So sánh tỷ lệ phát hiện suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư theo thang điểm PG - Sga so với phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng tại khoa dinh dưỡng bệnh viện ung bướu TP. HCM từ 01 / 5 / 2020 đến 01 / 10 / 2020

Mục tiêu: So sánh tỷ lệ phát hiện suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư bằng thang điểm PG-SGA

so với phiếu đánh giá dinh dưỡng đang áp dụng ở bệnh viện Ung Bướu TP. HCM.

Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu trên 195 bệnh nhân ung thư đến khám tư vấn dinh dưỡng tại

khoa dinh dưỡng Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh từ 05/2020 đến 10/2020.

Kết quả:

Phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho thấy: tỷ lệ sụt cân so với 1 tháng trước là 72.3%;tỷ lệ bệnh

nhân bị suy dinh dưỡng với BMI >20.5 là 49%, bệnh nhân bị suy dinh dưỡng với BMI từ 18.5 - 20.4 là

16.4%; tỷ lệ sụt cân >10% là 10%; lượng ăn giảm so với bình thường chiếm tỷ lệ 72.8%.

Phiếu đánh giá PG SGA cho thấy: Tại thời điểm đánh giá, tỷ lệ sụt cân so với 1 tháng trước là 72.3%,

so với 6 tháng trước là 100%. Lượng ăn giảm so với bình thường chiếm tỷ lệ khá cao 74.4%. Phần lớn

đều gặp phải ít nhất một triệu chứng ảnh hưởng đến ăn uống dẫn đến tình trạng sụt cân. Tỷ lệ bệnh mãn

tính đi kèm là 25%. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến việc hạn chế vận động của bệnh nhân, chiếm 80.5%.

Bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng chiếm 75%, bệnh nhân suy dinh dưỡng trung bình là 10%, bệnh nhân

suy dinh dưỡng nhẹ hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng khoảng 6% và khoảng 9% bệnh nhân không suy

dinh dưỡng.

Kết luận: PGSGA nhạy hơn và phân tích sâu hơn về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh, cần thiết

trong việc lựa chọn phát đồ điều trị dinh dưỡng lâm sàng hợp lý.

So sánh tỷ lệ phát hiện suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư theo thang điểm PG - Sga so với phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng tại khoa dinh dưỡng bệnh viện ung bướu TP. HCM từ 01 / 5 / 2020 đến 01 / 10 / 2020 trang 1

Trang 1

So sánh tỷ lệ phát hiện suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư theo thang điểm PG - Sga so với phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng tại khoa dinh dưỡng bệnh viện ung bướu TP. HCM từ 01 / 5 / 2020 đến 01 / 10 / 2020 trang 2

Trang 2

So sánh tỷ lệ phát hiện suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư theo thang điểm PG - Sga so với phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng tại khoa dinh dưỡng bệnh viện ung bướu TP. HCM từ 01 / 5 / 2020 đến 01 / 10 / 2020 trang 3

Trang 3

So sánh tỷ lệ phát hiện suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư theo thang điểm PG - Sga so với phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng tại khoa dinh dưỡng bệnh viện ung bướu TP. HCM từ 01 / 5 / 2020 đến 01 / 10 / 2020 trang 4

Trang 4

So sánh tỷ lệ phát hiện suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư theo thang điểm PG - Sga so với phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng tại khoa dinh dưỡng bệnh viện ung bướu TP. HCM từ 01 / 5 / 2020 đến 01 / 10 / 2020 trang 5

Trang 5

So sánh tỷ lệ phát hiện suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư theo thang điểm PG - Sga so với phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng tại khoa dinh dưỡng bệnh viện ung bướu TP. HCM từ 01 / 5 / 2020 đến 01 / 10 / 2020 trang 6

