Thực trạng sâu răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tỉnh Bình Dương

Xác định thực trạng sâu răng và nhu

cầu điều trị sâu răng ở nhóm người trên 60 tuổi ở tỉnh

Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt

ngang, chọn mẫu chùm ngẫu nhiên, sử dụng chỉ số

sâu mất trám và chỉ số nhu cầu điều trị sâu răng. Kết

quả: Sâu răng và sâu chân răng chiếm tỷ lệ 32,1% &

5,7%. Tỷ lệ sâu răng và sâu chân răng giảm dần theo

tuổi. Chỉ số trung bình SMT là 13,26 răng, trong đó S

là 0,9 răng (6,8%), M là 12,28 răng (92,8%) và T là

0,08 răng (0,6%). Sâu răng và mất răng tăng dần

theo tuổi. Nhu cầu điều trị sâu răng chiếm tỉ lệ 32,1%

với trung bình mỗi người cần điều trị 2,81 răng sâu

Thực trạng sâu răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tỉnh Bình Dương trang 1

Trang 1

Thực trạng sâu răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tỉnh Bình Dương trang 2

Trang 2

Thực trạng sâu răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tỉnh Bình Dương trang 3

Trang 3

Thực trạng sâu răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tỉnh Bình Dương trang 4

Trang 4

Thực trạng sâu răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tỉnh Bình Dương trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 4940
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng sâu răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tỉnh Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng sâu răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tỉnh Bình Dương

