Một số đặc điểm bệnh tật cộng đồng dân cư 5 tỉnh ven biển miền Bắc

Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh tật của

cộng đồng dân cư 5 tỉnh ven biển miền Bắc. Đối tượng

và phương pháp: mô tả cắt ngang có phân tích ở 4.360

hộ gia đình tại 8 khu vực kinh tế đặc thù ven biển miền

Bắc. Kết quả: Tỷ lệ hộ gia đình khu vực ven biển miền

Bắc có ít nhất 1 người bị bệnh trong tháng là 76,7%. Tỷ lệ

bị bệnh cao nhất ở nhóm trẻ em dưới 10 tuổi (27,4%), ở

nhóm 10 - 19 tuổi (18,2%) và nhóm trên 60 tuổi (13,4%).

Các bệnh cấp tính hay mắc chủ yếu tại cộng đồng khu vực

ven biển miền Bắc cần phải điều trị là hội chứng cảm cúm

(5,8%), viêm phổi - viêm phế quản (5,5%) và tiêu chảy

(4,7%). Các bệnh mạn tính phải điều trị tại cộng đồng có

tỷ lệ cao nhất là bệnh dạ dày (6,3%) và các bệnh xương

khớp (6,1%). Kết luận: Tỷ lệ hộ gia đình có người mắc

bệnh phải điều trị ở khu vực ven biển miền Bắc là khá cao.

Bệnh lý mắc phải chủ yếu là bệnh truyền nhiễm

Một số đặc điểm bệnh tật cộng đồng dân cư 5 tỉnh ven biển miền Bắc trang 1

Trang 1

Một số đặc điểm bệnh tật cộng đồng dân cư 5 tỉnh ven biển miền Bắc trang 2

Trang 2

Một số đặc điểm bệnh tật cộng đồng dân cư 5 tỉnh ven biển miền Bắc trang 3

Trang 3

Một số đặc điểm bệnh tật cộng đồng dân cư 5 tỉnh ven biển miền Bắc trang 4

Trang 4

Một số đặc điểm bệnh tật cộng đồng dân cư 5 tỉnh ven biển miền Bắc trang 5

Trang 5

Một số đặc điểm bệnh tật cộng đồng dân cư 5 tỉnh ven biển miền Bắc trang 6

Trang 6

Một số đặc điểm bệnh tật cộng đồng dân cư 5 tỉnh ven biển miền Bắc trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 3700
Bạn đang xem tài liệu "Một số đặc điểm bệnh tật cộng đồng dân cư 5 tỉnh ven biển miền Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đặc điểm bệnh tật cộng đồng dân cư 5 tỉnh ven biển miền Bắc

