Nguyễn Công Trứ và quan điểm sống tích cực vượt thời đại

Vấn đề hành lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu phê

bình lên tiếng phê phán. Thế nhưng cách nhìn có phần hạn hẹp, thiên kiến đó đã vô tình che lấp đi

những giá trị nhân văn và hiện đại trong sáng tác của tác giả. Từ góc nhìn loại hình, Nguyễn Công

Trứ thuộc kiểu nhà nho tài tử: lấy hưởng lạc, thích chí làm tuyên ngôn và mục đích sống. Vừa kế

thừa các tiền nhân vừa thể hiện cá tính đầy phóng túng sáng tạo, Uy Viễn tướng công đã chạm đến

góc khuất sâu thẳm mang tính phổ quát của con người về những ham muốn trần thế, bản năng, để

từ đó, ta nhận ra cuộc sống của con người hôm nay, luôn muốn thụ hưởng những giá trị vật chất

lẫn tinh thần để thoả mãn thú vui của bản thân. Đó cũng là cách con người trân quý cuộc sống hiện

tại, cân bằng giữa hành đạo và hành lạc, giữa làm việc và vui chơi để sống hết mọi chiều kích của

cuộc đời này. Tính chất vượt thời đại trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ được tạo nên từ chính

những quan điểm và giá trị sống tích cực như thế

Nguyễn Công Trứ và quan điểm sống tích cực vượt thời đại trang 1

Trang 1

Nguyễn Công Trứ và quan điểm sống tích cực vượt thời đại trang 2

Trang 2

Nguyễn Công Trứ và quan điểm sống tích cực vượt thời đại trang 3

Trang 3

Nguyễn Công Trứ và quan điểm sống tích cực vượt thời đại trang 4

Trang 4

Nguyễn Công Trứ và quan điểm sống tích cực vượt thời đại trang 5

Trang 5

Nguyễn Công Trứ và quan điểm sống tích cực vượt thời đại trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 3920
Bạn đang xem tài liệu "Nguyễn Công Trứ và quan điểm sống tích cực vượt thời đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nguyễn Công Trứ và quan điểm sống tích cực vượt thời đại

