Đầu và cổ: So sánh kết quả hóa - Xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi 3 tuần và mỗi tuần trong điều trị carcinôm vòm hầu giai đoạn III - IVB

Mục đích nghiên cứu: So sánh kết quả điều trị giữa hai phác đồ hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi tuần

và mỗi 3 tuần trong điều trị carcinôm vòm hầu giai đoạn III-IVB.

Mục tiêu nghiên cứu: So sánh tỷ lệ các độc tính, tỷ lệ đáp ứng, các tỷ lệ thất bại (tái phát hoặc di căn xa),

và tỷ lệ sống còn ba năm.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu. Bệnh nhân carcinôm vòm hầu

giai đoạn III-IVB (theo TNM 2010) được điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ 01/01/2013-30/5/2015

bằng phác đồ hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi tuần hoặc mỗi 3 tuần.

Kết quả: Về độc tính giảm chức năng thận và độc tính nôn/ói cấp ở nhóm hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin

mỗi ba tuần cao hơn nhóm cisplatin mỗi tuần (suy thận: 19,61% so với 1,72%, p=0,008 và nôn/ói (độ 2)

27,45% so với 8,62%, p=0,023), tuy nhiên giảm chức năng thận mạn đều ở mức độ nhẹ và nôn/ói đều nhẹ-

trung bình. Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về các độc tính cấp khác giữa hai phác đồ (p>0,05).

Về đánh giá đáp ứng điều trị cả hai nhóm hầu hết là đáp ứng hoàn toàn (Tỷ lệ 93,58% cả hai nhóm).

Trong đó, những trường hợp có chụp CT 6-12 tháng sau điều trị thì cả hai nhóm hầu hết đều đáp ứng hoàn

toàn (Tỷ lệ 90,74% cả hai nhóm).

Tỷ lệ tái phát tại chỗ tại vùng, di căn xa ở nhóm cisplatin mỗi tuần không khác biệt có ý nghĩa thống kê so

với nhóm cisplatin mỗi ba tuần (các tỷ lệ theo thứ tự 6,9%, 8,62%, 10,35% so với 5,88%, 7,84%, 7,84%,

p>0,05). Và không khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thời gian sống còn toàn bộ 3 năm giữa phác đồ

cisplatin mỗi tuần (75%) so với phác đồ cisplatin mỗi ba tuần (81%) (p>0,05).

Kết luận: Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về các độc tính cấp, các tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn, tái phát

tại chỗ tại vùng, di căn xa và tỷ lệ thời gian sống còn toàn bộ 3 năm giữa hai phác đồ. Độc tính giảm chức năng

thận và độc tính nôn/ói cấp ở nhóm hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi ba tuần cao hơn, tuy nhiên giảm chức

năng thận mạn đều ở mức độ nhẹ và nôn/ói đều ở mức độ nhẹ- trung bình.

Đầu và cổ: So sánh kết quả hóa - Xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi 3 tuần và mỗi tuần trong điều trị carcinôm vòm hầu giai đoạn III - IVB trang 1

Trang 1

Đầu và cổ: So sánh kết quả hóa - Xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi 3 tuần và mỗi tuần trong điều trị carcinôm vòm hầu giai đoạn III - IVB trang 2

Trang 2

Đầu và cổ: So sánh kết quả hóa - Xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi 3 tuần và mỗi tuần trong điều trị carcinôm vòm hầu giai đoạn III - IVB trang 3

Trang 3

Đầu và cổ: So sánh kết quả hóa - Xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi 3 tuần và mỗi tuần trong điều trị carcinôm vòm hầu giai đoạn III - IVB trang 4

Trang 4

Đầu và cổ: So sánh kết quả hóa - Xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi 3 tuần và mỗi tuần trong điều trị carcinôm vòm hầu giai đoạn III - IVB trang 5

Trang 5

Đầu và cổ: So sánh kết quả hóa - Xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi 3 tuần và mỗi tuần trong điều trị carcinôm vòm hầu giai đoạn III - IVB trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 6460
Bạn đang xem tài liệu "Đầu và cổ: So sánh kết quả hóa - Xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi 3 tuần và mỗi tuần trong điều trị carcinôm vòm hầu giai đoạn III - IVB", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đầu và cổ: So sánh kết quả hóa - Xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi 3 tuần và mỗi tuần trong điều trị carcinôm vòm hầu giai đoạn III - IVB

