Giải phẫu bệnh - Sinh học phân tử - Chẩn đoán đột biến egfr trong ung thư phổi không tế bào nhỏ với các mẫu bệnh phẩm dịch khoang cơ thể

Phần mở đầu: Dựa vào tính chất các mẫu dịch khoang cơ thể có hiện diện các mảnh DNA lơ lửng

giúp thực hiện chẩn đoán đột biến EGFR. Từ nguyên lý này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với các mục

tiêu sau:

a) Khảo sát tỉ lệ dương tính đột biến EGFR trong các mẫu dịch khoang cơ thể.

b) So sánh với kết quả trên cùng một bệnh nhân được chẩn đoán đột biến EGFR trong mẫu bệnh

phẩm mô học đúc khối paraffine.

c) Phần nào khảo sát giá trị chẩn đoán đột biến EGFR trong các mẫu dịch khoang cơ thể.

Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, thống kê mô tả cắt ngang. Các trường hợp UTPKTBN được

chẩn đoán đột biến EGFR bằng mẫu bệnh phẩm đúc khối paraffine với Test EGFR Version 1 và mẫu

bệnh phẩm dịch các khoang cơ thể (Dịch màng phổi, dịch màng tim, dịch màng bụng, dịch não tủy) với

Test EGFR Version 2.

Kết quả: Có 117 ca bệnh trong nghiên cứu:

Kết quả chẩn đoán đột biến gen EGFR trên mẫu mô học đúc khối paraffine: (+) 49 ca # 41,88%,

tương đương với các thống kê ở trong nước và thế giới (Châu Á). Đa số vẫn là hai loại đột biến nhạy

thuốc TKIs Exon 19 Deletion và Exon 21 L858R (53% và 23%).

Kết quả chẩn đoán đột biến EGFR trên các mẫu dịch khoang cơ thể: Đa số mẫu dịch khoang cơ thể

thực hiện chẩn đoán đột biến EGFR là dịch màng phổi (91 ca # 77,77%). Tỉ lệ phát hiện đột biến trong

mẫu dịch màng phổi và dịch não tủy cao nhất (29,67% & 83,33%). So sánh tỉ lệ phát hiện đột biến EGFR

trên mẫu dịch khoang cơ thể (35 /117 ca # 29,91%) với tỉ lệ phát hiện trên mẫu mô học thấp hơn có ý

nghĩa thống kê (29,91% ↔ 41,88% với P = 0,0125). So sánh với các nghiên cứu khác trên thế giới cho

thấy đa số các nghiên cứu cho kết quả cao hơn so với nghiên cứu tại BV. Phạm Ngọc Thạch.

Kết luận: Khảo sát chẩn đoán đột biến EGFR trong dịch các khoang cơ thể, kết quả dương tính

29,91% cho thấy đây là một bước ứng dụng mới giúp chẩn đoán đột biến EGFR ở các trường hợp khó lấy

được mẫu bệnh phẩm mô học. Đặc biệt trong các ca bệnh UTPKTBN tiến triển di căn. Khả năng phát

hiện đột biến EGFR cao nhất ở dịch màng phổi (29,67%) và dịch não tủy (83,33%). Cần nâng cao kỹ

thuật thực hiện chẩn đoán đột biến EGFR trong mẫu dịch khoang cơ thể với các phương pháp có độ nhạy

cao hơn: PCR kỹ thuật số, giải trình tự gen thế hệ mới

Giải phẫu bệnh - Sinh học phân tử - Chẩn đoán đột biến egfr trong ung thư phổi không tế bào nhỏ với các mẫu bệnh phẩm dịch khoang cơ thể trang 1

Trang 1

Giải phẫu bệnh - Sinh học phân tử - Chẩn đoán đột biến egfr trong ung thư phổi không tế bào nhỏ với các mẫu bệnh phẩm dịch khoang cơ thể trang 2

Trang 2

Giải phẫu bệnh - Sinh học phân tử - Chẩn đoán đột biến egfr trong ung thư phổi không tế bào nhỏ với các mẫu bệnh phẩm dịch khoang cơ thể trang 3

Trang 3

Giải phẫu bệnh - Sinh học phân tử - Chẩn đoán đột biến egfr trong ung thư phổi không tế bào nhỏ với các mẫu bệnh phẩm dịch khoang cơ thể trang 4