Một số đặc điểm bệnh tật cộng đồng dân cư 5 tỉnh ven biển miền Bắc
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn24
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh tật của 
cộng đồng dân cư 5 tỉnh ven biển miền Bắc. Đối tượng 
và phương pháp: mô tả cắt ngang có phân tích ở 4.360 
hộ gia đình tại 8 khu vực kinh tế đặc thù ven biển miền 
Bắc. Kết quả: Tỷ lệ hộ gia đình khu vực ven biển miền 
Bắc có ít nhất 1 người bị bệnh trong tháng là 76,7%. Tỷ lệ 
bị bệnh cao nhất ở nhóm trẻ em dưới 10 tuổi (27,4%), ở 
nhóm 10 - 19 tuổi (18,2%) và nhóm trên 60 tuổi (13,4%). 
Các bệnh cấp tính hay mắc chủ yếu tại cộng đồng khu vực 
ven biển miền Bắc cần phải điều trị là hội chứng cảm cúm 
(5,8%), viêm phổi - viêm phế quản (5,5%) và tiêu chảy 
(4,7%). Các bệnh mạn tính phải điều trị tại cộng đồng có 
tỷ lệ cao nhất là bệnh dạ dày (6,3%) và các bệnh xương 
khớp (6,1%). Kết luận: Tỷ lệ hộ gia đình có người mắc 
bệnh phải điều trị ở khu vực ven biển miền Bắc là khá cao. 
Bệnh lý mắc phải chủ yếu là bệnh truyền nhiễm.
Từ khóa: Bệnh tật, cộng đồng dân cư, ven biển 
miền Bắc.
ABSTRACT:
THE DISEASED CHARACTERRISTICS 
OF THE TAY NGUYEN’S BORDER AREA 
COMMUNITY
Objective: Study on diseased characterristics of 
the northern coastal area community. Subjects and 
methods: cross - sectional descriptive with 4.360 
families in 8 special economic regions along the northern 
coast in Vietnam. Results: The percentage of households 
with at least 1 disease in a month was 76.7%. The highest 
incidences of illness were in children under 10 years old 
group (27.4%), 10 - 19 years old group (8.2%) and over 60 
years old group (13.4%). The highest incidences of acute 
diseases in the community were flu syndrome (5.8%), 
pneumonia-bronchitis (5.5%) and diarrhea (4.7%). The 
structure of chronic disease was diverse, diseases with 
the highest incidence in the community were stomach and 
joint diseases (6.3% and 6.1%, respectly). Conclusion: 
The proportion of households in the northern coastal 
region with people who had to be treated was high. Mainly 
disease were infectious disease.
Key words: Diseases, community, northern 
coastal region. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu vực ven biển với các hoạt động kinh tế đặc thù 
là các khu nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, khu vực cửa 
sông và các khu công nghiệp ven biển. Các hoạt động 
khai thác, nuôi trồng, chế biến, sản xuất ven biển còn tự 
phát nhiều, tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm môi 
trường và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng. Đây là 
khu vực có nhiều đặc thù về điều kiện kinh tế, văn hóa 
và xã hội. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề 
“hướng ra biển” và chiến lược phát triển kinh tế biển của 
Việt Nam [1]. Để thực hiện được các nhiệm vụ phát triển 
và ổn định kinh tế, chính trị xã hội của các cộng đồng 
dân cư khu vực ven biển, công tác đảm bảo sức khỏe cho 
đồng bào khu vực này là hết sức quan trọng. Một số kết 
quả nghiên cứu cho thấy, nhiều chỉ số sức khỏe, đáp ứng 
dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân và nhiều chỉ số 
y tế khác của khu vực này còn chậm cải thiện so với một 
số vùng khác của cả nước [2]. Để có cơ sở khoa học và 
thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp quản lý và nâng 
cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ của mạng lưới y tế khu 
