Dịch vụ ngân hàng điện tử: thời cơ và thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking) xuất hiện từ những năm 40 của

thế kỷ XX tại Mỹ, bắt đầu bằng dịch vụ thẻ thanh toán. Đến những năm 80 thuật ngữ

“Dich vụ ngân hàng điện tử” mới được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam,

Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực từ tháng 03/ 2006 là cơ sở pháp lý quan trọng cho

dịch vụ ngân hàng điện tử hình thành và phát triển. Bài viết giới thiệu về thực trạng

dịch vụ ngân hàng điện tử ở nước ta, những lợi ích, thành công cũng như những hạn

chế, thời cơ, thách thức của nó đối với các ngân hàng thương mại

Dịch vụ ngân hàng điện tử: thời cơ và thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 1

Trang 1

Dịch vụ ngân hàng điện tử: thời cơ và thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 2

Trang 2

Dịch vụ ngân hàng điện tử: thời cơ và thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 3

Trang 3

Dịch vụ ngân hàng điện tử: thời cơ và thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 4

Trang 4

Dịch vụ ngân hàng điện tử: thời cơ và thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 5

Trang 5

Dịch vụ ngân hàng điện tử: thời cơ và thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 6

Trang 6

Dịch vụ ngân hàng điện tử: thời cơ và thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 8460
Bạn đang xem tài liệu "Dịch vụ ngân hàng điện tử: thời cơ và thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dịch vụ ngân hàng điện tử: thời cơ và thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Dịch vụ ngân hàng điện tử: thời cơ và thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
30Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 07/2020
* Chủ nhiệm Bộ môn Thuế - Bảo hiểm khoa Tài chính, 
 Trường ĐH KD&CN Hà Nội.
Dịch vụ ngân hàng điện tử 
(E-Banking) lần đầu ra đời trên thế giới 
vào năm 1946 dưới hình thức dịch vụ thẻ 
thanh toán với cái tên “Charg-It” do John 
Biggins ở Brooklyn (New York) nghĩ ra. 
Song thẻ này chỉ giới hạn phạm vi phục 
vụ đối với khách hàng của Ngân hàng 
Biggins (ngân hàng trả tiền cho người 
bán, sau đó khách hàng trả tiền cho ngân 
hàng trong phạm vi địa phương). Năm 
1949, sau một lần đi ăn nhà hàng gặp 
vấn đề về thanh toán, một người Mỹ tên 
là Frank McNamara đã cùng đối tác lập 
Công ty Diners Club, phát hành loại thẻ 
chuyên dùng để thanh toán tại các nhà 
hàng với tên “Diners Club” – tiền thân 
của thẻ tín dụng hiện nay. Năm 1980, 
dịch vụ ngân hàng qua Internet ra đời, 
được cung ứng bởi một ngân hàng ở 
Scotland (Tait và Davis, 1989). Nhưng 
các dịch vụ này đã sớm chấm dứt vì nó 
không được khách hàng ở các ngân hàng 
chấp nhận sử dụng. Đến năm 1990, với 
sự phát triển nhanh chóng của công nghệ 
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ:
THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC
CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
 ThS.NCS. Lê Thị Hồng *
Tóm tắt: Dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking) xuất hiện từ những năm 40 của 
thế kỷ XX tại Mỹ, bắt đầu bằng dịch vụ thẻ thanh toán. Đến những năm 80 thuật ngữ 
“Dich vụ ngân hàng điện tử” mới được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, 
Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực từ tháng 03/ 2006 là cơ sở pháp lý quan trọng cho 
dịch vụ ngân hàng điện tử hình thành và phát triển. Bài viết giới thiệu về thực trạng 
dịch vụ ngân hàng điện tử ở nước ta, những lợi ích, thành công cũng như những hạn 
