là môn học thuộc nhóm các môn học chuyên ngành, có vị trí quan trọng trong khoa học kinh tế quản lý nói chung và khoa học kế toán nói riêng.
Để giúp bạn đọc nắm bắt đầy đủ về việc kê khai thuế theo đúng chế độ kê khai thuế, tập thể tác giả xinh trân trọng giới thiệu cuốn sách “ Kế toán thuế”
Nội dung cuốn sách gồm 9 chương: 
Chương 1: Giới thiệu về thuế và kế toán thuế
Chương 2: Kế toán thuế giá trị gia tăng
Chương 3: Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt
Chương 4: Kế toán thuế xuất nhập khẩu
Chương 5: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Chương 6: Kế toán thuế thu nhập cá nhân
Chương 7: Kế toán thuế tài nguyên
Chương 8: Kế toán thuế nhà đất
Chương 9: Kế toán các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
Trong quá trình biên soạn mặc dù có cố gắng nhưng giáo trình môn Kế toán thuế không khỏi những thiếu sót. Các tác giả mong muốn được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn.
NHÓM BIÊN SOẠN
Cao Thị Kim Cúc
Đào Thị Thủy
Nguyễn Thị Nhung
MỤC LỤC
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Kế toán thuế
Mã số môn học: MH 31
Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Môn học được học sau các môn tài chính doanh nghiệp, thuế và là kiến thức bổ trợ cho môn học thực hành kế toán tại các cơ sở.
- Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề.
 - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Kế toán thuế có vai trò như là một cầu nối, liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nước. Nhờ các công việc của kế toán thuế đã giúp cho nhà nước quản lý được nền kinh tế dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp cho các doanh nghiệp có thể kinh doanh một cách ổn định và thực hiện báo cáo thuế đúng quy định của nhà nước một cách rõ ràng và minh bạch.
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Vận dụng được các kiến thức đã học về kế toán thuế trong việc thực hiện thực hiện nghiệp vụ kế toán được giao;
+ Ứng dụng được phần hành kế toán trong việc thực hiện công tác kế toán thuế tại các doanh nghiệp.
- Về kỹ năng:
+ Lập được chứng từ kế toán thuế;
+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp;
+ Lập được các báo cáo thuế theo quy định;
+ Kiểm tra đánh giá được công tác kế toán thuế trong các doanh nghiệp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tuân thủ các chế độ kế toán thuế do Nhà nước ban hành
+ Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, sức khỏe giúp cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm kiếm việc làm tại doanh nghiệp.
Nội dung môn học: 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ
Mã chương: KTT01
Giới thiệu: Giúp người học hiểu được tổng quan về hệ thống thuế ở Việt Nam và các tài khoản được sử dụng khi hạch toán thuế.
Mục tiêu:
- Trình bày được kiến thức cơ bản và nguyên tắc kế toán thuế;
- Trình bày được phương pháp kế toán thuế;
- Vận dụng kiến làm được bài thực hành ứng dụng về kế toán thuế;
- Xác định được các chứng từ kế toán thuế;
- Trung thực, nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán hiện hành.
Nội dung chính:
1.Tổng quan về thuế 
1.1 Thuế và đặc điểm của thuế
Khái niệm về thuế
Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do luật định qui định cho tổ chức và cá nhân trong xã hội nộp cho nhà nước bằng một phần thu nhập của mình nhằm tập trung một bộ phận quyền lực, của cải xã hội vào ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước thích ứng với từng giai đoạn phát triển của đời sống kinh tế xã hội. 
Thuế có những đặc điểm cơ bản sau:
Thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không mang tính hoàn trả trực tiếp. Nộp thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuế trên phạm vi toàn xã hội. Do vậy, trốn thuế hay lậu thuế đều bị coi là những hành vi phạm pháp
Các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho nhà nước các khoản thuế đã được pháp luật quy định.
1.2 Vai trò của thuế 
Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước. Thuế luôn được coi là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước. 
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường.
Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối.