Nguyễn Công Trứ và quan điểm sống tích cực vượt thời đại
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
5 
NGUYỄN CÔNG TRỨ VÀ QUAN ĐIỂM SỐNG TÍCH CỰC VƯỢT THỜI ĐẠI 
Lê Thu Yến1, Đàm Thị Thu Hương2 
1 2 Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh 
1 yenthuth@yahoo.com 
 2huongthu2811@gmail.com 
Nhận bài ngày: 6/6/2019; Ngày duyệt đăng: 27/08/2019 
Tóm tắt 
Vấn đề hành lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu phê 
bình lên tiếng phê phán. Thế nhưng cách nhìn có phần hạn hẹp, thiên kiến đó đã vô tình che lấp đi 
những giá trị nhân văn và hiện đại trong sáng tác của tác giả. Từ góc nhìn loại hình, Nguyễn Công 
Trứ thuộc kiểu nhà nho tài tử: lấy hưởng lạc, thích chí làm tuyên ngôn và mục đích sống. Vừa kế 
thừa các tiền nhân vừa thể hiện cá tính đầy phóng túng sáng tạo, Uy Viễn tướng công đã chạm đến 
góc khuất sâu thẳm mang tính phổ quát của con người về những ham muốn trần thế, bản năng, để 
từ đó, ta nhận ra cuộc sống của con người hôm nay, luôn muốn thụ hưởng những giá trị vật chất 
lẫn tinh thần để thoả mãn thú vui của bản thân. Đó cũng là cách con người trân quý cuộc sống hiện 
tại, cân bằng giữa hành đạo và hành lạc, giữa làm việc và vui chơi để sống hết mọi chiều kích của 
cuộc đời này. Tính chất vượt thời đại trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ được tạo nên từ chính 
những quan điểm và giá trị sống tích cực như thế. 
Từ khóa: Nguyen Cong Tru, quan điểm sống, vượt thời đại 
Nguyen Cong Tru and the optimistic point of view beyond the age 
Abstract 
The hedonic’s problem in Nguyen Cong Tru's poetry has so far been criticized by many 
researchers. Nevertheless, the prejudice has clouded humanitarian and modernism values conveyed 
in the author's works. From the view of author’s typology, Nguyen Cong Tru could be regarded as 
an unorthodox confucianist – considering self-indulgence the mission and purpose of his life. Not 
only did he follow in his ancestors’ footsteps, but he also developed his own liberal style in his way 
of describing the deepest corners of human souls where earthly desires and instincts could easily be 
found. It could be seen from his works that human beings had never ceased wanting to enjoy both 
their physical and spiritual well-beings. It is also the way people treasure the present life, balance 
between work and pleasure to enjoy all dimensions of life. Such positive views and values in Nguyen 
Cong Tru's poems are far ahead of his time. 
Keywords: Nguyen Cong Tru, point of view, ahead of time 
Đặt vấn đề 
Nguyễn Công Trứ đến với cuộc đời này như 
một cuộc chơi, thế nên ông đã lựa chọn cho 
mình cách có mặt cũng như khuất nẻo dân gian 
bằng cách chơi ngông, khác thường và khác 
người. Theo gia phả và giai thoại ghi lại, ông 
chào đời vào đúng ngày mồng một và ra đi vào 
đúng trăng rằm, vì vậy khác với bao đứa trẻ khác 
“thoắt sinh đà khóc chóe, ông bướng bỉnh đến 
mức không thèm mở mắt nhìn đời hay oa oa 
tiếng khóc, đến khi chết cũng không cần mồ yên 
mả đẹp mà chỉ ước ao được nằm thong dong trên 
võng rồi thả xuống huyệt trở về đất mẹ” (Huyền 
Ly, 2008). Cả cuộc đời ông cũng là nhân chứng 
sống động về một con người ngông nghênh “độc 
nhất vô nhị”, trước chưa từng gặp và sau chưa 
hề thấy lại. Ông đứng cạnh Nguyễn Trãi, 
Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng không xem “đắc 