chế, thời cơ, thách thức của nó đối với các ngân hàng thương mại.
Từ khóa: Dịch vụ ngân hàng điện tử, E-Banking, Internet Banking, Mobile 
Banking, thời cơ, thách thức.
Abstract: Electronic banking services (E-Banking) appeared from the 40s of the 
twentieth century in the US, starting with payment card services. Until the 80s the 
term “electronic banking service” was used popularly in the world. In Vietnam, the 
Electronic Transaction Law, effective from March 2006, is an important legal basis 
for the establishment and development of electronic banking services. The article 
introduces the status of e-banking services in our country, the benefits, successes as 
well as its limitations, opportunities and challenges for commercial banks.
Keywords: Electronic banking services, E-Banking, Internet Banking, Mobile 
Banking, opportunities and challenges.
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
31Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 07/2020
thông tin và sự ra đời của trình duyệt 
Web do Tim Berners-Lee phát minh, các 
ngân hàng đã bắt đầu khởi động lại việc 
cung ứng dịch vụ này (Daniel, 1998). 
Ngày nay, thế giới đang bước vào 
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với 
sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh, 
E-Banking ngày càng được nhiều ngân 
hàng mở rộng cung ứng. E-Banking phát 
triển mạnh nhất ở Mỹ, Australia và các 
nước Châu Âu. Năm 2000 ở Mỹ đã có 
88,8% các ngân hàng cung cấp dịch vụ 
“kiểm tra số dư” và dịch vụ “chuyển 
tiền” thông qua trang Web của họ, 78% 
ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán 
hóa đơn và 60% ngân hàng cung cấp dịch 
vụ tín dụng (Wright, 2002). Ở châu Á, 
E-Banking cũng rất phát triển, đặc biệt là 
ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn độ. Năm 2008, 
Ấn Độ có 62% số ngân hàng giao dịch 
qua internet (Malhotra, 2010), nhưng việc 
sử dụng dịch vụ này ở các ngân hàng tư 
nhân, ngân hàng nhà nước và ngân hàng 
ở nước ngoài không đồng đều. Ở Đông 
Nam Á, E-Banking phát triển nhất tại 
Singapore và Thái Lan. Hơn một nửa số 
dân Thái Lan sử dụng internet quan tâm 
tới E-Banking trong các dịch vụ chuyển 
tiền, thanh toán (Koedrabruen, 2002). 
Ở Việt Nam, dịch vụ ngân hàng điện 
tử ra đời từ năm 1993 với 4 máy ATM 
nhập khẩu chia đều cho hai ngân hàng là 
Vietcombank và ANZ. Chiếc thẻ nội địa 
đầu tiên được Vietcombank phát hành 
năm 1993. Tháng 5/2002, được sự hỗ trợ 
của Ngân hàng Thế giới thông qua dự án 
“Hiện đại hoá ngân hàng và các hệ thống 
thanh toán”, hệ thống thanh toán điện tử 
liên ngân hàng (IBPS) đi vào hoạt động, 
tạo điều kiện cho dịch vụ ngân hàng điện 
tử phát triển. Luật Giao dịch điện tử được 
Quốc hội thông qua tháng 11/2005, có hiệu 
lực từ tháng 3/2006. Lúc đầu E-Banking 
xuất hiện ở các ngân hàng lớn với một số 
dịch vụ cơ bản. Năm 2004, Việt nam có 
6 ngân hàng cung ứng E-Banking. Năm 
2007, con số này đã lên 18 và năm 2012 
là 46. Tới năm 2014, 100% ngân hàng đã 
thực hiện dịch vụ này. 
Ban đầu do hạ tầng dịch vụ còn 
thiếu và chưa đồng bộ, nên tiện ích của 
E-Banking mang lại cho khách hàng còn 
nhiều hạn chế. Trong những năm gần đây, 
tốc độ phát triển hạ tầng công nghệ của 
nước ta khá nhanh, tạo điều kiện thuận 
lợi cho dịch vụ E-Banking phát triển. Tuy 
nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở các dịch vụ 
truyền thống, như kiểm tra tài khoản, 
thanh toán, chuyển tiền,... Còn một số 
dịch vụ khác (huy động vốn, cho vay,), 
thì khách hàng vẫn phải trực tiếp đến các 
chi nhánh NHTM để thực hiện.
1. E-Banking
E-Banking là dịch vụ ngân hàng 
