Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiềm soát đau cho bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa nội 4 nội trú bệnh viện ung bướu TP HCM

Mục tiêu: Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiểm soát đau cho bệnh nhân ung thư tại khoa Nội 4 nội trú Bệnh viện Ung bướu TPHCM Phương pháp: Báo cáo loạt ca những bệnh nhân tại khoa Nội 4, được nhập nội trú để tiếp tục điều trị giảm đau tại BVUB TP.HCM từ 1/12/2019 đến 30/1/2020. Kết quả: Có 30 trường hợp bệnh nhân ung thư được khảo sát, trong đó 6 nam và 24 nữ. Tuổi trung vị là 51 (từ 25 tới 70 tuổi). Ung thư vú chiếm 15 trường hợp (50%). Bệnh lý ung thư giai đoạn IV có đến 43.3%, giai đoạn III có 8%. Vị trí di căn trong các trường hợp ung thư giai đoạn IV, tỉ lệ nhiều nhất quan sát được là xương (40%) và gan (30%). 50% bệnh nhân được điều trị phẫu thuật trước đó, 23.3% được xạ trị, và 90.1% được hoá trị. Có 4 trường hợp ghi nhận đang mắc các bệnh mạn tính kèm theo, và 1 trường hợp mắc cả 3 bệnh cùng lúc, bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường và viêm gan siêu vi B. Vị trí đau thường gặp nhất là đau thân và tại bướu nguyên phát, đa số là bướu vú (93.3%). Khi nhập viện, các bệnh nhân chủ yếu đau mức độ nặng (từ 7-10 điểm theo thang điểm đánh giá đau), chiếm 66.7%. Sau khi được điều trị giảm đau tại nội trú và đánh giá theo thang điểm PMI của WHO, 93.3% nhận được điều trị giảm đau thích hợp sau 24 giờ, 6.7% được điều trị giảm đau chưa thích hợp. Sau 7 ngày, 96.67% được giảm đau thoả đáng. 1 bệnh nhân đã được chuyển điều trị ngoại trú trước thời điểm 7 ngày. Tuy nhiên, đánh giá chủ quan mức độ hài lòng của bệnh nhân sau 7 ngày điều trị, có 26.67% chưa hài lòng với điều trị hiện tại. Kết luận: Hầu hết các bệnh nhân ung thư đều phải chịu đau đớn. Cơn đau là trải nghiệm phức tạp, ảnh hưởng đến cả thể chất, tinh thần, tâm lý, làm giảm trầm trọng chất lượng sống của bệnh nhân. Kết quả bước đầu cho thấy việc điều trị giảm đau có hiệu quả, giúp phần lớn bệnh nhân cải thiện triệu chứng sau 7 ngày điều trị nội trú

Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiềm soát đau cho bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa nội 4 nội trú bệnh viện ung bướu TP HCM trang 1

Trang 1

Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiềm soát đau cho bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa nội 4 nội trú bệnh viện ung bướu TP HCM trang 2

Trang 2

Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiềm soát đau cho bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa nội 4 nội trú bệnh viện ung bướu TP HCM trang 3

Trang 3

Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiềm soát đau cho bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa nội 4 nội trú bệnh viện ung bướu TP HCM trang 4

Trang 4

Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiềm soát đau cho bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa nội 4 nội trú bệnh viện ung bướu TP HCM trang 5

Trang 5

Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiềm soát đau cho bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa nội 4 nội trú bệnh viện ung bướu TP HCM trang 6

Trang 6

Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiềm soát đau cho bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa nội 4 nội trú bệnh viện ung bướu TP HCM trang 7

Trang 7

Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiềm soát đau cho bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa nội 4 nội trú bệnh viện ung bướu TP HCM trang 8

Trang 8

Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiềm soát đau cho bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa nội 4 nội trú bệnh viện ung bướu TP HCM trang 9

Trang 9

Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiềm soát đau cho bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa nội 4 nội trú bệnh viện ung bướu TP HCM trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang minhkhanh 9540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiềm soát đau cho bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa nội 4 nội trú bệnh viện ung bướu TP HCM", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiềm soát đau cho bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa nội 4 nội trú bệnh viện ung bướu TP HCM

Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiềm soát đau cho bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa nội 4 nội trú bệnh viện ung bướu TP HCM
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 470 
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ VÀ HIỆU QUẢ KIỀM SOÁT ĐAU 
CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI 4 NỘI TRÚ 
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HCM 
TRẦN NGUYÊN HÀ1, PHAN THỊ HỒNG ĐỨC2, NGUYỄN HOÀNG QÚY3, 
LƯƠNG HOÀNG TIÊN4, HỨA HOÀNG TIẾN LỘC4, HỒ HOÀNG NGÂN TÂM4 
Địa chỉ liên hệ: Trần Nguyên Hà 
Email: hatrannguyen6@gmail.com 
Ngày nhận bài: 12/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 BSCKII. Trưởng Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
2 TS.BS. Phó Trưởng Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
 Chủ nhiệm bộ môn Ung Bướu Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 
3 TS.BS. Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
4 BS. Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo GLOBOCAN 2018, ở Việt Nam 2018 có 
164.671 ca ung thư mới và 114.871 ca tử vong vì 
ung thư và hơn 300.000 bệnh nhân đang sống 
chung với ung thư. Hầu hết các bệnh nhân ung thư 
đều phải chịu đau đớn, có thể do bản thân căn bệnh 
ung thư, cũng có thể do điều trị (phẫu thuật, hóa trị, 
xạ trị). Cơn đau là trải nghiệm phức tạp, ảnh hưởng 
đến cả thể chất, tinh thần, tâm lý, làm giảm trầm 
trọng chất lượng sống của bệnh nhân. Có khoảng 
5% - 10% bệnh nhân ung thư có cơn đau mạn tính 
Mục tiêu: Đánh giá tình hình điều trị và hiệu quả kiểm soát đau cho bệnh nhân ung thư tại khoa Nội 4 
nội trú Bệnh viện Ung bướu TPHCM 
Phương pháp: Báo cáo loạt ca những bệnh nhân tại khoa Nội 4, được nhập nội trú để tiếp tục điều 
trị giảm đau tại BVUB TP.HCM từ 1/12/2019 đến 30/1/2020. 
Kết quả: Có 30 trường hợp bệnh nhân ung thư được khảo sát, trong đó 6 nam và 24 nữ. Tuổi trung vị 
là 51 (từ 25 tới 70 tuổi). Ung thư vú chiếm 15 trường hợp (50%). Bệnh lý ung thư giai đoạn IV có đến 
43.3%, giai đoạn III có 8%. Vị trí di căn trong các trường hợp ung thư giai đoạn IV, tỉ lệ nhiều nhất quan 
sát được là xương (40%) và gan (30%). 50% bệnh nhân được điều trị phẫu thuật trước đó, 23.3% được 
xạ trị, và 90.1% được hoá trị. Có 4 trường hợp ghi nhận đang mắc các bệnh mạn tính kèm theo, và 1 
trường hợp mắc cả 3 bệnh cùng lúc, bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường và viêm gan siêu vi B. Vị trí 
đau thường gặp nhất là đau thân và tại bướu nguyên phát, đa số là bướu vú (93.3%). Khi nhập viện, các 
bệnh nhân chủ yếu đau mức độ nặng (từ 7-10 điểm theo thang điểm đánh giá đau), chiếm 66.7%. Sau 
khi được điều trị giảm đau tại nội trú và đánh giá theo thang điểm PMI của WHO, 93.3% nhận được điều 
trị giảm đau thích hợp sau 24 giờ, 6.7% được điều trị giảm đau chưa thích hợp. Sau 7 ngày, 96.67% được 
giảm đau thoả đáng. 1 bệnh nhân đã được chuyển điều trị ngoại trú trước thời điểm 7 ngày. Tuy nhiên, 
đánh giá chủ quan mức độ hài lòng của bệnh nhân sau 7 ngày điều trị, có 26.67% chưa hài lòng với điều 
trị hiện tại. 
Kết luận: Hầu hết các bệnh nhân ung thư đều phải chịu đau đớn. Cơn đau là trải nghiệm phức tạp, 
ảnh hưởng đến cả thể chất, tinh thần, tâm lý, làm giảm trầm trọng chất lượng sống của bệnh nhân. Kết 
