Giải Kinh Thánh trong văn học Nga từ F. dostoevsky đến Ts. Aitmatov

“Giải Kinh Thánh” không phải là tiếp tục chú giải, làm rõ các huyền tích trong

đó, mà là đưa ra thêm một cách hiểu mới về bản chất của các sự kiện, hình tượng. Bài

viết này đề cập sự xuyên thấm của “tư tưởng”, “tinh thần” Kinh Thánh trong tâm hồn

Nga, văn học Nga, đồng thời chỉ ra những nét riêng trong việc “giải Kinh Thánh” từ

F.Dostoevsky đến Ts.Aitmatov.

Giải Kinh Thánh trong văn học Nga từ F. dostoevsky đến Ts. Aitmatov trang 1

Trang 1

Giải Kinh Thánh trong văn học Nga từ F. dostoevsky đến Ts. Aitmatov trang 2

Trang 2

Giải Kinh Thánh trong văn học Nga từ F. dostoevsky đến Ts. Aitmatov trang 3

Trang 3

Giải Kinh Thánh trong văn học Nga từ F. dostoevsky đến Ts. Aitmatov trang 4

Trang 4

Giải Kinh Thánh trong văn học Nga từ F. dostoevsky đến Ts. Aitmatov trang 5

Trang 5

Giải Kinh Thánh trong văn học Nga từ F. dostoevsky đến Ts. Aitmatov trang 6

Trang 6

Giải Kinh Thánh trong văn học Nga từ F. dostoevsky đến Ts. Aitmatov trang 7

Trang 7

Giải Kinh Thánh trong văn học Nga từ F. dostoevsky đến Ts. Aitmatov trang 8

Trang 8

Giải Kinh Thánh trong văn học Nga từ F. dostoevsky đến Ts. Aitmatov trang 9

Trang 9

Giải Kinh Thánh trong văn học Nga từ F. dostoevsky đến Ts. Aitmatov trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 10320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giải Kinh Thánh trong văn học Nga từ F. dostoevsky đến Ts. Aitmatov", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải Kinh Thánh trong văn học Nga từ F. dostoevsky đến Ts. Aitmatov

