Diễn ngôn độc thoại trong truyện ngắn hiện thực ở miền bắc Việt Nam 1932 - 1945

Bài viết tìm hiểu diễn ngôn độc thoại trong truyện ngắn hiện thực của các tác giả tiêu biểu ở miền

Bắc Việt Nam 1932-1945 để cho thấy sự nỗ lực sáng tạo không ngừng trên hành trình đổi mới tư duy

nghệ thuật theo hướng hiện đại của các nhà văn. Hình thức diễn ngôn độc thoại của nhân vật trong

truyện ngắn giai đoạn này được thể hiện dưới ba dạng thức: độc thoại nội tâm ở dạng thông thường;

độc thoại mang tính chất đối thoại và độc thoại ở dạng nửa trực tiếp. Chúng tôi đi đến khẳng định sự

chuyển dịch trong nghệ thuật xây dựng diễn ngôn qua mỗi chặng vận động của truyện ngắn hiện thực

Việt Nam 1932-1945 thông qua tác phẩm của các nhà văn tiêu biểu như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng

Phụng, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nam Cao

Diễn ngôn độc thoại trong truyện ngắn hiện thực ở miền bắc Việt Nam 1932 - 1945 trang 1

Trang 1

Diễn ngôn độc thoại trong truyện ngắn hiện thực ở miền bắc Việt Nam 1932 - 1945 trang 2

Trang 2

Diễn ngôn độc thoại trong truyện ngắn hiện thực ở miền bắc Việt Nam 1932 - 1945 trang 3

Trang 3

Diễn ngôn độc thoại trong truyện ngắn hiện thực ở miền bắc Việt Nam 1932 - 1945 trang 4

Trang 4

Diễn ngôn độc thoại trong truyện ngắn hiện thực ở miền bắc Việt Nam 1932 - 1945 trang 5

Trang 5

Diễn ngôn độc thoại trong truyện ngắn hiện thực ở miền bắc Việt Nam 1932 - 1945 trang 6

Trang 6

Diễn ngôn độc thoại trong truyện ngắn hiện thực ở miền bắc Việt Nam 1932 - 1945 trang 7

Trang 7

Diễn ngôn độc thoại trong truyện ngắn hiện thực ở miền bắc Việt Nam 1932 - 1945 trang 8

Trang 8

Diễn ngôn độc thoại trong truyện ngắn hiện thực ở miền bắc Việt Nam 1932 - 1945 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 8600
Bạn đang xem tài liệu "Diễn ngôn độc thoại trong truyện ngắn hiện thực ở miền bắc Việt Nam 1932 - 1945", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Diễn ngôn độc thoại trong truyện ngắn hiện thực ở miền bắc Việt Nam 1932 - 1945