quả bước đầu cho thấy việc điều trị giảm đau có hiệu quả, giúp phần lớn bệnh nhân cải thiện triệu chứng 
sau 7 ngày điều trị nội trú. 
Từ khoá: Ung thư, đau, kiểm soát đau, nội trú. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 471 
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.1 Năm 
1996, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra thang 
điểm đánh giá cơn đau với 3 bậc giảm đau: bậc 1 
(đau nhẹ) với các thuốc giảm đau không opioid và 
các thuốc hỗ trợ, bậc 2 (đau trung bình) với thuốc 
giảm đau có opioid yếu, và bậc 3 (đau nặng) với 
thuốc giảm đau opioid mạnh. Khi thực hành thang 
điểm đau này, cơn đau có thể được điều trị ở đa số 
các bệnh nhân. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều 
hướng dẫn giúp điều trị cơn đau, nhiều bệnh nhân 
vẫn chưa được đánh giá và điều trị đau một cách 
thích hợp. Bệnh nhân thường cản trở quá trình điều 
trị đau, nguyên nhân có thể do những hiểu biết sai 
lầm về thuốc giảm đau và các tác dụng phụ, không 
tuân thủ đúng phác đồ điều trị, chưa giao tiếp tốt với 
nhân viên y tế khi cần phải cung cấp thang điểm 
đau. Những nguyên nhân khác về phía nhân viên y 
tế, đó có thể là do chưa đánh giá đúng về kiểu đau, 
mức độ đau của bệnh nhân. Theo tổng quan hệ 
thống y văn xuất bản năm 2014, sử dụng Bảng điểm 
đánh giá đau (Pain Management Index – PMI), có 
khoảng 1/3 bệnh nhân không được điều trị giảm đau 
đầy đủ. 2 Do vậy, để đạt được thành công trong điều 
trị giảm đau, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu tiến 
cứu, với mục tiêu đánh giá mức độ đau, tình hình sử 
dụng thuốc giảm đau và hiệu quả đạt được cho các 
bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Nội 4, Bệnh viện 
Ung bướu TPHCM. Kết quả của nghiên cứu là giúp 
cải thiện tình trạng kiểm soát đau, giảm thiểu tác 
dụng phụ và nâng cao chất lượng sống cho bệnh 
nhân. 
TỔNG QUAN Y VĂN 
Định nghĩa đau 
Theo International Association for the Study of 
Pain (IASP) năm 1994. 
“Là cảm giác và sự chịu đựng khó chịu gây ra 
bởi các tổn thương thực thể hay tiềm tàng, hoặc 
được mô tả như do các tổn thương đó gây ra”. Năm 
1960, Dame Cicely Saunders cùng các cộng sự đã 
đưa ra khái niệm đau tổng thể để lý giải nguồn gốc 
của cảm giác đau, bao gồm: thể chất, tinh thần, tình 
trạng xã hội, kể cả vấn đề tâm lý. Đau là triệu chứng 
phổ biến và nghiêm trọng của ung thư và nhiều loại 
bệnh lành tính nặng, tuy hiện đã có nhiều phương 
thức hiệu quả để kiểm soát đau, nhưng nhiều bệnh 
nhân vẫn chưa được kiểm soát đau đầy đủ. 
Nguyên nhân đau có thể do: [3] bệnh lý ung thư 
(xâm lấn xương, mô, thanh mạc, xâm lấn hay chèn 
ép thần kinh, co thắt cơ, loét, tăng áp lực nội sọ...), 
biến chứng của ung thư (loét tì đè, phù bạch huyết, 
nhiễm nấm...), quá trình chẩn đoán và điều trị ung 
thư (đau sau phẫu thuật, độc tính thần kinh  ... ều (7 - 10 điểm) 3 17 
p = 0.310 
Bảng 7. Tương quan giữa mức độ đau với độ tuổi 
 Độ tuổi 
Mức độ đau 18-30 31-45 46-65 >65 
Đau ít (1 - 3 điểm) 0 1 1 0 
Đau vừa (4 - 6 điểm) 0 1 5 2 
Đau nhiều (7 - 10 điểm) 1 6 10 3 
p = 0.872 
Bảng 8. Tương quan giữa mức độ đau với giai đoạn 
bệnh 
 Giai đoạn 
Mức độ đau I II III IV 
Không 
xác 
định 
Đau ít (1 - 3 điểm) 0 1 0 1 0 
Đau vừa (4 - 6 điểm) 0 0 2 3 3 
Đau nhiều (7 - 10 điểm) 0 3 6 9 2 
p = 0.340 
Bảng 9. Bậc thuốc giảm đau được sử dụng 
 N(%) 
Bậc 1 0 
Bậc 2 10 (33.33) 
Bậc 3 20 (66.67) 