Trang 6

So sánh tỷ lệ phát hiện suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư theo thang điểm PG - Sga so với phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng tại khoa dinh dưỡng bệnh viện ung bướu TP. HCM từ 01 / 5 / 2020 đến 01 / 10 / 2020 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 5200
Bạn đang xem tài liệu "So sánh tỷ lệ phát hiện suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư theo thang điểm PG - Sga so với phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng tại khoa dinh dưỡng bệnh viện ung bướu TP. HCM từ 01 / 5 / 2020 đến 01 / 10 / 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh tỷ lệ phát hiện suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư theo thang điểm PG - Sga so với phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng tại khoa dinh dưỡng bệnh viện ung bướu TP. HCM từ 01 / 5 / 2020 đến 01 / 10 / 2020

So sánh tỷ lệ phát hiện suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư theo thang điểm PG - Sga so với phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng tại khoa dinh dưỡng bệnh viện ung bướu TP. HCM từ 01 / 5 / 2020 đến 01 / 10 / 2020
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 395 
SO SÁNH TỶ LỆ PHÁT HIỆN SUY DINH DƯỠNG CỦA 
BỆNH NHÂN UNG THƯ THEO THANG ĐIỂM PG-SGA SO VỚI 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TẠI KHOA DINH DƯỠNG 
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HCM TỪ 01/5/2020 ĐẾN 01/10/2020 
NGUYỄN THỊ DUY KHANG1, NGUYỄN THỊ KIM NGÂN2, TRẦN THỊ THÙY TRANG1 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Duy Khang 
Email: nhukhang1@gmail.com 
Ngày nhận bài: 07/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 CNĐD. Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
2 BSCKI. Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo ”Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và 
những vấn đề liên quan dinh dưỡng của 10 bệnh 
ung thư thường gặp tại bệnh viện Ung Bướu 
TP.HCM“ (Ths.BSCKII. Trần Thị Anh Tường, 2017) 
tỉ lệ suy dinh dưỡng chung cho các bệnh ung thư là 
34,8%.Trong một nghiên cứu khác (Ollenschlager et 
al, 1991; Kern & Norton, 1998) thì tỷ lệ này vào 
khoảng từ 40 đến 80%. Hậu quả của suy dinh 
dưỡng có thể bao gồm tăng nguy cơ biến chứng, 
giảm đáp ứng và giảm khả năng điều trị, chất lượng 
cuộc sống thấp hơn, giảm tỷ lệ sống và chi phí chăm 
sóc sức khỏe cao hơn (Grant et al, 1994; Otpet, 
1996; Nitenberg & Raynard, 2000). Do đó vấn đề là 
làm sao xác định sớm bệnh nhân có nguy cơ suy 
dinh dưỡng để can thiệp dinh dưỡng phù hợp và 
kịp thời. 
Việc sử dụng các thông số dinh dưỡng khách 
quan (nhân trắc học, sinh hóa và miễn dịch) kết hợp 
với những đánh giá chủ quan về tình trạng dinh 
dưỡng đã được sử dụng nhằm mang đến một cái 
nhìn toàn diện hơn. Do đó rất cần một công cụ đánh 
giá tình trạng dinh dưỡng cung cấp được nhiều 
thông tin hữu ích giúp chúng ta có thể phát hiện sớm 
tình trạng suy dinh dưỡng trên BN ung thư. Tuy 
nhiên hiện tại BV. Ung Bướu đang sử dụng công cụ 
“Phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng” do Sở Y tế 