Diễn ngôn độc thoại trong truyện ngắn hiện thực ở miền bắc Việt Nam 1932 - 1945
48
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
DIỄN NGÔN ĐỘC THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC 
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM 1932-1945
 y Phạm Thị Lương(*)
Tóm tắt
Bài viết tìm hiểu diễn ngôn độc thoại trong truyện ngắn hiện thực của các tác giả tiêu biểu ở miền 
Bắc Việt Nam 1932-1945 để cho thấy sự nỗ lực sáng tạo không ngừng trên hành trình đổi mới tư duy 
nghệ thuật theo hướng hiện đại của các nhà văn. Hình thức diễn ngôn độc thoại của nhân vật trong 
truyện ngắn giai đoạn này được thể hiện dưới ba dạng thức: độc thoại nội tâm ở dạng thông thường; 
độc thoại mang tính chất đối thoại và độc thoại ở dạng nửa trực tiếp. Chúng tôi đi đến khẳng định sự 
chuyển dịch trong nghệ thuật xây dựng diễn ngôn qua mỗi chặng vận động của truyện ngắn hiện thực 
Việt Nam 1932-1945 thông qua tác phẩm của các nhà văn tiêu biểu như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng 
Phụng, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nam Cao.
Từ khóa: Diễn ngôn, nhân vật, truyện ngắn hiện thực, độc thoại bên trong, tình huống.
1. Đặt vấn đề
Truyện ngắn hiện thực 1932-1945 đã khẳng 
định một vị thế chắc chắn trong dòng chảy của nền 
văn học Việt Nam đầu thể kỷ XX. Có được thành 
tựu đó là do sự nỗ lực sáng tạo không ngừng của 
các nhà văn trên hành trình đổi mới tư duy nghệ 
thuật so với văn xuôi truyền thống. Sự nỗ lực này 
thể hiện trên tất cả các phương diện từ nội dung 
phản ánh đến hình thức thể hiện. Giai đoạn có sự 
xuất hiện của những cây bút tiêu biểu như: Nguyễn 
Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Tô 
Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân, Nam Cao, Phi Vân, 
Trần Quang Nghiệp, Sơn Đông,... Họ đã làm nên 
diện mạo mới của nền văn học Việt Nam nửa đầu 
thế kỷ XX. Mảng truyện ngắn giai đoạn này xuất 
hiện rất nhiều tác phẩm giá trị khẳng định sự đổi 
mới, cách tân trong nghệ thuật kể chuyện. Hiện 
thực nhức nhối của xã hội được thể hiện đậm nét 
và chân thực hơn bao giờ hết.
Tìm hiểu vấn đề diễn ngôn có nghĩa là đang 
tìm hiểu về sự thể hiện bản chất lời nói của người 
kể chuyện, của nhân vật. Mỗi tác phẩm là sự kết 
hợp của nhiều thành phần diễn ngôn như diễn 
ngôn người kể chuyện, diễn ngôn của nhân vật, 
tạo nên sự linh hoạt, đa dạng trong hình thức kể 
chuyện. Giai đoạn này các nhà văn đã cho thấy 
nhiều cách tân trong vấn đề diễn ngôn, khẳng 
định sự sáng tạo trong quá trình đổi mới tư duy 
nghệ thuật theo hướng hiện đại. Từ diễn ngôn 
người kể chuyện đến diễn ngôn đối thoại, diễn 
ngôn độc thoại của nhân vật đều có sự đổi mới 
so với trước đây. 
2. Vai trò của diễn ngôn độc thoại trong tác 
phẩm tự sự
Diễn ngôn từ góc nhìn ngôn ngữ học có khá 
nhiều quan niệm khác nhau. Một trong những 
quan niệm nhận được sự đồng thuận của nhiều nhà 
nghiên cứu đó là quan niệm của Irena Bellert. Tác 
giả cho rằng: “Diễn ngôn là chuỗi liên tục những 
phát ngôn S1..., Sn, trong đó việc lý giải nghĩa 
của mỗi phát ngôn S1 (với 2 ≤ i ≤ n) lệ thuộc vào 
sự lý giải những phát ngôn trong chuỗi S1 Si-1. 
Nói cách khác, sự giải thuyết tương đương một 
phát ngôn tham gia diễn ngôn đòi hỏi phải biết 
ngữ cảnh đi trước” [2, tr. 199]. Nhà ngôn ngữ 
học Guy Cook xem diễn ngôn như là: “các chuỗi 
ngôn ngữ được cảm nhận như có ý nghĩa, thống 
