Kiến thức, thực hành về vệ sinh môi trường của đồng bào dân tộc Thái tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Nghiên cứu được tiến hành tại 304 hộ gia đình tại

2 xã PaHam và Nậm Nèn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện

Biên. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức của người

dân về tiêu chuẩn nhà ở đạt 24,8%. Kiến thức về nguồn

nước hợp vệ sinh của người dân tại 2 xã PaHam và Nậm

Nèn có sự khác biệt với p< 0,05. Có 81,1% người dân biết

nhà tiêu tự hoại là nhà tiêu hợp vệ sinh. Về thực hành vệ

sinh môi trường có 88,7% người dân tự đổ rác đúng nơi

quy định; 57,8% có thực hiện vệ sinh môi trường xung

quanh hộ gia đình; 43,3% thực hiện khơi thông cống rãnh

Kiến thức, thực hành về vệ sinh môi trường của đồng bào dân tộc Thái tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên trang 1

Trang 1

Kiến thức, thực hành về vệ sinh môi trường của đồng bào dân tộc Thái tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên trang 2

Trang 2

Kiến thức, thực hành về vệ sinh môi trường của đồng bào dân tộc Thái tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên trang 3

Trang 3

Kiến thức, thực hành về vệ sinh môi trường của đồng bào dân tộc Thái tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên trang 4

