Giáo trình Kế toán quản trị

Khái Niệm Về Kế Toán Quản Trị

Kế toán quản trị là một hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin cho các nhà

quản trị nội bộ doanh nghiệp để ra quyết định

So Sánh Giữa Kế Toán Quản Trị Và Kế Toán Tài Chính

Giống nhau

- Có cùng đối tượng nghiên cứu là các sự kiện kinh tế và pháp lý diễn ra trong quá

trình kinh doanh của doanh nghiệp

- Đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Kế toán tài chính căn cứ hệ

thống ghi chép ban đầu này để xử lý, soan thảo các báo cáo tài chính cung cấp

cho các đối tượng cần thông tin kế toán ở bên ngoài của doanh nghiệp. Kế toán

quản trị căn cứ hệ thống ghi chép ban đầu để vận dụng xử lý nhằm tạo thông tin

thích hợp cho các nhà quản trị.

- Đều thể hiện tính trách nhiệm của người quản lý trong toàn doanh nghiệp, còn

kế toán quản trị thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị trên từng bộ phận của

doanh nghiệp.

Giáo trình Kế toán quản trị trang 1

Trang 1

Giáo trình Kế toán quản trị trang 2

Trang 2

Giáo trình Kế toán quản trị trang 3

Trang 3

Giáo trình Kế toán quản trị trang 4

Trang 4

Giáo trình Kế toán quản trị trang 5

Trang 5

Giáo trình Kế toán quản trị trang 6

Trang 6

Giáo trình Kế toán quản trị trang 7

Trang 7

Giáo trình Kế toán quản trị trang 8

Trang 8

Giáo trình Kế toán quản trị trang 9

Trang 9

Giáo trình Kế toán quản trị trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 103 trang minhkhanh 11280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán quản trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán quản trị