Trang 4

Giải phẫu bệnh - Sinh học phân tử - Chẩn đoán đột biến egfr trong ung thư phổi không tế bào nhỏ với các mẫu bệnh phẩm dịch khoang cơ thể trang 5

Trang 5

Giải phẫu bệnh - Sinh học phân tử - Chẩn đoán đột biến egfr trong ung thư phổi không tế bào nhỏ với các mẫu bệnh phẩm dịch khoang cơ thể trang 6

Trang 6

Giải phẫu bệnh - Sinh học phân tử - Chẩn đoán đột biến egfr trong ung thư phổi không tế bào nhỏ với các mẫu bệnh phẩm dịch khoang cơ thể trang 7

Trang 7

Giải phẫu bệnh - Sinh học phân tử - Chẩn đoán đột biến egfr trong ung thư phổi không tế bào nhỏ với các mẫu bệnh phẩm dịch khoang cơ thể trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 9260
Bạn đang xem tài liệu "Giải phẫu bệnh - Sinh học phân tử - Chẩn đoán đột biến egfr trong ung thư phổi không tế bào nhỏ với các mẫu bệnh phẩm dịch khoang cơ thể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải phẫu bệnh - Sinh học phân tử - Chẩn đoán đột biến egfr trong ung thư phổi không tế bào nhỏ với các mẫu bệnh phẩm dịch khoang cơ thể