Trang 4

Kiến thức, thực hành về vệ sinh môi trường của đồng bào dân tộc Thái tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 2900
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức, thực hành về vệ sinh môi trường của đồng bào dân tộc Thái tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức, thực hành về vệ sinh môi trường của đồng bào dân tộc Thái tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Kiến thức, thực hành về vệ sinh môi trường của đồng bào dân tộc Thái tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn 135
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA 
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TẠI HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH 
ĐIỆN BIÊN 
Lê Thị Kiều Hạnh1, Ngô Thị Nhu1, Lương Hậu Tân2, Đinh Thị Huyền Trang1
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành tại 304 hộ gia đình tại 
2 xã PaHam và Nậm Nèn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện 
Biên. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức của người 
dân về tiêu chuẩn nhà ở đạt 24,8%. Kiến thức về nguồn 
nước hợp vệ sinh của người dân tại 2 xã PaHam và Nậm 
Nèn có sự khác biệt với p< 0,05. Có 81,1% người dân biết 
nhà tiêu tự hoại là nhà tiêu hợp vệ sinh. Về thực hành vệ 
sinh môi trường có 88,7% người dân tự đổ rác đúng nơi 
quy định; 57,8% có thực hiện vệ sinh môi trường xung 
quanh hộ gia đình; 43,3% thực hiện khơi thông cống rãnh. 
Từ khóa: Kiến thức, thực hành, vệ sinh môi trường.
ABSTRACT:
KNOWLEDGE, PRACTICE OF 
ENVIRONMENTAL SANITATION AMONG THE 
THAI ENTHNIC MINORITY GROUP IN MUONG 
CHA DISTRICT, DIEN BIEN PROVINCE
The descriptive, cross-sectional survey was conducted 
in 304 households in 2 communes named PaHam and Nam 
Nen, Muong Cha district, Dien Bien province. The results 
showed that 24.8% of people knew the standard of the 
house. There was a significant difference in knowledge of 
hygiene water sources between people in two communes 
(p<0.05). 81.1% of people knew that the septic tank is 
hygienic. Regarding environmental sanitation practices: 
88.7% of people collected garbage in the prescribed place; 
57.8% of them implemented the environmental sanitation 
methods around their houses; the rate of people clearing 
and dredging the drainage ditches was 43.3%. 
Key words: Knowledge, Practice, Environmental 
sanitation.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có tới hơn 80% các 
bệnh có liên quan đến nguồn nước và vệ sinh môi trường, 
các bệnh chủ yếu là bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, 
thương hàn, giun sán, viêm gan [58], [60]. Nguyên nhân 
chủ yếu là do nhiễm bẩn từ các chất hữu cơ và vi sinh 
vật, qua đó tác động trực tiếp đến sức khỏe con người 
đặc biệt là người già và trẻ em. Một vấn đề khác đó là 
tình trạng tồn tại nhà tiêu không đảm bảo vệ sinh, hay 
không có nhà tiêu đã trực tiếp gây ô nhiễm môi trường 
nông thôn. Mặc dù chúng ta đã đạt được nhiều thành 
tựu rất quan trọng trong vệ sinh môi trường nông thôn, 
nhưng tình hình nước sạch, vệ sinh môi trường, nhất là 
vệ sinh môi trường hộ gia đình vẫn còn nhiều vấn đề 
đáng lo ngại. Mặt bằng nhận thức về bảo vệ môi trường 
trong xã hội vẫn còn thấp, chưa biến thành ý thức, nếp 
sống của mỗi người dân. Người dân vẫn chưa thành thói 
quen, nếp sống trong cộng đồng; nhiều thói quen xấu 
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng 
đồng chưa được ngăn chặn hiệu quả. Phần lớn người dân 
chưa thấy hết mối nguy hại khi môi trường bị ô nhiễm, 
suy thoái. Giải quyết tốt vấn đề nhà ở và điều kiện vệ 
sinh môi trường xung quanh sẽ hạn chế được tình trạng 
ô nhiễm môi trường, giảm tỷ lệ mắc và dẫn tới thanh toán 
một số bệnh đang tồn tại [5].
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài 
với mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thực hành về vệ sinh 
môi trường của đồng bào dân tộc Thái huyện Mường Chà, 
tỉnh Điện Biên năm 2018.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
1. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 2 xã PaHam và Nậm 
Nèn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Hộ gia đình đồng bào dân tộc Thái
Ngày nhận bài: 16/05/2020 Ngày phản biện: 23/05/2020 Ngày duyệt đăng: 01/06/2020
1. Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2. Sở Y tế Điện Biên
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn136
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2018 đến 