Giải Kinh Thánh trong văn học Nga từ F. dostoevsky đến Ts. Aitmatov
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 25 
“GI+I KINH THNH” TRONG VN H.C NGA 
- T F.DOSTOEVSKY 4N Ts.AITMATOV 
Vũ Công Hảo1 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: “Giải Kinh Thánh” không phải là tiếp tục chú giải, làm rõ các huyền tích trong 
đó, mà là đưa ra thêm một cách hiểu mới về bản chất của các sự kiện, hình tượng... Bài 
viết này đề cập sự xuyên thấm của “tư tưởng”, “tinh thần” Kinh Thánh trong tâm hồn 
Nga, văn học Nga, đồng thời chỉ ra những nét riêng trong việc “giải Kinh Thánh” từ 
F.Dostoevsky đến Ts.Aitmatov. 
Từ khoá: Anh em nhà Karamazov, Nghệ nhân và Margarita, Đoạn đầu đài 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Lịch sử phát triển của các hệ hình ý thức, tư tưởng xã hội, qua sự “chiếu xạ” và “giải 
mã” của các nhà văn, là lịch sử tiếp biến của các huyền thoại. Sự tồn tại dài lâu hay ngắn 
ngủi của các hệ hình ý thức, tư tưởng xã hội phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử - thời đại mà 
nó ra đời, vào tính chất tiến bộ của nó, vào đối tượng mà nó tác động, ảnh hưởng. Cũng 
như trong tự nhiên, không có bất cứ một hiện tượng nào là bất biến; bởi vậy, các hệ hình ý 
thức, tư tưởng truyền thống luôn bị soi xét, ủng hộ, phản bác, lấn át hay phủ nhận..., luôn 
đứng trước nguy cơ bị các hệ hình tư tưởng mới vượt qua. Kinh Thánh cũng vậy. Là một 
học thuyết tôn giáo lớn, một huyền thoại về đức tin và sự cứu rỗi, nó không thể đóng kín 
sự huyền bí, mơ hồ của mình trong cách giải thích về cội nguồn của các bản tính, căn 
nguyên của cuộc đấu tranh thiện - ác..., vốn là nền tảng cơ bản cấu thành xã hội và nhân 
sinh muôn đời nay. “Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước, tập thành rải rác trong hơn 
một ngàn năm. Cựu Ước gồm nhiều tập sách được ghi lại bắt đầu từ thời Đa-vit, khoảng 
năm 1000 và kết thúc khoảng năm 200 trước Công nguyên. Tân Ước được ghi lại trong thế 
kỉ thứ nhất sau Công nguyên. Xuyên suốt Kinh Thánh là một thông điệp đức tin, nổi bật 
lên lời giao ước của Thượng đế cho con người. Một lời giao ước xuất hiện đầy nghiêm 
khắc trong Cựu Ước và được kiện toàn một cách thương yêu trong Tân Ước” [1, tr.5]. Hiển 
1 Nhận bài ngày 11.11.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.12.2016 
Liên hệ tác giả: Vũ Công Hảo; Email: vchao@daihocthudo.edu.vn 
26 TRNG I HC TH  H NI 
nhiên, huyền thoại về Chúa Trời và Quỷ sứ, về cái thiện và cái ác, về đức tin và lòng nhân 
từ... không chỉ tồn tại trong tâm thức của các tín đồ hay những lời rao giảng của các cha cố; 
nó cần được tìm hiểu, đánh giá một cách phù hợp, công bằng. Bởi thế, trong tính tất yếu, 
khách quan của quá trình tiếp nhận, Kinh Thánh cũng là đối tượng thu hút sự quan tâm, 
chú ý, “giải huyền thoại” của các nhà văn, các bậc thức giả xưa nay. 
Hiểu Kinh Thánh, cắt nghĩa hay “giải” Kinh Thánh không phải là “chú giải” nó một 
cách đơn thuần, càng không phải là “bắt chước” hay “giễu nhại” nó như một thời người ta 
lầm tưởng nếu cứ soi tìm sự lặp lại các motiv hay hình tượng Kinh Thánh trong tác phẩm 
của các nhà văn, mà là đưa ra thêm một cách hiểu về bản chất của sự kiện và hình tượng. 
Hầu hết các nhà văn lớn trên thế giới, từ J.W.Goethe, A.France đến Ts.Aitmatov..., đều 
dựa vào các cổ mẫu đã có mà sáng tạo cho riêng mình một “Kinh Thánh” khác, một huyền 