Tất cả các trường hợp thuốc giảm đau bậc 2 sử 
dụng là Ultracet. Các trường hợp giảm đau bậc 3 
được sử dụng, trong đó 18 trường hợp là Morphin 
sulfat giải phóng nhanh, còn 2 trường hợp còn lại 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 480 
được dùng Morphine sulfat giải phóng chậm (MS 
Contin). 
Bảng 10. Điều trị sau khi nhập nội trú 
Điểm số PMI Sau 24 giờ Sau 7 ngày 
-3 0 0 
-2 0 0 
-1 2 (6.7) 0 
0 18 (60) 4 (13.3) 
1 7 (23.3) 19 (63.3) 
2 3 (10) 6 (20) 
3 0 0 
Không tính được 0 1 (3.3) 
Trong đó, 1 trường hợp không tính được PMI 
sau 7 ngày do bệnh nhân được xuất viện, chuyển 
ngoại trú tiếp tục điều trị. Như vậy, kết quả đánh giá 
điều trị giảm đau của chúng tôi dựa vào thang điểm 
PMI đã trình bày ở trên, đạt được như sau: 
 Đánh giá 
PMI Sau 24 giờ Sau 7 ngày 
Điều trị thích hợp ( PMI >= 0) 28 (93.3) 29 (96.67) 
Điều trị chưa thích hợp (PMI < 0) 2 (6.7) 0 
Không theo dõi tiếp 0 1 
Bảng 11. Tác dụng phụ khi điều trị 
Biến số n(%) 
Táo bón 15 
Tiêu chảy 1 
Buồn nôn 12 
Buồn ngủ 6 
Suy gan 0 
Suy thận 0 
Loét dạ dày 3 
Khác 1 
Trong đó ghi nhận 1 trường hợp bệnh nhân ăn 
uống kém hơn. 
Bảng 12. Mức độ hài lòng của bệnh nhân sau 
7 ngày điều trị 
Biến số N(%) 
Hoàn toàn không hài lòng 1 (3.33) 
Chưa hài lòng 8 (26.67) 
Hài lòng 20 (66.67) 
Rất hài lòng 0 
Không ghi nhận 1 (3.33) 
Chúng tôi dựa vào đánh giá của bản thân người 
bệnh sau khi được điều trị giảm đau ở nội trú sau 7 
ngày. 
BÀN LUẬN 
Việc đánh giá và điều trị đau cho bệnh nhân 
ung thư là một vấn đề thường gặp trên lâm sàng, tuy 
không mang vai trò chính trong kế hoạch điều trị, 
nhưng nó có đóng góp vai trò trong đảm bảo chất 
lượng cuộc sống và việc tuân thủ điều trị của bệnh 
nhân, đồng thời, nếu bệnh nhân được điều trị đau 
thích hợp, cơn đau có thể không làm trì hoãn việc 
điều trị đặc hiệu. Trên lâm sàng, việc đánh giá đau 
chính xác thường gặp nhiều khó khăn do chủ yếu 
dựa vào cảm nhận của bệnh nhân, ngoài ra còn các 
yếu tố khác khó xác định như cảm xúc, tinh thần, 
các yếu tố tâm lý, xã hội dẫn đến việc điều trị chưa 
được phù hợp, không mang lại hiệu quả cao nhất. 
Nghiên cứu này hướng tới đánh giá điều trị giảm 
đau của bệnh nhân nhập nội trú tại khoa Nội 4 nhằm 
xác định các yếu tố cụ thể hơn ảnh hường đến quá 
trình điều trị đau như các nguyên nhân gây đau, kiểu 
đau, các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau, từ đó 
làm căn cứ lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân hiệu 
quả hơn. 
Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên 
đánh giá hiệu quả điều trị giảm đau của bệnh nhân 
nhập nội trú tại khoa Nội 4 Bệnh viện Ung bướu TP 
HCM. Với những kết quả phân tích bước đầu trong 
nghiên cứu này nhằm hướng tới một nghiên cứu với 
cỡ mẫu lớn hơn và phân tích dưới nhóm bệnh lý ung 
thư cụ thể. Trong phần kế tiếp chúng tôi đưa ra một 
số nhận định ban đầu. 
Việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu dựa trên 
toàn bộ các đối tượng đang sử dụng thuốc giảm đau 
trong thời gian từ 01/12/2019 đến 30/1/2020, có 
76.7% số bệnh nhân có sử dụng thuốc giảm đau, mà 
trong đó 30% bệnh nhân đã được điều trị với thuốc 
giảm đau bậc 3 (Morphin Sulfat) trước khi nhập nội 
trú, tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần phải nhập viện do 
đau, phù hợp với báo cáo tỉ lệ bệnh nhân không 
được điều trị đau phù hợp có thể từ 8% - 82% [9]. 