nhất và có mục đích” [4, tr. 31]. Thông thường 
một tác phẩm tự sự có nhiều lớp diễn ngôn kết 
hợp với nhau tạo nên sự linh hoạt, đa dạng trong 
hình thức thể hiện. Có hai lớp diễn ngôn chính 
trong một tác phẩm tự sự đó là diễn ngôn người 
kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật. Mỗi lớp 
diễn ngôn này lại được cấu thành từ nhiều thành 
phần diễn ngôn khác nhau. Diễn ngôn của nhân 
vật trong truyện hay tiểu thuyết thường được tìm 
hiểu ở hai dạng thức cơ bản đó là diễn ngôn đối 
thoại trực tiếp giữa các nhân vật và diễn ngôn độc 
thoại của nhân vật khi tự nói với chính mình. Mỗi 
loại diễn ngôn của nhân vật có chức năng và giá 
trị nghệ thuật riêng trong cấu trúc diễn ngôn để 
thể hiện phẩm chất, tính cách, hành động cũng (*) Trường Đại học Bạc Liêu.
49
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
như tâm trạng của họ. Cùng với diễn ngôn người 
kể chuyện, diễn ngôn của nhân vật góp phần tạo 
nên chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh từ cấp độ nội 
dung đến cấp độ hình thức. 
Về thuật ngữ “độc thoại”, các nhà ngôn ngữ 
học quan niệm là “Biểu hiện lời nói trước hết vào 
bản thân mình, không tính trước đến phản ứng 
bằng lời của người đối thoại. So với đối thoại thì 
cơ cấu cú pháp của độc thoại phức tạp hơn, nội 
dung chủ đề được thể hiện cũng rộng hơn” [3, tr. 
187]. Rõ ràng, giữa lời đối thoại và lời độc thoại 
có những biểu hiện khác biệt cơ bản. Mỗi dạng lời 
đều có nhiệm vụ và chức năng riêng góp phần tạo 
nên phương thức tự sự. Diễn ngôn độc thoại là một 
thành phần quan trọng tạo nên tiếng nói của nhân 
vật. Tuy nhiên, trong văn học không phải bao giờ 
xây dựng nhân vật nhà văn cũng chú ý đến lớp diễn 
ngôn này. Việc kiến tạo mỗi lớp diễn ngôn tùy thuộc 
rất nhiều vào ý đồ, vào dụng ý nghệ thuật của nhà 
văn. Lớp diễn ngôn độc thoại thường chiếm tỉ lệ 
thấp hơn so với các lớp diễn ngôn khác trong một 
tác phẩm tự sự. Đây là hình thức diễn ngôn mà ở 
đó nhân vật tự nói với chính mình, tự nhủ, nói thầm 
hoặc bộc bạch những dòng suy nghĩ cá nhân. Đôi 
khi độc thoại cũng có thể được thể hiện dưới hình 
thức của người kể chuyện nhưng phải mang ý thức 
và tâm trạng nhân vật, giọng điệu của nhân vật. 
Độc thoại nội tâm là một trong những hình thức 
diễn ngôn giúp nhà văn khám phá những xung đột 
bên trong tính cách nhân vật. Nhiều nhà văn hiện 
thực đã tận dụng thế mạnh của kiểu diễn ngôn này 
để khám phá nhiều góc khuất, lí giải bi kịch đời tư 
của nhân vật. 
Trong hình thức độc thoại nội tâm, nhân vật tự 
suy nghĩ, tự nói với chính mình nên có thể tự do thể 
hiện bất cứ khi nào nhân vật có nhu cầu bật ra tiếng 
nói của mình và không bị xen ngang hay ngắt quãng 
bởi lời của người khác. Khi tìm hiểu về nhân vật, 
hình thức độc thoại cũng là một “kênh” để người 
đọc khám phá dòng suy nghĩ bên trong, khá ...  vật. 
Các diễn ngôn độc thoại dưới dạng nửa trực 
tiếp trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và 
Tô Hoài thường ngắn, đôi khi chỉ là một câu văn 
xen kẽ trong diễn ngôn kể, miêu tả của người kể 
chuyện. Đối với Nguyễn Công Hoan, hình thức 
diễn ngôn độc thoại dưới dạng nửa trực tiếp phần 
lớn để làm rõ những băn khoăn, suy nghĩ về một 
sự việc nào đó. Đôi khi hình thức diễn ngôn độc 
thoại dưới dạng nửa trực tiếp xuất hiện đan xen 
trong diễn ngôn người kể chuyện chỉ đơn thuần thể 