vực ven biển, nghiên cứu được triển khai nhằm mục tiêu: 
Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh tật của cộng đồng dân 
cư 5 tỉnh ven biển miền Bắc.
Số liệu của bài báo là một phần kết quả nghiên 
cứu của đề tài cấp Nhà nước: Nghiên cứu thực trạng ô 
nhiễm một số yếu tố hóa học, sinh học trong môi trường 
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vùng ven biển, hải 
đảo miền Bắc và đề xuất biện pháp can thiệp , Mã số: 
Ngày nhận bài: 05/03/2020 Ngày phản biện: 14/03/2020 Ngày duyệt đăng: 20/03/2020
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 5 TỈNH 
VEN BIỂN MIỀN BẮC
Vũ Thị Minh Thục1, Nguyễn Văn Ba2, Nguyễn Văn Chuyên2
1. Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
2. Học viện Quân y
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn 25
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KC.10.06/16-20. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
2.1. Đối tượng: 4.360 hộ gia đình. 
2.2. Địa điểm nghiên cứu: 4 khu vực kinh tế đặc thù 
ven biển, mỗi khu vực nghiên cứu tại 2 điểm.
2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ 1/2017 đến 12/2019. 
2.4. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích.
2.5. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.5.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu điều tra được tính theo công thức cho nghiên 
cứu mô tả:
Trong đó: n là cỡ mẫu điều tra.
Z(1-a/2) : độ tin cậy 95% (Z
(1-a/2)
 = 1,96)
p: ước tính tỷ lệ % hộ gia đình có người ốm trong 
4 tuần trước ngày điều tra. Theo kết quả nghiên cứu của 
Trần Đăng Khoa “Thực trạng và kết quả một số giải pháp 
can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, 
chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh 
Hóa năm 2009-2011”, có 29,5% số hộ gia đình có người 
ốm trong vòng 4 tuần trước điều tra [3]. Chọn p = 0,295.
P = 1-q.
d: Sai số tuyệt đối do nghiên cứu lựa chọn, chọn d = 
0,014, CI = 98,6%. 
Như vậy, thay vào công thức, có cỡ mẫu tối thiểu cần 
nghiên cứu là: 
n= (1,962 x 0,295 x 0,705)/0,014= 4.076 hộ gia đình.
Thực tế nghiên cứu đã tiến hành tại 4.360 hộ gia đình. 
Cỡ mẫu cụ thể: Trung bình mỗi điểm nghiên cứu điều 
tra 545 hộ gia đình. 
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu điều tra hộ gia đình theo phương pháp 
phân tầng.
- Chọn vùng điều tra: Nghiên cứu tại các khu vực 
kinh tế đặc thù ven biển, gồm: khu vực nuôi trồng thủy 
hải sản (2 khu vực), khu vực chế biến thủy hải sản (2 khu 
vực), khu vực cửa sông (2 khu vực), khu vực công nghiệp 
ven biển (2 khu vực).
- Chọn xã, huyện:
Khu vực nuôi trồng thủy hải sản: Chọn 2 vùng nuôi 
trồng lớn khu vực phía Bắc là xã Quỳnh Phương, thị xã 
Hoàng Mai, Nghệ An và 9 xã thuộc vùng nuôi trồng thị xã 
Quảng Yên, Quảng Ninh.
Khu vực chế biến thủy hải sản: Chọn 1 vùng chế biến 
theo phương pháp truyền thống là xã Hải Thanh, Tĩnh 
Gia, Thanh Hóa và 1 vùng chế biến công nghiệp là thị 
trấn Quảng Yên, Quảng Yên, Quảng Ninh.
Khu vực cửa sông: Chọn 2 khu vực cửa sông lớn có 
chế độ dòng chảy khác nhau, (1) cửa sông Ninh Cơ tại xã 
Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định và (2) cửa sông Lam tại 
xã xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Khu vực công nghiệp ven biển: Chọn 1 khu vực công 
nghiệp tập trung ven biển là phường Tân Thành, KCN Đồ 
Sơn, Hải Phòng; khu vực công nghiệp không tập trung, 
nhà máy gần khu dân cư tại Thủy Nguyên, Hải Phòng (xã 
Minh Đức và Tam Hưng).