Thực trạng sâu răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tỉnh Bình Dương
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
98 
đề thời sự ở các quốc gia đang phát triển với nền 
nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong 
nền kinh tế quốc dân. Tại Việt Nam, hóa chất bảo 
vệ thực vật đang được sử dụng rất rộng rãi, nhiều 
chủng loại và không kiểm soát được và không 
được cất giữ cẩn thận nên trẻ nhỏ có thể vô tình 
uống phải. Kết quả điều trị gặp 11,2% số BN ngộ 
độc do hóa chất nặng hơn và 8,8% số BN không 
đỡ. Ngộ độc chất gây nghiện (lạm dụng rượu và 
ma túy) có kết quả điều trị có 01 BN nặng hơn 
(chiếm 12,5%), các BN còn lại đỡ và khỏi bệnh ra 
viện. Ngộ độc do rắn cắt/côn trùng đốt có 2 
trường hợp không đỡ chiếm 3,7%. Ngộ độc do 
tác nhân thuốc hoặc thực phầm có 100% bệnh 
nhi khỏi và đỡ khi ra viện. Kết quả này tương tự 
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa và 
Phạm Thị Kim Loan [3],[7]. 
V. KẾT LUẬN 
Ngộ độc cấp gây triệu chứng đa dạng trên tất 
cả các cơ quan, hay gặp nhất là rối loạn về 
huyết học, rối loạn điện giải, và triệu chứng trên 
hệ tiêu hóa. Các biện pháp điều trị chủ yếu là 
ngăn ngừa hấp thu chất độc qua đường tiêu hóa 
như rửa dạ dày, dùng than hoạt và tẩy rửa da. 
Đa số các trường hợp có kết quả điều trị tốt, tuy 
nhiên vẫn có 5% bệnh nhi nặng lên đặc biệt là 
do ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật và chất gây 
nghiện. Cần tăng cường các biện pháp tuyên 
truyền, giáo dục về nguy cơ, tác nhân và cách 
phòng tránh ngộ độc ở trẻ em. Các cơ quan 
chức năng cũng cần quản lí chặt chẽ khâu buôn 
bán, tiêu thụ các loại thuốc, hóa chất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. World Health Organization. Violence and Injury 
Disability: Biennial 2010 - 2011 report, Avwnue 
Appla, 1211 Geneva 27, Switzerland. 
2. Long Nary. Nhận xét tình hình ngộ độc cấp ở trẻ 
em tại viện Nhi Quốc gia trong 4 năm. Luận văn 
thạc sỹ Y học, Chuyên ngành nhi (2002) 
3. Nguyễn Thị Kim Thoa. Đặc điểm dịch tễ học và 
lâm sàng ngộ độc cấp trẻ em tại bệnh viện Nhi 
đồng I từ 1997-2001. Luận văn bác sĩ chuyên khoa 
II (2002). 
4. Forman J.A, Landrigan P.J. Chemical Pollutants, 
in Nelson Textbook of Pediatrics 20th. 2015. 3423-
3424. 
5. Nguyễn Thị Phượng. Ngộ độc cấp ở trẻ em. Bài 
giảng nhi khoa, tập I, Nhà xuất bản Y học (2000). 
6. Vũ Đình Thắng. Nghiên cứu tình hình ngộ độc 
cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng I và Nhi đồng 
II trong năm 2002. Luận văn thạc sỹ Y học. 
7. Phạm Thị Kim Loan, Nguyễn Trí Đoàn, P.L. 
An. Tình hình dịch tễ ngộ độc cấp trẻ em tại khoa 
cấp cứu bệnh viện Nhi đồng II từ 1999-2001. 
Thông tin hồi sức cấp cứu số 04 tháng 12/2002, 
Hội hồi sức cấp cứu TP Hồ Chí Minh: 60-69. 
THỰC TRẠNG SÂU RĂNG VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ 
 CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH BÌNH DƯƠNG 
Võ Thị Thuý Hồng1, Hoàng Thị Mai Hiên2, Vũ Mạnh Tuấn3 
TÓM TẮT24 
Mục tiêu: xác định thực trạng sâu răng và nhu 
cầu điều trị sâu răng ở nhóm người trên 60 tuổi ở tỉnh 
Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt 
ngang, chọn mẫu chùm ngẫu nhiên, sử dụng chỉ số 
sâu mất trám và chỉ số nhu cầu điều trị sâu răng. Kết 
quả: Sâu răng và sâu chân răng chiếm tỷ lệ 32,1% & 
5,7%. Tỷ lệ sâu răng và sâu chân răng giảm dần theo 
tuổi. Chỉ số trung bình SMT là 13,26 răng, trong đó S 
là 0,9 răng (6,8%), M là 12,28 răng (92,8%) và T là 