hiện một sự ngạc nhiên, hay một nhận định nào đó. 
Số phân đoạn đan xen chứa đựng sự bộc lộ chiều 
sâu tâm trạng, tính cách nhân vật tuy không nhiều 
nhưng cũng luôn tạo được ấn tượng với người đọc, 
chẳng hạn: “Suốt từ sáng, nó chỉ được có sáu đồng 
trinh và một bát cơm nguội. Bát cơm ấy, chưa đủ 
sức đền vào chỗ nhịn chiều hôm qua. Nhưng thôi, 
làm quái gì cái vặt! Ăn không ra bữa quen từ thủa 
bé. Nó chỉ thấy đói. Chứ không thấy cồn cào. Nó 
ngồi sán vào cô bán bánh đúc. Nó chìa tay ra xin 
một miếng. Cô hàng khư khư lấy mẹt vào lòng, 
54
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
xua lấy xua để” [5, tr.130]. Trong phân đoạn trên, 
chủ yếu là thành phần diễn ngôn người kể chuyện, 
diễn ngôn độc thoại của nhân vật dưới dạng nửa 
trực tiếp chỉ xuất hiện trong một câu văn (Nhưng 
thôi, làm quái gì cái vặt!) thể hiện thái độ bất cần 
hay đúng hơn là “tự dối mình” của “thằng ăn cắp”.
 Phân đoạn diễn ngôn dưới đây là một dạng 
đan xen linh hoạt giữa diễn ngôn người kể chuyện 
và diễn ngôn độc thoại dưới dạng nửa trực tiếp 
của nhân vật:
“Người ta mắng nó (1). Người ta không cho 
nó (2). Vì bộ mã của nó làm hại nó (3). Người ta 
chỉ trông thấy nó là ăn mày, mà bề ngoài không đui, 
què, mẻ, sứt chứ người ta biết đâu là nó không thể 
làm gì được (4). Nó cũng là người, nó biết đi xin 
thế này là nhục (5). Nhưng làm thế nào được?(6) 
Khốn nạn! Nào nó có lười biếng gì cho cam?(7) 
Nó có máu động kinh, lắm lúc đang yên lành tử tế, 
thì lăn đùng ra đất, mắt trợn lên, bọt mép sùi ngầu 
(8)” (Cái vốn để sinh nhai).
Các diễn ngôn (1), (2), (3), (4), (5), (8) là diễn 
ngôn trần thuật và miêu tả của người kể chuyện, 
diễn ngôn (6), (7) chính là diễn ngôn độc thoại 
dưới dạng nửa trực tiếp của nhân vật. Nếu như các 
diễn ngôn người kể chuyện làm rõ hoàn cảnh đáng 
thương của nhân vật, thì diễn ngôn nửa trực tiếp 
của chính nhân vật lại cho người đọc cái nhìn toàn 
diện về nhân vật này. Anh ta hiểu rõ hoàn cảnh và 
con người của mình hơn ai hết.
Một số truyện của Bùi Hiển viết về người 
dân chài (Nằm vạ, Chiều sương, Một trận bão 
cuối năm), hình thức diễn ngôn độc thoại ở dạng 
nửa trực tiếp của nhân vật không nhiều. Ngôn ngữ 
trong truyện ngắn của Bùi Hiển chủ yếu làm nổi 
bật nên sự chân chất, mộc mạc thật thà của người 
dân xứ biển. Hình thức diễn ngôn độc thoại dưới 
dạng nửa trực tiếp ở truyện ngắn của Tô Hoài đem 
lại sự độc đáo, sinh động trong lời văn. Hình thức 
diễn ngôn này xuất hiện khá nhiều và nằm rải rác 
trong khắp truyện ngắn, đôi khi chỉ là một vài câu 
xen ngang bình luận, đánh giá, hay biểu lộ tâm 
trạng của nhân vật.
Truyện ngắn của Nguyên Hồng phần nhiều 
là những truyện ngắn có kết cấu tâm lý được kể 
bởi người kể chuyện ngôi thứ ba toàn tri nên hình 
thức diễn ngôn độc thoại nội tâm dưới dạng nửa 
trực tiếp có nhiều nét đặc biệt. Khác với diễn ngôn 
độc thoại nội tâm trong truyện của Nguyễn Công 
Hoan, Tô Hoài, diễn ngôn độc thoại nội tâm trong 
truyện ngắn Nguyên Hồng có dung lượng tương đối 
dài. Nhiều phân đoạn độc thoại như dòng chảy nội 
tâm của nhân vật, trong đó nhân vật thể hiện những 
suy nghĩ, trăn trở, tự vấn lương tâm. 
Ở truyện ngắn Miếng bánh, nhân vật Hưng 
được đặt vào tình huống tự nhận thức về giá trị của 
nhân cách trong miếng ăn và cái đói. Hưng được 
đặt trong sự giằng xé, day dứt, tự cảm thấy nhục 
nhã và hèn mạt khi giấu người vợ đảm đang, cực 