thú thanh nhàn ấy dưỡng thân” mà nâng thành 
một triết lý sống “Nhân sinh bất hành lạc – 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
6 
Thiên tuế diệc vi thương”; ông cũng thật gần với 
Nguyễn Du, Cao Bá Quát hay Nguyễn Khuyến, 
Trần Tế Xương, nhưng cái hành lạc, ngất 
ngưởng của ông phải là gót tiên theo đủng đỉnh 
một đôi dì, là yến yến hường hường mới thú, là 
lênh đênh một chiếc thuyền nan, một cô thiếu nữ 
một quan đại thần... Một số nhà nghiên cứu 
trước đây đã nhìn nhận sự lệch pha, khác biệt đó 
là “bước sa đọa về tinh thần”, “hoàn toàn tiêu 
cực, có tính đồi trụy, không có điểm nào có ý 
nghĩa” (Nguyễn Lộc, 1978) Thế nhưng cách 
nhìn có phần hạn hẹp, thiên kiến đó đã vô tình 
che lấp đi những giá trị giàu chất nhân văn và ý 
nghĩa hiện đại trong sáng tác của Nguyễn Công 
Trứ. Bài viết này xin mạn phép nhìn nhận trở lại 
những vấn đề trên và khẳng định những quan 
niệm sống tích cực vượt thời đại của tác giả. 
Hành lạc của Nguyễn Công Trứ - con 
đường khẳng định bản ngã, đạt đến sự tự do 
Nguyễn Công Trứ sinh ra và lớn lên giữa bản 
lề của hai thế kỷ có thể xem là nhiều sóng gió 
trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thế kỷ XVIII 
– XIX. Cơn ba đào của thế kỷ XVIII đã đi qua 
tuổi thơ và thời niên thiếu của ông những dấu 
hằn của một xã hội loạn lạc, kỷ cương đổ vỡ và 
luân lý đổ nát, điên đảo; để rồi khi gặp thời sẽ 
vỗ cánh ra danh, ông đem cả sở tồn và sở dụng 
của mình để phụng sự, để tận hiến cho vương 
triều nhà Nguyễn (thế kỷ XIX) thế nhưng con 
đường hoạn lộ cũng lắm phen lao đao, lận đận 
vì lòng người trắc trở, thói đời đen bạc bạc quá 
vôi mà mỏng quá mây. Có lúc, ông chót vót trên 
đỉnh cao của chức Hình bộ thị lang (1827), Hữu 
Tham tri Bộ Hình (1828) nhưng có khi bị rơi 
xuống đáy cùng của thân phận một tên lính thú 
ở Quảng Ngãi (1844). Thêm vào đó, thời đại mà 
ông đang sống gắn liền với sự phát triển của nền 
kinh tế hàng hoá cùng với sự ra đời của xã hội 
thị dân làm nảy nở luồng tư tưởng đòi quyền 
sống, quyền hưởng thụ và tự do của con người 
cá nhân. Chính những yếu tố đó của thời đại đã 
phần nào cấp cho Nguyễn Công Trứ một tấm 
giấy thông hành để ông mặc sức vi vu, tung tẩy 
trong cõi ngông nghênh, kiêu bạc của mình. Ông 
tự ném mình vào hành trình xuyên thời gian, đối 
thoại với quá khứ về những chuẩn mực, hình 
mẫu của một nhà nho truyền thống từ đó tự xác 
lập chỗ đứng, vị thế của một nhà nho kiểu mới: 
nhà nho tài tử, lấy hưởng lạc, thích chí làm 
tuyên ngôn và mục đích sống. 
Quyết không đi theo con đường chật hẹp, gò 
mình của nhà nho xưa “không có gì là thích hay 
không thích, hợp với nghĩa thì làm” (Khổng Tử), 
Nguyễn Công Trứ mở rộng ngoại biên về quan 
niệm nhân sinh “nhân ...  mực của cuộc sống: 
Nhân sinh bất hành lạc 
Thiên tuế diệc vi thương 
(Con người sống mà không biết tạo niềm vui 
Thì dẫu nghìn tuổi cũng như chết non) 
(Đánh thức người đời) (Lê Thước và cộng 
sự, 1983) 
Thế nên thú vui thú có khi ném ngang vành 
tráng sĩ nhưng cũng có khi cao hơn tất thảy thú 
gì hơn nữa thú ăn chơi và sẽ là thiệt thòi, thua 
lỗ biết bao nhiêu nếu con người không hành lạc 
“Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi mấy – Nếu 
không chơi thiệt ấy ai bù” (Con tạo ghét ghen). 
Thơ Nguyễn Công Trứ vì thế tràn đầy cả một 
“bầu nhân dục”, từ những thú tiêu khiển tao nhã 
mực thước của người xưa “Đàn một cung, cờ 