Mục tiêu: So sánh tỷ lệ phát hiện suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư bằng thang điểm PG-SGA 
so với phiếu đánh giá dinh dưỡng đang áp dụng ở bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. 
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu trên 195 bệnh nhân ung thư đến khám tư vấn dinh dưỡng tại 
khoa dinh dưỡng Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh từ 05/2020 đến 10/2020. 
Kết quả: 
Phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho thấy: tỷ lệ sụt cân so với 1 tháng trước là 72.3%;tỷ lệ bệnh 
nhân bị suy dinh dưỡng với BMI >20.5 là 49%, bệnh nhân bị suy dinh dưỡng với BMI từ 18.5 - 20.4 là 
16.4%; tỷ lệ sụt cân >10% là 10%; lượng ăn giảm so với bình thường chiếm tỷ lệ 72.8%. 
Phiếu đánh giá PG SGA cho thấy: Tại thời điểm đánh giá, tỷ lệ sụt cân so với 1 tháng trước là 72.3%, 
so với 6 tháng trước là 100%. Lượng ăn giảm so với bình thường chiếm tỷ lệ khá cao 74.4%. Phần lớn 
đều gặp phải ít nhất một triệu chứng ảnh hưởng đến ăn uống dẫn đến tình trạng sụt cân. Tỷ lệ bệnh mãn 
tính đi kèm là 25%. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến việc hạn chế vận động của bệnh nhân, chiếm 80.5%. 
Bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng chiếm 75%, bệnh nhân suy dinh dưỡng trung bình là 10%, bệnh nhân 
suy dinh dưỡng nhẹ hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng khoảng 6% và khoảng 9% bệnh nhân không suy 
dinh dưỡng. 
Kết luận: PGSGA nhạy hơn và phân tích sâu hơn về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh, cần thiết 
trong việc lựa chọn phát đồ điều trị dinh dưỡng lâm sàng hợp lý. 
Từ khóa: PG SGA, ung thư, Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 396 
TP. HCM ban hành sử dụng cho hầu hết các BV 
trong thành phố.Vì đây là công cụ sử dụng chung 
cho các BV trong thành phố nên chưa mang tính đặc 
thù bệnh lý tại bệnh viện chúng tôi, nên nhóm nghiên 
cứu đã tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước 
với mong mỏi tìm được công cụ đánh giá đặc thù 
cho bệnh lý ung thư. 
Nghiên cứu này mang lại bằng chứng để đưa 
PG SGA vào sử dụng trong bệnh viện, thông qua ba 
mục tiêu: 
- Xác định kết quả của bệnh nhân về tình 
trạng dinh dưỡng sau khi đánh giá bằng 
thang điểm PG SGA. 
- So sánh tỷ lệ phát hiện suy dinh dưỡng 
bằng thang điểm PG-SGA với phiếu đánh 
giá dinh dưỡng đang sử dụng tại bệnh viện 
Ung Bướu. 
- Đánh giá việc sử dụng PG-SGA được sử 
dụng làm công cụ đánh giá dinh dưỡng ở 
bệnh nhân ung thư. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
195 bệnh nhân ung thư đến khám tư vấn dinh 
dưỡng tại Khoa Dinh dưỡng bệnh viện Ung Bướu, 
từ 01/5/2020 đến 01/10/2020. 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu tiền cứu. 
Phương pháp thu thập dữ liệu 
Tra cứu qua hồ sơ, phỏng vấn bệnh nhân và 
người chăm sóc qua bảng câu hỏi. 
Một số tiêu chí đánh giá 
Phân độ tình trạng dinh dưỡng theo BMI (Body mass 
index) 
 BMI <18.5: Suy dinh dưỡng. 
 BMI 18.5 - <25: Bình thường. 
 BMI 25 - 30: Thừa cân. 
 BMI >30: Béo phì. 
Phân độ teo cơ 
VÙNG 
KHÁM KỸ THUẬT 1+ 2+ 3+ 
Cơ thái 
dương 
Đứng ngay trước mặt của 