- Chọn đối tượng nghiên cứu:
Tại mỗi xã, chọn các thôn nằm tiếp giáp các nguồn 
gây ô nhiễm. Thống kê, lập danh sách tất cả các hộ gia 
đình tại các thông được chọn, tương ứng vùng nghiên 
cứu (1/8 vùng) chọn ngẫu nghiên 545 hộ gia đình. Tại 
mỗi hộ gia đình, phỏng vấn 2 nhóm đối tượng: Chủ hộ 
gia đình hoặc người nắm vững nhất các thông tin về sử 
dụng dịch vụ y tế của gia đình để tiến hành phỏng vấn. 
Người bị ốm trong vòng 4 tuần trước ngày điều tra nếu 
hộ gia đình có người bị ốm (hoặc là người nắm rõ thông 
tin về tình hình sức khỏe của người ốm nếu người ốm là 
trẻ em dưới 15 tuổi hoặc người cao tuổi không có khả 
năng trả lời phỏng vấn). 
2.5.3. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu
Tình hình sức khỏe, bệnh tật: Tỷ lệ người dân bị ốm/
bệnh, tỷ lệ mắc bệnh mạn tính, cấp tính, tỷ lệ người dân 
mắc bệnh đến khám tại trạm y tế xã, tỷ lệ người dân mắc 
bệnh tự điều trị.
* Một số khái niệm, quy ước trong nghiên cứu:
-Người bị ốm/bệnh:
Người bị ốm/bệnh trong nghiên cứu thỏa mãn 2 
điều kiện:
+ Bị bất cứ bệnh/triệu chứng bệnh nào trong khoảng 
thời gian 4 tuần kể từ thời điểm được phỏng vấn trở về 
trước (ví dụ như ho, sốt, tiêu chảy, đau viêm, tai nạn chấn 
thương, bệnh mạn tính,).
+ Bệnh/triệu chứng bệnh kéo dài ít nhất một ngày và 
ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bị ốm.
- Bệnh hoặc chứng bệnh mãn tính:
Tất cả những bệnh hoặc triệu chứng bệnh kéo dài trên 
3 tháng dù đã có hay chưa có chẩn đoán của CBYT đều 
được coi là bệnh hoặc chứng bệnh mãn tính.
- Người dân đi KCB: Là các trường hợp người dân 
bị ốm có đi đến hoặc được người nhà đưa đến CSYT 
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn26
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
(TYTX, y tế tư nhân,) để hỏi bệnh hoặc để khám bệnh, 
mua thuốc, hướng dẫn điều trị bệnh thì được coi là khám 
bệnh khi ốm.
* Phương pháp thu thập số liệu
- Phỏng vấn, khám sức khỏe cho 4.360 hộ gia đình tại 
8 khu vực nghiên cứu.
- Hồi cứu sổ khám bệnh (sổ A1/YTCS, sổ ghi thông 
tin khám chữa bệnh dành cho trạm y tế xã) tại các trạm y 
tế của các xã thuộc 8 khu vực nghiên cứu.
2.6. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phương 
pháp thống kê y học trên máy vi tính bằng phần mềm 
SPSS 22.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Tỷ lệ hộ gia đình có ít nhất 1 người mắc bệnh trong 
tháng qua trung bình của khu vực ven biển miền Bắc là 
24,7%. Tại 4 khu vực điều tra, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở 
công nghiệp ven biển và cửa sông (26,4% và 26,0%). Tuy 
nhiên tỷ lệ này ở các khu vực khác nhau không có ý nghĩa 
thống kê (p>0,05). Ước tính số lượt người ốm/năm sẽ có 
sai số rất lớn và phụ thuộc vào thời điểm điều tra, có thể 
không trùng với mùa truyền bệnh của một số bệnh truyền 
nhiễm. Chỉ số này chung của 4 khu vực khu vực ven biển, 
hải đảo miền Bắc là 3,21 và dao động từ 2,93 đến 3,43.
Phân tích số người mắc bệnh trong hộ gia đình tháng 
qua cho thấy phần lớn là hộ gia đình có 1 người mắc, 
chiếm 76,7%; chỉ có 4,6% hộ gia đình trong tháng qua có 
từ 3 người mắc trở lên.
Bảng 3.1. Tỷ lệ hộ gia đình có người mắc bệnh trong tháng 
Chỉ số
Khu vực
Chung
4 khu vực
Cửa sông
Chế biến thủy 
hải sản
Nuôi trồng thủy 
hải sản
Công nghiệp 
ven biển
Số hộ điều tra 1.090 1.095 1.085 1.090 4.360
Số hộ có người mắc bệnh 283 268 264 288 1.103
Tỷ lệ hộ có người mắc bệnh 26,0 24,5 24,3 26,4 24,7