được cung cấp thông qua các phương 
tiện điện tử. 
E-Banking gồm có:
- Dịch vụ ngân hàng qua Internet 
(Internet Banking) là dịch vụ ngân hàng 
và dịch vụ trung gian thanh toán, được 
các đơn vị cung cấp thông qua mạng 
Internet [1];
- E-Banking trên phần mềm tiện ích 
(Mobile Banking) được cung cấp bởi ngân 
hàng hoặc các tổ chức tài chính thông qua 
phần mềm tiện ích cài trên điện thoại hay 
máy tính bảng, cho phép khách hàng tiến 
hành những giao dịch tài chính từ xa;
- Dịch vụ ngân hàng qua mạng truyền 
thông (Phone Banking) được cung cấp 
qua phần mềm tự động; khách hàng có 
thể liên hệ với ngân hàng bằng cách gọi 
điện thoại hoặc nhắn tin đến tổng đài dịch 
vụ; tổng đài hoạt động 24/24 giờ sẽ tự 
động trả lời các thông tin về dịch vụ, sản 
phẩm của ngân hàng;
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
32Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 07/2020
- Dịch vụ thẻ là phương thức thanh 
toán được sử dụng để thanh toán tiền mua 
hàng hoá, dịch vụ hay rút tiền mặt tự động 
thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút 
tiền tự động.
Đặc điểm của E-Banking gồm có:
- Các dịch vụ ngân hàng điện tử gắn 
liền với hoạt động ngân hàng và chỉ ngân 
hàng mới thực hiện đầy đủ, mặc dù có một 
số doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ ví 
điện tử, nhưng chỉ NHTM mới có chức 
năng trung gian tín dụng và trung gian 
thanh toán, thông qua bất cứ phương thức 
truy cập nào, như ATM, POS, Internet, 
điện thoại,...
- E-Banking không tồn tại dưới dạng 
vật thể hữu hình, một cái gì đó có thể nhìn 
thấy, cầm lấy, tích trữ, khi cần có thể sử 
dụng, mà là kết quả của một quá trình. 
E-Banking thể hiện dưới dạng tiện ích, 
như kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, thanh 
toán, cho vay online hoặc thực hiện dịch 
vụ, như thẻ, internet, điện thoại,...
- E-Banking được cung cấp liên 
tục, sử dụng 24/24 giờ, 7 ngày/tuần, ở 
bất cứ nơi đâu, nên ngân hàng phải ứng 
dụng công nghệ tự động hóa cao, đảm 
bảo hoạt động thông suốt, liên tục. Với 
dịch vụ ngân hàng truyền thống, khách 
hàng phải đến các chi nhánh ngân hàng 
để thực hiện trong giờ hành chính, vào 
các ngày làm việc.
- E-Banking là quá trình tự động 
thông qua các phương tiện và hệ thống 
điện tử, khép kín từ khi bắt đầu đến khi 
kết thúc giao dịch. Nếu không cung cấp 
được dịch vụ, hệ thống sẽ tự động thông 
báo tới khách hàng. Vì vậy, E-Banking 
yêu cầu một số thủ tục đảm bảo độ bảo 
mật và an toàn đối với dịch vụ cung cấp.
- Hiện nay, E-Banking mang tính toàn 
cầu. Khách hàng có thể kết nối Internet, 
sử dụng dịch vụ trên toàn thế giới;
- Với dịch vụ ngân hàng truyền thống, 
nhân viên của ngân hàng có thể quan sát 
biểu hiện của khách hàng để đánh giá chất 
lượng dịch vụ. Còn với E-Banking, chất 
lượng dịch vụ được đánh giá tùy thuộc 
vào cảm nhận của khách hàng, kết quả 
của giao dịch và phải có thời gian điều 
tra, nghiên cứu.
2. Thực trạng phát triển E-Banking 
tại các NHTM Việt Nam
a) Lượng thanh toán qua công nghệ thẻ
Theo Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, 
năm 2000 chỉ có một vài ngân hàng lớn 
thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm 
dịch vụ ATM. Lúc này, số máy ATM 
còn khá ít, chỉ vài chục chiếc. Thẻ phát 
hành chủ yếu cho cán bộ ngân hàng. Năm 
2005, có khoảng 2,7 triệu thẻ thanh toán, 
1.700 máy ATM và lắp đặt 9.000 điểm 
chấp nhận thẻ (POS). Năm 2010, có gần 
32 triệu thẻ, khoảng 11.500 máy ATM và 
khoảng 52.000 máy POS. Năm 2015, phát 
hành 91 triệu thẻ, có 16.573 máy ATM và 
217.470 máy POS. Theo Ngân hàng Nhà 