Điều đó có thể lý giải do việc đánh giá đau chưa 
thoả đáng, chưa đầy đủ tất cả các yếu tố ảnh hưởng 
đến cơn đau, cũng có thể do bệnh ung thư tiếp tục 
tiến triển, và do tình trạng dung nạp thuốc của mỗi 
cá thể. Một số bệnh nhân còn không tuân thủ điều trị 
(do sợ độc tính của thuốc, hội chứng sợ morphin)[10]. 
Tại nghiên cứu trên, số lượng bệnh nhân nữ có 
tình trạng đau cao hơn nam giới (80% và 20%), một 
phần do nghiên cứu được thực hiện trên nữ giới 
nhiều hơn do ở khoa nội 4, ung thư vú chiếm tỉ lệ 
lớn hơn so với các bệnh ung thư khác. Tuy nhiên, 
theo một nghiên cứu lớn được thực hiện ở Na Uy 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 481 
bởi tác giả Valeberg tỷ lệ đau ở bệnh nhân nữ cao 
hơn bệnh nhân nam ở cả người mắc bệnh ung thư 
và không ung thư, ngoài ra, một nghiên cứu khác 
được thực hiện ở Mỹ, do tác giả Reyes-Gibby thực 
hiện trên những bệnh nhân ung thư trên 50 tuổi ở 
Mỹ cho thấy bệnh nhân nữ thường gặp triệu chứng 
đau, chóng mặt và suy sụp hơn bệnh nhân nam và 
được lý giải tình trạng tăng đáp ứng viêm ở nữ giới 
là do nồng độ estrogen cao đã được đề cập [10]. 
Về độ tuổi, trong nhóm bệnh nhân chúng tôi 
quan sát được, tập trung ở độ tuổi 31 - 45 (26.7%) 
và 46 - 65 (53.3%), do ở người trưởng thành, tỉ lệ 
mắc ung thư cao nhất cũng nằm ở nhóm tuổi này. 
So sánh với độ tuổi mắc bệnh ung thư ở những 
nghiên cứu khác: một nghiên cứu ở Anh từ 
2014 - 2016 cho thấy độ tuổi thường mắc bệnh ung 
thư nhất là 55 - 59 tuổi, một nghiên cứu khác của 
Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ, cho thấy 25% bệnh 
nhân ung thư ở độ tuổi 65 - 74 [11]. Nghiên cứu của 
chúng tôi có độ tuổi trung bình thấp hơn, có thể do 
sự giới hạn về cỡ mẫu nghiên cứu, cũng như giới 
hạn về mặt bệnh ung thư được điều trị tại khoa. 
Giai đoạn chủ yếu của các bệnh nhân trong 
nghiên cứu là giai đoạn III (chiếm 26.7%) và giai 
đoạn IV (chiếm 43.3%), tương ứng với số bệnh nhân 
ở giai đoạn tiến xa và di căn là 70%, cao hơn với 
phân tích gộp của các nghiên cứu về đau trong vòng 
40 năm, thực hiện năm 2007, tỉ lệ đau của các bệnh 
nhân ở giai đoạn tiến xa là 64% 16. Trong nghiên cứu 
này, 50% số bệnh nhân có tình trạng đau mắc ung 
thư vú, do đặc thù của khoa chuyên về ung thư vú 
và hệ tiêu hóa, đồng thời về mặc dịch tễ học, ung 
thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới 
(globocan 2018). Tuy nhiên, theo phân tích gộp tỉ lệ 
đau giữa các bệnh nhân mắc ung thư vú và ung thư 
hệ tiêu hóa là tương đương nhau (54% và 59%). 
Vị trí đau chủ yêu tập trung ở xương (22/30) và 
thân do tiến triển tại bướu và di căn gan (28/30). Yếu 
tố này có nhiều khác biệt với một số nghiên cứu 
khác như ở Lebannon 2018 chỉ có 40.3% bệnh nhân 
đau xương và tỉ lệ này là 11% theo nghiên cứu ở Hi 
Lạp , cho thấy cần chú ý hơn trong việc đánh giá 
đau đối với bệnh nhân di căn xương. 
Trước khi vào nội trú có 26,7% bệnh nhân đau 
vừa và 66,7% bệnh nhân đau nhiều, phù hợp với 
phân tích gộp rằng số lượng bệnh nhân trải nghiệm 
đau ở mức độ trung bình và nặng luôn chiếm hơn 
1/3, và một số nghiên cứu khác ở Hy Lạp là 70% 
trong số 134 bệnh nhân đau mức độ nặng, và châu 
Âu 56% trong 5084 bệnh nhân ung thư đau ở mức 
độ trung bình tới nặng [13]. Mức độ đau phụ thuộc 
chủ quan bệnh nhân và việc điều trị giảm đau trước 