Giải phẫu bệnh - Sinh học phân tử - Chẩn đoán đột biến egfr trong ung thư phổi không tế bào nhỏ với các mẫu bệnh phẩm dịch khoang cơ thể
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 181 
GIẢI PHẪU BỆNH - SINH HỌC PHÂN TỬ 
CHẨN ĐOÁN ĐỘT BIẾN EGFR TRONG 
UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ 
VỚI CÁC MẪU BỆNH PHẨM DỊCH KHOANG CƠ THỂ 
NGUYỄN SƠN LAM1 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Sơn Lam 
Email:drnsl1963@gmail.com 
1ThS.Bs. Khoa Giải phẫu bệnh- 
 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 
Ngày nhận bài: 01/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
TÓM TẮT 
Phần mở đầu: Dựa vào tính chất các mẫu dịch khoang cơ thể có hiện diện các mảnh DNA lơ lửng 
giúp thực hiện chẩn đoán đột biến EGFR. Từ nguyên lý này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với các mục 
tiêu sau: 
a) Khảo sát tỉ lệ dương tính đột biến EGFR trong các mẫu dịch khoang cơ thể. 
b) So sánh với kết quả trên cùng một bệnh nhân được chẩn đoán đột biến EGFR trong mẫu bệnh 
phẩm mô học đúc khối paraffine. 
c) Phần nào khảo sát giá trị chẩn đoán đột biến EGFR trong các mẫu dịch khoang cơ thể. 
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, thống kê mô tả cắt ngang. Các trường hợp UTPKTBN được 
chẩn đoán đột biến EGFR bằng mẫu bệnh phẩm đúc khối paraffine với Test EGFR Version 1 và mẫu 
bệnh phẩm dịch các khoang cơ thể (Dịch màng phổi, dịch màng tim, dịch màng bụng, dịch não tủy) với 
Test EGFR Version 2. 
Kết quả: Có 117 ca bệnh trong nghiên cứu: 
Kết quả chẩn đoán đột biến gen EGFR trên mẫu mô học đúc khối paraffine: (+) 49 ca # 41,88%, 
tương đương với các thống kê ở trong nước và thế giới (Châu Á). Đa số vẫn là hai loại đột biến nhạy 
thuốc TKIs Exon 19 Deletion và Exon 21 L858R (53% và 23%). 
Kết quả chẩn đoán đột biến EGFR trên các mẫu dịch khoang cơ thể: Đa số mẫu dịch khoang cơ thể 
thực hiện chẩn đoán đột biến EGFR là dịch màng phổi (91 ca # 77,77%). Tỉ lệ phát hiện đột biến trong 
mẫu dịch màng phổi và dịch não tủy cao nhất (29,67% & 83,33%). So sánh tỉ lệ phát hiện đột biến EGFR 
trên mẫu dịch khoang cơ thể (35 /117 ca # 29,91%) với tỉ lệ phát hiện trên mẫu mô học thấp hơn có ý 
nghĩa thống kê (29,91% ↔ 41,88% với P = 0,0125). So sánh với các nghiên cứu khác trên thế giới cho 
thấy đa số các nghiên cứu cho kết quả cao hơn so với nghiên cứu tại BV. Phạm Ngọc Thạch. 
Kết luận: Khảo sát chẩn đoán đột biến EGFR trong dịch các khoang cơ thể, kết quả dương tính 
29,91% cho thấy đây là một bước ứng dụng mới giúp chẩn đoán đột biến EGFR ở các trường hợp khó lấy 
được mẫu bệnh phẩm mô học. Đặc biệt trong các ca bệnh UTPKTBN tiến triển di căn. Khả năng phát 
hiện đột biến EGFR cao nhất ở dịch màng phổi (29,67%) và dịch não tủy (83,33%). Cần nâng cao kỹ 
thuật thực hiện chẩn đoán đột biến EGFR trong mẫu dịch khoang cơ thể với các phương pháp có độ nhạy 
cao hơn: PCR kỹ thuật số, giải trình tự gen thế hệ mới 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 182 
GIỚI THIỆU 
Từ năm 2013 đến nay, Khoa Giải Phẫu Bệnh, 
BV. Phạm Ngọc Thạch đã thực hiện được kỹ thật 
chẩn đoán đột biến EGFR trong ung thư phổi không 
tế bào nhỏ (UTPKTBN) bằng hệ thống cobas z 480 
của Roche Ventana. Hằng năm, khoa thực hiện trên 
1000 ca chẩn đoán đột biến EGFR với đủ các loại 
bệnh phẩm của phổi: mẫu mô học đúc khối 
paraffine, mẫu tế bào và mẫu huyết tương (sinh thiết 
lỏng: Liquid Biopsy). Tuy nhiên, đối với mẫu dịch các 
khoang cơ thể (Body Fluid: dịch màng phổi, dịch 
màng tim, dịch màng bụng, dịch não tủy) đôi khi số 