một cuộc, thơ một túi, rượu một bầu” (Thích chí 
ngao du) hay “Gió trăng chứa một thuyền đầy – 
Của kho phong nguyệt biết ngày nào vơi” (Vịnh 
Tiền Xích Bích) đến những thú ăn chơi đầy 
những đam mê trần tục, có “Cơ điều đạc quân 
ăn quân thắng” (Thú tổ tôm) và cả những lúc 
“Kìa những người mái tuyết đã phau phau – Run 
rẩy kẻ đào tơ còn mảnh mảnh” (Tuổi già cưới 
vợ hầu), “Khi đắc ý mắt đưa mày lại – Đủ thiên 
thiên thập thập thêm nồng” (Tài tình) (Lê Thước 
và cộng sự, 1983). Nhiều học giả đã lấy con mắt 
đạo đức để luận tội Nguyễn Công Trứ khi để yếu 
tố sắc dục xâm lấn vào thơ ca các nhà nho, thế 
nhưng khi đặt vào thơ ca giai đoạn này với tính 
chất giải y, cởi trói, “quyền sống của con người 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
7 
trần thế, giá trị con người thân xác với bao thứ 
“dục” chính đáng của nó là trung tâm điểm của 
giá trị” (Trần Đình Sử, 1999) thì chúng ta càng 
thấy được tính chất nhân văn trong thơ của Uy 
Viễn tướng công. Đó là những khao khát chính 
đáng, bản năng và đầy thành thực của con người 
khi đối diện với chính mình, khi lắng nghe cái 
tôi nội cảm đang động cựa, quẫy mình, đòi cất 
lên tiếng nói. Ông đang hà hơi tiếp sức cho ngọn 
lửa hưởng lạc vốn đã âm thầm cháy từ những 
thế hệ trước thổi bùng lên, mạnh mẽ hơn, quyết 
liệt hơn. Phạm Nhữ Dực từ thế kỷ XIV đã cất 
lời kêu gọi “Người đời khi đắc ý, nên cùng nhau 
vui chơi” (Nguyễn Huệ Chi, 1978). Bậc khai 
quốc công thần Nguyễn Trãi thế kỷ XV cũng vì 
tiếc xuân mà mong mỏi được “cầm đuốc chơi 
đêm” (Tích cảnh) hay bước qua thế kỷ XVI, 
Phùng Khắc Khoan để theo kịp tiết xuân mà đòi 
thưởng rượu, vịnh thơ, ca hát đến tận mây trắng 
(Thưởng lạc từ). Cùng thời với Nguyễn Công 
Trứ, Nguyễn Du cũng từng nhận mình là kẻ đi 
săn núi Hồng “Hồng Sơn hiệp lộ” hay gã đi câu 
ở bến Nam “Nam Hải điếu đồ” và đã từng ao 
ước đắm mình trong những cơn say miên man, 
vô tận: 
“Bách kỳ đãn đắc chung triêu tuý” 
(Cuộc đời trăm năm chỉ ước được say suốt 
ngày) 
(Đối tửu) (Lê Thước và cộng sự, 1978) 
hay tha thiết mong mỏi được hành lạc: 
 “Khuyến quân ẩm tửu thả vi hoan 
Tây song nhật lạc thiên tương mộ” 
 (Khuyên anh uống rượu rồi vui chơi 
Kìa trông mặt trời đang lặn ở cửa sổ phía 
tây) 
(Hành lạc từ II) (Lê Thước và cộng sự, 1978) 
Thậm chí, trong một lần ghi lại cảnh đẹp ở 
Quảng Tế, Nguyễn Du không giấu nổi sự thở dài 
nuối tiếc khi không thể quay ngược thời tuổi trẻ 
để được hưởng thụ một cuộc say bên cảnh đẹp, 
người ngọc và món ngon: 
Tất bồn dục điếm khuynh phì tạo 
Ngọc thủ Hồ cơ khoái tế lân 
Dục điển túc sương mưu nhất tuý 
Nại hà đầu dĩ bạch như ngân 
(Chậu sơn trong nhà tắm đầy xà phòng thơm 
Tay ngọc của gái người Hồ thái nhỏ cá ra 
làm gỏi 
Muốn gán một chiếc áo lông chim túc sương 
đổi lấy một cuộc say 
Nhưng tóc trên đầu đã bạc trắng thì biết làm 
thế nào!) 
(Quảng Tế ký thắng) (Lê Thước và cộng sự, 
1978) 
Cuối thế kỷ XIX đón nhận một Dương Khuê 
say đắm, ngây dại trong thú nguyệt hoa hoa 
nguyệt “chơi cho phờ râu, cho trợn mắt, cho 
long giải rút, cho trụt dây lưng” (Cái dại). 
Nguyễn Công Trứ không hoàn toàn đơn độc cô 
lẻ trong hành trình tìm kiếm bản ngã của chính 
mình và của tha nhân, bởi lẽ ông đã chạm đến 
góc khuất sâu thẳm nhưng mang tính phổ quát 
của con người về những ham muốn trần thế, bản 
năng. Hơn thế, ông còn tỏ ra khác biệt và ghi 