12/2018
4. Phương pháp nghiên cứu
 * Thiết kế nghiên cứu: Dịch tễ học mô tả dựa trên 
cuộc điều tra cắt ngang
 * Chọn mẫu và cỡ mẫu:
+ Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu được tính theo công thức sau:
n= 
2
2
2/1
)1(
e
ppZ −×−α
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu là số hộ gia đình điều tra 
- a/2: Độ tin cậy lấy ở ngưỡng a = 0,05; Z
1-a/2
 = 1,96
- e: Độ sai lệch mong muốn, trong nghiên cứu này 
chúng tôi chọn e=0,05
- p: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh ước tính 
0,25 [20] 
Với các dữ liệu trên n được tính là 289/xã. Thực tế 
chúng tôi đã điều tra được tại xã Pa Ham là 300 hộ gia 
đình, xã Nậm Nèn là 304 hộ gia đình.
+ Chọn mẫu
Tại 2 xã được chọn, sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu 
nhiên, chọn một hộ gia đình dân tộc Thái sau đó tiến hành 
điều tra theo phương pháp “cổng liền cổng” cho đến khi 
đủ cỡ mẫu nghiên cứu.
5. Xử lý số liệu
Các số liệu được nhập vào máy tính và phân tích dựa 
trên phần mềm Epi-Data, SPSS và sử dụng các thuật toán 
thống kê y học.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1 cho thấy đa số người dân mới biết được nhà 
ở cần rộng thoáng chiếm 66,1%; trong đó người dân xã 
Nậm Nèn chiếm tỷ lệ cao hơn là 79,9% so với 52% (có ý 
nghĩa thống kê với p<0,05).
Kiến thức của người dân về các hình thức thu gom rác, 
kết quả cho thấy câu trả lời đúng với tỷ lệ thấp chỉ đạt từ 23% 
đến 29%. Còn tới 30,4% trả lời không biết hoặc không có 
câu trả lời, trong đó xã Ha Pam chiến tỷ lệ cao hơn là 43%.
Bảng 3.1. Kiến thức của người dân về tiêu chuẩn nhà ở
Tiêu chuẩn nhà ở
Nậm Nèn (n=304) Pa Ham (n=300) Chung (n=604)
SL % SL % SL %
Rộng, thoáng 243 79,9* 156 52,0* 399 66,1
Xa khu ô nhiễm ³10m 42 13,8 34 11,3 76 12,6
Đủ ánh sáng 50 16,4 25 8,3 75 12,4
Gia cầm, gia súc không vào nhà 29 9,5 19 6,3 48 8,0
Điểm TBKT/Điểm TĐKT 1,19/4 (29,8%) 0,78 (19,5%) 0,99 (24,8%)
p (*), <0,05
Bảng 3.2. Kiến thức của người dân về thu gom rác hợp vệ sinh
Thu gom rác
Nậm Nèn (n=304) Pa Ham (n=300) Chung (n=604)
SL % SL SL % SL
Thùng đựng rác có nắp 118 38,8 24 8,0 142 23,5
Tự đổ nơi qui định 90 29,6 85 28,3 175 29,0
Túi nilon để gọn 115 37,8 62 20,7 177 29,3
Không biết 54 18,1 129 43,0 184 30,4
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn 137
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3.3. Kiến thức của người dân về nguồn nước hợp vệ sinh
Nguồn nước HVS
Nậm Nèn (n=304) Pa Ham (n=300) Chung (n=604)
SL % SL % SL %
Nước máy 256 84,2* 48 16,0* 304 50,3
Nước mưa 44 14,5 32 10,7 76 12,6
Giếng khoan 89 29,3 98 32,7 187 31,0
Giếng khơi 7 2,3 0 - 7 1,2
Nước máng lần 63 20,7** 122 40,7** 185 30,6
p (*),(**) <0,05
Bảng 3.4. Kiến thức của người dân về nhà tiêu hợp vệ sinh
Nhà tiêu hợp vệ sinh
Nậm Nèn (n=304) Pa Ham (n=300) Chung (n=604)
SL % SL % SL %
Tự hoại 287 94,4* 203 67,7* 490 81,1
Thấm dội nước 49 16,1 63 21,0 112 18,5
Hai ngăn 23 7,6 5 1,7 28 4,6
Biogas 1 0,3 0 - 1 0,2
Chìm có ống thông hơi 3 1,0 29 9,7 32 5,3
Bảng 3.5. Thực hành của người dân về thu gom rác
Hình thức thu gom 
Nậm Nèn (n=304) Pa Ham (n=300) Chung (n=604)
SL % SL % SL %
Tự đổ nơi qui định 263 86,5 273 91,0 536 88,7
Thải tự do ra môi trường 7 2,3 17 5,7 24 4,0
Khác 34 11,2 10 3,4 44 7,3
Bảng 3.3 cho thấy kiến thức của người dân về các 
nguồn nước hợp vệ sinh: 50,3% người dân kể được nguồn 
nước máy; 31% kể được nguồn nước giếng khoan; 30,6% 
nói đến nguồn nước máng lần. Kiến thức của người dân ở 
2 xã có sự khác biệt (p <0,05)
Bảng 3.4 cho thấy 81,1% người dân biết được nhà tiêu tự hoại là hợp vệ sinh; 18,5% kể được nhà tiêu thấm dội 
nước và 5,3% là nhà tiêu chìm có ống thông hơi.
Kết quả bảng 3.5 cho thấy 86,5% người dân xã Nậm Nèn và 91,0% người dân xã Pa Ham đổ rác đúng nơi quy định.
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn138
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
Bảng 3.6. Thực hành của người dân về phòng chống ô nhiễm nước
Thực hành 
Nậm Nèn (n=304) Pa Ham (n=300) Chung (n=604)
SL % SL % SL %
Khơi thông cống rãnh 178 58,6 84 28,0 262 43,4
Thau rửa bể lọc 45 14,8 14 4,7 59 9,8
Vệ sinh môi trường xung quanh 188 61,8 160 53,3 348 57,6
Bảng 3.7. Thực hành của người dân về sử dụng phân trong nông nghiệp
Sử dụng phân
Nậm Nèn (n=304) Pa Ham (n=300) Chung (n=604)
SL % SL % SL %
Có sử dụng phân 4 1,3 9 3,0 13 2,2
Có ủ phân ≥ 6 tháng 1 1/4 3 3/9 4 4/13
Bảng 3.6 cho thấy người dân đã thực hành phòng 