0,08 răng (0,6%). Sâu răng và mất răng tăng dần 
theo tuổi. Nhu cầu điều trị sâu răng chiếm tỉ lệ 32,1% 
với trung bình mỗi người cần điều trị 2,81 răng sâu. 
1Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội, 
2Phòng khám nha khoa thẩm mỹ Phương Đông, 
3Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Hà Nội. 
Chịu trách nhiệm chính: Võ Thị Thuý Hồng 
Email: vothuyhong71@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 5.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 23.4.2021 
Ngày duyệt bài: 4.5.2021 
Kết luận: Sâu răng và nhu cầu điều trị sâu răng 
chiếm tỉ lệ thấp nhưng mất răng chiếm tỉ lệ cao trong 
cộng đồng người cao tuổi ở tỉnh Bình Dương. 
Từ khoá: sâu răng, sâu mất trám, người cao tuổi. 
SUMMARY 
DENTAL CARIES AND TREATMENT NEED OF 
DENTAL CARIES IN ELDERLY GROUP OF 
BINH DƯƠNG PROVINCE 
Objective: To determine the presentation of 
dental caries and treatment need of dental caries in 
the over 60 years old group in Binh Duong province. 
Material & methods: Describe cross section, select 
random beam sample, used DMFT index and 
treatment need index of caries. Results: Caries and 
rooth carie index was 32.1% & 5.7%. The value of 
caries and rooth caries decreased with age. The 
average value of DMFT index was 13.26 teeth, D- 
component was 0.9 teeth (6.8%), M-componet was 
12.28 teeth (92.8%) and F-component was 0.08 teeth 
(0.6%). Dental caries and tooth missing increased 
with age. The treatment need index of dental caries 
was 32.1% with an average of 2.81 caries per person. 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
99 
Conclusion: Dental caries and treatment need for 
dental caries was a low rate, but tooth missing was a 
high rate in the elderly community in Binh Duong province. 
Key words: Dental caries, DMFT, elderly group. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chăm sóc sức khỏe nói chung cũng như sức 
khỏe răng miệng cho người cao tuổi (NCT) là 
một trong những chính sách quan trọng của 
chính phủ. Các bệnh răng miệng ở người cao 
tuổi liên quan mật thiết đến quá trình thoái hóa 
của cơ thể và thói quen vệ sinh răng miệng với 
tỷ lệ tăng cao của các bệnh lý như, sâu răng, 
mất răng. Kết quả điều tra sức khỏe toàn quốc 
năm 2001 cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn có 
chiều hướng tăng theo tuổi, tỷ lệ sâu răng của 
đối tượng từ 45 tuổi trở lên là 78%, chỉ số sâu 
mất trám từ 6,09-11,66 [6]. Phạm Văn Việt và 
cộng sự (2004) cho biết tỷ lệ sâu răng của người 
cao tuổi tại Hà Nội là 55,1%, chỉ số sâu, mất, 
trám (SMT) là 12,6 [4]. Trương Mạnh Dũng 
(2009) cho biết tỷ lệ sâu răng chung là 54,33%, 
SMT là 11,89 trong đó nhóm tuổi 60-64 là 
8,12%, nhóm tuổi 65-74 là 11,26%, nhóm tuổi 
≥ 75 là 16,31% [5]. Nghiên cứu của Lâm Kim 
Triển cho thấy thực trạng mắc bệnh sâu răng 
của người cao tuổi tại một số viện dưỡng l ... ên cứu 
- Thông tin chung của bệnh nhân: giới 
(nam/nữ), nhóm tuổi (60-64; 65-74 và ≥75tuổi). 
- Đánh giá tình trạng sâu răng: 
*Tỷ lệ sâu răng (sâu chân răng) 
*Chỉ số răng sâu, mất và trám SMT (WHO, 
1997) 
Đánh giá nhu cầu điều trị sâu răng trong 
nghiên cứu: 
- Tỷ lệ người cần điều trị sâu răng = Tỷ lệ 
người bị sâu răng 
- Tổng số răng cần điều trị trong quần thể = 
Tổng số răng bị sâu 
- Trung bình số răng cần điều trị sâu = Trung 
bình số răng bị sâu trong nhóm bị sâu răng 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Thực trạng sâu răng 