thoại mới, phù hợp quan niệm và bối cảnh thời đại mình. Việc nghiên cứu sự thể hiện đề 
tài Kinh Thánh trong ý thức Nga, văn học Nga, của các nhà tôn giáo, triết học, nhà văn, 
nhà phê bình Nga... đã có cả một quá trình. Ở Việt Nam, vấn đề này cũng được đề cập ít 
nhiều qua các luận bàn “tếu táo” của cụ Phan Khôi trước đây [2]; các nghiên cứu nghiêm 
túc của Phạm Vĩnh Cư, Phạm Gia Lâm, Đào Tuấn Ảnh, Đỗ Hải Phong, Nguyễn Thị Như 
Trang... và một số nhà Nga học, tác giả luận án, luận văn về văn học Nga khác. Trong 
phạm vi bài viết, bên cạnh việc bàn thêm về sự xuyên thấm của “tư tưởng”, “tinh thần” 
Kinh Thánh trong tâm hồn Nga, văn học Nga từ F.Dostoevsky đến Ts.Aitmatov, chúng tôi 
cũng muốn chỉ ra những kiến giải riêng, thấm đẫm tinh thần thời đại và tầm vóc trí tuệ lớn 
lao của các nhà văn này. 
2. NỘI DUNG 
Bản thân nữ văn sĩ Mỹ Pearl Buck (1892-1973), tác giả Chuyện Kinh Thánh cũng thừa 
nhận: “Có thể đọc Kinh Thánh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, theo nhiều cách. Đối với một số 
người, Kinh Thánh lập thành những lời giảng dạy thiêng liêng. Đối với một số người khác, 
Kinh Thánh là tác phẩm văn chương thuần khiết nhất mà chúng ta có trong ngôn ngữ nước 
nhà. Đối với một số người khác nữa, Kinh Thánh là một bản tóm tắt sự hiểu biết về bản 
chất con người trong khổ đau, phấn chấn và hân hoan” [1, tr.5]. Nhiều người đã cho rằng 
Kinh Thánh là một công trình thần hứng, vượt ra ngoài khuôn khổ của một tôn giáo và một 
dân tộc, và trên thực tế, nó không chỉ có ý nghĩa với các tín đồ Thiên Chúa giáo mà đã trở 
thành đề tài, thành một thứ motiv cố định trong ý thức nhân loại và trong văn chương thế 
giới từ nhiều năm qua. 
Về mặt lịch sử, khi du nhập vào Nga, Kitô giáo không giữ địa vị thống trị trong tâm 
thức tôn giáo của đại bộ phận người Nga sùng tín như ở một số nước châu Âu khác, nó chỉ 
được coi là một thứ “mẫu gốc”, một “huyền thoại” trong số các huyền thoại vẫn hiện tồn 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 27 
về giai đoạn khởi thủy của tồn tại và nhân sinh. Người Nga vẫn tiếp nhận câu chuyện về 
Chúa Trời và Quỷ sứ, về cái Thiện và cái Ác, về sự cứu rỗi và lòng nhân từ... trong Cựu 
Ước và Tân Ước, nhưng theo quan điểm riêng của mình. Chính thống giáo Nga không 
nguyên khối, nó là sự hợp lưu của các tư tưởng triết học - tôn giáo của cả phương Tây và 
phương Đông, nên tuy không tách rời, nhưng nó đi theo chiều hướng khác, chứa đựng 
những quan niệm và cách giải thích khác, không ngả hẳn về các “ý niệm tuyệt đối” mà đi 
sâu vào thực chất của các sự kiện, bản tính và theo logic của nhân sinh. Cái tư tưởng về 
“Chúa ba ngôi”, “Nhân tính Chúa” hay “Chúa - Nhân” vốn dĩ đã tồn tại từ lâu trong ý thức 
của cộng đồng tôn giáo Nga được tiếp tục phân tích, cụ thể hóa trong nghiên cứu của các 
nhà văn, nhà triết học - tôn giáo như V.Soloviov ( ... đó, cái đích cuối cùng của 
cuộc tranh luận, không phải là nhằm chứng minh “bằng cứ thứ sáu” - bằng cứ đạo đức, 
luân lý về sự tồn tại của Chúa Trời của I.Kant là có thật hay không có thật, kì quặc dối trá 
hay hồn nhiên ngây thơ, mà là sự khẳng định bằng cứ thứ bảy - sự tồn tại đồng thời của các 
học thuyết, của “quỷ”: “Gọi điện à? Thôi được, ngài cứ đi gọi đi, - người khách điên buồn 
rầu đồng ý và bỗng nói tiếp bằng một giọng cầu khẩn tha thiết: - Nhưng trước lúc chia tay, 
tôi xin ngài là ít nhất ngài cũng hãy tin rằng quỷ sứ có tồn tại thật. Tôi không dám cầu xin 