Đầu và cổ: So sánh kết quả hóa - Xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi 3 tuần và mỗi tuần trong điều trị carcinôm vòm hầu giai đoạn III - IVB
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
46 
SO SÁNH KẾT QUẢ HÓA-XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI VỚI CISPLATIN 
MỖI 3 TUẦN VÀ MỖI TUẦN TRONG ĐIỀU TRỊ 
CARCINÔM VÒM HẦU GIAI ĐOẠN III-IVB 
ĐẶNG HUY QUỐC THỊNH1, LÂM ĐỨC HOÀNG2, NGUYỄN THỊ MINH LINH3 
TÓM TẮT 
Mục đích nghiên cứu: So sánh kết quả điều trị giữa hai phác đồ hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi tuần 
và mỗi 3 tuần trong điều trị carcinôm vòm hầu giai đoạn III-IVB. 
Mục tiêu nghiên cứu: So sánh tỷ lệ các độc tính, tỷ lệ đáp ứng, các tỷ lệ thất bại (tái phát hoặc di cĕn xa), 
và tỷ lệ sống còn ba nĕm. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu. Bệnh nhân carcinôm vòm hầu 
giai đoạn III-IVB (theo TNM 2010) được điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ 01/01/2013-30/5/2015 
bằng phác đồ hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi tuần hoặc mỗi 3 tuần. 
Kết quả: Về độc tính giảm chức nĕng thận và độc tính nôn/ói cấp ở nhóm hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin 
mỗi ba tuần cao hơn nhóm cisplatin mỗi tuần (suy thận: 19,61% so với 1,72%, p=0,008 và nôn/ói (độ 2) 
27,45% so với 8,62%, p=0,023), tuy nhiên giảm chức nĕng thận mạn đều ở mức độ nhẹ và nôn/ói đều nhẹ-
trung bình. Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về các độc tính cấp khác giữa hai phác đồ (p>0,05). 
Về đánh giá đáp ứng điều trị cả hai nhóm hầu hết là đáp ứng hoàn toàn (Tỷ lệ 93,58% cả hai nhóm). 
Trong đó, những trường hợp có chụp CT 6-12 tháng sau điều trị thì cả hai nhóm hầu hết đều đáp ứng hoàn 
toàn (Tỷ lệ 90,74% cả hai nhóm). 
Tỷ lệ tái phát tại chỗ tại vùng, di cĕn xa ở nhóm cisplatin mỗi tuần không khác biệt có ý nghĩa thống kê so 
với nhóm cisplatin mỗi ba tuần (các tỷ lệ theo thứ tự 6,9%, 8,62%, 10,35% so với 5,88%, 7,84%, 7,84%, 
p>0,05). Và không khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thời gian sống còn toàn bộ 3 nĕm giữa phác đồ 
cisplatin mỗi tuần (75%) so với phác đồ cisplatin mỗi ba tuần (81%) (p>0,05). 
Kết luận: Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về các độc tính cấp, các tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn, tái phát 
tại chỗ tại vùng, di cĕn xa và tỷ lệ thời gian sống còn toàn bộ 3 nĕm giữa hai phác đồ. Độc tính giảm chức nĕng 
thận và độc tính nôn/ói cấp ở nhóm hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi ba tuần cao hơn, tuy nhiên giảm chức 
nĕng thận mạn đều ở mức độ nhẹ và nôn/ói đều ở mức độ nhẹ- trung bình. 
Từ khóa: Carcinôm vòm hầu, so sánh hóa-xạ trị đồng thời mỗi tuần so với mỗi 3 tuần. 
ABSTRACT 
Comparison of treatment outcomes concurrent chemoradiotherapy with cisplatin per week and every 3 
weeks for stage III-IVB nasopharyngeal carcinoma 
Aim: Comparison of treatment outcomes concurrent chemoradiotherapy with cisplatin per week and every 
3 weeks for stage III-IVB nasopharyngeal carcinoma. 
Objectives: Comparison of rates of toxicities, response rates, failure rates (relapse or distant metastases), 
1
 TS.BS. Phó Giám đốc - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
2
 Trưởng Khoa Xạ 3 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