Biểu đồ 1: Tỷ lệ mắc sâu răng 
Bảng 1: Tỷ lệ mắc sâu chân răng theo nhóm tuổi, giới 
Tình trạng 
Phân nhóm 
Không Sâu 
Chân răng 
Sâu 
chân răng 
Chung p 
Nam 
n 516 33 549 
0,257 
% 94 6,0 100 
Nữ 
n 764 37 801 
% 95,4 4,6 100 
60-64 tuổi 
n 338 28 366 
0,002 
% 92,3 7,7 100 
65-74 tuổi n 511 32 543 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
100 
% 94,1 5,9 100 
≥75 tuổi 
n 431 10 441 
% 97,7 2,3 100 
Chung 
n 1280 70 1350 
% 94,8 5,2 100 
Chi-square test 
Bảng 2: Giá trị SMT-R của NCT 
Giá trị Trung bình Độ lệch chuẩn Tỷ lệ % 
S-R 0,9 1,9 6,8 
M-R 12,28 9,9 92,6 
T-R 0,08 0,9 0,6 
SMT-R 13,26 9,72 100 
Bảng 3: Tình trạng sâu răng theo SMT-R theo nhóm tuổi 
Chỉ số 
Nhóm 
SR 
TB±ĐLC 
MR 
TB±ĐLC 
TR 
TB±ĐLC 
SMT-R 
TB±ĐLC 
60-64 tuổi 0,9± 1,8 9,4±8,9 0,1±0,6 10,4±8,8 
65-74 tuổi 1,0±2,2 11,3±9,7 0,1±0,5 12,3±9,5 
≥ 75 tuổi 0,8±1,8 15,8±10,0 0,1±1,4 16,8±9,7 
Chung 0,9±1,9 12,3±9,9 0,08±0,9 13,3±9,72 
P 0,560 0,000 0,825 0,000 
Kruskal-wallis test 
Bảng 4: Nhu cầu điều trị sâu răng theo giới 
Nhu cầu điều trị Nam Nữ Chung p 
Số NCT có nhu cầu điều trị n (%) 169(12,5) 264(19,6) 433(32,1) 0,400* 
Tổng số răng sâu cần điều trị (n) 450 765 1215 
0,349** Trung bình số răng cần điều trị trong những 
NCT có sâu (TB) 
2,66 2,9 2,81 
Trung bình số răng sâu cần điều trị trong 
nghiên cứu (TB) 
0,82 0,96 0,9 0,21** 
*: Chi-square test, **: Mann-Whitney test 
IV. BÀN LUẬN 
Thực trạng bệnh sâu răng: Trong nghiên 
cứu của chúng tôi, số NCT bị sâu răng là 433 
người chiếm 32,1% (biểu đồ 1), gần tương 
đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ninh năm 
2015 tại Hải Phòng 31,1% [2], nhưng lại thấp 
hơn rất nhiều so với kết quả của Lâm Kim Triển 
năm 2014 tại Viện dưỡng lão TP.HCM (97,9%) 
[3]. Điều này có thể được lý giải bởi đối tượng 
nghiên cứu của các nghiên cứu khác nhau, đối 
tượng nghiên cứu của chúng tôi là cộng đồng 
trong khi nghiên cứu của Lâm Kim Triển là các 
cụ già sống tại Viện dưỡng lão thường mắc nhiều 
bệnh nặng, gia đình không chăm sóc được mới 
đưa vào Viện. Kết quả của chúng tôi cũng thấp 
hơn nhiều so với nghiên cứu của Phạm Văn Việt 
năm 2004 ở Hà Nội là 55,06% [4] và thấp hơn 
nhiều so với nghiên cứu của Trần Văn Trường 
trong điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc 
năm 2001 là 89,7% [6]. Điều này có thể là do 
công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng NCT đã 
có nhiều cải thiện trong những năm qua tại cộng 
đồng. Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ sâu 
răng giảm dần theo nhóm tuổi, tỷ lệ sâu răng 
nhóm 60-64 tuổi, 65-74 tuổi, ≥75 tuổi lần lượt là 
33,4%; 32,4% và 29,3%, tuy nhiên sự khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê (bảng 1). Sâu chân 
răng là một đặc điểm riêng có của người cao 
tuổi do chân răng bị bộc lộ trong khoang miệng 
bởi tình trạng tụt lợi sinh lý và bệnh lý cộng với 
hiện tượng mòn mặt nhai nhiều làm mất điểm 
tiếp xúc giữa 2 răng gây nên tình trạng kẽ răng 
giắt thức ăn nhiều tạo thuận lợi cho sâu chân 
răng phát triển. Có 70 người bị sâu chân răng 
trong nghiên cứu, chiếm 5,2% (bảng 1), thấp 
hơn so với các nghiên cứu của Phạm Văn Việt 
(9,7%), Nguyễn Thị Ninh (7,9%) [4], [2]. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sâu chân răng 
giảm dần theo nhóm tuổi từ 7,7% ở nhóm 60-64 
tuổi còn 5,9% ở nhóm 65-74 tuổi và chỉ còn 
2,3% ở nhóm ≥75. Sự khác biệt trong nghiên 
cứu là có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương 