đó như đã nêu trên. Sau khi nhập nội trú 24 giờ, 
thang điểm PMI được sử dụng để đánh giá hiệu quả 
của can thiệp giảm đau ban đầu, chỉ có 6.7% bệnh 
nhân giảm đau không thích hợp (PMI <0). Còn lại 
93.3% bệnh nhân có giảm đau sau 24 giờ được 
đánh giá. Tuy được đánh giá là giảm đau thích hợp 
(PMI 0), ở 18/30 (60%) những bệnh nhân có 
PMI = 0 sau 24 giờ, trong đó theo đánh giá chủ quan 
của bệnh nhân, vẫn chưa giảm dau được thoả đáng. 
Sau 7 ngày điều trị, đa số nhóm bệnh nhân chúng tôi 
quan sát có cải thiện về tình trạng giảm đau, chỉ có 
13.3% bệnh nhân có PMI = 0 sau 7 ngày, và không 
có trường hợp nào ghi nhận PMI <0, chứng tỏ điều 
trị giảm đau thích hợp sau 1 tuần nhập nội trú của 
bệnh nhân. 
Tuy nhiên thang điểm PMI có phần hạn chế khi 
không đánh giá cụ thể về liều của từng bậc thuốc 
giảm đau cũng như các thuốc hỗ trợ khác kèm theo. 
Nên việc điều trị cũng còn phụ thuộc vào kinh 
nghiệm của bác sĩ lâm sàng, các thang điểm phụ 
phối hợp với PMI trong thời gian tới sẽ giúp việc 
đánh giá chính xác hơn khi tiếp cận với bệnh nhân 
Bên cạnh những kết quả nêu trên, nghiên cứu 
của chúng tối còn có những hạn chế nhất định khi 
thực hiện tại riêng một khoa lâm sàng đơn trung tâm 
với số mặt bệnh giới hạn, cỡ mẫu nhỏ. Nghiên cứu 
chưa phân tích dưới nhóm dựa theo ung thư nguyên 
phát, không có hậu kiểm, và còn phụ thuộc kinh 
nghiệm của bác sĩ điều trị. Hơn nữa, nghiên cứu này 
chưa đánh giá tình trạng giảm đau khi bệnh nhân có 
các loại thuốc hỗ trợ đau khác kèm theo (corticoid, 
NSAIDS, giảm tiết, giảm co, giảm đau thần kinh). 
Ngoài ra một số yếu tố khác trong khái niệm đau 
tổng thể (total pain) như yếu tố gia đình, xã hội của 
bệnh nhân chưa được khai thác cụ thể trong nghiên 
cứu này. Các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, thực 
hiện tại đa trung tâm trong tương lai sẽ cho một cái 
nhìn cụ thể hơn về vấn đề này mà chúng tôi đang 
hướng tới. 
KẾT LUẬN 
Đây là nghiên cứu đầu tiên tại khoa nội 4 của 
bệnh viện ung bướu TP Hồ Chí Minh về đánh giá 
điều trị giảm đau trên bệnh nhân nội trú. Kết quả 
bước đầu cho thấy việc điều trị giảm đau hiệu quả, 
giúp phần lớn bệnh nhân cải thiện triệu chứng trong 
vòng 24 giờ đầu, và đạt hiệu quả tốt sau 7 ngày. 
Mặc dù còn nhiều hạn chế như đã nêu, nhưng sẽ là 
cơ sở tham khảo để thực hiện các nghiên cứu tiếp 
theo trong thời gian tới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Brown MDR, Juan D, Ramirez JD, Paul 
Farquhar-Smith P. Pain in cancer survivors. Br J 
Pain 2014; 8: 139 - 153. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 482 
2. Cleeland CS, Gonin R, Hatfield AK et al. Pain 
and its treatment in outpatientswith metastatic 
cancer. N Engl J Med 1994; 330: 592 - 596. 
3. Fallon M et al. Management of cancer pain in 
adult patients: ESMO Clinical Practice 
Guidelines†. Annals of Oncology, Volume 
29,166 - 191 
1. NCCN Guidelines Version 3.2019: Adult Cancer 
Pain 
2. Krakauer EL, Vietnam: Integrating Palliative 
Care Into HIV/AIDS and Cancer Care. 
3. Eduardo DB, Russell KP. Cancer pain - 
Assessment and management 2nd edition. 
4. Madani SP, Fateh HR, Forogh B, 
Fereshtehnejad SM, Ahadi T, Ghaboussi P, 
Bouhassira D, Raissi G, Validity and reliability of 
the persian (Farsi) version of the DN4 (Douleur 
Neuropathique 4 Questions) questionnaire for 
differential diagnosis of neuropathic from non-