bệnh nhân và quan sát, sau đó 
quay mặt lại và quan sát từ 
phía bên. 
Có thể nhìn thấy/ cảm thấy cơ 
bắp được xác định rõ.Có thể 
xuất hiện dưới dạng phình nhẹ 
hoặc phẳng da 
Teo cơ nhẹ mất phẳng da Hõm hố thái dương nhiều 
Hố trên 
đòn 
Đứng ngay trước mặt của 
bệnh nhân và quan sát Thẳng 
đứng. 
Nam: Xương không thể nhìn 
thấy. 
Nữ: Xương có thể nhìn thấy 
nhưng không nổi bật. 
Nam: Xương có thể nhìn 
thấy. 
Nữ: Xương với một số nhô 
ra. 
Nhô ra, nổi bật khúc 
xương. 
Cơ vai 
Ngồi hoặc đứng, cánh tay 
buông xuống 2 bên. 
Tròn, cong tại vai/ cổ. Xương hơi nhô ra, vai 
phát triển một số góc. 
Vai xuất hiện vuông, góc 
nhọn. 
Xương nổi bật rõ. 
Bả vai, 
cơ liên 
sườn 
Trong khi ngồi hoặc đứng,hai 
tay duỗi thẳng ra, chống lại vật 
rắn. 
Xương không nổi bật, giảm cơ 
không đáng kể. 
Suy giảm cơ nhẹ,xương 
có thể hiển thị nhẹ nhàng. 
Xương nổi bật với góc 
cạnh rõ, giảm cơ dễ dàng 
nhìn thấy giữa xương 
sườn cột sống, đôi vai. 
Cơ vùng 
đùi 
Ngồi với chân chống lên trên 
giường/ ghế,cong tại đầu gối. 
Tròn trịa phát triển cơ bắp. Giảm nhẹ cơ đùi trong. Giảm nhẹ bên trong/trên 
đùi; gầy đùi. 
Bắp 
chân 
Ngồi với chân chống lên, uốn 
cong ở đầu gối hoặc với chân 
gác trên giường. Nắm bắp 
chân 2 bên. 
Tròn trịa phát triển cơ bắp. Ít phình ra, cơ bắp có một 
số hình dạng và mềm nhẹ 
nhưng vững chắc trên sờ 
nắn. 
Mỏng, cơ teo nhỏ, cơ bắp 
thiếu vững chắc. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 397 
Phân độ Mất mỡ 
VÙNG KHÁM KỸ THUẬT 1+ 2+ 3+ 
Mỡ quanh mắt Đứng ngay trước mặt kiên nhẫn 
và xem, chạm dưới mắt/ trên 
xương gò má. 
Giữ nước hoặc mãn tính sử 
dụng steroid có thể làm mất mặt 
nạ. 
Mỡ đệm hơi phình ra. Một chút quầng thâm, hơi 
rỗng nhìn. 
Nhìn hốc mắt rỗng 
nhiều, tối vòng tròn, 
da lỏng lẻo. 
Cơ tam đầu Dụng cụ đo mỡ dưới da, đo mỡ vùng tay sau. 
80% - 90% 70% - 80% < 70% 
Mỡ xương sườn 
Bệnh nhân ấn tay chống lại một 
vật thể rắn. 
Xương Sườn không 
hiển thị. 
Xương Sườn rõ ràng với 
hõm nhẹ giữa các xương. 
Xương Sườn rất rõ 
ràng với hõm nhiều 
giữa các xương. 
Phương pháp phân tích và thống kê: Thống kê mô tả, trên phần mềm Stata. 
KẾT QUẢ 
Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (%) 
Đặc điểm (n = 30) n % 
Tuổi trung bình 59.5 tuổi (33 - 86) 
Giới tính Nam 
Nữ 
94 
101 
48 
52 
Loại bệnh ung thư K amidan 
K buồng trứng 
K CTC 
K dạ dày 
K đại tràng 
K hầu 
K lưỡi 
K sàn miệng 
K thanh quản 
K thực quản 
K trực tràng 
K vú 
LKH 
Khác 
7 
8 
9 
33 
19 
2 
34 
40 
5 
9 
3 
6 
3 
17 
4 
4 
5 
17 
10 
1 
17 
21 
3 
5 
2 
3 
2 
9 
Mô thức điều trị Xạ trị 
Hóa trị 
Ngoại khoa 
CSGN 
66 
113 
15 
1 
33.8 
57.9 
7.7 
0.6 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 398 
Bảng 2. Tình trạng cân nặng qua đánh giá (%) 
PG SGA Đặc điểm Phiếu đánh giá Dinh dưỡng % n n % 
72.3 141 Sụt cân so với 1 tháng trước 72.3 141 
100 195 Sụt cân so với 6 tháng trước Không tiêu chí đánh giá 0 
74.4 145 Lượng ăn giảm 142 72.8 
38.9 76 Thức ăn bình thường nhưng lượng ít hơn Không thang điểm đánh giá 0 
8.21 16 Ít thức ăn đặc Không thang điểm đánh giá 0 
32.82 64 Chỉ ăn lỏng Không thang điểm đánh giá 0 