Lượt ốm trung bình/người/năm 3,38 3,18 3,16 3,43 3,21
Bảng 3.2. Số người mắc bệnh trong hộ gia đình trong tháng 
Số người
Khu vực
Chung
4 khu vực
(n=4.360)
Cửa sông
(n=1.090)
Chế biển thủy hải 
sản (n=1.095)
Nuôi trồng thủy 
hải sản (n=1.085)
Công nghiệp ven 
biển (n=1.090)
1 người 77,3 76,5 78,2 76,4 76,7
2 người 17,5 19,0 19,5 19,3 18,7
≥ 3 người 5,2 4,5 2,3 4,3 4,6
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn 27
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Phân tích tỷ lệ mắc bệnh trong tháng qua theo nhóm 
tuổi ở cả cộng đồng cho thấy tỷ lệ cao nhất ở nhóm trẻ 
em dưới 10 tuổi, chiếm 27,4% và ở nhóm 10 - 19 tuổi là 
18,2%. Ở nhóm người già trên 60 tuổi là 13,4%. Nguyên 
nhân chủ yếu do các bệnh phổ biến chủ yếu là tiêu chảy 
và bệnh đường hô hấp. Các khu vực khác nhau cũng có tỷ 
lệ mắc khác nhau.
Tỷ lệ ốm trong nghiên cứu này ở nữ giới cao hơn nam 
giới. Điều này có lẽ là do phụ nữ có đặc điểm sinh học 
của cơ thể yếu hơn nhưng lại phải lao động vất vả hơn, 
không có điều kiện nghĩ dưỡng nên dễ mắc bệnh tật hơn. 
Ngoài ra phụ nữ là người nhạy cảm hơn, lo lắng bệnh tật 
nhiều hơn. 
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh trong tháng theo nhóm tuổi (%)
Nhóm
tuổi
Khu vực
Chung
4 khu vực
(n=21.800)
Cửa sông
(n=5450)
Chế biển thủy hải 
sản (n=5475)
Nuôi trồng thủy 
hải sản (n=5425)
Công nghiệp ven 
biển (n=5450)
< 10 27,5 28,2 26,8 28,2 27,4
10 - 19 18,6 16,3 19,5 16,5 18,2
20 - 29 9,9 9,9 8,4 10,8 9,9
30 -39 8,9 7,3 9,2 10,8 9,0
40 - 49 11,7 9,9 10,8 9,8 11,1
50 - 59 9,8 13,6 11,9 11,3 11,0
≥60 13,6 14,8 13,4 12,6 13,4
Bảng 3.4. Phân bố số mắc bệnh trong vòng 4 tuần theo giới (%)
Giới
Khu vực Chung
4 khu vực
(n=21.800)
Cửa sông
(n=5450)
Chế biển thủy hải 
sản (n=5475)
Nuôi trồng thủy hải 
sản (n=5425)
Công nghiệp ven 
biển (n=5450)
Nam 44,8 47,4 43,6 43,5 45,0
Nữ 55,2 52,6 56,4 56,5 55,0
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn28
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
Các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao hơn các bệnh 
không truyền nhiễm. Trong đó, bệnh có tỷ lệ mắc cao 
nhất là bệnh đường hô hấp (44,7%) tiếp đến là các bệnh 
lây truyền qua đường tiêu hoá (20,2%). Các bệnh không 
truyền nhiễm khác chiếm tỷ lệ thấp (<10%).
Bảng 3.5. Phân bố cơ cấu bệnh tật trong tháng của hộ gia đình
Nhóm bệnh
Khu vực Chung
4 khu vực
(n=4.360)
Cửa sông
(n=1.090)
Chế biển thủy hải 
sản (n=1.095)
Nuôi trồng thủy 
hải sản (n=1.085)
Công nghiệp ven 
biển (n=1.090)
Cảm cúm 25,8 28,3 30,2 26,5 28,3
Viên phế quản, phổi 14,5 17,1 16,2 17,6 16,4
Tiêu chảy 16,8 13,8 14,8 12,1 14,4
Bệnh tiêu hóa khác 8,3 6,2 4,8 5,4 5,8
Thận, tiết niệu 1,6 1,5 1,2 1,4 1,4
Mắt, RHM, TMH 8,2 7,4 8,1 9,1 8,2
Tâm thần kinh 6,8 8,6 6,6 7,0 7,2
Chấn thương 3,5 3,1 2,4 4,4 3,1
Da liễu 4,7 2,2 4,6 5,5 4,3
Khác 11,7 11,8 11,1 11,0 11,3
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ người mắc bệnh bệnh cấp tính phải điều trị
Loại
bệnh phải 
điều trị
Khu vực Chung
4 khu vực
(n=21.800)
Cửa sông
(n=5450)
Chế biển thủy hải 
sản (n=5475)
Nuôi trồng thủy 
hải sản (n=5425)
Công nghiệp ven 
biển (n=5450)
Cảm cúm 5,2 6,2 9,4 2,2 5,8
VP, PQ 1,6 4,1 16,6 3,0 5,5
Tiêu chảy 2,1 3,3 13,7 2,3 4,7
Gan mật 0,2 1,3 1,3 0,6 0,9
Thận, TN 0,2 1,5 1,8 0,5 1,0
TMH 1,8 1,0 9,9 1,2 2,6
RHM 0,4 0,4 1,9 0,3 0,6
Mắt 0,3 0,3 1,5 0,5 0,7
Tâm TK 0,1 0,2 1,0 0,2 0,4
Da, n/m 0,6 0,2 1,9 0,1 0,6
Ch.thương 0,4 0,7 2,6 0,7 1,1
Không rõ NN 1,3 2,2 4,6 7,2 3,8