neuropathic pains. 
5. Greco MT. et al. Quality of cancer pain 
management: an update of a systematic review 
of undertreatment of patients with cancer, 
Journal of Clinical Oncology, 2014, vol. 32, no. 
36, pp. 4149 - 4154 
6. Tegegn, H. G., Gebreyohannes, E. A. Cancer 
Pain Management and Pain Interference with 
Daily Functioning among Cancer Patients in 
Gondar University Hospital. Pain research & 
management, 2017, 5698640. 
doi:10.1155/2017/5698640 
7. Hamieh, N. M., Akel, R., Anouti, B., Traboulsi, 
C., Makki, I., Hamieh, L., & Tfayli, A. Cancer-
Related Pain: Prevalence, Severity and 
Management in a Tertiary Care Center in the 
Middle East. APJCP, 2018, 19(3), 769 - 775. 
8. Siegel RL, Miller KD, Jemal A. Cancer statistics. 
CA Cancer J Clin. 2019, 7 - 34. 
9. Couceiro TCM, et al. Prevalence of neuropathic 
pain in patients with cancer. BrJP 2018 July 
10. van den Beuken-van Everdingen M.H.J. et al. 
Prevalence of pain in patients with cancer: a 
systematic review of the past 40 years. Annals of 
Oncology, Volume 18, Issue 9, 1437 - 1449 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 483 
ABSTRACT 
Evaluating pain management for cancer inpatients in medical oncology department 4, ho chi minh city 
oncology hospital 
Purpose: To evaluate the treatment for cancer-related pain and its effectiveness for inpatients 
Patients and Method: This is a case series study on 30 patients who were diagnosed with cancer, to be 
admitted to Medical Oncology Department 4, HCMC Oncology Hospital from December 1st, 2019 to January 
30th, 2020. 
Results: Out of 30 patients, there were 6 males and 24 females. The median age was 51 (range 25-70 
years). Breast cancer consisted of 15 cases (50%). Stage 4 cancer diseases were 43.3%, and stage 3 
diseases were 8%. We found that 40% cases already had bone metastasis, and 30% had liver metastasis. 50% 
of patients received surgery before, 23.3% received radiotherapy, and 90.1% received chemotherapy. There 
were 4 cases in which patients had other chronic diseases alongside cancer. 1 patient had 3 different diseases 
at the same time, which were diabetes, hypertension and hepatitis B. The pain positions mostly were at the 
primary tumour (93.3% breast tumors). When admitted, 66.7% of patients were in severe pain (scaling from 7 
to 10 grades of the pain ladder). After receiving pain management and evaluating treatment base on WHO’s 
PMI, 93.3% of cases received adequate treatment after 24 hours, leaving only 6.7% with inadequate treatment. 
Re-evaluating after 7 days resulted in 96.67% of adequate treatment. 1 patient was admitted to outpatient care 
before the duration of 7 days. Nevertheless,, when being interviewed about subjective satisfaction after 
receiving treatment, 26.67% of patients were still not pleased. 
Conclusion: Most cancer patients are in pain. Pain is a complicated experience, which negatively impacts 
the physical, psychological, spiritual, and quality of life of the patients. The first results show that pain 
management is effective, improves symptoms and relieves pain in most of the inpatients after 7 days of 
treatment. 
Keywords: Cancer, pain, pain management, inpatient. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tinh_hinh_dieu_tri_va_hieu_qua_kiem_soat_dau_cho_be.pdf