đậm dấu ấn cá nhân khi viết về thú vui hưởng 
lạc. Thú vui đó không chỉ thoảng qua trong hành 
trình dài của đời người và xuất hiện ở chặng cuối 
khi con người đối diện cuộc đời bất như ý mong 
cầu một phương thuốc thoa dịu những vụn vỡ, 
tổn thương của tâm hồn, càng không phải là 
những mơ ước, khao khát chỉ có trong thế giới 
mộng tưởng như cách Nguyễn Du nói về hành 
lạc, mà là cách Nguyễn Công Trứ chủ động lựa 
chọn cuộc sống, xem đó là lý tưởng chung thân 
của cuộc đời mình và ông muốn hiện thực, hữu 
hình hoá trong từng khoảnh khắc phút giây của 
cuộc sống. Thế nên, Nguyễn Công Trứ đâu thể 
chịu ngồi im khoanh tay bó gối để cho con tạo 
mặc sức lay chuyển mà ông quyết xoay vần trời 
đất lại hay xáo lộn cổ kim đi để “khách tang 
bồng rộng đất chơi”, để giang sơn thu về trong 
chiếc túi ông có thể ngông nghênh dạo chơi 
khắp chốn nhân gian, để ông khoe tài và thị tài 
“Trời đất cho ta một cái tài – Giắt lưng dành để 
tháng ngày chơi” (Cầm kỳ thi tửu 1). Và cái 
chơi đó, tự bản thân ông nhìn nhận, không phải 
là thú ăn chơi buông tuồng suồng sã mà gốc rễ, 
căn cơ của một nhà nho cộng với tính chất hào 
mại, phóng túng của một thị dân đã nâng nó lên 
thành yếu tố có tính chất văn hóa, thanh lịch, đài 
các, đầy tính thẩm mỹ của kẻ có tài. Thêm nữa, 
ông cũng không để mọi tiếng khen chê, được 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
8 
mất, thị phi, hơn thua ràng buộc, níu kéo bước 
chân lên đến cõi Phật không có bò vàng đeo đạc 
ngựa và đủng đỉnh dắt theo một đôi dì. Ông cũng 
không chịu lẩn khuất sợ sệt náu mình an toàn 
trong những cái khuôn sáo thông thường mà 
phóng khoáng, hào mại khi thể hiện bản thân “Ai 
say, ai tỉnh, ai thua được – Ta mặc ta mà ai mặc 
ai” (Cầm kỳ thi tửu) (Lê Thước và cộng sự, 
1983). Nguyễn Công Trứ đã vượt qua mọi giới 
hạn thông thường để đạt đến cảnh giới của sự tự 
do, tự khẳng định bản ngã. Có thể thấy, Nguyễn 
Công Trứ thích chơi, dám chơi và không từ bỏ 
một cơ hội nào để mà chơi, mà hành lạc. Đó 
cũng là cách con người tìm đến sự cân bằng 
trong cuộc sống, là trạng thái hòa được nói nhiều 
trong minh triết Á Đông. Nguyễn Công Trứ tuy 
cách biệt với thời đại của chúng ta ngót nghét 
300 năm nhưng lại trở nên gần gũi, thân quen 
đến lạ lùng. Soi vào thơ hưởng lạc của ông, ta 
nhận thấy trong cuộc sống muôn mặt của ngày 
nay, con người luôn muốn hưởng thụ cả những 
giá trị vật chất lẫn tinh thần để thoả mãn thú vui, 
ý thích, đam mê của bản thân. Những điều này 
đâu có khác khi Nguyễn Du nói: “Trên tiệc có 
kỹ nữ đẹp như hoa, Trong bình có rượu nổi sóng 
vàng” (Hành lạc từ II) (Lê Thước và cộng sự, 
1978), hay khi Nguyễn Công Trứ xưa đi chùa, 
đủng đỉnh dắt theo một đôi dì. Chúng ta thấy 
Nguyễn Công Trứ vừa ngất ngưởng trên những 
vần thơ xưa nhưng cũng vừa chúm chím mỉm 
cười với chúng ta về những thú tiêu khiển của 
con người hôm qua và hôm nay với men rượu, 
đàn địch, hát xướng, trai gái Tính chất vượt 
thời đại trong thơ ông cũng chính ở chỗ đó. 
Hành lạc của Nguyễn Công Trứ - con 
đường đi tìm giá trị sống đích thực 
Không chỉ dừng lại ở đó, triết lý hành lạc của 
Nguyễn Công Trứ còn dẫn lối, chỉ đường cho ta 
thức nhận cuộc sống hiện tại để tận hiến một 
cách trọn vẹn và trân trọng từng phút giây quý 
giá của kiếp người. Không phải đợi đến thơ Mới, 
qua những vần thơ của Xuân Diệu ta mới cảm 
nghiệm được bước đi vội vàng, tàn nhẫn của 