tự kết quả của Lâm Kim Triển tại HCM thấy rằng 
sâu chân răng ở nhóm 60-74 tuổi cao hơn so với 
nhóm ≥75 tuổi [3], nhưng lại khác so với các 
nghiên cứu tại miền Bắc như Nguyễn Thị Ninh tại 
Hải Phòng với tỷ lệ sâu chân răng tăng theo 
nhóm tuổi (5,5%, 8,3% và 9,5%) [2]. Bảng 2 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
101 
cho thấy chỉ số mất răng cao (trung bình 12,28 
răng), tình trạng những tổn thương đến khám 
muộn cộng với thói quen thích nhổ răng hơn là 
chữa bảo tồn của NCT trong nghiên cứu của 
chúng tôi làm số răng mất tăng cao, số răng tổn 
thương còn lại ít đã làm giảm tỷ lệ sâu chân răng 
theo nhóm tuổi. Chúng tôi cũng không tìm thấy 
có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ sâu chân răng 
giữa nam và nữ (bảng 1). Số trung bình răng 
sâu ở mỗi người trong nghiên cứu này là 0,9 
(bảng 2), thấp hơn nghiên cứu của Liu ở Đông 
bắc Trung Quốc với 2,39 răng sâu/người [7] và 
cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Ninh tại Hải 
Phòng với 0,6 răng/người [2]. So với các nghiên 
cứu trước như nghiên cứu điều tra sức khỏe 
răng miệng toàn quốc của Trần Văn Trường năm 
2001 với 2,1 răng sâu/ người [6] và nghiên cứu 
của Phạm Văn Việt tại Hà Nội năm 2004 với 1,76 
răng sâu/người thì kết quả của chúng tôi thấp 
hơn [4]. Kết quả này cho thấy tình trạng sâu 
răng của người cao tuổi thời gian gần đây đã có 
nhiều cải thiện do mức sống, nhận thức và điều 
kiện y tế đã được nâng cao hơn. Tuy nhiên, khi 
so với chỉ số SMT-R và MR cao 13,26 răng và 
12,28 răng (bảng 2) thì chỉ số sâu răng (chỉ số 
SR chỉ chiếm 6,8% trong tổng số răng SMT) lại 
cho thấy một thực trạng đáng quan tâm khác là 
số răng không được điều trị lớn dẫn đến nhổ bỏ, 
số răng còn lại ít nên số răng sâu cũng ít đi. Số 
răng được trám trung bình là 0,08 chỉ bằng 1/11 
lần số trung bình răng sâu và 0,6% tổng số răng 
SMR cho thấy số răng được điều trị là rất ít, thấp 
hơn Lu liu ở bắc Trung Quốc là 0,29 răng, bằng 
1/8,4 số răng bị sâu[7]. Sự khác biệt có thể do 
NCT trong nghiên cứu bị hạn chế tiếp cận hơn 
đối với các dịch vụ chăm sóc nha khoa so với các 
nước trên. So với nghiên cứu trong nước, kết 
quả của chúng tôi cao hơn rất nhiều so với Mai 
Hoàng Khanh tại Cần Thơ với 0,03 răng được 
trám nhưng chỉ bằng 1/95 lần số răng sâu [1]. 
So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ninh tại Hải 
Phòng với 0,11 răng được hàn, bằng 1/5,5 lần số 
răng sâu (0,6 răng) thì kết quả của chúng tôi là 
thấp hơn [2]. Như vậy các nghiên cứu đều phản 
ánh thực trạng là số răng được điều trị là quá ít. 
NCT cần được tiếp cận với dịch vụ khám chữa 
răng thường xuyên để phát hiện và trám sớm 
những răng sâu khi chúng chưa gây ra các biến 
chứng. Số trung bình răng mất của NCT trong 
nghiên cứu là 12,28 răng, cao hơn không đáng 
kể so với Đông Bắc Trung Quốc với 11,22 răng 
[7]. Kết quả của chúng tôi cao hơn nhiều so với 
kết quả của Nguyễn Thị Ninh năm 2015 tại Hải 
phòng là 3,07 răng [2] và cao hơn cả kết quả 
của Phạm Văn Việt từ năm 2004 với 10,73 răng 
[4]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với 
nghiên cứu tại Cần Thơ trong nghiên cứu của 
Mai Hoàng Khanh với 15,97 răng bị mất[1]. 
Trung bình số răng SMT-R là 13,26±9,72 tương 
tự nghiên cứu ở Đông Bắc Trung Quốc 13,9 [7]. 
Kết quả thống kê của WHO cũng đã cho thấy, 
các nước phát triển có chỉ số răng SMT ở mức 
cao, từ 22 đến 35, trong khi ở các nước đang 
phát triển chỉ số này là thấp hơn [8]. Thành 