Khác 1,3 1,3 3,5 2,8 3,0
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn 29
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Có 11 nhóm bệnh cấp tính mắc phải trong cộng đồng 
cần phải điều trị. Trong đó, các bệnh cấp tính có tỷ lệ phải 
điều trị cao nhất là các nhóm bệnh đường hô hấp và tiêu 
hóa như hội chứng cảm cúm 5,8%; viêm phổi viêm phế 
quản 5,5% và tiêu chảy 4,7%. Một số bệnh khác có tỷ lệ 
phải điều trị cao là bệnh tai mũi họng (2,6%).
Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ người mắc bệnh mạn tính phải điều trị
Loại 
bệnh
ĐT
Khu vực Chung
4 khu vực
(n=21.800)
Cửa sông
(n=5450)
Chế biển thủy hải 
sản (n=5475)
Nuôi trồng thủy 
hải sản (n=5425)
Công nghiệp ven 
biển (n=5450)
Tim mạch 1,1 0,5 1,8 4,5 2,5
Xg, khớp 2,1 5,0 4,8 6,2 6,1
Dạ dày 3,3 5,7 3,9 4,5 6,3
Gan mật 0,4 0,6 0,4 1,2 1,2
Đại tràng 0,7 0,8 1,5 1,4 1,5
PQ mạn 0,5 1,4 2,2 1,2 1,4
Hen 0,1 0,4 0,7 0,8 0,6
Thần kinh 0,6 0,5 3,7 3,0 2,4
Tâm thần 0,2 0,3 1,0 0,6 0,6
Ngoài da 0,8 0,5 0,6 0,3 0,6
Thận, TN 0,5 0,5 0,8 2,2 1,7
Nội tiết 0,1 0,2 0,5 0,6 0,4
Khác 0,8 1,1 1,7 3,4 2,6
Trong số các bệnh mạn tính phải điều trị thì nhóm 
bệnh xương khớp và dạ dày chiếm tỷ lệ cao (6,1% và 
6,3%). Tỷ lệ phải điều trị thấp hơn là các bệnh tim mạch 
và thần kinh (2,5% và 2,4%). Các bệnh khác có tỷ lệ phải 
điều trị thấp hơn, ví dụ các bệnh thận - tiết niệu, đại tràng, 
bệnh gan mật (từ 1,5 dến 1,7%).
IV. BÀN LUẬN
Mô hình bệnh tật là nội dung hết sức quan trọng trong 
y tế. Một mặt, nó phản ánh tình hình sức khỏe và đời sống 
kinh tế - xã hội của người dân, mặt khác có ảnh hưởng lớn 
đến tổ chức và hoạt động của hệ thống y tế [4]. Mô hình 
bệnh tật tại cộng đồng có liên quan rất nhiều đến hoạt 
động dự phòng và hệ thống y tế cơ sở [3]. Đến nay đã có 
rất nhiều nghiên cứu về mô hình, cơ cấu bệnh tật, tình hình 
sức khoẻ, các yếu tố vệ sinh môi trường và các giải pháp 
khắc phục ở những khu vực và nhóm dân cư khác nhau 
trên phạm vi cả nước. Kết quả nghiên cứu đã có những 
đóng góp khoa học và thực tiễn có giá trị, góp phần đề ra 
các biện pháp khả thi để cải thiện môi trường và nâng cao 
sức khoẻ cộng đồng. Kết quả nghiên cứu mô hình bệnh 
tật của cộng đồng dân cư khu vực ven biển miền Bắc cho 
thấy, mô hình bệnh tật của cộng đồng dân cư khu ven biển 
miền Bắc về cơ bản là cấu trúc bệnh tật của các nước đang 
phát triển, bệnh truyền nhiễm vẫn chiếm ưu thế, trong khi 
đó các bệnh không lây có xu hướng gia tăng [5]. Kết quả 
điều tra cho thấy, các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao 
hơn các bệnh không truyền nhiễm. Bệnh có tỷ lệ mắc cao 
nhất là bệnh đường hô hấp (44,7%) và bệnh lây truyền qua 
đường tiêu hoá (20,2%). Mô hình bệnh tật này cũng là mô 
hình bệnh tật chung của khu vực miền Bắc. Theo Viện Vệ 
sinh Dịch tễ Trung ương, các bệnh truyền nhiễm ở miền 
Bắc phổ biến nhất là bệnh đường tiêu hóa, bệnh đường hô 
hấp [6]. Như vậy, trong chiến lược phát triển ngành Y tế 
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn30
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
khu vực ven biển miền Bắc vẫn cần ưu tiên các hoạt động 
dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó 
cũng cần quan tâm tới xu hướng gia tăng của các bệnh 
không lây. 
Tỷ lệ mắc bệnh của người dân trong cộng đồng dân 
cư khu vực ven biển miền Bắc là khá cao, tỷ lệ hộ gia đình 
có 1 người bị bệnh trong 4 tuần gần nhất là 76,7%, có ≥2 