thời gian “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương 
qua – Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”, mà 
ở Nguyễn Công Trứ và thời đại của ông, cuộc 
đời ngắn ngủi, chóng vánh; kiếp người mong 
manh, hư ảo như “bóng đèn, như mây nổi, như 
gió thổi, như chiêm bao” đã từng được nói đến: 
Trăm năm còn có gì đâu 
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì (Cung 
oán ngâm) 
Thoi đưa ngày tháng ruổi mau 
Người đời thấm thoắt qua màu xuân xanh 
(Chinh phụ ngâm) 
Đời người không ai sống trăm tuổi 
Nên vui chơi cho kịp thì 
(Thơ chữ Hán của Nguyễn Du) (Lê Thước 
và cộng sự, 1978) 
Cũng ý thức được thời gian “năm ấy đã qua 
thường chẳng lại” (Muộn thành đạt) nhưng ở 
Nguyễn Công Trứ, ông như còn nhìn ra bước đi 
chóng vánh, mau lẹ của thời gian qua từng ngày, 
từng ngày một, cấp đơn vị nhỏ hơn trong chuỗi 
dài trăm năm của đời người, chẳng mấy chốc 
con người đã để tiêu phí quỹ thời gian hạn hẹp 
của chính mình: 
Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi 
Vạn sáu tiêu nhăng đã hết rồi 
(Đời người thấm thoắt) (Lê Thước và cộng sự, 
1983) 
Thơ ông cũng không bàng bạc nỗi niềm hoài 
cổ tìm về thời gian đã mất, cũng không mơ 
màng, mộng ước về tương lai xa xôi, mà chủ yếu 
nói về thì hiện tại với tất cả những gì đang tồn 
tại xảy ra trước mắt: 
Việc trước trải qua, đà chán mắt 
Việc sau nghĩ lại, chẳng thừa hơi 
(Tình cảnh làm quan) 
Nhắn con tạo hóa xoay thời lại 
Cho khách tang bồng rộng đất chơi 
(Đời người thấm thoắt) 
Cuối tết mới hay rằng sớm muộn 
Giữa vời sao đã biết nông sâu 
(Thế tình đen bạc) (Lê Thước và cộng sự, 1983) 
Những thức nhận đó về thời gian dễ xui 
khiến, đẩy đưa con người ta sống gấp gáp, vội 
vàng, bất chấp nhưng ở Nguyễn Công Trứ, bản 
chất nhà nho từ trong cốt tủy đã khiến ông định 
hình một phong cách sống tích cực, một ứng xử 
khôn ngoan trước cuộc đời. Sống là để tận hiến, 
tận lực với cuộc đời, với đam mê của chính 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
9 
mình, cả ở con đường hành đạo lẫn hành lạc. 
Sống là hành động không chờ đợi, là làm đầy ý 
nghĩa đích thực của từng phút giây. Thế nên, nếu 
chỉ nhìn vào thơ của Nguyễn Công Trứ trong sự 
tách biệt rạch ròi mảng thơ hưởng lạc để phê 
phán cách sống hưởng thụ cá nhân, dung tục của 
ông thì sẽ là thiếu sót rất lớn. Nguyễn Công Trứ 
muốn tranh quyền của tạo hóa để hưởng thụ 
những lạc thú của cuộc đời nhưng cũng là để 
làm tròn phận sự của chính mình giữa vũ trụ, 
càn khôn. Công danh vẫn được nói nhiều trong 
thơ ông không đơn thuần là danh vọng của kẻ sĩ 
trong xã hội phong kiến mà phần nhiều là trách 
nhiệm, nghĩa vụ ông tự nguyện buộc vào để 
sống hết chiều kích của cuộc đời này. Ông muốn 
là trống đại cồ tiếng vang lừng lẫy khắp chốn 
hơn là thứ bòng nhỏ bé vỗ ra những thanh âm 
mờ nhạt, tầm thường. Ông muốn hiên ngang là 
“Kình thiên một cột giơ tay chống – Dẫu gió 
lung lay cũng chẳng nao” (Cây cau) muốn là 
người kẻ sĩ “Rồng mây khi gặp hội ưa duyên – 
Đem quách cả sở tồn làm sở dụng” (Luận kẻ sĩ) 
(Lê Thước và cộng sự, 1983). Và hưởng lạc 
chính là phần thưởng, món lợi đáng được nhận 
của bậc trượng phu, người quân tử khi hoàn 
thành xuất sắc “chương trình kẻ sĩ” của cuộc đời 
mình dù có hơi khuếch đại lên một chút. Thêm 
một lần nữa, ta nhận ra lối sống quân bình, đạt 
đến trạng thái hài hoà, cân bằng của con người 