Thuế là công cụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.3 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 
a, Tên gọi của các sắc thuế: tên gọi của các sắc thuế thường phản ánh nội dung chính của nó để phân biệt với những loại thuế khác. Để đặt tên cho các sắc thuế người ta thường sử dụng một số cách đặt tên như sau:
- Đặt tên theo nội dung: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,
- Đặt tên theo đối tượng đánh thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế tài sản,
b, Đối tượng tính thuế: là những căn cứ để xác định số tiền phải nộp. Có 3 đối tượng tính thuế: Giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi hoạt động kinh tế; giá trị tài sản; thu nhập của doanh nghiệp hoặc cá nhân.
c, Đối tượng nộp thuế: Là những pháp nhân và cá nhân có đối tượng tính thuế. Cần chú ý phân biệt giữa người nộp thuế và người chịu thuế. Người nộp thuế là người mang tiền đi nộp thuế cho nhà nước. Người chịu thuế là người có thu thập bị thuế điều tiết. Khi đó, sắc thuế mà người chịu thuế trực tiếp mang tiền đến nộp cho nhà nước gọi là thuế trực thu, còn sắc thuế mà chịu thuế không trực tiếp mang tiền đến nộp cho nhà nước gọi là thuế gián thu.
d, Thuế suất: trong một luật thuế, thuế suất là linh hồn của sắc thuế. Thuế suất thể hiện nhu cầu cần tập trung nguồn tài chính và biểu hiện chính sách kinh tế xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ phát tri ... áy
20
5
Gỗ tẩm, gỗ đước, gỗ tràm
20
6
Cành, ngọn
15
7
Củi
5
8
Tre, nứa, giang, mai, vầu, lồ ô 
10
9
Dược liệu
9.1
Trầm hương, kỳ nam
25
9.2
Hồi, quế, sa nhân, thảo quả
10
9.3
Các loại dược liệu khác
5
10
Các loại sản phẩm rừng tự nhiên khác:
10.1
Chim, thú rừng (loại được phép khai thác)
20
10.2
Sản phẩm rừng tự nhiên khác
5
IV
Thủy sản tự nhiên
1
Ngọc trai, bào ngư, hải sâm
10
2
Tôm, cá, mực và các loại thủy sản khác
2
V 
Nước khoáng thiên nhiên, nước thiên nhiên 
1
Nước khoáng thiên nhiên; nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp
8
2
Nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện
2
3
Nước thiên nhiên khai thác phục vụ ngành sản xuất (ngoài quy định tại điểm 1 và điểm 2):
3.1
Sử dụng làm nguyên liệu chính hoặc phụ tạo thành yếu tố vật chất trong sản xuất sản phẩm
3
3.2
Sử dụng chung phục vụ sản xuất (vệ sinh công nghiệp, làm mát, tạo hơi)
a.
Sử dụng nước mặt
1
b.
Sử dụng nước dưới đất
2
3.3
Nước thiên nhiên dùng sản xuất nước sạch, dùng phục vụ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước thiên nhiên khai thác từ giếng đào, giếng khoan phục vụ sinh hoạt
0
- Trường hợp dùng nước dưới đất sản xuất nước sạch
0,5
4
Nước thiên nhiên khai thác dùng vào các mục đích khác ngoài quy định tại điểm 1, 2 và 3
4.1
Trong hoạt động dịch vụ:
a.
Sử dụng nước mặt
3
b.
Sử dụng nước dưới đất
5
4.2
Trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, khai khoáng:
a.
Sử dụng nước mặt
3
b.
Sử dụng nước dưới đất
4
4.3
Khai thác dùng mục đích khác:
a.
Sử dụng nước mặt
0
b.
Sử dụng nước dưới đất
0,5
VI
Tài nguyên khác
10
1
Yến sào
20
2
Tài nguyên khác
10
2. Kế toán thuế tài nguyên 
2.1 Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu tài khoản
	Sử dụng tài khoản 3336 – Thuế tài nguyên
Kết cấu tài khoản 3336 như sau:
Bên Nợ: Số thuế tài nguyên đã nộp
Bên Có: Số thuế tài nguyên phải nộp
Số dư bên Có: Số thuế tài nguyên còn phải nộp
2.2 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
	- Số thuế tài nguyên phải nộp theo quyết định của có quan thuế sẽ ghi:
Nợ TK 627
	Có TK 3336
	+ Trường hợp thuế tài nguyên phải nộp liên quan đến nhiều kỳ kế toán, thì trước hết phải đưa vào tài khoản 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn hoặc tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 142 (242)
	Có TK 3336
	+ Hàng tháng khi phân bổ dần vào chi phí sản xuất trong tháng sẽ ghi:
Nợ TK 627
	Có TK 142 ( 242)
	- Khi tiến hành nộp thuế tài nguyên cho nhà nước sẽ ghi:
Nợ TK 3336
	Có TK 111, 112
	- Khoản thuế tài nguyên mà doanh nghiệp được miễn,giảm sẽ ghi:
Nợ TK 3336
	Có TK 627 	
	Hoặc Có TK 711
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN THUẾ NHÀ ĐẤT
Mã chương: KTT08
Giới thiệu: Giúp người học hiểu được tổng quan về thuế nhà đất và các tài khoản được sử dụng khi hạch toán thuế nhà đất, vận dụng vào làm bài tập.