20 39 Khác (nuôi tĩnh mạch,thực phẩm bổ sung) Không thang điểm đánh giá 0 
25 48 Bệnh nền kèm theo Không thang điểm đánh giá 0 
20 39 Lớn hơn 65 tuổi Không thang điểm đánh giá 0 
80.5 157 Hạn chế vận động Không thang điểm đánh giá 0 
Bảng 3. Tình trạng ảnh hưởng đến dinh dưỡng của bệnh nhân qua đánh giá PGSGA (%) 
ĐẶC ĐIỂM n % ĐẶC ĐIỂM n % 
Đầy bụng 66 33.8 Rối loạn nuốt 36 18.46 
Mệt mỏi 65 33 
Bón 57 29.2 Tiêu chảy 13 6.6 
Buồn nôn 47 24.1 Nôn 28 14.35 
Khô miệng 42 21.5 Không thèm ăn 37 18.97 
Không vị giác 40 20.5 Đau 3 22 
Mùi làm phiền 24 12.3 Loét miệng 13 6.7 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 399 
Bảng 4. Tình trạng suy dinh dưỡng (%) 
PG SGA Đặc điểm Phiếu đánh giá dinh dưỡng % n n % 
 SDD với BMI >20.5 18 9.2 
 SDD với BMI 18.5 - 20.5 83 42.5 
 SDD với BMI < 18.5 93 47.7 
8.71 17 Bình thường 1 0.5 
6.15 12 SDD nhẹ hoặc nguy cơ SDD Không thang điểm đánh giá 0 
9.74 19 SDD trung bình Không thang điểm đánh giá 0 
75 147 SDD nặng Không thang điểm đánh giá 0 
Bảng 5. Tỉ lệ có triệu chứng thực thể của bệnh nhân qua đánh giá PG SGA (%) 
ĐẶC ĐIỂM n % ĐẶC ĐIỂM n % 
Mỡ dưới da 0+ 46 23.59 Teo cơ 0+ 57 29.23 
Mỡ dưới da 1+ 62 31.79 Teo cơ 1+ 61 31.28 
Mỡ dưới da 2+ 54 27.69 Teo cơ 2+ 45 23.08 
Mỡ dưới da 3+ 33 16.92 Teo cơ 3+ 32 16.41 
Phù 0+ 179 91.79 Báng bụng 0+ 190 97.44 
Phù 1+ 9 4.62 Báng bụng 1+ 0 0.00 
Phù 2+ 3 1.54 Báng bụng 2+ 2 1.03 
Phù 3+ 4 2.05 Báng bụng 3+ 3 1.54 
BÀN LUẬN 
Nghiên cứu thực hiện trên 195 bệnh nhân ung 
thư tại bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ 05/2020 
đến 10/2020, 100% bệnh nhân có sụt cân sau nhập 
viện, phần lớn bệnh nhân có ít nhất 1 triệu chứng 
làm ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của họ và 
làm hạn chế sự vận động của bệnh nhân. Phát hiện 
sớm tình trạng suy dinh dưỡng, can thiệp và hỗ trợ 
dinh dưỡng sớm có thể cải thiện tình trạng dinh 
dưỡng, nâng chất lượng cuộc sống, sự hài lòng của 
bệnh nhân và kết quả điều trị. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 400 
Trong nghiên cứu này, phiếu đánh giá tình 
trạng dinh dưỡng đang sử dụng trong bệnh dưỡng ở 
người bệnh chính xác hơn BMI (52% người bệnh có 
BMI >20.5% có suy dinh dưỡng, trong đó 9% người 
bệnh có BMI >25%). Kết quả bảng 4 và bảng 5 cho 
thấy bệnh nhân suy dinh dưỡng được đánh giá dinh 
dưỡng bằng PGSGA cao hơn so với đánh giá dinh 
dưỡng bằng phiếu đánh giá dinh dưỡng (99%). Tỷ lệ 
người bệnh có triệu chứng thực thể khi khám lâm 
sàng khá cao. Người bệnh suy dinh dưỡng nặng 
chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số nhóm đối tượng 
tham gia nghiên cứu (75%). 
Qua nghiên cứu, nhóm chúng tôi nhận thấy 
rằng, thang điểm đánh giá PG-SGA (Patient -
Generated Subjective Global Assessment) được 
điều chỉnh từ SGA và được phát triển đặc biệt 
cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư (Otpet, 1994), 
đã đáp ứng được các mong muốn mà nhóm nghiên 
cứu đặt ra. 
KẾT LUẬN 
PG-SGA nhạy hơn và phân tích sâu hơn về tình 
trạng dinh dưỡng của người bệnh, cần thiết trong 
việc lựa chọn phát đồ điều trị dinh dưỡng lâm sàng 
hợp lý. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Bauer J, Capra S and Ferguson M (2002). Use 