chống ô nhiễm nước như khơi thông cống rãnh là 43,4%; 
vệ sinh môi trường xung quanh là 57,6%. Chỉ có 9,8% là 
thau rửa bể lọc thường xuyên.
Bảng 3.7 cho thấy đa số người dân không sử dụng 
phân trong nông nghiệp; chỉ có 13/400 hộ gia đình sử 
dụng, trong đó 4/13 hộ có ủ phân đúng quy định (trên 
6 tháng).
IV. BÀN LUẬN
Nhà ở không hợp vệ sinh sẽ có những ảnh hưởng 
không tốt đến cơ thể con người như nhà ở chật hẹp, không 
thông thoáng khí, thiếu ánh sáng, ẩm ướt, nóng quá hoặc 
lạnh quá, ồn ào, bẩn thỉu, thiếu chắc chắn sẽ ảnh hưởng 
đến chức phận sinh lý của cơ thể. Nghiên cứu của chúng 
tôi cho thấy có 66,1% người dân biết được yêu cầu nhà ở 
đảm bảo sức khỏe là phải thoáng và rộng; chỉ có 12,6% 
cho rằng nhà ở phải cách xa khu vực gây ô nhiễm và 8,0% 
cho rằng gia súc không được vào nhà ở, điều này chứng tỏ 
người dân chưa có những kiến thức đúng đắn về vai trò 
của nhà ở và yêu cầu của một nhà ở đủ tiêu chuẩn vệ sinh.
Kiến thức của người dân về các nguồn nước được 
cho là hợp vệ sinh và các bệnh do ô nhiễm nước và 
phòng chống bệnh do ô nhiễm nước trong nghiên cứu 
của chúng tôi cho thấy người dân cho rằng nguồn nước 
máy là hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 50,3%; 
nguồn nước giếng khoan 31,0%; máng lần là 30,6%. 
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Anh Tuấn về kiến thức 
thực hành về vệ sinh môi trường của người Dao tại Thái 
Nguyên lại cho thấy nguồn nước được cho là sạch chiếm 
tỷ lệ cao nhất là nước giếng (65,5%); nước máng lần là 
40,5%; nước mưa là 24% [31].
Khi tìm hiểu kiến thức của người dân về các loại nhà 
tiêu hợp vệ sinh, đa số người dân cho rằng đó là nhà tiêu 
tự hoại chiếm 81,1%; chúng tôi thấy điều này hoàn toàn 
phù hợp với thực tế ở địa bàn điều tra vì chính quan điểm 
của người dân như vậy nên tỷ lệ nhà tiêu tự hoại cao. Tỷ lệ 
cho rằng nhà tiêu thấm dội nước là hợp vệ sinh chỉ chiếm 
18,5%; nhà tiêu chìm có ống thông hơi là 5,3%.
Trong kết quả bảng 3.6 cho thấy việc người dân có 
các hoạt động phòng chống ô nhiễm nguồn nước gia đình 
còn hạn chế; tỷ lệ cao nhất là vệ sinh môi trường xung 
quanh nguồn nước chiếm 87,6%; khơi thông cống rãnh 
là 43,4%. 
Qua các hoạt động của người dân về phòng chống ô 
nhiễm nguồn nước và vệ sinh môi trường hộ gia đình còn 
nhiều hạn chế. Chúng tôi nghĩ đó cũng là phù hợp bởi vì 
kiến thức về vệ sinh môi trường của người dân chưa cao 
thì thực hành của họ còn hạn chế. Nghiên cứu tại Sơn La 
của đồng bào dân tộc H’Mông tác giả cũng cho thấy có 
53% hộ gia đình đổ rác thải không cố định [28].
V. KẾT LUẬN
- Kiến thức của người dân về tiêu chuẩn nhà ở đạt 24,8%.
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn 139
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Kiến thức của người dân về nguồn nước hợp vệ sinh 
chủ yếu là kể được nguồn nước máy (50,3%); sau đến 
giếng khoan là 31,0%; nước máng lần là 30,6%.
- Thực hành vệ sinh môi trường: 88,7% người dân 
tự đổ rác đúng nơi quy định; tuy nhiên chỉ có rất ít 
người dân có phân loại rác trước khi thu gom (6,1%). 
Có 57,8% có thực hiện vệ sinh môi trường xung quanh 
hộ gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn An (2018), “Thực trạng vệ sinh chất lượng nước mưa dùng trong sinh hoạt tại huyện Đan Phượng và 
Phúc Thọ, Hà Nội năm 2016”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 28, số 5, Tr. 164.
2. Bộ Y tế (2014), Đánh giá tác động của chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông 
thôn đối với dịch bệnh lây qua đường tiêu hóa, Báo cáo kết đề tài quả khoa học công nghệ. 
3. Ngô Thị Nhu (2013), “Thực trạng điều kiện nhà ở và vệ sinh môi trường hộ gia đình tại ba xã vùng nông thôn 
tỉnh Hải Dương năm 2012”, Tạp chí Y học thực hành, số 1, Tr. 30-34.
4. Nguyễn Mạnh Thắng (2014), Thực trạng và công tác quản lý vệ sinh môi trường vùng đồng bào dân tộc Mông 
huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La năm 2014, Luận án bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
5. Hoàng Anh Tuấn (2014), “Thực trạng kiến thức, thái độ thực hành về vệ sinh môi trường của người Dao tại một 
số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học và Công nghệ, 123 (09), tr.3-10. 
6. Ukaid (2013), Water, Sanitation and Hygiene, 11/2004 pp.2
7. WHO (2012), Water and quality and health strategy 2013-2020. 

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_thuc_hanh_ve_ve_sinh_moi_truong_cua_dong_bao_dan_t.pdf