Mục tiêu:
- Trình bày được kiến thức cơ bản và nguyên tắc kế toán thuế nhà đất;
- Trình bày được phương pháp kế toán thuế nhà đất;
- Vận dụng kiến làm được bài thực hành ứng dụng về kế toán thuế nhà đất;
- Xác định được các chứng từ kế toán thuế nhà đất;
- Trung thực, nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán hiện hành.
Nội dung chính:	
1. Tổng quan về thuế nhà đất 
1.1 Đối tượng chịu thuế 
1. Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
3. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh.
1.2 Đối tượng không chịu thuế
Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm:
1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
2. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
3. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
4. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
5. Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
6. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
7. Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
1.3 Đối tượng nộp thuế
1. Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này. 
2. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.
3. Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
a) Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất là người nộp thuế;
b) Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thoả thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế;
c) Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;
d) Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó;
đ) Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này thì pháp nhân mới là người nộp thuế.
1.4 Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất.
* Giá tính thuế 
1. Giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá của 1m2 đất.
2. Diện tích đất tính thuế được quy định như sau:
a) Diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng.
Trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất tính thuế.
Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng khu công nghiệp thì diện tích đất tính thuế không bao gồm diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung;
b) Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Hệ số phân bổ được xác định bằng diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư chia cho tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Trường hợp nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư có tầng hầm thì 50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong tầng hầm được cộng vào tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng để tính hệ số phân bổ;
c) Đối với công trình xây dựng dưới mặt đất thì áp dụng hệ số phân bổ bằng 0,5 diện tích đất xây dựng chia cho tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
3. Giá của 1m2 đất là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. 
* Thuế suất 
1. Thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:
Bậc thuế
Diện tích đất tính thuế (m2)
Thuế suất (%)
1
Diện tích trong hạn mức 
0,03
2
Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức
0,07
3
Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức
0,15
2. Hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Trường hợp đất ở đã có hạn mức theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì áp dụng như sau:
a) Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thấp hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức giao đất ở mới để làm căn cứ tính thuế;
b) Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành cao hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức đất ở cũ để làm căn cứ tính thuế.
3. Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,03%.
4. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp áp dụng mức thuế suất 0,03%.
5. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế suất 0,03%.
6. Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp dụng mức thuế suất 0,15%. Trường hợp đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không coi là đất chưa sử dụng và áp dụng mức thuế suất 0,03%. 
 7. Đất lấn, chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2% và không áp dụng hạn mức. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người nộp thuế đối với diện tích đất lấn, chiếm.
2. Kế toán thuế nhà đất 
2.1 Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu tài khoản
	Kế toán thuế nhà đất sử dụng tài khoản 3337 “ Thuế nhà đất, tiền thuê đất”.
Kết cáu tài khoản 3337 như sau:
Bên Nợ: Số thuế thuế nhà đất đã nộp
Bên Có: Số thuế nhà đất phải nộp
Số dư bên Có: Số thuế nhà đất còn phải nộp
2.2 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
	- Phản ánh số thuế nhà đất phải nộp cho nhà nước theo quyết định của cơ quan thuế, kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 642
	Có TK 3337
	Trường hợp số thuế phải nộp phát sinh lớn liên quan đến nhiều kỳ thì số phải nộp sẽ ghi:
Nợ TK 142 (242)
	Có TK 3337
	+ Hàng tháng khi phân bổ dần vào chi phí quản lý trong tháng sẽ ghi:
Nợ TK 642
	Có TK 142 ( 242)
- Khi tiến hành nộp thuế nhà đất cho nhà nước sẽ ghi:
Nợ TK 3337
	Có TK 111, 112
	- Khoản thuế nhà đất mà doanh nghiệp được miễn,giảm sẽ ghi:
Nợ TK 3337
	Có TK 642 	
	Hoặc Có TK 711
CHƯƠNG 9: KẾ TOÁN CÁC LOẠI THUẾ KHÁC, PHÍ, LỆ PHÍ
VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP KHÁC
Mã chương: KTT09
Giới thiệu: Giúp người học hiểu được tổng quan về thuế khác, phí và lệ phí, biết đưuọc các tài khoản sử dụng khi hạch toán thuế khác, phí và lệ phí, vận dụng vào làm bài tập.