lượng tế bào ác tính quá ít < 100 tế bào. Điều này 
đưa đến tình huống không tách chiết được đủ lượng 
DNA để chạy phản ứng ReatTime (Hệ thống sẽ báo 
lỗi “Invalid”)[1,2,4]. 
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng mẫu 
dịch khoang cơ thể không có tế bào ác tính nhưng 
có các mảnh DNA lơ lửng trong các mẫu dịch để 
tách chiết và thực hiện phản ứng chẩn đoán đột biến 
EGFR. Từ nguyên lý này, chúng tôi thực hiện nghiên 
cứu với các mục tiêu sau: 
Khảo sát tỉ lệ dương tính đột biến EGFR trong 
các mẫu dịch khoang cơ thể. 
So sánh với kết quả trên cùng một bệnh nhân 
được chẩn đoán đột biến EGFR trong mẫu bệnh 
phẩm mô học đúc khối paraffine. 
Phần nào khảo sát giá trị chẩn đoán đột biến 
EGFR trong các mẫu dịch khoang cơ thể. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phương pháp nghiên cứu 
Hồi cứu, thống kê mô tả cắt ngang. 
Đối tượng nghiên cứu 
Các trường hợp UTPKTBN có chẩn đoán đột 
biến EGFR bằng mẫu bệnh phẩm đúc khối paraffine 
và có mẫu bệnh phẩm dịch các khoang cơ thể (Dịch 
màng phổi, dịch màng tim, dịch màng bụng, dịch não 
tủy) trong năm 2019. 
Kỹ thuật thực hiện chẩn đoán trong nghiên cứu 
Chẩn đoán đột biến EGFR trên mẫu bệnh phẩm 
mô học đúc khối paraffine: dùng kỹ thuật RealTime 
PCR trên hệ thống cobas z 480 Roche Ventana với 
Test Kit chẩn đoán Version 1[5,6,10]. 
Chẩn đoán đột biến EGFR trên mẫu dịch các 
khoang cơ thể: dùng kỹ thuật RealTime PCR trên hệ 
thống cobas z 480 Roche Ventana với Test Kit chẩn 
đoán Version 2. Dựa trên nguyên lý các DNA tự do 
sẽ lơ lửng trong các mẫu dịch khoang cơ thể. 
Từ những mảnh DNA tự do này sẽ được thu nhặt lại 
để chạy phản ứng RealTime PCR chẩn đoán đột 
biến EGFR. Mẫu dịch sẽ được lấy khoảng 10ml, 
quay ly tâm để loại bỏ hết tế bào và lấy lại 5ml dịch 
trong để tách chiết DNA. Trên mẫu dịch trong này sẽ 
thực hiện qui trình chẩn đoán giống như thực hiện 
với mẫu huyết tương (Hình 3)[1,3,4,6,7,8,13,14]. 
KẾT QUẢ & BÀN LUẬN 
Các số liệu chung 
Tổng số ca thu nhận vào nghiên cứu: 117 ca 
trong năm 2019. 
Giới tính: Nam 47 ca # 40,17% - Nữ 70 ca # 
59,83%. 
Tuổi trung bình: 59,8 ± 8,43 tuổi. 
Phân phối loại mô học: 
Từ khóa: Mẫu mô học đúc khối paraffine, dịch các khoang cơ thể, DNA tự do, DNA trong tế bào. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 183 
Biểu đồ 1. Phân phối các loại mô học UTPKTBN trong nghiên cứu 
Chẩn đoán đột biến gen EGFR trên mẫu bệnh phẩm mô học 
Các loại bệnh phẩm dùng trong chẩn đoán 
Biểu đồ 2. Phân phối các loại bệnh phẩm mô học chẩn đoán đột biến EGFR 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 184 
Kết quả chẩn đoán đột biến gen EGFR trên mẫu bệnh phẩm mô học 
Biểu đồ 3. Phân phối các loại đột biến EGFR được chẩn đoán bằng mẫu bệnh phẩm mô học 
Bàn luận 
Đa số các loại bệnh phẩm mô học chẩn đoán đột biến EGFR là qua soi phế quản (48 ca # 41,03%). và 
sinh thiết phổi dưới hướng dẫn CT-Scan (39 ca # 33,33%). Điều này cũng phù hợp với thực tế lâm sàng, đa số 
các ca bệnh trong nghiên cứu là UTPKTBN giai đoạn tiến triển. 
Kết quả đột biến gen EGFR (+) 49 ca # 41,88%, tương đương với các thống kê ở trong nước và thế giới 
(Châu Á) khoảng 40 - 45%[7,8,9,10,11,14]. Đa số vẫn là hai loại đột biến nhạy thuốc TKIs Exon 19 Deletion và Exon 
21 L858R (53% và 23%)[9,12,14,15]. 
Chẩn đoán đột biến EGFR với các mẫu dịch khoang cơ thể 
Các loại dịch khoang cơ thể sử dụng để chẩn đoán 
Biểu đồ 4. Phân phối các loại dịch khoang cơ thể chẩn đoán đột biến EGFR 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 185 
Kết quả chẩn đoán đột biến EGFR trên mẫu dịch khoang cơ thể 