minh triết, thấu hiểu mọi sự thông biến của vạn 
vật và của chính mình. Ở cả hai thái cực tưởng 
chừng rất mâu thuẫn đối chọi lại cùng gặp gỡ 
nhất quán ở một thái độ sống đầy nhiệt thành, 
tràn đầy năng lượng, chúng chuyển hoá, bổ sung 
và hỗ trợ cho nhau để con người đạt đến sự hoàn 
thiện bản thân – đích đến cuối cùng trong hành 
trình sống. Vì thế ở phương diện này, ông cũng 
vượt thoát khỏi thời đại mà mình đang sống để 
tiến đến thật gần với cuộc sống hiện đại của 
chúng ta, giải đáp những câu hỏi mà loài người 
mãi luôn loay hoay trăn trở giữa cõi nhân sinh: 
Giá trị của đời người nằm ở đâu? Con người có 
thể tìm đến một cuộc sống đích thực, ý nghĩa 
không? Và con đường nào để đạt đến điều đó? 
Trân quý cuộc sống hiện tại để không ngừng tận 
hiến cho những điều sở thích, hành động hết 
mình nhưng cũng vui chơi thoả sức, tin vào chính 
bản thân để vượt thoát mọi rào cản là những bài 
học nhân sinh quý giá mà Nguyễn Công Trứ đã 
trao gửi hậu thế. Dù có đi quá một chút so với 
thời đại mình song Nguyễn Công Trứ đã có 
những tiên đoán khá chính xác con đường sống 
và phấn đấu để thụ hưởng cuộc sống một cách 
trọn vẹn nhất của con người thời hiện đại. 
Kết luận 
Mỗi nhà văn, nhà thơ có con đường riêng để 
lưu lại dấu ấn của mình trong thế giới văn 
chương nghệ thuật. Ở Nguyễn Công Trứ, ông đã 
gửi cả tâm hồn thành thực, đầy phóng túng, 
nhiều khát khao sống mãnh liệt vào từng trang 
thơ, để tiếng nói ấy ngàn đời sau vẫn nhận được 
sự đồng vọng tha thiết từ hậu thế, để con người 
hôm qua và hôm nay có thể tự tìm kiếm và lựa 
chọn cho mình câu trả lời về giá trị đích thực và 
ý nghĩa của cuộc sống. Ở phương diện đó, 
Nguyễn Công Trứ hoàn toàn xứng đáng được 
nhìn nhận một cách đúng đắn và cắm một dấu 
mốc quan trọng trong tiến trình của văn học dân 
tộc “Có Nguyễn Công Trứ, cung đàn văn học 
Việt Nam có đủ dây vũ và dây văn mà ông chính 
là sợi dây vũ cường tráng luôn luôn rung lên 
những âm sắc nam nhi sảng khoái làm phong 
phú cung đàn văn chương của đất nước” 
(Nguyễn Khoa Điềm) (Phong Linh, 2018). 
Tài liệu tham khảo 
Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) (1978). Thơ văn Lý Trần. 
Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội, tr. 544 - 545. 
Phong Linh (2018). Hát nói của Nguyễn Công Trứ 
và nghệ thuật ca trù. Báo mới. 
https://baomoi.com/hat-noi-cua-nguyen-
cong-tru-voi-nghe-thuat-ca-
tru/c/28523547.epi, 20/8/2018. 
Nguyễn Lộc (1978). Văn học Việt Nam (nửa cuối thế 
kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX). Nxb Đại học và 
giáo dục chuyên nghiệp. 
Huyền Ly (biên soạn) (2008). 36 giai thoại về Nguyễn 
Công Trứ. Tạp chí văn hóa Nghệ An. 
 component/k2/36-
giai-thoai-ve-nguyen-cong-tru, 20/8/2018. 
Trần Đình Sử (1999a). Mấy vấn đề thi pháp văn học 
trung đại Việt Nam. Hà Nội, Nxb Đại học 
Quốc gia. 
Trần Đình Sử (1999b). Về con người cá nhân trong 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
10 
văn học trung đại Việt Nam. Hà Nội, Nxb Đại 
học Quốc gia. 
Trần Nho Thìn (2005). Nguyễn Công Trứ - Về tác gia 
và tác phẩm. Hà Nội, Nxb Giáo dục. 
Lê Thước, Trương Chính (sưu tầm, biên soạn) 
(1978). Thơ chữ Hán Nguyễn Du. Hà Nội, 
Nxb Văn học. 
Lê Thước, Trương Chính, Hoàng Ngọc Phách 
(1983). Thơ văn Nguyễn Công Trứ. Hà Nội, 
Nxb Văn hóa. 

File đính kèm:

  • pdfnguyen_cong_tru_va_quan_diem_song_tich_cuc_vuot_thoi_dai.pdf