Giáo trình Kế toán quản trị
 GIÁO TRÌNH 
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
 -1-
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
1. Khái Niệm Về Kế Toán Quản Trị 
Kế toán quản trị là một hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin cho các nhà 
quản trị nội bộ doanh nghiệp để ra quyết định 
2. So Sánh Giữa Kế Toán Quản Trị Và Kế Toán Tài Chính 
Giống nhau 
 - Có cùng đối tượng nghiên cứu là các sự kiện kinh tế và pháp lý diễn ra trong quá 
 trình kinh doanh của doanh nghiệp 
 - Đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Kế toán tài chính căn cứ hệ 
 thống ghi chép ban đầu này để xử lý, soan thảo các báo cáo tài chính cung cấp 
 cho các đối tượng cần thông tin kế toán ở bên ngoài của doanh nghiệp. Kế toán 
 quản trị căn cứ hệ thống ghi chép ban đầu để vận dụng xử lý nhằm tạo thông tin 
 thích hợp cho các nhà quản trị. 
 - Đều thể hiện tính trách nhiệm của người quản lý trong toàn doanh nghiệp, còn 
 kế toán quản trị thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị trên từng bộ phận của 
 doanh nghiệp. 
Khác nhau 
KHÁC NHAU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 
Đối tượng sử dụng thông Nhà quản trị bên trong Những người bên ngoài 
tin doanh nghiệp doanh nghiệp là chủ yếu 
Đặc điểm thông tin Hướng về tương lai. Linh Phản ánh quá khứ. Tuân thủ 
 hoạt. Không qui định cụ thể nguyên tắc. Biểu hiện hình 
 thái giá trị 
Yêu cầu thông tin Không đòi hỏi cao tính Đòi hỏi tính chính xác gần 
 chính xác gần như tuyệt đối như tuyệt đối, khách quan 
Phạm vi cung cấp Từng bộ phận Toàn doanh nghiệp 
 -2-
Các loại báo cáo Báo cáo đặc biệt Báo cáo tài chính nàh nước 
 qui định 
Ký hạn lập báo cáo Thường xuyên Định kỳ 
Quan hệ với các môn học Quan hệ nhiều Quan hệ ít 
Tính pháp lệnh Không có tính pháp lệnh Có tính pháp lệnh 
3. Vai Trò Của kế Toán Quản Trị 
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải lập kế hoạch SXKD 
cho doanh nghiệp mình. Từ kế hoạch chung của doanh nghiệp, các bộ phận triển khai 
thành các mục tiêu thực hiện và kiểm tra kết quả thực hiện các mục tiêu này. Đó chính là 
kiểm tra quản lý – kiểm tra hướng hoạt động của doanh nghiệp. trong quá trình thực 
hiện các mục tiêu đề ra cần phải quản lý các qui trình cụ thể, chi tiết hơn như quản lý 
tồn kho, quản lý sản xuất, 
Minh họa 1: Vai trò kế toán quản trị được biểu diễn qua sơ đồ sau 
 Kiểm tra quản lý 
 Kế hoạch SXKD 
 KTQT: công cụ 
 đánh giá kiểm tra 
 Quản lý các qui trình 
 hành động 
4. Các Phương Pháp Nghiệp Vụ Cơ Sở Dùng Trong Kế Toán Quản Trị 
Thông tin kế toán quản trị chủ yếu nhằm cung cấp cho các nhà quản trị để ra những 
quyết định, do đó kế toán quản trị phải sử dụng một số phương pháp nghiệp vụ để xử 
lý thông tin cho phú hợp với nhu cầu quản trị. Có 4 phương pháp nghiệp vụ cơ bản: 
Thiết kế thông tin thành dạng so sánh được 
 -3-
Với các số liệu thu thập được kế toán quản trị sẽ phân tích chúng thành dạng so sánh 
được. Các số liệu thu thập sẽ vô dụng nếu thiếu các tiêu chuẩn để so sánh. 
Phân loại chi phí 
Ví dụ: như phân loại chi phí của doanh nghiệp thành định phí và biến phí để từ đó phân 
tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 
Trình bày mối quan hệ giữa các thông tin kế toán dưới dạng phương trình 
Cách trình bày này rất tiện dụng cho việc tính và dự toán một số quá trình chưa xảy ra 
trên cơ sở những dữ kiện đã có và mối quan hệ đã xác định. Do đó phương pháp này 