of the scored PatientGenerated Subjective 
Global Assessment (PG-SGA) as a nutrition 
assessment tool in 
2. Dương Thị Phượng, Lê Thị Hương, Nguyễn 
Thùy Linh, Dương Thị Yến “Tình trạng dinh 
dưỡng của bệnh nhân Ung thư tại bệnh viện đại 
học Y Hà Nội,năm 2016,tập chí nghiên cứu Y 
Học 106(1) - 2017. 
https://tailieu.vn/doc/tinh-trang-dinh-duong-cua-
benh-nhan-ung-thu-tai-benh-vien-dai-hoc-y-ha-
noi-nam-2016-2017516.html 
3. Harriët Jager-Wittenaar, Faith D. Ottery, 2017, 
Assessing nutritional status in cancer: role of the 
patient-generated subjective global assessment 
4. Lê Thị Hợp(2014),Bài giảng các phương pháp 
đánh giá Tình Trạng dinh Dưỡng,Viện Dinh 
Dưỡng(2014) 
5. Norman K, Pichard C, Lochs H et al 
(2008).Prognostic impactof diseaserelated 
malnutrition. Clinical Nutrition, 27, 5-15 
6. Trần Thị Anh Tường và cộng sự “Đánh giá tình 
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại 
bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí 
Minh,năm 2017,tập chí Ung Thư Học Việt Nam 
(2017) 
7. Wiegert EVM1, Padilha PC2, Peres WAF2 , 
2017, Performance of Patient-Generated 
Subjective Global Assessment (PG-SGA) in 
Patients With Advanced Cancer in Palliative 
Care. 
8. Yvonne Opanga, Lydia Kaduka, 2017, Nutritional 
status of cancer outpatients using scored patient 
generated subjective global assessment in two 
cancer treatment centers, Nairobi, Kenya. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 401 
ABSTRACT 
Compare the prevalence of malnutrition detection in cancer patients by PG SGA with the nutritional 
assessment being applied at Hồ Chí Minh cancer hospital 
Methods: A prospective study on 195 cancer patients who came to consult about nutrition at the 
Department of Nutrition, Cancer Hospital HCM from 05/2020 to 10/2020. 
Results: 
Evaluation of nutrition status showed: The rate of weight loss compared to 1 month ago was 72.3%, the 
proportion of malnourished patients with BMI >20.5 were 49%, the proportion of malnourished patients with 
BMI 18.5 - 20.4 were 49%; the rate of weight loss more than 10% was 10%; the amount of food decreased 
compared to normal was 72.8%. 
PG SGA: The rate of weight loss compared to 1 month ago was 72.3%, compared to 6 month ago was 
100%. The amount of food decreased compared to normal accounts for a high percentage 80.5%. Most have at 
least one symtom that affects eating and leading to weight loss. Concomitant chronic disease rates were 
obtained 25%. A severe malnutrition rate of 75% was obtained, average malnutrition rate was 10%, mild 
malnutrition or malnutrition risk was 6%, rate of non-malnutrition was 9%. 
Conclusion: PG SGA is more sensitive and analyzes more deeply the nutritional status of the patient, 
which is necessary in choosing the appropriate clinical nutritional treatment regimen. 
Key words: Patient Generated Subjective Global Assessment (PG-SGA), cancer, Ho Chi Minh City 
Oncology Hospital. 

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_ty_le_phat_hien_suy_dinh_duong_cua_benh_nhan_ung_thu.pdf