khổ ở nhà để lén lút ăn miếng bánh: “Hưng mê man 
thêm, lặng nhìn khía bánh. Hưng gai người tưởng 
đến nếu Hưng ăn chiếc bánh này, vợ y giờ đương 
lúi húi thổi cơm ở cái bếp chật chội khói mù trong 
cái xóm nhà lá lụp sụp kín mít người kia, đâu có 
biết? Nhưng không, mãi mãi mỗi khi nhớ tới miếng 
ăn này, Hưng sẽ bị một nhục nhã như chàm, như 
lửa táp vào mặt, Hưng sẽ đau đớn còn hơn bị xác 
thịt kìm cặp” (Miếng bánh). Có thể thấy, diễn ngôn 
độc thoại nội tâm dưới hình thức nửa trực tiếp đã 
được Nguyên Hồng kiến tạo với nhiều hình thức 
phong phú, bộc lộ những trạng thái tinh thần căng 
thẳng, xung đột nội tâm gay gắt, dữ dội. 
Nam Cao được xem là nhà văn xây dựng nhiều 
nhất lớp diễn ngôn độc thoại trong số các nhà văn 
hiện thực. Ở truyện ngắn của ông, các hình thức 
diễn ngôn có sự đan cài rất linh hoạt, sinh động. Có 
khi độc thoại nội tâm được thể hiện ở dạng thông 
thường như những lời dẫn thoại trực tiếp, có khi độc 
thoại nội tâm hòa phối với điểm nhìn, giọng điệu 
của người kể chuyện. Truyện ngắn của ông phần 
lớn có kết cấu và cốt truyện tâm lý, có nhiều truyện 
mạch tự sự phát triển nương theo dòng tâm lý của 
nhân vật. Hình thức diễn ngôn độc thoại dưới dạng 
nửa trực tiếp trong truyện ngắn Nam Cao được tổ 
chức khá độc đáo. Ông đã tận dụng triệt để chức 
năng biểu hiện của nó, nhằm bộc lộ những đánh 
giá, suy nghĩ, tư tưởng, dòng nội tâm của nhân vật, 
giúp người đọc dễ dàng khám phá nhân vật ở chiều 
sâu tâm trạng và tính cách. Có thể kể đến các truyện 
như: Chí Phèo; Cái mặt không chơi được; Giăng 
sáng; Mua nhà; Từ ngày mẹ chết; Điếu văn; Đời 
thừa; Cười; Nước mắt
Diễn ngôn người kể chuyện và diễn ngôn của 
nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao thường 
có sự dịch chuyển qua lại rất linh hoạt, đôi khi hòa 
55
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
lẫn giọng điệu không dễ để phân biệt. Nhiều truyện 
ngắn của Nam Cao có sự kết hợp này ngôn ngữ 
trở nên linh hoạt, tự nhiên, không hề đơn giọng và 
hết sức chân thực. Mỗi một đề tài, hình thức đan 
xen diễn ngôn đều đem lại hiệu quả thẩm mĩ nghệ 
thuật nhất định. 
Ở Chí Phèo, mỗi nhân vật đều có những giây 
phút tự đối thoại với chính mình, tự bộc lộ những 
suy nghĩ, toan tính của mình. Sau khi rạch mặt ăn 
vạ, được Bá kiến xử mềm, Chí Phèo đã tự phân 
tích hành động, thái độ của Bá Kiến, một chút hoài 
nghi, một chút băn khoăn, do dự và một chút bất 
cần, liều lĩnh thể hiện trong đoạn độc thoại dưới 
đây của Chí Phèo: 
“Cái thằng Bá Kiến này, già đời đục khoét, còn 
đớn cái nước gì mà chịu lép như trấu thế? Thôi dại 
gì mà vào miệng cọp, hắn cứ đứng đây này, cứ lại 
lăn ra đây này, lại kêu toáng lên xem nàoThôi cứ 
vào! vào thì vào, cần quái gì. Muốn đập đầu thì vào 
ngay giữa nhà nó mà đập đầu còn hơn ở ngoài. Cùng 
lắm nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù 
thì hắn coi là thường. Thôi cứ vào” (Chí Phèo)
Cả một phân đoạn dài hoàn toàn là ngôn ngữ, 
giọng điệu của Chí Phèo. Người kể chuyện không 
can thiệp, mà tách hẳn mình ra để nhân vật tự bộc 
lộ tính cách, suy nghĩ nội tâm. Chức năng ngữ 
nghĩa này luôn được Nam Cao chú ý khi ông xây 
dựng các phân đoạn độc thoại nội tâm của nhân 
vật. Trong truyện Chí Phèo xuất hiện rất nhiều 
phân đoạn độc thoại nội tâm như vậy, từ nhân vật 
Bá Kiến, đến Thị Nở đều được Nam Cao chú ý xây 
dựng lớp diễn ngôn này để nhân vật tự bộc lộ bản 