người mắc bệnh là 22,3%. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh của 
nữ giới cao hơn nam giới (55,0% và 45,0%). Kết quả này 
cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Trần Đăng Khoa [2] 
và Nguyễn Tuấn Anh [7].
Về bệnh cấp tính: Các bệnh cấp tính mắc phải trong 
cộng đồng phải điều trị có tỷ lệ cao nhất là các nhóm 
bệnh đường hô hấp và bệnh đường tiêu hóa. Hội chứng 
cảm cúm, viêm phổi viêm phế quản và tiêu chảy. Kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tình hình bệnh 
chung của toàn quốc (2014) [8] và Lê Sỹ Cẩn (2007): 
bệnh phổ biến tại cộng đồng người Jarai, Bahnar là bệnh 
hô hấp và tiêu hóa - tiêu chảy [9]. Tác giả Nguyễn Tuấn 
Anh (2013) cũng cho rằng bệnh đường hô hấp và bệnh 
đường tiêu hóa là hai bệnh phổ biến nhất [6].
Về bệnh mạn tính: Các bệnh mạn tính mắc phải 
trong cộng đồng phải điều trị có tỷ lệ cao nhất là bệnh 
dạ dày chiếm (6,3%), bệnh xương khớp (6,1%), bệnh 
tim mạch (2,5%) và bệnh thần kinh (2,4%). Kết quả của 
chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn 
Phục Quốc [10].
KẾT LUẬN
Tình trạng mắc bệnh của người dân tại cộng đồng khá 
cao, tỷ lệ hộ gia đình khu vực ven biển miền Bắc có ít nhất 
1 người bị bệnh trong tháng là 76,7%. Bệnh lý mắc phải 
chủ yếu là bệnh truyền nhiễm, các bệnh lý khác chiếm 
tỷ lệ thấp. Tỷ lệ bị bệnh cao nhất ở nhóm trẻ em dưới 10 
tuổi (27,4%), ở nhóm 10 - 19 tuổi (18,2%) và nhóm trên 
60 tuổi (13,4%). Các bệnh cấp tính hay mắc chủ yếu tại 
cộng đồng khu vực ven biển miền Bắc cần phải điều trị 
là hội chứng cảm cúm (5,8%), viêm phổi - viêm phế quản 
(5,5%) và tiêu chảy (4,7%). Các bệnh mạn tính phải điều 
trị tại cộng đồng có tỷ lệ cao nhất là bệnh dạ dày (6,3%) 
và các bệnh xương khớp (6,1%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2018), “Nghị quyết 36 về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 
2045”.
2. Bộ Y tế (2012), “Atlas các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam giai đoạn 2000-2011, Nhà xuất bản Y học, 2012.
3. Trần Đăng Khoa (2013) “Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ 
khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009-2011”, Luận án tiến sĩ y học, Trường 
Đại học Y tế Công cộng.
4. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (2012), “Tình hình bệnh dịch mới và tái nổi ở Việt Nam, 2000-2011”, Báo cáo 
toàn văn, Hội nghị Khoa học toàn quốc, Hội Y tế công cộng Việt Nam lần thứ 8, 10/2012, Hà Nội; 1-31.
5. Nguyễn Tuấn Anh (2013), Thực trạng nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh ở một số xã/ 
phường của Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân Y
6. Bộ Y tế (2014), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế 2014.
7. Lê Sỹ Cẩn (2007), Thực trạng nhu cầu khám chữa bệnh của người Jarai, Bahnar và khả năng đáp ứng của Y tế 
một số xã tỉnh Gia Lai. Luận văn Thạc sĩ Y học. Học viện Quân Y. 
8. Nguyễn Phục Quốc (2009), Báo cáo kết quả Dự án “Điều tra cơ cấu bệnh tật, điều kiện vệ sinh môi trường, tập 
quán sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; đề xuất các biện pháp về y học nhằm cải thiện môi trường sống, 
nâng cao sức khỏe, góp phần ổn định an ninh chính trị”.
9. WHO (2008). Health situation and trend. Geneva – 2008.
10. WHO (2010) – Western Pacific Country Health information Profiles: 2010 Revision.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_dac_diem_benh_tat_cong_dong_dan_cu_5_tinh_ven_bien_mi.pdf