3
 Bác sĩ Điều trị Khoa Xạ 3 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
47 
and three-year survival rates between the two regimens. 
Material and methods: Retrospective cohort study. Nasopharyngeal carcinoma patients stage III-IVB 
(TNM 2010) are treated at the Ho Chi Minh City Oncological Cancer Hospital from January 1, 2013 to May 30, 
2015 by concurrent chemoradiotherapy with cisplatin per week or every 3 weeks. 
Results: Renal function toxicity and nausea/ vomiting toxicity in the concurrent chemoradiotherapy group 
with cisplatin every three weeks were higher than the concurrent chemoradiotherapy with cisplatin per week 
(renal failure: 19.61% versus 1.72%, p=0.008 and vomiting (grade 2) 27.45% versus 8.62%, p=0.023), but 
chronic renal function decreased and nausea/ vomiting are mild to moderate. There was no significant 
difference statistically in the level of toxicity between the two concurrent chemoradiotherapy regimens 
(p> 0.05). 
On evaluating the response to treatment of both groups of concurrent chemoradiotherapy regimens, the 
response was almost complete (the complete response rate was 93.58% for both groups). In those cases, CT 
scan of the head of the neck during 6-12 months after treatment, both groups were completely satisfied 
(The complete response rate was 90.74% for both groups). 
Local recurrence and the distal metastasis rates in the cisplatin per week regimen were not significant 
difference statistically compared with the cisplatin every three weeks regimen (6.9% 8.62%, 10.35% versus 
5.88%, 7.84%, 7.84%, p>0.05). And there was no significant difference statistically in three years survival rates 
between cisplatin-based concurrent chemoradiotherapy regimens per week (75%) versus every-three-weeks 
(81%) (p>0.05). 
Conclussion: There were no significant differences statistically in acute toxicity, complete response rates, 
local regional recurrence, distant metastases, and 3-years survival rate between the two regimens. Toxicity 
reduced renal function and toxic nausea/ vomiting in the concurrent chemoradiotherapy with cisplatin every-
three-weeks higher, but chronic renal function decreased was mild and nausea/vomiting was mild-medium. 
Key words: Nasopharyngeal carcinoma, Comparison of concurrent chemoradiotherapy weekly versus 
every-three-weeks. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay, hóa-xạ trị đồng thời là điều trị chuẩn 
cho các carcinôm vòm hầu giai đoạn tiến xa tại chỗ 
tại vùng[3]. Tuy nhiên, lựa chọn phác đồ hóa-xạ trị 
đồng thời mỗi 3 tuần hay mỗi tuần còn là vấn đề bàn 
cãi. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này 
nhằm rút kinh nghiệm lựa chọn phác đồ phù hợp cho 
các trường hợp carcinôm vòm hầu giai đoạn III-IVB 
của chúng tôi. 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
So sánh tỷ lệ các độc tính, đáp ứng, thất bại (tái 
phát hoặc di cĕn xa), và tỷ lệ sống còn ba nĕm giữa 
hai phác đồ hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi 
tuần và mỗi 3 tuần trong điều trị carcinôm vòm hầu 
giai đoạn III-IVB tại Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí 
Minh (01/01/2013-30/5/2015). 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu 
Cách chọn bệnh 
Bệnh nhân carcinôm vòm hầu giai đoạn III-IVB 