ngài điều gì hơn. Ngài hãy nhớ rằng về điều đó có tồn tại bằng cứ thứ bảy, cái bằng cứ 
chắc chắn nhất. Và nó ngay bây giờ sẽ được đưa ra với ngài!” [9, tr.412]. 
Chúa mê hoặc tín đồ bằng lý tưởng, còn Quỷ cám dỗ con người bằng quyền năng. 
Voland trong tiểu thuyết từng được gọi tên bằng “ác thần”, “chúa quỷ Satan”. Ở bên Chúa, 
người ta được an ủi; còn ở bên Quỷ, người ta không buộc phải kìm nén, tiết chế dục vọng 
mà được giải phóng bản ngã. Sau “Hộp kem của Azazello”, người đàn bà ngoại tình xinh 
đẹp Margarita tự nguyện bán mình cho Quỷ đã bay đi đập phá khu Văn Kịch để thỏa nỗi 
uất ức, để trả thù cho người yêu trong niềm phấn khích. Nàng trở thành nữ hoàng Margo 
trong không gian huyễn tưởng, kì ảo, ma quái của “Đại vũ hội Đêm rằm mùa xuân”, nơi 
mà - sau chương trình “hắc ảo thuật” khiếp đảm, lột trần sự xấu xa, bỉ ổi, giả dối của những 
kẻ đang sống ở Moskva, - Chúa Quỷ Satan tiếp tục mang cả quá khứ tội lỗi của những 
người đã chết ra để xét xử, trừng phạt. Sức cám dỗ trước hết của Quỷ đối với Margarita 
không phải là ở việc nàng hy vọng sẽ có cơ hội cầu xin Voland “trả lại cho tôi người tình 
của tôi là Nghệ nhân” [9, tr.857], dù quả thật “Vì anh, em đã phải suốt đêm qua khỏa thân 
run rẩy, em đã đánh mất bản tính của mình và thay bằng một bản tính mới” [9, tr.1007], mà 
là vì nàng - cũng như Nghệ nhân - bị đẩy vào tình thế: “... một khi con người đã bị tước 
đoạt hết tất cả, như anh và em giờ đây, thì họ sẽ tìm sự giải cứu ở sức mạnh của thế giới 
bên kia” [9, tr.1008]. 
32 TRNG I HC TH  H NI 
Voland có khả năng nhìn thấu tâm can con người, có quyền lực vô biên để trừng phạt, 
làm biến đổi mọi số phận. Song quan sát mọi hành động, việc làm của ông ta và đoàn tùy 
tùng trong tiểu thuyết, có thể thấy sự cảnh báo bao giờ cũng được đưa ra trước, chỉ khi 
động thái này không mang lại kết quả, việc trừng phạt mới được áp dụng. Về điểm này, ta 
lại thấy sự thận trọng rất “Dostoevsky” của Bulgakov: “Trước hết, cần lưu ý rằng hình 
tượng Satan ở Bulgakov cũng không phù hợp với các quan niệm truyền thống. Trong 
Voland, tất nhiên, chẳng có gì theo kiểu các thuyết lãng mạn biến hung thần thành nhân vật 
tích cực đối lập với Chúa Trời xấu (như ở Byron hoặc Anatole Frans), nhưng đồng thời 
trong bất kì trường hợp nào ông ta cũng không tự mình đối lập và tác giả không để ông ta 
đối lập với Chúa. Còn thái độ đối với Iesua thì Voland, theo lời ông ta, đơn thuần chỉ là 
“thuộc về một ngành khác”. Như thế Satan của Bulgakov đã mất đi vai trò kẻ vu khống và 
khiêu khích của Satan trong “Tân Ước”. Ông ta được dành lại vai công tố viên, người buộc 
tội những thói xấu của loài người và người điều khiển tâm hồn những kẻ tội lỗi. Điều này 
gần hơn với khái niệm về Satan của “Cựu Ước”, nhưng không phải trùng hợp hoàn toàn” 
[G.Lesskis, trong 9, tr.1103]. 
Voland phủ nhận “lòng nhân từ”, sự trắc ẩn, cái thiện..., nhưng đang gánh vác sứ mệnh 
thay cho Chúa Trời yếu đuối bất lực, nên dù không muốn, ông ta vẫn phải làm những điều 
mà “địa vị bắt buộc phải thế”. Tâm trạng đầy bực tức của ông ta thể hiện rất rõ trong cuộc 
trao đổi miễn cưỡng với Levi Matvei – sứ giả được Chúa Trời (Iesua Ha Nos’tri) phái đến 
để thương lượng, mặc cả về “phần thưởng” cho Nghệ nhân: “Nhà ngươi nói như thể nhà 
ngươi không công nhận bóng tối, cũng như không công nhận cái ác. Nhưng liệu nhà ngươi 