nước, đến cuối năm 2018, có khoảng 132 
triệu thẻ lưu hành, giao dịch thanh toán 
nội địa qua thẻ ngân hàng trong đạt trên 
229,2 triệu lượt (tăng 19,02%), số giao 
dịch qua POS đạt gần 209 triệu lượt với 
giá trị gần 445.000 tỷ đồng (tăng 38,42% 
về số lượt giao dịch và 26,3% về giá trị so 
với năm 2017).
Trong quý I/2019, cả nước có 18.668 
máy ATM và 261.705 máy chấp nhận 
thanh toán thẻ (POS) lắp đặt tại hầu hết 
các cơ sở dịch vụ, chuỗi phân phối, bán 
lẻ, khách sạn lớn, cơ sở y tế, bệnh viện, 
trường học,... Số giao dịch qua thẻ ATM 
đạt 232,8 triệu lượt, với giá trị giao dịch 
676.550 tỷ đồng (tăng 12,36% lượt và 
13,58% về giá trị); Giao dịch qua POS đạt 
55,8 triệu lượt, với giá trị 132.922 tỷ đồng 
(tăng 54,24% lượt và 59,63% về giá trị).
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
33Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 07/2020
Hiện nay công nghệ thẻ đã thay đổi, 
chuyển từ thẻ từ sang thẻ chíp. Ngày 
5/10/2018 Thống đốc Ngân hàng Nhà 
nước Việt Nam đã ký Quyết định số 1927/
QĐ-NHNN công bố Bộ Tiêu chuẩn cơ sở 
về thẻ chíp nội địa và ban hành Thông tư 
số 41/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 
quy định lộ trình chuyển đổi thẻ ngân 
hàng sang thẻ tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về 
thẻ chíp nội địa. Theo đó, lộ trình chuyển 
đổi thanh toán thẻ đến ngày 31/12/2019, 
ít nhất 35% máy ATM, 50% thiết bị chấp 
nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại 
Việt Nam phải tuân thủ Tiêu chuẩn cơ 
sở về thẻ chíp nội địa. Đến 31/12/2020, 
100% máy ATM và thiết bị chấp nhận 
thẻ phải tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về 
thẻ chip nội địa. Đối với tổ chức phát 
hành thẻ, đến 31/12/2019, ít nhất 30% số 
thẻ có Mã tổ chức phát hành thẻ (BIN). 
Đến 31/12/2020, ít nhất 60% và đến 
31/12/2021, 100% số thẻ BIN do Ngân 
hàng Nhà nước Việt Nam cấp đang lưu 
hành của Tổ chức phát hành thẻ phải tuân 
thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. 
b) Lượng thanh toán qua Internet và 
Mobile Banking
Năm 2004, chỉ có ba ngân hàng cung 
ứng dịch vụ Internet và Mobile Banking. 
Năm 2007, đã lên 18, năm 2012 là 46, 
năm 2014 là 47/47 ngân hàng thực hiện 
dịch vụ này.
Năm 2018, lượng người sử dụng và 
giá trị giao dịch qua các kênh điện tử, như 
Internet, di động, tăng mạnh ở nhiều ngân 
hàng. Tại Sacombank, trong 10 tháng đầu 
năm 2018 lượng đăng ký sử dụng Internet 
Banking đạt hơn 1,3 triệu tài khoản và 
Mobile Banking hơn 1,1 triệu tài khoản. 
Tổng giá trị giao dịch mỗi tháng qua 
hai kênh này là hơn 108.000 tỷ đồng. 
VietinBank ghi nhận số sử dụng Internet 
Banking nửa đầu năm tăng 114% so với 
cùng kỳ 2017, hơn 1,5 triệu tài khoản với 
giá trị giao dịch 44.260 tỷ đồng. Số người 
sử dụng Mobile Banking của ngân hàng 
này cũng đạt hơn 1,5 triệu với tổng số tiền 
giao dịch là 64.350 tỷ đồng. Tại MBBank, 
hơn 7 triệu người sử dụng dịch vụ ngân 
hàng số. Tổng giá trị giao dịch trung bình 
mỗi tháng đạt 27.400 tỷ đồng, đưa tỷ lệ 
giao dịch thông qua E-Banking đạt 2,6 
triệu lượt trên tổng số khoảng 3 triệu giao 
dịch hàng tháng của ngân hàng này.
Nhận thấy quy mô, mức lợi nhuận 
lớn có được từ hoạt động thanh toán 
điện tử, rất nhiều doanh nghiệp Fintech 
(công nghệ trong tài chính) tại Việt Nam 
đã ra đời hoạt động trong các lĩnh vực 
thanh toán trực tuyến, như Timo, ví điện 
Nguồn: Thống kê từ số liệu của Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam và NHNN
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
34Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 07/2020