(theo TNM 2010) điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu 
TP. HCM từ 01/01/2013-30/5/2015 bằng phác đồ 
hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi tuần 
(30mg/m2/tuần x 6 chu kỳ) hoặc với cisplatin mỗi 3 
tuần (100mg/m2/3tuần x 3 chu kỳ). 
Cỡ mẫu 
Từ kết quả nghiên cứu 0099[4] và tác giả 
ĐHQ.Thịnh[1] với tỉ lệ hoàn tất chu kỳ hóa trị của 
nghiên cứu này dự đoán tương đương, với mức ý 
nghĩa 5%, lực của kiểm định là 90%, tỉ lệ sai biệt dự 
kiến là 15% thì cỡ mẫu dự kiến được tính theo công 
thức sau: 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
48 
Trong đó: Z: Trị số từ phân phối chuẩn, P1, P2: 
tỉ lệ cần kiểm định, P=(P1+P2)/2, 1-α: Mức ý nghĩa, 
1-β: lực của kiểm định. 
Qua tính toán Z(1-α/2)=1.96, P1=85%=0.85, 
P2=70%=0.63, Z(1-β)=1.28, chúng tôi xác định cỡ 
mẫu dự kiến tối thiểu là n=81 bệnh nhân. 
Đánh giá độc tính cấp: Tiêu chuẩn CTCAE 
Đánh giá độc tính muộn: RTOG/ EORTC 
Đánh giá đáp ứng: Tiêu chuẩn RECIST. Nghiên 
cứu này: Đánh giá đáp ứng vào thời điểm 6 tháng 
sau điều trị (LS, soi TMH, CT TMH, SA cổ). 
Kết thúc nghiên cứu: 30/05/2016 
Xử lý số liệu: Phần mềm SPSS 16.0 
Viết tắt: CTCAE: Common Terminology 
Criteria for Adverse Events, RTOG: Radiation 
Therapy Oncology Group, EORTC: The European 
Organization for Research and Treatment of Cancer, 
RECIST: Response Evaluation Criteria in Solid 
Tumors, PFS: Progression-free survival, OS: Overall 
survival, LS: Lâm sàng, TMH:Tai mũi họng, SA: Siêu 
âm. 
KẾT QUẢ 
Trong nghiên cứu này có 109 bệnh nhân 
carcinôm vòm hầu giai đoạn III-IVB, trong đó 58 
bệnh nhân (53,21%) được điều trị bằng phác đồ 
hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi tuần và 51 
bệnh nhân (46,79%) được điều trị bằng phác đồ 
hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi 3 tuần. 
Tỷ lệ các độc tính huyết học cấp 
Đặc điểm 
Phác đồ 
Cisplatin mỗi tuần (n=58) Cisplatin mỗi 3 tuần (n=51) 
Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) 
Bạch cầu 
Bình thường 31 53,45 20 39,22 
Độ 1-2 26 44,83 29 56,86 
Độ 3-4 1 1,72 2 3,92 
Giá trị p 0,297 
Tiểu cầu 
Bình thường 34 58,62 36 70,59 
Độ 1-2 20 34,48 11 21,57 
Độ 3-4 4 6,90 4 7,84 
Giá trị p 0,328 
Kiểm định chi bình phương. 
Tỷ lệ độc tính ngoài huyết học cấp 
Đặc điểm 
Phác đồ 
Cisplatin mỗi tuần (n=58) Cisplatin mỗi 3 tuần (n=51) 
Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) 
Nôn 
Bình thường 13 22,41 6 11,76 
Độ 1 40 68,97 31 60,78 0,023 
Độ 2 5 8,62 14 27,45 
Độ 3 0 0 0 0 
Suy thận 
Không 57 98,28 41 80,39 0,008 
Có 1 1,72 10 19,61 
Kiểm định chi bình phương 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
49 
Đánh giá đáp ứng 
Đặc điểm Tần số (n=109) Tỉ lệ (%) 
Đáp ứng hoàn toàn 
Không 7 6,42 
Có 102 93,58 
Đáp ứng hoàn toàn CT (n = 54) 
Không 5 9,26 
Có 49 90,74 
Thất bại điều trị 
Đặc điểm Phác đồ 
Giá trị p 
Cisplatin mỗi tuần (n=58) Cisplatin mỗi 3 tuần (n=51) 
Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) 
Tái phát 
Không 54 93,10 48 94,12 0,792 
Có 4 6,90 3 5,88 
Di cĕn 
Không 53 91.38 47 92.16 0.883 
Có 5 8.62 4 7.84 
Kiểm định chính xác fisher. 
Vị trí di cĕn xa 
Vị trí Cisplatin mỗi tuần (n=58) Cisplatin mỗi 3 tuần (n=51) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) 
Xương 4 6,89 3 5,88 
Gan 3 5,17 3 5,88 
Phổi 2 3,44 1 1,96 