có tốt đến mức để nghĩ đến một câu hỏi sau hay không: cái tốt của nhà ngươi sẽ làm gì nếu 
như không có cái ác, và mặt đất này trông sẽ như thế nào nếu tất cả các bóng đen trên đó 
biến mất? Bởi vì các bóng đen được sinh ra bởi mọi vật và mọi người. Đây là bóng thanh 
kiếm của ta. Nhưng còn có bóng của cây cối và của các sinh vật sống. Phải chăng nhà 
ngươi muốn lột trần cả quả địa cầu, mang đi khỏi bề mặt của nó tất cả các cây cối và toàn 
bộ sinh vật sống chỉ vì cái mơ tưởng của nhà ngươi muốn được thưởng thức cái thế giới 
chỉ có ánh sáng trần trụi? Nhà ngươi ngu lắm.” [9, tr.995-996]. 
Chỉ một tuần lễ “viếng thăm” ngắn ngủi, Voland cùng đoàn tùy tùng đã không chỉ làm 
xáo trộn Moskva bằng việc ra tay trừng phạt những biểu hiện của cái ác trong hiện tại và 
quá khứ, mà còn sắp đặt lại trật tự đời sống nơi đây, theo cái nguyên tắc mà ông ta đã nói 
với Margarita trước khi từ biệt: “Tất cả đều sẽ đúng đắn, thế giới này được xếp đặt trên cơ 
sở đó” [9, tr.1036]. Tuy vậy, nhà văn cũng rất tinh tế khi không để thế giới quỷ sứ can 
thiệp quá sâu vào những vấn đề nội bộ của con người. Chấp nhận lời đề nghị của Iesua Ha 
Nos’tri đền đáp cho những nỗ lực của Nghệ nhân và Margarita bằng sự bình yên, song 
Voland không bàn luận hay dính líu vào những nỗi khổ đau sầu muộn của con người. Tai 
họa của con người do họ tự chuốc lấy và cũng chỉ có họ mới có thể giải thoát, tha thứ cho 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 33 
đồng loại. Bởi thế, cuối tiểu thuyết, không phải Chúa Trời hay Quỷ sứ, mà là Nghệ nhân, 
tác giả cuốn tiểu thuyết lịch sử về Ponti Pilat, đã “giải thoát” cho nhân vật của mình. 
Có thể nói, Bulgakov không phải không có chủ ý khi lấy lời thú nhận của Mefistofel 
trong “Faust” của Goethe làm đề từ cho tiểu thuyết: “Thế rốt cuộc, ngươi là ai? – Ta là một 
phần của cái sức mạnh vốn muôn đời muốn điều ác nhưng muôn đời làm điều ích lợi”, bởi, 
đó là chân dung chính xác của Chúa Quỷ như ông hiểu và mong mỏi, kì vọng. Bằng việc 
để cái Ác điều hành cuộc sống nhân danh cái Thiện, Bulgakov đã sáng tạo cho riêng mình 
một cuốn Phúc Âm mới - Phúc Âm của Quỷ Satan. 
Kế tiếp Bulgakov, Ts.Aitmatov (1928-2008) trong Đoạn đầu đài đã đi sâu phân tích 
những nỗi trăn trở của Jêsu, hơn thế, ngoài việc tái hiện con người Jêsu trong truyền 
thuyết, nhà văn còn triển khai một thể nghiệm táo bạo và độc đáo: “hiện thực hóa” Chúa 
Trời trong đời thường. Tiểu thuyết dung hợp, xen cài ba tuyến cốt truyện: cốt truyện về 
loài sói thảo nguyên Moiuncumư, cốt truyện Jêsu bị đóng đinh câu rút và cốt truyện về một 
“Chúa Trời trong trần thế”. Tất cả đều liên quan đến nhân vật chính Apdi Calist’ratov – 
một thầy tu trẻ đã bị rút phép thông công, tự nguyện dấn thân vào “kiếp nạn” của Chúa. 
Cũng như Bulgakov, Aitmatov đã khai thác mọi khía cạnh của cuộc đối đầu giữa Jêsu và 
Ponti Pilat - kẻ theo truyền thuyết đã kí vào bản án tử hình Người, song điều mà nhà văn 
chú ý, tập trung hơn cả là tâm thế, tâm trạng của Jêsu. Ông đã để cho “kẻ tử tù” Jêsu thổ lộ 
những lời tâm can với Pilat: “Tôi thầm than vãn trong thâm tâm tôi: Lạy Chúa, cái kết cục 
tiền định mà mọi thế hệ đã chờ đợi là đây, ngày tận thế là đây, ngày hoàn tất lịch sử của 
các tạo vật có lý trí là đây - tại sao lại xảy tra như vậy? Làm sao lại có thể chết như vậy, có 
thể biến mất tận gốc như vậy bằng cách hủy diệt hậu thế trong bản thân mình. Và tôi kinh 
hoàng trước một câu giải đáp khủng khiếp: đó là sự trừng phạt về việc ngươi yêu mến con 