Biểu đồ 5. Phân phối các loại đột biến EGFR chẩn đoán trên các mẫu dịch khoang cơ thể 
Tỉ lệ phát hiện được đột biến EGFR trên các mẫu dịch 
 Dịch màng phổi Dịch màng tim Dịch màng bụng Dịch não tủy 
Số ca & tỉ lệ % EGFR (+) 27/35 ca # 77,14% 2/35 ca # 5,71% 1/35 ca # 2,86% 5/35 ca # 14,29% 
Tỉ lệ phát hiện 27/91 ca # 29,67% 2/9 ca # 22,22% 1/11 # 9,09% 5/6 ca # 83,33% 
Bảng 1. Tỉ lệ phát hiện đột biến EGFR tùy theo loại mẫu dịch khoang cơ thể 
Nghiên cứu & Kỹ thuật Loại dịch Kết quả Trị số P-Value 
Kiyoaki Nomoto (7/2006) ARMs Dịch màng phổi 11% 0,00137 < 0,05 
(Thấp hơn NC tại BVPNT) 
Junichi Soh (2006) PNA-LNA PCR Dịch màng phổi 47,54% 0,00159 < 0,05 
(Cao hơn NC tại BVPNT) 
H Kimura (2006) ddPCR Dịch màng phổi 25,58% 0,0683 > 0,05 
(# NC tại BVPNT) 
Fiamma Buttitta (10/2012) NGS Các loại dịch khoang cơ thể 42% 0,0251 < 0,05 
(Cao hơn NC tại BVPNT) 
Fang Wei (2013) EFIRM Các loại dịch khoang cơ thể 14,2% 0,0264 < 0,05 
(Thấp hơn NC tại BVPNT) 
Geoffrey R. Oxnard (1/2014) ddPCR Các loại dịch khoang cơ thể 33,7% 0,059 > 0,05 
(# NC tại BVPNT) 
Haihong Yang (9/2014) NGS Dịch não tủy 43,33% 0,0059 < 0,05 
(Cao hơn NC tại BVPNT) 
Muyun Peng (2017) NGS Dịch màng phổi 58,5% 0,00248 < 0,05 
(Cao hơn NC tại BVPNT) 
Jiang Rong (2016) NGS Dịch não tủy 60% 0,00173 < 0,05 
(Cao hơn NC tại BVPNT) 
Ping Zhang và cs. (8/2019) NGS Các loại dịch khoang cơ thể # 40% (# trên mẫu mô) 0,0157 < 0,05 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 186 
(Cao hơn NC tại BVPNT) 
NC tại BV.PNT (2019) ReatTime PCR Các loại dịch khoang cơ thể 29,91% 
Bảng 2. So sánh kết quả các nghiên cứu khác trên thế giới 
Bàn luận 
Đa số mẫu dịch khoang cơ thể thực hiện chẩn 
đoán đột biến EGFR là dịch màng phổi (91 ca # 
77,77%). Điều này cũng phù hợp với thực tế lâm 
sàng, màng phổi là nơi các UTPKTBN di căn tới 
sớm nhất. Bảng 1 cũng cho thấy tỉ lệ phát hiện đột 
biến trong mẫu dịch màng phổi và dịch não tủy cao 
nhất (29,67% & 83,33%)[3,13,15]. 
So sánh tỉ lệ phát hiện đột biến EGFR trên mẫu 
dịch khoang cơ thể (35 /117 ca # 29,91%) với tỉ lệ 
phát hiện trên mẫu mô học thấp hơn có ý nghĩa 
thống kê (29,91% ↔ 41,88% với P = 0,0125). So 
sánh với các nghiên cứu khác trên thế giới ở bảng 2, 
cho thấy đa số các nghiên cứu cho kết quả cao hơn 
so với nghiên cứu tại BV. Phạm Ngọc Thạch. Điều 
này có thể lý giải, nghiên cứu của chúng tôi thực 
hiện với kỹ thuật RealTime PCR có độ nhạy thấp 
hơn các kỹ thuật khác: ddPCR (PCR kỹ thuật số), 
NGS (Giải trình tự gen thế hệ mới), PNA-LNA PCR 
(Kỹ thuật phát hiện chuỗi acid nucleic bằng gắn kết 
protein: Peptide nucleic acid–locked nucleic acid 
polymerase chain reaction clamp‐based detection). 
Và có sự khác biệt của loại bệnh phẩm dịch các 
khoang cơ thể: có các nghiên cứu chỉ khảo sát trên 
dịch màng phổi hoặc chỉ khảo sát trên dịch não tủy 
[7,8,9,10,11,12,13,14,15]. 
KẾT LUẬN 
Khảo sát chẩn đoán đột biến EGFR trong dịch 
các khoang cơ thể, đặc biệt trong các mẫu dịch có 
quá ít tế bào ác tính, kết quả dương tính 29,91% cho 
thấy đây là một bước ứng dụng mới giúp chẩn đoán 
đột biến EGFR ở các trường hợp khó lấy được mẫu 
bệnh phẩm mô học. Đặc biệt trong các ca bệnh 
UTPKTBN tiến triển di căn. Khả năng phát hiện đột 
biến EGFR cao nhất ở dịch màng phổi (29,67%) và 
dịch não tủy (83,33%). Cần nâng cao kỹ thuật thực 
hiện chẩn đoán đột biến EGFR trong mẫu dịch 
khoang cơ thể với các phương pháp có độ nhạy cao 
hơn: ddPCR, NGS 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Clayton J. Shamblin, Nichole T. Tanner, Rolando 