được dùng làm cơ sở để tính toán và lập kế hoạch. 
Trình bày thông tin dưới dạng đồ thị 
Cách trình bày này giúp ta thấy rõ ràng nhất mối quan hệ và xu hướng biến động của 
thông tin. 
Chương 2. CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ 
Như đã trình bày ở chương 1, vai trò của kế toán quản trị ngày càng được khẳng định 
và nó được xem như là một trong những công cụ phục vụ hữu hiệu nhất cho quản lý nội 
bộ doanh nghiệp. Để thực hiện tốt công việc quản lý, từ khâu lập kế hoạch bao gồm 
việc xác định các mục tiêu của doanh nghiệp cũng như xác định các phương tiện để đạt 
được các mục tiêu đó, đến việc kiểm tra, phân tích và ra các quyết định, các nhà quản trị 
phải cần đến rất nhiều thông tin. Tuy nhiên, trong đó, thông tin về tiềm lực và tổ chức 
nội bộ của doanh nghiệp do kế toán quản trị cung cấp là bộ phận quan trọng nhất, 
quyết định chất lượng của công tác quản lý. 
Xét từ phương diện kế toán, thông tin chủ yếu nhất mà kế toán quản trị xử lý và cung 
cấp cho các nhà quản trị là thông tin về chi phí. Trong quá trình kinh doanh của các 
doanh nghiệp, chi phí thường xuyên phát sinh, gắn liền với mọi hoạt động và có ảnh 
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được. Hơn nữa, trên giác độ quản lý, chi phí phần lớn 
phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, chịu sự chi phối chủ quan của nhà quản trị, do 
vậy, kiểm soát và quản lý tốt chi phí là mối quan tâm hàng đầu của họ. Chương này 
nghiên cứu về khái niệm về chi phí và các cách phân loại chi phí khác nhau. 
1. KHÁI NIỆM VỀ CHI PHÍ VÀ KHÁI QUÁT CÁC TIÊU THỨC PHÂN LOẠI CHI PHÍ 
 -4-
Chi phí được định nghĩa như là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ ra nhằm thu được các 
loại tài sản, hàng hóa hoặc các dịch vụ. Như vậy, nội dung của chi phí rất đa dạng. Trong 
kế toán quản trị, chi phí được phân loại và sử dụng theo nhiều cách khác nhau nhằm 
cung cấp những thông tin phù hợp với nhu cầu đa dạng trong các thời điểm khác nhau 
của quản lý nội bộ doanh nghiệp. Thêm vào đó, chi phí phát sinh trong các loại hình 
doanh nghiệp khác nhau (sản xuất, thương mại, dịch vụ) cũng có nội dung và đặc điểm 
khác nhau, trong đó nội dung chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thể hiện tính đa 
dạng và bao quát nhất. 
Với lý do này các nội dung tiếp theo và cũng là nội dung chính của chương, chúng ta 
sẽ nghiên cứu các cách phân loại chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất. 
2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG 
Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét theo công dụng của chúng, hay 
nói một cách khác, xét theo từng hoạt động có chức năng khác nhau trong quá trình sản 
xuất kinh doanh mà chúng phục vụ, được chia thành hai loại lớn: chi phí sả ... n kho cuốI năm theo mong muốn là 1.000 
sản phẩm. 
 4/ Định mức nguyên liệu để sản xuất 1 sản phẩm là: 0,2kg/sp với đơn giá 
20.000đ/kg. Nguyên vật liệu tồn cuối mỗi tháng tương đương với 10% lượng nguyên vật 
liệu sử dụng tháng đến. Lượng vật liệu tồn cuối tháng 3 là 170 kg. Nhà cung cấp cho 
phép công ty trả tiền mua nguyên vật liệu sau 1 tháng mua hàng. Số tiền còn nợ nhà 
cung cấp trên bảng cân đối kế toán là số tiền công ty đã mua nguyên vật liệu trong 
tháng 12 và sẽ được công ty trả trong tháng 1. 
 5/ Để sản xuất 1 sản phẩm cần 0,5 giờ công, với đơn giá 6.000đ/giờ. Chi phí nhân 