chất, tính cách của họ. 
Mỗi một diễn ngôn nội tâm của nhân vật trong 
Chí Phèo đều có một mối ràng buộc, quan hệ thiết 
thân với các nhân vật khác, khiến các nhân vật vừa 
hiện lên trong sự tự bộc lộ, vừa hiện lên trong sự 
đánh giá của các nhân vật khác về mình. Đó là cái 
nhìn đa chiều về nhân vật mà Nam Cao đã tạo ra 
bằng việc sử dụng kiểu diễn ngôn hòa phối điểm 
nhìn và giọng điệu như vậy.
Với việc khắc họa nhân vật qua hình thức diễn 
ngôn độc thoại dưới dạng nửa trực tiếp, Nam Cao 
đã tạo điều kiện cho nhân vật có cơ hội suy ngẫm, 
chiêm nghiệm và tự do bộc lộ suy nghĩ riêng tư của 
mình, nhân vật có điều kiện nhìn vào chính mình 
để nhận thức, đánh giá bản thân mình, điều chỉnh 
nhận thức, hành vi và thái độ của mình đối với hiện 
thực. Viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản, Nam 
Cao thường làm nổi bật những bi kịch tinh thần của 
họ. Đó là bi kịch của những con người muốn cống 
hiến hết mình cho nghề nghiệp nhưng cứ phải canh 
cánh nỗi lo cơm áo gạo tiền. Bao nhiêu sự bức bối, 
ngột ngạt xâm lấn vào đời sống gia đình và họ cứ 
gồng mình lên để hi vọng thoát ra khỏi đó. Trong 
truyện ngắn của Nam Cao ông thường sử dụng kết 
hợp các hình thức diễn ngôn độc thoại nội tâm khác 
nhau, khi thì ở dạng thông thường, khi thì ở dạng 
đối thoại nội tâm, khi thì ở dạng nửa trực tiếp. Các 
hình thức diễn ngôn này đã được Nam Cao sử dụng 
đan cài, kết hợp với các dạng thức diễn ngôn tự sự 
khác để miêu tả và khắc họa tâm trạng, tính cách 
nhân vật một cách chân thực và sống động nhất. 
Rõ ràng hình thức diễn ngôn độc thoại dưới 
dạng nửa trực tiếp của nhân vật trong truyện ngắn 
hiện thực Việt Nam 1932-1945 đã có sự chuyển 
dịch rõ rệt. Ở truyện ngắn của các tác giả thời kỳ 
đầu như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng tần 
số và dung lượng xuất hiện hình thức diễn ngôn 
này ít hơn so với truyện của một số tác giả thời kỳ 
sau như Nguyên Hồng, Nam Cao. Vì sao lại có sự 
chuyển dịch như vậy? Chúng tôi cho rằng càng về 
sau này các nhà văn càng chú ý nhiều hơn đến việc 
khắc họa nội tâm, tính cách nhân vật thông qua 
hình thức diễn ngôn độc thoại dưới dạng nửa trực 
tiếp. Họ đi sâu nhiều hơn vào hiện thực tâm trạng, 
vào góc độ đời tư, bi kịch cá nhân để hướng đến 
lí giải mọi hiện thực xã hội ở chiều sâu nhân bản, 
hơn là phản ánh hiện thực trực diện như các nhà 
văn thời kỳ đầu của giai đoạn này. Điều đó, càng 
minh chứng rõ nét cho sự nỗ lực sáng tạo cách tân 
về diễn ngôn trong truyện ngắn hiện thực.
4. Kết luận
Truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 
với sự đa dạng về cấu trúc và đan cài các lớp diễn 
ngôn phong phú, linh hoạt, đã góp phần tạo nên 
sắc thái giọng điệu đa dạng cho truyện kể. Sự đa 
dạng này khiến mọi vấn đề của hiện thực được tái 
hiện chân thực và sinh động. Các nhà văn hiện 
thực bên cạnh việc kiến tạo thành công các thành 
phần diễn ngôn của người kể chuyện (trần thuật, 
miêu tả, bình luận, triết lý), diễn ngôn của nhân 
vật, còn thể hiện được sự lồng ghép, đan xen kiểu 
hình thức diễn người kể chuyện và diễn ngôn đối 
56
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
thoại của nhân vật, đan xen, hòa phối diễn ngôn 
người kể chuyện với diễn ngôn độc thoại của nhân 
vật dưới dạng nửa trực tiếp, khẳng định một bước 
tiến của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn hiện 