Hạch ổ bụng 0 0 1 1,96 
Sống còn toàn bộ 
Chúng tôi ghi nhận sự kiện kết cục là các biến 
số tái phát, di cĕn xa, tử vong theo thời gian nghiên 
cứu. Theo biểu đồ Kaplan Meier: Tỷ lệ sống còn 
toàn bộ 3 nĕm ở nhóm phác đồ ba tuần khoảng 81% 
so với nhóm phác đồ một tuần khoảng 75%, không 
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian 
sống còn toàn bộ 3 nĕm giữa hai phác đồ điều trị 
(giá trị p>0,05). 
0
.0
0
0
.2
5
0
.5
0
0
.7
5
1
.0
0
0 10 20 30 40
analysis time
phacdo = 1 tuan phacdo = 3 tuan
Kaplan-Meier survival estimates
Sống còn toàn bộ (OS) 3 nĕm. 
BÀN LUẬN 
Nhóm phác đồ 1 tuần có 5 bệnh nhân phải 
ngưng hóa trị, tỷ lệ hoàn tất 6 chu kỳ hóa trị cao 
(91,39%). Trong khi đó, nhóm phác đồ 3 tuần cũng 
có 16 bệnh nhân phải ngưng hóa trị, tỷ lệ hoàn tất 3 
chu kỳ hóa trị 68,63%, tuy nhiên tỷ lệ hoàn tất ít nhất 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
50 
2 chu kỳ hóa trị cũng khá cao 94%. Có thể thấy tỷ lệ 
này cũng tương tự hay có khi là khá cao khi so sánh 
với tỷ lệ hoàn tất hóa trị của một số nghiên cứu khác 
như nghiên cứu RTOG 9117 của tác giả Al-Sarraf[3] 
sử dụng cisplatin liều cao mỗi 3 tuần đồng thời với 
xạ trị (70%), nghiên cứu của tác giả Đặng Huy Quốc 
Thịnh[1] sử dụng cisplatin mỗi tuần có 85,1% hoàn tất 
đủ 6 chu kỳ. 
Độc tính 
Tình trạng nôn 
Nhóm phác đồ 3 tuần có tỉ lệ nôn ở độ 2 cao 
hơn (27,45%) so với nhóm phác đồ 1 tuần (8,62%). 
Nghiên cứu của tác giả Lee (2014) viêm dạ dày 
(nhóm 3 tuần 13% so với nhóm 1 tuần 15%), và 
buồn nôn/ ói (nhóm 3 tuần 11% so với nhóm 1 tuần 
8%), nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê[12]. 
Tình trạng suy thận 
Tỉ lệ nhóm phác đồ 3 tuần có suy thận cũng 
chiếm tỉ lệ cao hơn, 19,61%, so với 1,72% ở nhóm 
phác đồ 1 tuần. Chỉ có một trường hợp suy thận cấp 
mức độ nhẹ và phục hồi sau một tuần trong nhóm 
phác đồ 1 tuần. Trong phác đồ 3 tuần có 10 trường 
hợp suy thận, chiếm tỷ lệ 19,61%, trong đó 7 trường 
hợp suy thận mức độ nhẹ và phục hồi sau sau 1-5 
tháng, tuy nhiên có 3 trường hợp suy thận kéo dài 
trên 6 tháng nhưng đều ở mức độ nhẹ (giai đoạn 1, 
creatinine từ 122-130umol/l). 
Nghiên cứu của tác giả Chan[6] đã sử dụng đa 
hóa chất đồng thời với xạ trị, hoặc nghiên cứu của 
tác giả Al-Sarraf[2,3] dùng 3 chu kỳ cisplatin liều cao 
mỗi 3 tuần đồng thời với xạ trị thì có từ 8-12% bệnh 
nhân chức nĕng thận bị ảnh hưởng nhưng cũng ở 
mức độ nhẹ (độ 1-2). 
Các độc tính cấp khác tương tự giữa hai phác 
đồ. Nghiên cứu của tác giả Ho[9], Uygun[14] cho thấy 
độc tính cấp giữa hai nhóm hóa-xạ đồng thời tương 
tự nhau. Nghiên cứu của tác giả Lee (2014)[12] cũng 
cho thấy độc tính cấp độ 3-4 tương tự giữa hai nhóm 
hóa-xạ đồng thời (47,2% s với 39,3%, p=0,443). 
Nghiên cứu của tác giả Jagdis (2014)[11] độc tính cấp 
ở nhóm hóa-xạ trị đồng thời mỗi tuần chiếm tỷ lệ 
thấp hơn so với nhóm hóa-xạ đồng thời mỗi 3 tuần 
(4% so với 39%, p=0,0003). 
Đánh giá đáp ứng 
Nghiên cứu này đánh giá tỷ lệ đáp ứng của 
bướu nguyên phát ở vòm hầu và hạch cổ vào thời 
điểm 6-12 tháng sau khi kết thúc điều trị. Đây là thời 
điểm mà nhiều tác giả như Chang[7], Liu[13] cho rằng 
phản ánh một cách chính xác nhất đáp ứng sau điều 
trị. Phương tiện đánh giá bắt buộc bao gồm: khám 
lâm sàng và chụp CT vùng đầu cổ. Soi vòm hầu và 