Mục tiêu:
- Trình bày được kiến thức cơ bản và nguyên tắc kế toán thuế khác, phí lệ phí;
- Trình bày được phương pháp kế toán thuế khác, phí lệ phí;
- Vận dụng kiến làm được bài thực hành ứng dụng về kế toán thuế khác, phí lệ phí;
- Xác định được các chứng từ kế toán thuế khác, phí lệ phí;
- Trung thực, nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán hiện hành.
Nội dung chính:
1. Tổng quan về các loại thuế khác ( Thuế môn bài)
1.1. Khái niệm
 Thuế môn bài  là một khoản thu có tính chất lệ phí thu hàng năm vào các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.
1.2. Đối tượng nộp thuế môn bài
 Tất cả tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm các DN, Cty, Hộ kd, cá nhân kd, kể cả các chi nhánh , cửa hàng , nhà máy, phân xưởng. trực thuộc đơn vị chính.      
1.3. Căn cứ tính thuế: 
a- Căn cứ vào vốn:           
Bậc thuế môn bài
Vốn đăng ký
Mức thuế môn bài cả năm
Bậc 1
Trên 10 tỷ đồng
3.000.000
Bậc 2
Từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng 
2.000.000
Bậc 3
Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng 
1.500.000
Bậc 4
Dưới 2 tỷ đồng
1.000.000
      b/. Căn cứ vào thu nhập tháng:
Bậc thuế
Thu nhập 1 tháng
Mức thuế cả năm
1
Trên 1.500.000
         1.000.000
2
Trên 1.000.000 đến 1.500.000
            750.000
3
Trên 750.000 đến 1.000.000
            500.000
4
Trên 500.000 đến 750.000
            300.000
5
Trên 300.000 đến 500.000
           100.000
6
Bằng hoặc thấp hơn 300.000
             50.000
* Chú ý: Một số trường hợp sau:
	- Tính thuế MB căn cứ vào vốn được áp dụng cho các tổ chức kinh tế (DN, Cty có vốn).
	- Tính thuế MB theo thu nhập bình quân tháng được áp dụng cho hộ kd và cá nhân kd (không có vốn đăng ký).
- Đối với DN đang hoạt động: Thuế MB được tính căn cứ vào Vốn KD năm trước liền kề với năm tính thuế.
- Đối với DN mới được thành lập: Thuế MB được tính căn cứ vào vốn KD ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh.
- Mỗi khi có thay đổi tăng hoặc giảm vốn đăng ký, DN phải kê khai với cơ quan thuế để làm căn cứ xác định mức thuế môn bài của năm sau. Nếu không kê khai thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và bị ấn định mức thuế môn bài phải nộp. 
       - Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu (thuộc công ty hoặc chi nhánh)... hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, có đăng ký nộp thuế và được cấp mã số thuế thì phải kê khai và nộp thuế MB căn cứ vào vốn.
      - Các doanh nghiệp có các Chi nhánh (hạch toán phụ thuộc) tại các quận, huyện, thị xã và các điểm kinh doanh khác thì phải nộp thuế MB cho các chi nhánh này mỗi chi nhánh là 1.000.000đồng/năm. 
2. Kế toán các loại thuế khác 
2.1 Tài khoản sử dụng
	Kế toán sử dụng tài khoản 3338 – Các loại thuế khác
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: Thuế môn bài đã nộp
Bên Có: Thuế môn bài phải nộp
Dư bên Có: Thuế môn bài còn phải nộp
2.2 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
	- Phản ánh số thuế môn bài phải nộp cho nhà nước theo quyết định của cơ quan thuế, kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 642
	Có TK 3338
	Trường hợp số thuế phải nộp phát sinh lớn thì số phải nộp sẽ ghi:
Nợ TK 142 
	Có TK 3338
	+ Hàng tháng khi phân bổ dần vào chi phí quản lý trong tháng sẽ ghi:
Nợ TK 642
	Có TK 142 
- Khi tiến hành nộp thuế quyền môn bài cho nhà nước sẽ ghi:
Nợ TK 3338
	Có TK 111, 112
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Văn Nhiệm, Giáo trình chính Thuế và kế toán thuế, NXB Thống Kê, 2001.
[2]. TS. Võ Văn Nhị, TS. Mai Thi Hoàng Minh, Kế toán và thuế trong doanh nghiệp, NXB Thống Kê, 2001.
[3]. TS. Phan Đức Dũng, Kế toán và thuế trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, NXB ĐH Quốc gia TP.HCM, 2006.
[4]. TS. Võ Văn Nhị, Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp - Kế toán thuế GTGT kèm sơ đồ, NXB Thống Kê, 2000. 

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_ke_toan_thue.doc