tử Momo, Ononpay,... Với áp lực cạnh 
tranh, các ngân hàng bắt đầu đẩy mạnh 
lĩnh vực E-Banking. Theo Vụ Thanh toán 
của Ngân hàng Nhà nước, giá trị thanh 
toán qua các kênh điện tử đến hết quý 
III/2018 tăng mạnh so cùng kỳ 2017, 
trong đó, qua Internet tăng 18,3%, qua di 
động tăng 126% và ví điện tử tăng 161%. 
Về lượng thanh toán, thì qua Internet tăng 
33%, di động 30% và ví điện tử 28%. 
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam[2].
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt 
Nam, hệ thống thanh toán điện tử liên 
ngân hàng tiếp tục hoạt động an toàn, 
hiệu quả và thông suốt trong toàn quốc. 
Quý I/2019, hệ thống thanh toán điện tử 
liên ngân hàng đã xử lý 37.325 nghìn giao 
dịch, tương ứng giá trị 20.691 nghìn tỷ 
đồng, tăng 22,99% về lượng và 17,84% 
về giá trị so cùng kỳ 2018.
3. Lợi ích và hạn chế của E-Banking
a) Lợi ích của E-Banking
- E-Banking có thể giúp khách hàng 
liên hệ với ngân hàng để thực hiện các 
giao dịch bất cứ thời điểm nào tại bất cứ 
nơi đâu đơn giản và nhanh chóng. Điều 
này rất quan trọng với những khách hàng 
có ít thời gian để giao dịch trực tiếp với 
ngân hàng. Đây là lợi ích mà các giao dịch 
truyền thống khó có thể đạt được.
- E-Banking tiết kiệm thời gian và 
chi phí dịch vụ cho khách hàng. Phí giao 
dịch của E-Banking, đặc biệt là giao dịch 
qua Internet, được đánh giá ở mức thấp 
so với các dịch vụ truyền thống, từ đó 
góp phần tăng doanh thu cho hoạt động 
của ngân hàng.
- E-Banking là giải pháp tốt để các 
ngân hàng nâng cao chất lượng và hiệu 
quả hoạt động, qua đó, mở rộng phạm 
vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh, 
giúp thực hiện chiến lược toàn cầu hóa 
mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong 
nước cũng như ngoài nước.
- Thông qua E-Banking, các lệnh về 
chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực 
hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn 
tiền tệ được chu chuyển nhanh, tăng tốc 
độ lưu thông hàng hóa, tiền tệ, nâng cao 
hiệu quả sử dụng vốn..
- E-Banking, với mô hình ngân hàng 
hiện đại, kinh doanh đa năng, sẽ cung cấp 
cho khách hàng các dịch vụ chăm sóc chất 
lượng tốt nhất, giúp khách hàng hài lòng 
và tin cậy hơn, nhờ thế, sẽ thu hút được 
thêm khách hàng.
- E-Banking cung cấp các dịch vụ 
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
35Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 07/2020
trọn gói. Các ngân hàng có thể liên kết 
với các công ty bảo hiểm, công ty chứng 
khoán, công ty tài chính đưa ra các sản 
phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng các 
nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ 
liên quan.
b) Hạn chế của E-Banking
- Một trong những hạn chế của 
E-Banking là tính an toàn và bảo mật. 
Khách hàng có thể bị hacker đánh cắp 
mật khẩu truy cập tài khoản. Vì vậy, các 
ngân hàng phải không ngừng đầu tư cho 
công tác bảo mật, an toàn các dịch vụ.
- Hiện tại, chất lượng dịch vụ chưa 
cao, do chất lượng mạng, tốc độ đường 
truyền, lỗi kỹ thuật hoặc thiết bị đầu cuối 
không được đảm bảo.
- Hệ thống ngân hàng điện tử nếu 
phát triển độc lập, thiếu sự liên kết chặt 
chẽ và bền vững cũng là một trở ngại cho 
việc thanh toán liên ngân hàng.
- Việc sử dụng chữ ký điện tử, chứng 
nhận điện tử chưa được phổ biến rộng rãi 
và chưa thể hiện được ưu thế so với chữ 
ký thông thường.
4. Thời cơ và thách thức đối với các 
NHTM
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 
2545/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển 
thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt 