Sanchez Sanchez, Julie A. Woolworth, Gerard 
A. Silvestri; EGFR mutations in malignant pleural 
effusions from lung cancer; Curr Respir Care 
Rep (2013) 2:79-87. 
2. Fang Wei1, Chien Chung Lin, Szu Chun Yang, 
Aron Joon, Ziding Feng, Gabriel Troche, Maruja 
E.Lira, David Chia, Mao Mao, Chung Liang Ho, 
Wu Chou Su, and David T.W.Wong; Electric 
Field Induced Release and Measurement 
(EFIRM) can detect EGFR mutations directly 
from body fluids of lung cancer patients; 
California University, 2017. 
3. Fiamma Buttitta, Lara Felicioni, Maela Del 
Grammastro, Giampaolo Filice, Alessia Di Lorito, 
Sara Malatesta, Patrizia Viola, Irene Centi, 
Tommaso D'Antuono, Roberta Zappacosta, 
Sandra Rosini, Franco Cuccurullo, and Antonio 
Marchetti; Effective Assessment of egfr Mutation 
Status in Bronchoalveolar Lavage and Pleural 
Fluids by Next-Generation Sequencing; October 
16, 2019, 2013 American Association for Cancer 
Research, 691-699. 
4. Haihong Yang, Linbo Cai, Yalei Zhang, Hongyu 
Tan, Qiuhua Deng, Meiling Zhao, and Xin Xu; 
Sensitive Detection of EGFR Mutations in 
Cerebrospinal Fluid from Lung Adenocarcinoma 
Patients with Brain Metastases; The Journal of 
Molecular Diagnostics, Vol. 16, No. 5, 
September 2014. 
5. H Kimura, Y Fujiwara, T Sone, H Kunitoh, T 
Tamura, K Kasahara and K Nishio; EGFR 
mutation status in tumour-derived DNA from 
pleural effusion fluid is a practical basis for 
predicting the response to gefitinib; British 
Journal of Cancer (2006) 95, 1390 - 1395. 
6. Jiang Rong, Ma Chunhua, Lv Yuan, Mu Ning, Li 
Jinduo, Wang Bin, Sun Liwei; Detected EGFR 
mutation in cerebrospinal fluid of lung 
adenocarcinoma patients with meningeal 
metastasis; Open Med. 2016; 11:93-96. 
7. Jiyoul Yang, Ok-Jun Lee, Seung-Myoung Son, 
Chang Gok Woo, Yusook Jeong, Yaewon Yang, 
Jihyun Kwon, Ki Hyeong Lee, Hye Sook Han; 
EGFR Mutation Status in Lung Adenocarcinoma-
Associated Malignant Pleural Effusion and 
Efficacy of EGFR Tyrosine Kinase Inhibitors; 
Cancer Res Treat. 2018;50(3):908-916. 
8. Kiyoaki Nomoto, Koji Tsuta, Toshimi Takano, 
Tomoya Fukui, Karin Yokozawa, Hiromi 
Sakamoto, Teruhiko Yoshida, Akiko Miyagi 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 187 
Maeshima, Tatsuhiro Shibata, Koh Furuta, 
Yuichiro Ohe, and Yoshihiro Matsuno; Detection 
of EGFR Mutations in Archived Cytologic 
Specimens of Non–Small Cell Lung Cancer 
Using High-Resolution Melting Analysis; Am J 
Clin Pathol 2006;126:608-615. 
9. Maria Moksnes Bjaanæs, Ann Rita Halvorsen, 
Steinar Solberg, Lars Jrgensen, Tommaso A. 
Dragani, Antonella Galvan, Francesca Colombo, 
Marco Anderlini, Ugo Pastorino, Elin Kure, Anne-
Lise Brresen-Dale, Odd Terje Brustugun and 
Aslaug Helland; Unique microRNA-profiles in 
EGFR-mutated lung adenocarcinomas; Int. J. 
Cancer: 135, 1812-1821 (2014). 
10. Muyun Peng, Chen Chen, Alicia Hulbert, 
Malcolm V. Brock and Fenglei Yu; Non-blood 
circulating tumor DNA detection in cancer; 
Oncotarget, 2017, Vol. 8, (No. 40), pp: 69162-
69173. 
11. Olivier Calvayrac, Anne Pradines, Elvire Pons, 
Julien Mazières and Nicolas Guibert; Molecular 
biomarkers for lung adenocarcinoma; Eur Respir 
J 2017; 49: 1601734. 
12. Ping Zhang, Xiaonan Wu, Min Tang, Xin Nie & 
Lin Li; Detection of EGFR gene mutation status 
from pleural effusions and other body fluid 
specimens in patients with lung 
adenocarcinoma; Thoracic Cancer (2019), 1-11. 
13. Roshni Ann Mathai, Ryali Valli Sri Vidya, B. 
Shrikar Reddy, Levin Thomas, Karthik Udupa, 
Jill Kolesar and Mahadev Rao; Potential Utility of 