người và đã hy sinh thân mình cho con người. Chẳng lẽ thế giới con người hung dữ đã tự 
giết hại mình trong cơn hung bạo của mình như con bọ cạp tự giết hại mình bằng chất độc 
của chính nó hay sao? Chẳng lẽ sự kết thúc man rợ này là kết quả của sự xung khắc giữa 
con người với con người... Tôi đã than khóc như vậy và rên rỉ một mình giữa thế giới vắng 
lặng, tôi đã nguyền rủa số phận của mình và nói với Chúa: những việc mà bàn tay Người 
không nỡ giơ lên làm thì chính con người đã thực hiện một cách tội lỗi...” [10, tr.197]. 
Dường như có một cơn bão đang diễn ra trong tâm hồn không bình yên của Jêsu. Ngài 
thấy rõ sự bất lực của mình, cả khi Ngài diễn thuyết hùng hồn về “sức mạnh của lòng tốt”. 
Và những trăn trở rất thực của Ngài thể hiện thông qua những âu lo, sợ hãi khi cái Ác ngự 
trị trên khắp thế giới, con người đang tự giết mình và giết chết đồng loại, khi họ “đem theo 
món quà tặng thiêng liêng là ý thức vào chốn hư vô” [10, tr.197]... Cái ác ở đây chính là 
những kẻ “tận mắt thấy tội ác mà lánh đi chỗ khác” nhan nhản trong đời sống, là nhóm tội 
phạm đi tìm anasa, là Grisan, là gã Candalov Đại Huynh cùng lũ người thẳng tay bắn giết 
đàn xai-gắc... Tái hiện Jêsu với nhiều mâu thuẫn, để “Jêsu” tự “chống Christ”, Aitmatov đã 
34 TRNG I HC TH  H NI 
thể hiện sự thất bại của những giáo điều, những giải pháp ngây thơ trong cuộc đấu tranh 
chống lại cái Ác đặng cứu rỗi nhân sinh. 
Tâm hồn của Apdi cũng nhiều bão tố, cũng trĩu nặng như vậy. Đấy là sự “ngẫu nhiên 
định mệnh” để anh “gặp gỡ” với “thầy” của mình. Anh khuyên Grisan: “Các cậu hãy ăn 
năn đi, ăn năn ngay tại đây, trên thảo nguyên, dưới bầu trời trong sáng này, các cậu hãy tự 
hứa là sẽ vĩnh viễn chấm dứt công việc này đi, hãy chối bỏ mối lợi mà chợ đen hứa hẹn, 
hãy chối bỏ tội lỗi và đi tìm sự hòa giải với bản thân mình, với đấng mang tên Chúa đã hợp 
nhất chúng ta lại bằng lý trí thống nhất...” [10, tr.147]. Nhưng Grisan đã ngay lập tức phản 
bác: “Thôi đi ! Đừng có dối trá nữa! Trên đời này mọi thứ đều có thể mua bán được hết, kể 
cả Chúa của cậu nữa” [10, tr.149]. Trong cuộc đấu với Grisan, Apdi đã thất bại. Và cũng 
như Jêsu trong ngày xét xử, anh phải chịu sự hành hạ khổ ải: “Anh đã tận mắt thấy rõ sự 
hung dữ, tàn ác và dã man của những kẻ nghiện ma túy - vậy mà mới đây thôi, họ còn 
khoan khoái mỉm cười trong cơn đê mê khoái lạc”. Đó là kết cục đầy đau thương trên hành 
trình thập tự của Apdi, trong tâm hồn anh, nỗi thống khổ đã lên đến cùng cực. Apdi đã 
ngây thơ trong tư tưởng, lại tiếp tục mắc sai lầm trong cách tiến hành. 
Quả là “Người nào coi những biến cố đã qua gần gũi như hiện thực trước mắt, người 
nào cảm nhận sự việc quá khứ như sự việc máu thịt của mình, như số phận của mình, thì 
đó là kẻ tuẫn giáo, người đó là một cá nhân bi kịch...” [10, tr.203]. Cảm thán: “Trời, tại sao 
Thầy lại chất lên vai gánh nặng như vậy để sửa chữa một thế giới không thể sửa chữa 
được? Hỡi Đấng Cứu Thế, hãy dừng lại đi, những kẻ mà vì họ Thầy sắp bước lên cây thập 
tự, sắp chịu một cái chết thảm khốc, những kẻ đó sau này sẽ giễu cợt Thầy” [10, tr.210], 
nhưng chính Apdi lại lặp lại “con đường đau khổ” của Jêsu. Cái chết của anh, bị trói, căng 
hai tay hai chân trên cây muối đen, giống như hình hài Jêsu trên cây thập giá, thực sự là 
dấu chấm hết cho cái khát vọng và cũng là ảo tưởng khôn nguôi của Chúa Trời và của 