siêu âm vùng cổ sử dụng khi nhận định hình ảnh 
trên CT còn nhiều lấn cấn hoặc bệnh nhân không 
chụp CT. Tiêu chuẩn đánh giá dựa trên cách đánh 
giá của Tổ chức Y tế Thế giới. Thực tế ghi nhận hồ 
sơ vì một số lý do khách quan chỉ có khoảng 50% 
bệnh nhận có chụp CT tai mũi họng cản quang sau 
xạ trị 6-12 tháng nên chúng tôi đưa ra hai khái niệm 
sau để đánh giá đáp ứng: 
Đáp ứng hoàn toàn 
Lâm sàng không có triệu chứng nghi ngờ tái 
phát, tiến triển hay di cĕn, nội soi tai mũi họng và 
siêu âm cổ kết quả bình thường, XQ phổi (nếu có) 
và siêu âm bụng (nếu có) kết quả bình thường. 
Đáp ứng hoàn toàn CT 
Lâm sàng không có triệu chứng nghi ngờ tái 
phát, tiến triển hay di cĕn, CT tai mũi họng cản 
quang kết quả bình thường, nội soi tai mũi họng 
(nếu có), siêu âm cổ (nếu có), XQ phổi (nếu có) và 
siêu âm bụng (nếu có) kết quả bình thường. 
Thất bại điều trị 
Tỷ lệ tái phát tại chỗ tại vùng, di cĕn xa gần 
tương đương ở 2 nhóm phác đồ. Ở cả hai nhóm 
điều trị, vị trí di cĕn xa thường gặp nhất là xương, kế 
đến là gan và phổi. Nghiên cứu của tác giả Đặng 
Huy Quốc Thịnh cũng cho thấy nhóm hóa-xạ đồng 
thời thường di cĕn xa xương, kế đến là gan, phổi,, 
tỷ lệ thất bại do tái phát hoặc di cĕn xa 11,2%[1]. 
Trong y vĕn, sự phân bố vị trí di cĕn xa thường gặp 
nhất là xương, kế đến là gan và phổi[1,5,10]. 
Sống còn toàn bộ 
Không có sự khác biệt về thời gian sống còn 
toàn bộ ba nĕm giữa hai phác đồ. Nghiên cứu của 
tác giả Lee và cộng sự (2014) PFS 3 nĕm giữa hai 
nhóm hóa-xạ trị đồng thời không khác biệt (64,% so 
với 63,8%, p=0,074)[12]. Nghiên cứu của tác giả 
Jagdis (2014) cũng tưng tự về OS và PFS 3 nĕm[11]. 
Hạn chế của nghiên cứu 
Nghiên cứu hồi cứu dựa vào việc ghi chép hồ 
sơ nên gần 50% bệnh nhân vì lý do khách quan 
không được chụp CT vùng tai mũi họng nên đánh 
giá đáp ứng điều trị chưa thực sự đầy đủ, cũng như 
không thể chủ động ghi nhận đầy đủ các biến chứng 
muộn. Thời gian nghiên cứu tương đối ngắn (2-3 
nĕm) nên việc đánh giá sống còn không tái phát, di 
cĕn cũng như biến chứng muộn chưa đầy đủ. 
KẾT LUẬN 
So sánh kết quả giữa hai phác đồ hóa-xạ trị 
đồng thời với cisplatin mỗi tuần và mỗi 3 tuần trong 
điều trị carcinôm vòm hầu giai đoạn III-IVB được 
điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ 
01/01/2013-30/5/2015, chúng tôi rút ra một số kết 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
51 
luận sau: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
về các độc tính cấp, tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn, tái 
phát tại chỗ tại vùng, di cĕn xa và tỷ lệ thời gian 
sống còn toàn bộ 3 nĕm giữa hai phác đồ. Độc tính 
giảm chức nĕng thận và độc tính nôn/ói cấp ở nhóm 
hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi ba tuần cao 
hơn so với nhóm hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin 
mỗi tuần (suy thận: 19,61% so với 1,72%, p=0,008 
và nôn/ói (độ 2) 27,45% so với 8,62%, p=0,023), tuy 
nhiên giảm chức nĕng thận mạn đều ở mức độ nhẹ 
và nôn/ói đều ở mức độ nhẹ-trung bình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đặng Huy Quốc Thịnh (2012), “Hóa-xạ trị đồng 
thời carcinôm vòm hầu giai đoạn tiến xa tại chỗ-
tại vùng”, Luận án tiến sĩ y học- Ung thư học. Đại 
học Y dược TP Hồ Chí Minh. 
2. Al-Sarraf M, LeBlanc M, Giri PG, et al (2001) 
“Superiority of five year survival with 