thực giai đoạn này.
Tìm hiểu sự vận động diễn ngôn trong truyện 
ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945, chúng tôi 
nhận thấy có sự dịch chuyển rõ rệt. So với diễn 
ngôn trong truyện của giai đoạn trước đó, diễn 
ngôn trong truyện ngắn hiện thực đã thể hiện rõ 
dấu ấn của sự sáng tạo, cách tân. Càng về sau các 
nhà văn càng chú ý nhiều hơn vào lớp diễn ngôn 
độc thoại. Nếu như thời kỳ đầu diễn ngôn đối thoại 
giữ vai trò chủ đạo thì ở các nhà văn ở thời kỳ sau 
lại chú ý nhiều hơn đến lớp diễn ngôn độc thoại. 
Trong bản thân cấu trúc diễn ngôn độc thoại cũng 
có sự dịch chuyển trong hình thức thể hiện. Diễn 
ngôn độc thoại ở dạng thông thường xuất hiện nhiều 
trong truyện ở thời kỳ đầu trong những truyện của 
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng. Các tác giả 
này thường chú ý xây dựng những mâu thuẫn, va 
chạm giữa các nhân vật thông qua hình thức diễn 
ngôn đối thoại trực tiếp để làm bật nổi các vấn đề 
hiện thực nhức nhối trong đời sống, xã hội. Nhưng 
các nhà văn thời kỳ sau như: Nguyên Hồng, Nam 
Cao lại rất chú trọng đến dạng thức diễn ngôn độc 
thoại có tính chất đối thoại và diễn ngôn độc thoại 
ở dạng nửa trực tiếp. Chính thành phần diễn ngôn 
này đem lại giá trị và hiệu quả cao góp phần bộc lộ 
hiện thực thông qua chiều sâu suy nghĩ, cảm xúc 
của nhân vật. Ngôn ngữ trong diễn ngôn của nhân 
vật và diễn ngôn người kể chuyện chân thực, gần 
gũi với tính chất ngôn ngữ đời thường, thể hiện 
được đa dạng các chiều kích hiện thực phong phú, 
phức tạp. Một trong những sự chuyển dịch rõ rệt 
là việc tập trung xây dựng ngôn ngữ độc thoại nội 
tâm gắn với dòng ý thức, kết hợp đa dạng các hình 
thức diễn ngôn, giúp nhà văn xây dựng những hình 
tượng nhân vật sinh động trong tâm lý, phức tạp 
trong cảm xúc, đa diện trong tính cách./. 
Tài liệu tham khảo
[1]. Lại Nguyên Ân, (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[2]. Diệp Quang Ban (2012), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Hòa (2008), Phân tích diễn ngôn - Một số vấn đề lí luận và phương pháp, NXB Đại 
học Quốc gia, Hà Nội.
[5]. I. P. Ilin và E. A. Tzurganova (chủ biên) (2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường 
phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX (Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên 
Ân dịch), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
MONOLOGUE DISCOURSE IN REALISTIC SHORT STORIES FROM
NORTHERN VIETNAM 1932-1945
Summary
The article investigated monologue discourse in realistic short stories by Northern Vietnam writers 
typically during 1932-1945. As such, it showed their endless creative endeavor on innovating modernly 
artistic thoughts. The monologue discourse of the short story characters in this period take three forms: 
common inner monologue; monologue characteristic of dialogue and semi-direct monologue. Thereby, 
it affi rms shifts in their discourse art during the movement phases of Vietnam realistic short stories 
1932-1945 found in the works by such prominent writers as Nguyen Cong Hoan, Vu Trong Phung, To 
Hoai, Nguyen Hong, and Nam Cao.
Keywords: Discourse, character, realistic short story, inner monologue, situation.
Ngày nhận bài: 25/10/2018; Ngày nhận lại: 13/12/2018; Ngày duyệt đăng: 27/12/2018.

File đính kèm:

  • pdfdien_ngon_doc_thoai_trong_truyen_ngan_hien_thuc_o_mien_bac_v.pdf