phần MR cao và chiếm 92,6% SMT-R là nguyên 
nhân dẫn đến giá trị cao của SMT-R tại Bình 
Dương. Điều này có thể liên quan đến hệ thống 
phúc lợi xã hội chưa thuận lợi để NCT có thể tiếp 
cận được với các dịch vụ chăm sóc nha khoa, 
cộng với thu nhập thấp và nhận thức hạn chế đã 
làm cho NCT dễ bị tổn hại bởi vấn đề sức khỏe 
răng miệng. Chỉ số SMT-R và MR tăng dần theo 
nhóm tuổi (bảng 3), tương tự với hầu hết các 
nghiên cứu trong và ngoài nước như nghiên cứu 
của Lâm Kim Triển trung bình SMT-R ở nhóm tuổi 
60-74 (13,55) thấp hơn nhóm tuổi trên 75 (17,51) 
[3], nghiên cứu của Nguyễn Thị Ninh trung bình 
răng mất là 1,7 ở nhóm 60-64 tuổi, 2,52 răng ở 
nhóm 65-74 tuổi, 4,76 răng mất ở nhóm ≥ 75 
tuổi và SMT_R tăng dần tương ứng là 2,49; 3,25 
và 5,36 răng [2]. Chỉ số này tăng theo tuổi là hệ 
quả một phần của sâu răng không được điều trị 
làm số răng mất ngày càng tăng. 
Nhu cầu điều trị sâu răng: Kết quả bảng 4 
cho thấy có 433 người có nhu cầu điều trị sâu 
răng, chiếm 32,1% trong tổng số 1350 người 
được khám và tổng số răng sâu cần điều trị là 
1215 răng. Những NCT có răng sâu đều được tư 
vấn và được hướng dẫn đến khám lại tại bệnh 
viện hoặc các cơ sở nha khoa có uy tín để được 
làm các thử nghiệm chẩn đoán và chụp x-quang, 
xác định sâu răng chưa hoặc đã gây biến chứng, 
từ đó đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất 
như hàn răng, làm chụp răng, điều trị tủy hay 
phải nhổ bỏ Nhu cầu điều trị ở giới nữ là 19,6%, 
cao hơn so với giới nam (12,5%), tuy nhiên sự 
khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê với 
p> 0,05. Trong đó, trung bình số răng sâu mỗi 
người cần điều trị là 2,81 răng, số răng cần điều 
trị ở nam là 2,66 răng, ở nữ là 2,9 răng. 
V. KẾT LUẬN 
Sâu răng và sâu chân răng ở người cao tuổi 
tỉnh Bình Dương chiếm tỷ lệ thấp (sâu răng: 
32,1%, sâu chân răng: 5,7%). Tỷ lệ sâu răng và 
sâu chân răng giảm dần theo tuổi. Chỉ số trung 
bình SMT cao 13,26 răng, trong đó sâu là 0,9 
răng chiếm 6,8%, mất là 12,28 răng chiếm 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
102 
92,8%. Chỉ có 0,08 răng được hàn chiếm 0,6%. 
Chỉ số SMT –R cùng với M-R tăng dần theo tuổi. 
Nhu cầu điều trị sâu răng trong cộng đồng chiếm 
tỉ lệ 32,1% với trung bình mỗi người cần điều trị 
2,81 răng sâu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Mai Hoàng Khanh (2009), Tình hình sức khỏe 
răng miệng và nhu cầu điều trị răng miệng ở 
người cao tuổi thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc 
sỹ y học, Khoa Răng hàm mặt, Đại học Y Dược TP 
Hồ Chí Minh, 48-59. 
2. Nguyễn Thị Ninh (2015), Thực trạng bệnh sâu 
răng ở người cao tuổi thành phố Hải Phòng và một 
số yếu tố liên quan năm 2015. Luận văn thạc sỹ y 
học, Đại học Y Hà Nội, 44-51. 
3. Lâm Kim Triển (2014), Tác động của sức khỏe 
răng miệng lên chất lượng cuộc sống của người 
cao tuổi tại một số viện dưỡng lão ở TP.HCM, Luận 
văn thạc sỹ y học, Đại học Y dược TP.HCM, 45-52. 
4. Phạm Văn Việt (2004), Nghiên cứu tình trạng, 
nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng và đánh 
giá kết quả hai năm thực hiện nội dung chăm sóc 
răng miệng ban đầu ở người cao tuổi tại Hà Nội. 
Luận án tiến sĩ y học, trường Đại học Y Hà Nội, 64-75. 
5. Trương Mạnh Dũng (2009), Tình trạng sâu 
răng ở người cao tuổi phường Nghĩa Tân, quận 
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Đại học y Hà Nội ( Số 
1), 4-5. 
6. Trần Văn Trường và cs (2002), Điều tra sức 
khỏe răng miệng toàn quốc, Nxb Y học, 70-83. 