công phát sinh trong tháng nào thì trả ngay cho công nhân trong tháng đó. 
 6/ Chi phí sản xuất chung dự kiến: 
 - Định phí sản xuất chung hàng tháng là 5.000.000đ/tháng trong đó chi phí khấu 
hao là 1.000.000đ, các chi khác đều trả bằng tiền trong tháng phát sinh. 
 - Biến phí sản xuất chung trên một giờ công lao động trực tiếp là 2.000đ/giờ. Các 
biến phí sẽ được thanh toán bằng tiền trong tháng khi chi phí được ghi nhận. 
 -94-
 7/ Biến phí bán hàng gồm: hoa hồng, biến phí quản lý chiếm 0,5% doanh thu. 
Định phí bán hàng và quản lý hàng tháng là 2.000.000đ, trong đó chi phí khấu hao là 
500.000. Các chi phí phát sinh trả bằng tiền khi chi phí được ghi nhận 
 8/ Các thông tin bổ sung: công ty sử dụng phương pháp FIFO trong tính giá 
thành phẩm xuất kho, đầu và cuối mỗi tháng khồn có sản phẩm dở dang. Thuế suất 
thuế thu nhập doanh nghiệp 28%. 
 Với các thông tin trên, dự toán tổng thể của công ty được lập như sau: 
 a. Dự toán tiêu thụ 
Bảng 5.10. Dự toán tiêu thụ 
 Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 
 1.Số lượng sản phẩm tiêu thụ (cái) 5.000 8.000 6.000 
 2. Đơn giá (10.000đ) 10 10 10 
 3. Doanh thu (1.000đ) 50.000 80.000 60.000 
 Dựa trên dự toán tiêu thụ, lịch thu tiền dự kiến được lập 
Bảng 5.11. Dự kiến lịch thu tiền 
 Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 
 1. Doanh thu (1.000đ) 50.000 80.000 60.000 
 2. Thu tiền trong tháng bán hang = (1) x 0,6 30.000 48.000 36.000 
 3. Thu tiền sau 1 tháng bán hang 16.000* 20.000 32.000 
 4. Tổng tiền thu được trong tháng = (2) + (3) 46.000 68.000 68.000 
 “*” là số tiền phải thu khách hàng trên bảng cân đối kế toán 
 b. Dự toán sản xuất 
Bảng 5.12. Dự toán sản xuất 
 Chỉ tiêu Tháng Tháng 2 Tháng 3 
 1 
 1.Số lượng sản phẩm tiêu thụ (cái) 5.000 8.000 6.000 
 2. Số lượng TP tồn kho cuối kì 1.600 1.200 1.000 
 3. Tổng nhu cầu thành phẩm 6.600 9.200 7.000 
 -95-
 4. Số lượng TP tồn kho đầu kì 2.200 1.600 1.200 
 5. Số lượng TP cần sản xuất 4.400 7.600 5.800 
 c. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 
Bảng 5.13. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 
 Chỉ tiêu Tháng Tháng 2 Tháng 3 
 1 
 1. Số lượng TP cần sản xuất 4.400 7.600 5.800 
 2. Định mức vật liệu/sp (kg/sp) 0,2 0,2 0,2 
 3. Tổng lượng vật liệu dung vào SX 880 1.520 1.160 
 4. Đơn giá VL (1.000đ/kg) 20 20 20 
 5. Chi phí NVL TT (1.000đ) 17.600 30.400 23.200 
 d. Dự toán cung ứng vật liệu 
Bảng 5.14. Dự toán cung ứng vật liệu 
 Chỉ tiêu Tháng Tháng 2 Tháng 3 
 1 
 1. Tổng lượng vật liệu dùng vào SX (kg) 880 1.520 1.160 
 2. Lượng vật liệu tồn cuối kì (kg) 152 160 170 
 3. Tổng nhu cầu về lượng vật liệu (kg) 1.032 1.680 1.330 
 4. Lượng vật liệu tồn đầu kì (kg) 150 152 160 
 5. Lượng vật liệu mua vào (kg) 882 1.528 1.170 
 6. Đơn giá vật liệu (1.000đ/kg) 20 20 20 
 7. Số tiền cần mua vật liệu (1.000đ) 17.640 30.560 23.400 
 8. Trả tiền mua vật liệu (1.000đ) 20.000 17.640 30.560 
 e. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp 
Bảng 5.15. dự toán chi phí nhân công trực tiếp 
 Chỉ tiêu Tháng Tháng 2 Tháng 3 
 1 
 -96-
 1. Số lượng TP cần sản xuất (sp) 4.400 7.600 5.800 
 2. Định mức giờ công/sp (g/sp) 0,5 0,5 0,5 
 3. Tổng giờ công dùng vào SX (g) 2.200 3.800 2.900 
 4. Đơn giá giờ công (1.000đ/kg) 6 6 6 
 5. Chi phí NC TT (1.000đ) 13.200 22.800 17.400 
 6. Chi trả tiền lương cho công nhân (1.000đ) 13.200 22.800 17.400 