Nam giai đoạn 2016-2020. Theo đề án 
này, nhiều mục tiêu được xác định cụ thể 
trong phát triển các hình thức giao dịch 
điện tử, thanh toán thẻ ngân hàng, thanh 
toán hoá đơn các dịch vụ thường ngày. 
a) Thời cơ
Một là, sự phát triển của cuộc cạch 
mạng công nghiệp 4.0 kéo theo hàng loạt 
các công nghệ mới ra đời là cơ sở cho sự 
phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.
Hai là, việc áp dụng các thành tựu 
của khoa học - công nghệ, đặc biệt là 
trong lĩnh vưc ngân hàng, đang thúc đẩy 
nhiều quốc gia tiến tới xây dựng xã hội 
không dùng tiền mặt. Đề án thanh toán 
không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 
ban hành theo Quyết định số 2545/QĐ-
TTg của Chính phủ sẽ là điều kiện cho 
E-Banking phát triển.
Ba là, số người sử dụng Internet ngày 
càng tăng dẫn đến việc sử dụng các dịch 
vụ Internet-Banking tăng. Theo Trung tâm 
thống kê Internet Việt nam (VNNIC), năm 
2017, tỷ lệ người dân tiếp cận Internet đạt 
64%, thấp hơn mức trung bình thế giới 
(theo Pew Research Center: 75%). Năm 
2018, lượng người sử dụng Internet đạt 
64 triệu, chiếm 67% dân số. 
Bốn là, Smartphone cùng với sự tiện 
ích của E-Banking làm số người sử dụng 
Mobile-Banking không ngừng tăng lên. 
Theo điều tra của Pew Research Center, 
Việt Nam hiện đang đứng ở vị trí 25/39 
quốc gia được Trung tâm này nghiên cứu. 
Tỷ lệ người dân sử dụng Smartphone hiện 
đạt 53%, thấp hơn mức trung bình toàn 
cầu (59%). Tốc độ tăng lượng người dùng 
Smartphone ở Việt Nam vào loại cao nhất 
thế giới, giai đoạn 2015-2017, bình quân 
18%/năm. Việt Nam đã kết nối mạng cáp 
quang quốc tế, phủ sóng toàn quốc và 
nâng cấp dịch vụ viễn thông di động tiệm 
cận với trình độ công nghệ của các nước 
tiên tiến.
Năm là, thương mại điện tử phát triển 
trở thành xu hướng của thế giới cũng như 
ở Việt Nam. Phương tiện điện tử tăng đã 
thúc đẩy dịch vụ thương mại điện tử tăng 
nhanh so với thương mại truyền thống.
b) Thách thức
Một là, lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ 
sang thẻ chíp của Ngân hàng Nhà nước 
đòi hỏi các phương tiện đi kèm là máy 
ATM và máy POS cũng phải cập nhật 
công nghệ để đọc được thẻ chíp, khiến 
đầu tư cho cơ sở vật chất - kỹ thuật tăng. 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
36Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 07/2020
Chi phí tăng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận 
của các NHTM.
Hai là, tính bảo mật trong E-Banking 
phải ngày càng hoàn thiện và cập nhật công 
nghệ mới, đòi hỏi các NHTM phải không 
ngừng đầu tư, nếu không, sẽ tụt hậu, dẫn 
tới nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi.
Ba là, an ninh mạng cần được đặt lên 
hàng đầu đối với E-Banking. Tội phạm 
mạng ngày càng tinh vi, đã có khách hàng 
mất tiền khi sử dụng E-Banking, sự lo 
ngại của khách hàng là có cơ sở. 
Tài liệu tham khảo
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quy định về an toàn, bảo mật cho cung cấp 
dịch vụ ngân hàng trên Internet. Thông tư số 35/2016/TT-NHNN, ngày 29/12/ 2016.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tin về dịch vụ ngân hàng điện tử. 
https://www.sbv.gov.vn/.
3. Trung tâm thống kê Internet Việt nam (VNNIC). Số liệu công bố. Báo cáo 
thống kê của Appota. Pew Research Center, DAMMIO.COM, 
4. Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam. Số liệu công bố. 
vnindex. php?option=com_k2&view=item&id=896:hoi-the-ngan-hang-viet-nam-20-
nam&Itemid=219 &lang=vi
Ngày nhận bài: 01/08/2019

File đính kèm:

  • pdfdich_vu_ngan_hang_dien_tu_thoi_co_va_thach_thuc_cho_cac_ngan.pdf