Liquid Biopsy as a Diagnostic and Prognostic 
Tool for the Assessment of Solid Tumors: 
Implications in the Precision Oncology; J. Clin. 
Med. 2019, 8, 373. 
14. Shuanzeng Wei, David Lieberman, Jennifer J. D. 
Morrissette, Zubair W. Baloch, David B. Roth, 
and Cindy McGrath; Using “Residual” FNA Rinse 
and Body Fluid Specimens for Next-Generation 
Sequencing: An Institutional Experience; Cancer 
Cytopathology, May 2016, 234-241. 
15. Yi Liu, Bing Liu, Xiao-Yan Li, Jian-Jie Li, Hai-
Feng Qin, Chuan-Hao Tang, Wan-Feng Guo, 
Hai-Xu Hu, Sha Li, Cui-Jing Chen, Bing Liu, 
Hong-Jun Gao and Xiao-Qing Liu; A comparison 
of ARMS and direct sequencing for EGFR 
mutation analysis and Tyrosine Kinase Inhibitors 
treatment prediction in body fluid samples of 
Non-Small-Cell Lung Cancer patients; Journal of 
Experimental & Clinical Cancer Research 2011, 
30:111. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 188 
SUMMARY 
Diagnostic EGFR mutations in non small cell lung cancer with specimens of body cavity fluids 
The Introduction: Based on the nature of the body fluid samples, there are the presence of suspended 
DNA fragments that help to make an EGFR mutation diagnosis. From this principle, we conduct research with 
the following objectives: 
Investigate the positive rate of EGFR mutations in body fluid samples. 
Comparison with the same patient result diagnosed with EGFR mutation in paraffine block histological 
specimens. 
Partially surveying the diagnostic value of EGFR mutations in body fluid samples. 
Methods: Retrospective, descriptive statistics cross-section. Cases of NSCLC are diagnosed with EGFR 
mutations by paraffine block histological specimens with Test EGFR Version 1 and body fluid samples (pleural 
fluid, pericardial fluid, peritoneal fluid, cerebrospinal fluid) with Test EGFR Version 2. 
Result: There are 117 cases in the research: 
Results of EGFR mutation diagnosis on paraffine block histology: (+) 49 cases # 41.88%, equivalent to 
statistics in the Vietnam and the World (Asia). The majority are still two types of drug-sensitive mutants TKIs: 
Exon 19 Deletion and Exon 21 L858R (53% and 23%). 
Results of diagnosis of EGFR mutation in samples of body cavity fluids: Most samples of body cavity 
performing diagnosis of EGFR mutation were pleural fluid (91 cases # 77.77%). The highest rate of detection of 
mutations in pleural and cerebrospinal fluid samples (29.67% & 83.33%). Comparing the rate of detection of 
EGFR mutation in body fluid samples (35/117 cases # 29.91%) with the statistically lower rate of detection in 
histological samples (29.91% ↔ 41, 88% with P = 0.0125). Compared with other studies in the world, the 
majority of studies have higher results than those at Pham Ngoc Thach Hospital. 
Conclusion: Investigation of EGFR mutations in body cavity fluids, a positive result of 29.91% shows that 
this is a new application step to help diagnose EGFR mutations in cases where histological specimens are 
difficult to obtain. Especially in cases of NSCLC progresses. The ability to detect EGFR mutations was highest 
in pleural fluid (29.67%) and cerebrospinal fluid (83.33%). It is necessary to improve the technique of 
performing EGFR mutant diagnosis in body cavity samples with the more sensitive methods: Droplet Digital 
PCR, Next Generation Sequencing ect. 
Key words: Formalin-Fixed Paraffin-Embedded Tissue, Body cavity fluids, Cell Free DNA, Cellular DNA. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phau_benh_sinh_hoc_phan_tu_chan_doan_dot_bien_egfr_tron.pdf