 f. dự toán chi phí sản xuất chung 
Bảng 5.16. Dự toán chi phí sản xuất chung 
 Chỉ tiêu Tháng Tháng 2 Tháng 3 
 1 
 1. Tổng giờ công dùng vào SX 2.200 3.800 2.900 
 2. Biến phí SXC/ giờ công (1.000đ/g) 2 2 2 
 3. Tổng biến phí SXC (1.000đ) 4.400 7.600 5.800 
 4. Định phí sản xuất chung (1.000đ) 5.000 5.000 5.000 
 5. Tổng chi phí SXC (1.000đ) 9.400 12.600 10.800 
 g. Dự toán giá vốn hàng bán 
Bảng 5.17. Dự toán giá vốn hàng bán 
 Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 
 1. Chi phí NVL trực tiếp (1.000đ) 17.600 30.400 23.200 
 2. Chi phí NC trực tiếp (1.000đ) 13.200 22.800 17.400 
 3. Tổng chi phí SXC (1.000đ) 9.400 12.600 10.800 
 4. Tổng chi phí SX (tổng giá thành) 40.200 65.800 51.400 
 5. Số lượng sản phẩm sản xuất 4.400 7.600 5.800 
 6. Giá thành đơn vị 9,14 8,65 8,86 
 7. Số lượng s.phẩm tồn kho cuốI kì 1.600 1.200 1.000 
 -97-
 8. Giá thành sản phẩm tồn kho đầu kì 19.140 14.618,19 10.389,47 
 9.Giá thành sản phẩm tồn kho cuốI kì 14.618,19 10.389,47 8.862 
 10. Giá vốn hàng bán 
 g. Dự toán báo cáo lãi lỗ 
Bảng 5.19. Báo cáo lãi lỗ dự toán 
 Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 
 1. Doanh thu (1.000đ) 50.000,00 80.000,00 60.000,00 
 2. Giá vốn hàng bán 47.721,80 70.028,72 52.927,47 
 3. LợI nhuận gộp 5.278,19 9.971,28 7.072,53 
 4. Biến phí bán hang và quản lý DN 2.500 4.000 3.000 
 5. định phí bán hang và quản lí doanh nghiệp 2.000 2.000 2.000 
 6. Lợi nhuận trước thuế 778,19 3.971,28 2.072,53 
 h. Dự toán vốn bằn tiền 
Bảng 5.20. Dự toán vốn bằng tiền 
 Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 
 1. Dòng tiền thu trong tháng10 46.000 68.000 68.000 
 2.Trả tiền mua vật liệu11 20.000 17.640 30.560 
 3. Trả lương12 13.200 22.800 17.400 
 4. Trả tiền chi phí sản xuất chung13 8.400 11.600 9.800 
 5.Trả tiền cho biến phí bán hàng và quản lý14 2.500 4.000 3.000 
10 Lấy từ lịch thu tiền dự kiến 
11 Lấy từ dự toán cung ứng vật liệu 
12 Lấy từ dự toán chi phí nhân công trực tiếp 
13 Lấy từ dự toán chi phí sản xuất chung lọai trừ phần khấu hao 
14 Lấy từ dòng 4 của báo cáo lãi lỗ dự toán 
 -98-
 6Trả tiền cho định phí bán hàng và quản lý15 1.500 1.500 1.500 
 7.Tổng dòng tiền ra 45.600 57.540 62.260 
 8. Chênh lệch thu chi 400 10.460 5.740 
 9. Tiền tồn đầu kì 10.000 10.400 20.860 
 10. tiền tồn cuối kì 10.400 20.860 26.600 
 k. Dự toán bảng cân đối kế toán (đvt: 1.000đ) 
 Bảng 5.21. Bảng cân đối kế toán dự toán 
Tài sản ĐN 31/3/X Nguồn vốn ĐN 31/3/X 
 (1.000đ) (1.000đ) 
Tiền 10.000 26.60016 Phải trả nhà cung cấp 20.000 23.40017 
Nợ phải thu khách hàng 16.000 24.00018 Nguồn vốn kinh doanh 75.000 75.000 
Nguyên vật liệu 3.000 3.40019 Lợi nhuận chưa phân phối 5.000 11.82220 
Thành phẩm 19.140 8.86221 
Nguyên giá TSCĐ 57.000 57.000 
Hao mòn TSCĐ (5.140) (9.640)22 
Tổng 100.000 110.222 Tổng 100.000 110.222 
 Ví dụ trên đây có thể áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp khác. Ở các 
 doanh nghiệp thương mại, việc lập dự toán cũng chủ yếu dựa vào dự báo nhu cầu thị 
 trường. Đây là công việc khó khăn và quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải tiến hành. 
 Điểm khác biệt trong qúa trình xây dựng dự toán ở doanh nghiệp thương mại so với 
 doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp không quan tâm đến chi phí sản xuất mà chỉ lập 
 15 Lấy từ dòng 5 của báo cáo lãi lỗ dự toán trừ phần chi phí khấu hao 
 16 Lấy từ tiền tồn cuối kì trong dự toán vốn bằng tiền 