7. Lu Liu và cs (2013), Prevalence and Correlates 
of Dental Caries in an Elderly Population in 
Northeast China, www.plosone.org. 
8. Peterson P E và cs (2010), Global oral health of 
older people – Call for public health action, 
Community Dental Health, 257–268. 
ĐÁNH GIÁ PHÂN BỐ CỦA 18F-SODIUM FLUORIDE 
TRÊN CHUỘT THỰC NGHIỆM 
Nguyễn Thị Kim Dung*, Nguyễn Khắc Thất**, Phạm Đăng Tùng***, 
 Nguyễn Quốc Thắng***, Mai Hồng Sơn*, Lê Ngọc Hà* 
TÓM TẮT25 
Mục tiêu: Đánh giá phân bố sinh học của 
18Fluorine-Sodium fluoride (18F-NaF) trên chuột thực 
nghiệm tại Trung tâm máy gia tốc và Y học hạt nhân, 
Bệnh viên Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và 
phương pháp: 42 chuột nhắt trắng chủng Swiss 
được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn của Viện Vệ sinh 
Dịch tễ Trung ương. Chuột được chia thành 07 nhóm, 
được tiêm dược chất phóng xạ (DCPX) 18F-NaF và mổ 
tại các thời điểm 03, 05, 10, 20, 30, 45 và 60 phút sau 
khi tiêm và tỷ lệ liều tiêm/gram mô được tính toán. 
Kết quả: sau khi tiêm 45 và 60 phút, hoạt độ phóng 
xạ tập trung cao nhất trên hệ thống xương ở chuột thí 
nghiệm với %ID/g tương ứng là 23,62 ± 5,58 và 
23,65 ± 5,21. Tương ứng với đó, tỷ số xương/cơ và 
xương/máu lần lượt là 16,84 ± 5,63 và 66,35 ± 5,59. 
Từ khóa: đánh giá phân bố, 18F -NaF, động vật 
thực nghiệm 
SUMMARY 
EVALUATION OF BIODISTRIBUTION OF 
18F-SODIUM FLUORIDE IN MICE 
*Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 
**Trung tâm máy gia tốc, Bệnh viện Trung ương 
Quân đội 108 
***Đơn vị Y học hạt nhân, Bệnh viện Đa khoa Vinmec 
Times city 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Kim Dung 
Email: kimdungchi@gmail.com 
Ngày nhận bài: 3.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 26.4.2021 
Ngày duyệt bài: 6.5.2021 
Objective: Biological distribution of 18F-NaF in 
mice was evaluated at Center of Nuclear medicine and 
Cyclotron Department – 108 Military central hospital. 
Subject and method: 42 mice were divided into 07 
groups, 18F-NaF was given intravenously. Bones, blood 
and organs samples were collected at 03, 05, 10, 20, 
30, 45 and 60 minutes post-injection and percentage 
injected dose per gram (%ID/g) was calculated for 
each sample. Results: 45 and 60 minutes after IV 
injection, 18F-NaF radiopharmaceutical uptakes highly 
in the bone system of mice with %ID/g of 23.62 ± 
5.58 and 23.65 ± 5.21 respectively. The 
corresponding ratios of bone/muscle and bone/blood 
were 16.84 ± 5.63 và 66.35 ± 5.59 respectively. 
Keywords: biodistribution evaluation, 18F-NaF, 
experimental animal. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Các tổn thương lành tính như chấn thương, 
cốt tủy viêm, gãy xương, viêm khớp và ác tính 
như ung thư xương nguyên phát, di căn xương 
là những bệnh thường gặp trong thực hành lâm 
sàng. Chụp xạ hình xương toàn thân (WBS) trên 
máy gamma camera sử dụng dược chất phóng 
xạ 99mTc-MDP là một kỹ thuật y học hạt nhân 
kinh điển được ứng dụng để ghi hình hệ thống 
xương [1]. Tuy nhiên, nhược điểm của phương 
pháp này là độ phân giải không gian thấp, độ 
nhạy của phương pháp thấp đối với tổn thương 
dạng huỷ xương. PET/CT sử dụng 18F-Sodium 
fluoride (18F-NaF PET/CT) cho phép chụp cắt lớp 
toàn thân với độ phân giải và chất lượng hình 
ảnh cao hơn so với xạ hình xương thông thường. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_sau_rang_va_nhu_cau_dieu_tri_cua_nguoi_cao_tuoi_t.pdf