những người có nhân tính, có tấm lòng lương thiện: khát vọng cứu chuộc tội lỗi. Tuy vậy, 
dẫu cuộc sống còn nhiều thử thách, con người còn yếu đuối, bất lực, nhưng trong sâu thẳm 
tâm hồn, họ vẫn mong muốn vượt lên số phận, chiến thắng hoàn cảnh. Bởi thế, cái chết của 
Apbi bi thảm nhưng không khiến con người tuyệt vọng, cũng như Chúa Trời không thể cứu 
rỗi, nhưng đã gây dựng được một đức tin, cho dù đức tin ấy theo thời gian đã phai nhạt. 
3. KẾT LUẬN 
Từ hoài nghi trăn trở đến nhập vai Chúa để thể nghiệm hành trình cứu rỗi của Đấng 
Cứu thế trong đời thực, văn học Nga từ Dostoevsky đến Aitmatov, khác hẳn với giai đoạn 
cổ điển trước đó, có vẻ như đã dự định “đề xuất” một bản phác thảo Kinh Thánh mới, theo 
tinh thần Nga. Song, hiểu, cắt nghĩa, soi tỏ bản chất của các sự kiện, huyền tích... thế nào là 
tùy thuộc nhận thức của mỗi người; còn để làm thay đổi một xác tín, niềm tin tôn giáo đã 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 35 
bám rễ trong tâm thức gần một nửa nhân loại từ hàng ngàn năm nay là điều không đơn 
giản. Kinh Thánh được coi là một “tuyệt phẩm” ý thức, tinh thần; nó thuộc về lịch sử. Khát 
vọng “giải Kinh Thánh” của các nhà văn Nga có thể không làm thay đổi các quan niệm, 
định kiến và “mẫu gốc”, song chắc chắn sẽ giúp họ có tên trong lịch sử, trong danh sách 
các nhà “giải huyền thoại” kiên trì, quyết liệt và sâu sắc nhất xưa nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Pearl Buck (2003), Chuyện Kinh Thánh (Nguyễn Ước dịch và giới thiệu), Nxb Văn học, 
Hà Nội. 
2. Vũ Công Hảo, Giáo trình Văn học Nga thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015. 
3. Phan Khôi, “Văn học và Kinh Thánh”, Báo Phụ nữ Tân văn, Sài Gòn, số 74, ngày 16.10.1930. 
4. Phạm Gia Lâm (2007), “Motip Kyto giáo trong tiểu thuyết "Nghệ nhân và Margarita” của 
M.Bulgakov (Thử nghiệm tiếp cận liên văn bản)”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (2), tr.38-49. 
5. Phạm Gia Lâm (2015), Văn học Nga hải ngoại: Quá trình - Đặc điểm - Tiếp nhận, Nxb Đại 
học Quốc gia Hà Nội. 
6. Nguyễn Thị Tuyết (2014), “Motif Kyto giáo trong tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita của M. 
Bulgakov và Đoạn đầu đài của Ch. Aitmatov trong kỷ nguyên Thượng đế đã chết”, 
 ngày 12/6/2014. 
7. Nguyễn Thị Như Trang (2016), “Nghệ nhân và Margarita” của M.Bulgakov - một cách “dịch” 
Kinh Thánh”,  ngày 16.06.2016. 
8. F.M.Dostoievski (2012), Anh em nhà Caramazov, (Phạm Mạnh Hùng dịch), Nxb Thế giới. 
9. Bulgakov, M.A. (1998), Mikhail Bulgakov: Tuyển tập văn xuôi, (Đoàn Tử Huyến dịch, giới 
thiệu và chú giải), Nxb Văn học, Hà Nội. 
10. Tsinghiz Aitmatốp (1989), Đoạn đầu đài, (Vũ Việt dịch), Nxb Cầu vồng - Matxcơva; Nxb Tác 
phẩm mới - Hà Nội. 
“THE HOLY BIBLE ACQUISITION” IN RUSSIAN LITERATURE 
– FROM F.DOSTOEVSKY TO TS.AITMATOV 
Abstract: “The Holy Bible acquisition” is not further the explaination or clarification on 
legend, but it brings to a new acquisition on the nature of events, images... The article 
pays attention to the acquisition of “thinking”, “spirit” of the Holy Bible in Russian 
literature, as well points out typical characters of “The Holy Bible acquisition” from 
F.Dostoevsky to Ts. Aitmatov. 
Keywords: Karamazov brothers, artisan and Margarita, scaffold. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_kinh_thanh_trong_van_hoc_nga_tu_f_dostoevsky_den_ts_ait.pdf