 17 Lấy từ số tiền cần mua vật liệu trong tháng 3 trong dự toán cung ứng vật liệu 
 18 Khoản phải thu cuối quí 1 bằng 40% doanh thu bán hàng tháng 3 
 19 Chỉ tiêu này băngd lượng hang tồn kho cuốI tháng 3 x đơn giá vật liệu 
 20 Chỉ tiêu này được tính bằng lợi nhuận chưa phân phối đầu năm công với phần lợi nhuận của 3 tháng đầu năm lấy từ báo 
 cáo lãi lỗ 
 21 Lấy từ giá thành sản phẩm tồn kho cuối tháng 3 trên dự toán giá vốn hàng bán 
 22 Bằng giá trị đã khấu hao tính đến đầu năm cộng với giá trị khấu hao trong 3 tháng (4.500.000đ) 
 -99-
dự toán mua vào và dự toán dự trữ cuối kỳ. Dự toán mua hàng còn phản ảnh các khoản 
phải trả và thời điểm thanh toán thực tế trong kỳ. 
 Quá trình xây dựng dự toán ở các doanh nghiệp du lịch dịch vụ có những đặc thù 
riêng. Các doanh nghiệp này không bán sản phẩm hàng hóa mà chỉ cung cấp dịch vụ 
như giặt ủi, lưu trú, lữ hành, ăn uống ... Do vậy, qúa trình xây dựng dự toán bắt đầu từ 
công tác dự báo doanh thu đạt được từ hoạt động cung cấp dịch vụ. Ở các doanh 
nghiệp này, quá trình xây dựng dự toán đơn giản hơn vì các doanh nghiệp này không 
có nhu cầu về sản xuất hoặc mua một khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa. Việc lập dự 
toán chủ yếu quan tâm đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp. 
4.4. DỰ TOÁN LINH HOẠT 
 4.4.1. Sự cần thiết của dự toán linh hoạt 
 Khi doanh nghiệp lập dự toán dựa trên một mức hoạt động cụ thể thì dự toán này 
được gọi là dự toán tĩnh. Dự toán tĩnh không phù hợp với việc phân tích và kiểm soát 
chi phí, nhất là chi phí sản xuất chung, bởi vì mức hoạt động thực tế thường có sự khác 
biệt so với mức hoạt động dự toán. Chính vì vậy, cần xây dựng một loại dự toán có thể 
đáp ứng được yêu cầu phân tích trong trường hợp mức hoạt động thực tế khác với mức 
hoạt động mà dự toán tĩnh đã lập, đó chính là dự toán linh hoạt. Dự toán linh hoạt là dự 
toán được xây dựng dựa trên một phạm vi hoạt động thay vì một mức hoạt động. 
 Dự toán linh hoạt khác với dự toán tĩnh ở hai điểm cơ bản. Thứ nhất, dự toán linh 
hoạt không dựa trên một mức hoạt động mà dựa trên một phạm vi hoạt động. Thứ hai là 
kết quả thực hiện không phải so sánh với số liệu dự toán ở mức hoạt động dự toán. Nếu 
mức hoạt động thực tế khác với mức hoạt động dự toán, một dự toán mới sẽ được lập ở 
mức hoạt động thực tế để so sánh với kết quả thực hiện. 
 4.4.2.Trình tự lập dự toán linh hoạt 
 Dự toán linh hoạt được xây dựng dựa trên mô hình ứng xử của chi phí. Trình tự 
lập dự toán linh hoạt có thể khái quát qua các bước như sau: 
Bước 1: Xác định phạm vi phù hợp cho đối tượng được lập dự toán. 
Bước 2: xác định cách ứng xử của chi phí, tức phân loại chi phí thành biến phí, định phí. 
Đối với chi phí hỗn hợp, cần phân chia thành biến phí và định phí dựa trên các phương 
pháp ước lượng chi phí đã được giới thiệu trong chương 2. 
Bước 3: Xác định biến phí đơn vị dự toán. Trong đó: 
 Tổng biến phí dự toán 
 -100-
 Biến phí đơn vị dự = ---------------------------------------
 toán Tổng mức hoạt động dự toán 
Bước 4: Xây dựng dự toán linh hoạt, cụ thể: 
- Đối với biến phí: 
 Tổng biến phí đã = Mức hoạt động X Biến phí đơn vị dự 
 điều chỉnh thực tế toán 
- Đối với định phí: định phí không thay đổi vì doanh nghiệp vẫn nằm trong phạm vi hoạt 
động liên quan. 
 Để hiểu rõ hơn về dự toán linh hoạt, ta hãy xem xét trường hợp ở công ty ABC. 