chemoradiotherapy vs radiotherapy in patients 
with locally advanced nasopharyngeal cancer 
(NPC): Intergroup (0099) (SWOG 8892, RTOG 
8817, ECOG 2388) phase III study: final report”. 
Proc Am Soc Clin Oncol 15: Abstract 905. 
3. Al-Sarraf. M (1998) “Chemotherapy versus 
Radiotherapy in patients with advanced 
nasopharyngeal cancer: Phase III Randomized 
Intergroup Study 0099”, Journal of Clinical 
Oncology, (16), pp. 1310-1317. 
4. Bedwineck JM, Perez CA (1987), “Carcinoma of 
the Nasopharynx”, in: Perez CA, Brady LW, 
editors, Principles and Practice of Radiation 
Oncology”, JB Lippincott company, Philadelphia, 
pp. 479-498. 
5. Brockstein BE, Vokes EE, Eisbruch A (2016), 
“Locally advanced squamous cell carcinoma of 
the head and neck: Approaches combining 
chemotherapy and radiation therapy”, UpToDate, 
Literature review current through: Jun 2016. 
6. Chan AT, Ma BY, Lo YM, et al (2004) “Phase II 
study of neoadjuvant carboplatin and paclitaxel 
followed by radiotherapy and concurrent cisplatin 
in patients with locoregionally advanced 
nasopharyngeal carcinoma: therapeutic 
monitoring with plasma Epstein-Barr virus DNA”, 
J Clin Oncol, 22, 5053-3060. 
7. Chang JT, Lin CY, Chen TM (2005) 
“Nasopharyngeal carcinoma with cranial nerve 
palsy: the importance of MRI for radiotherapy”, 
Int J Radiat Oncol Biol Phys 63, pp 1354-1360. 
8. Chen YP, Guo R, Liu N, Ma J et al (2015), 
“Efficacy of the Additional Neoadjuvant 
Chemotherapy to Concurrent 
Chemoradiotherapy for Patients with 
Locoregionally Advanced Nasopharyngeal 
Carcinoma: a Bayesian Network Meta-analysis 
of Randomized Controlled Trials”, J Cancer, 
6(9), 883-892. 
9. Ho KF, Swindell R, Brammer CV (2008), “Dose 
intensity comparison between weekly and 3-
weekly cisplatin delivered concurrently with 
radical radiotherapy for head and neck cancer: a 
retrospective comparison from New cross 
hospital, wolverhampton”, UK. Acta Oncol, 47, 
1513-1518. 
10. Hui EP, Chan ATC, Le QT (2016), “Treatment of 
early and locoregionally advanced 
nasopharyngeal carcinoma”, UpToDate, 
Literature review current through: Jun 2016. 
11. Jagdis A, Laskin J, Hao D, Hay J, Wu J, Ho C 
(2014), “Dose delivery analysis of weekly versus 
3-weekly cisplatin concurrent with radiation 
therapy for locally advanced nasopharyngeal 
carcinoma (NPC)”, Am J Clin Oncol, 37(1), 63-
69. 
12. Lee JY, Lim SH, Yoo KH, Ahn MJ et al (2014), 
“Comparison of concurrent chemoradiation 
therapy with 3-weekly versus weekly cisplatin in 
patients with locally advanced nasopharyngeal 
cancer: A multicenter randomized phase II 
noninferiority trial (KCSG-HN10-02)”, Journal of 
Clinical Oncology, 32(5), 6023, ASCO Annual 
Meeting Abstracts. 
13. Liu MT (2002), “Prognostic factors affecting the 
outcome of nasopharyngeal carcinoma”, 
Japanese Journal of Clinical Oncology, 33 (10), 
pp. 501-508. 
14. Uygun K, Bilici A, Karagol H, Uzunoglu S et al 
(2009), “The comparison of weekly and three-
weekly cisplatin chemotherapy concurrent with 
radiotherapy in patients with previously untreated 
inoperable non-metastatic squamous cell 
carcinoma of the head and neck”, Cancer 
Chemother Pharmacol , 64, 601-605. 

File đính kèm:

  • pdfdau_va_co_so_sanh_ket_qua_hoa_xa_tri_dong_thoi_voi_cisplatin.pdf