Công ty ABC đã xây dựng dự toán tĩnh sản xuất 25.000 sản phẩm nhưng thực tế chỉ sản 
xuất được 20.000 sản phẩm. Báo cáo phân tích chi phí sản xuất của công ty được lập 
như sau: 
Bảng 5.22. báo cáo phân tích chi phí dựa trên dự toán tĩnh 
 Chỉ tiêu Dự toán Thực hiện chênh lệch 
 1. Số lượng sản phẩm sản xuất (sp) 25.000 20.000 -5.000 
 2. Biến phí sản xuất (1.000đ) 162.500 138.000 -24.500 
 a. Chi phí NVL TT (1.000đ) 75.000 64.000 -11.000 
 b. Chi phí NCTT (1.000đ) 50.000 44.000 -6.000 
 c. Biến phí sản xuất chung (1.000đ) 37.500 30.000 7.500 
 3. Định phí sản xuất chung (1.000đ) 20.000 22.000 +2.000 
 4. Tổng chi phí sản xuất 182.500 160.000 -22.500 
 Nếu nhìn vào bảng phân tích trên đánh giá rằng tất cả các biến phí sản xuất thực 
tế thấp hơn dự toán và công ty đã hoàn thành kế hoạch về chi phí thì đó có thể là một 
kết luận sai lầm. Bởi vì dự toán tĩnh được lập dựa trên mức sản xuất là 25.000 sản phẩm; 
trong khi đó, chi phí sản xuất thực tế lại dựa trên mức sản xuất là 20.000 sản phẩm. Để 
phân tích, đánh giá chính xác tình hình chi phí sản xuất của công ty, dự toán linh hoạt 
sẽ được lập để đáp ứng yêu cầu này. 
 -101-
 Để lập dự toán linh hoạt cho các mức sản xuất 20.000sp, 22.000sp và 25.000sp, 
cần xác định phạm vi phù hợp của công ty và phân loại chi phí theo cách ứng xử. Bước 
tiếp theo là xác định biến phí đơn vị dự toán: 
Bảng 5.23. Bảng tính biến phí đơn vị dự toán 
 Biến phí Tổng biến tổng số lượng Biến phí đơn 
 phí dự toán sp sx dự toán vị dự toán 
 a. Chi phí NVL TT (1.000đ) 75.000 25.000 3 
 b. Chi phí NCTT (1.000đ) 50.000 25.000 2 
 c. Biến phí sản xuất chung (1.000đ) 37.500 25.000 1,5 
 Khi biến phị đơn vị dự toán đã được xác định, dự toán linh hoạt cho 3 mức sản xuất trên 
được lập như sau: 
Bảng 5.24. Lập dự toán linh hoạt 
 Chỉ tiêu Biến phí Dự toán linh hoạt 
 đơn vị 20.000 sp 22.000 sp 25.000 sp 
 dự toán 
 2. Biến phí sản xuất (1.000đ) 6.5 130.000 143.000 162.500 
 a. Chi phí NVL TT (1.000đ) 3 60.000 66.000 75.000 
 b. Chi phí NCTT (1.000đ) 2 40.000 44.000 50.000 
 c. Biến phí SXC (1.000đ) 1,5 30.000 33.000 37.500 
 3. Định phí SXC (1.000đ) 20.000 20.000 20.000 
 4. Tổng chi phí sản xuất (1.000đ) 150.000 163.000 182.500 
 Để phân tích đánh giá chính xác chi phí sản xuất, đựa vào dự toán linh hoạt và số 
liệu chi phí sản xuất thực tế, công ty có thể lập lại bảng phân tích chi phí dựa trên cùng 
mức sản xuất là 20.000 sản phẩm như sau: 
Bảng 5.25. Bảng phân tích chi phí dựa trên dự toán linh hoạt 
 Chỉ tiêu Dự toán Thực hiện chênh lệch 
 1. Số lượng sản phẩm sản xuất (sp) 20.000 20.000 0 
 2. Biến phí sản xuất (1.000đ) 130.000 138.000 +8.000 
 -102-
 a. Chi phí NVL TT (1.000đ) 60.000 64.000 +4.000 
 b. Chi phí NCTT (1.000đ) 40.000 44.000 +4.000 
 c. Biến phí sản xuất chung (1.000đ) 30.000 30.000 0 
 3. Định phí sản xuất chung (1.000đ) 20.000 22.000 +2.000 
 4. Tổng chi phí sản xuất 150.000 160.000 +10.000 
 Từ bảng phân tích này cho thấy chỉ có biến phí sản xuất chung hoàn thành kế 
hoạch đã đặt ra, còn các phi phí khác đều cao hơn so với dự toán, trong đó tổng biến 
phí cao hơn dự toán là 8.000.000đ và định phí sản xuất chung cao hơn dự toán là 
2.000.000đ. Công ty cần phân tích chi tiết để xác định nguyên nhân và có giải pháp phù 
hợp. Vấn đề này sẽ được trình bày trong chương tiếp theo của giáo trình này. 
 -103-

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_quan_tri.pdf