Tương quan của hình ảnh cộng hưởng từ với triệu chứng lâm sàng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Ngay cả trong thời đại ngày nay, một trong những

triệu chứng phổ biến nhất mà các nhà khoa học gặp

phải là đau lưng, với khoảng 80% dân số gặp phải

chịu đựng nó trong suốt cuộc đời [1]. Đau thắt lưng

do nhiều nguyên nhân như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa

cột sống, do những thay đổi liên quan đến tuổi tác, hẹp

ống sống, chấn thương, khối u, nhiễm trùng. Thoát vị

đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp trong số những

nguyên nhân gây đau thắt lưng [2]. Tình trạng thoát vị

đĩa đệm thắt lưng có thể không có triệu chứng ở một số

bệnh nhân nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng

đến rễ thần kinh cột sống ở những bệnh nhân khác.

Chụp cộng hưởng từ được coi là phương pháp có giá

trị “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm,

cho phép loại trừ các tổn thương bên trong tủy sống.

Tuy nhiên vấn đề được đặt ra là, các tổn thương trên

hình ảnh cộng hưởng từ có tương quan với triệu chứng

lâm sàng của bệnh nhân không [3]. Chúng tôi tiến hành

nghiên cứu này, nhằm đánh giá mối tương quan giữa

các đặc điểm lâm sàng của thoát vị đĩa đệm và kết quả

chụp cộng hưởng từ có đối chiếu với phẫu thuật.

Tương quan của hình ảnh cộng hưởng từ với triệu chứng lâm sàng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trang 1

Trang 1

Tương quan của hình ảnh cộng hưởng từ với triệu chứng lâm sàng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trang 2

Trang 2

Tương quan của hình ảnh cộng hưởng từ với triệu chứng lâm sàng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trang 3

Trang 3

Tương quan của hình ảnh cộng hưởng từ với triệu chứng lâm sàng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trang 4

Trang 4

Tương quan của hình ảnh cộng hưởng từ với triệu chứng lâm sàng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trang 5

Trang 5

Tương quan của hình ảnh cộng hưởng từ với triệu chứng lâm sàng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 5560
Bạn đang xem tài liệu "Tương quan của hình ảnh cộng hưởng từ với triệu chứng lâm sàng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tương quan của hình ảnh cộng hưởng từ với triệu chứng lâm sàng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Tương quan của hình ảnh cộng hưởng từ với triệu chứng lâm sàng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 67
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
SUMMARY
TƯƠNG QUAN CỦA HÌNH ẢNH CỘNG 
HƯỞNG TỪ VỚI TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 
CỦA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG 
THẮT LƯNG 
Correlation of magnetic resonance Imaging with 
clinical symptoms in disc herniation
Lê Thị Hoàng Liên*, Phạm Minh Thông**, Trần Anh Tuấn***
* Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào 
Cai, Bộ môn Chẩn đoán hình 
ảnh, Trường Đại học Y Hà Nội.
** Bệnh viện Bạch Mai, Bộ 
môn Chẩn đoán hình ảnh, 
Trường Đại học Y Hà Nội
*** Bệnh viện Bạch Mai
Abtracts: Retrospective study of patients diagnosed with clinical 
disc herniation and magnetic resonance and had surgery at the Orthopedic 
and Spinal Trauma Department, Bach Mai Hospital.
Results: 29.5% of patients in this study involved L5 - S1 disc 
herniation and 45.5% of patients with L4 - L5 disc herniation. Spinal 
Syndrome, Nerve Root Syndrome and Sensory Disorders are the most 
common symptoms. Nutritional disorders and sphincter disorders are 
found in posterior disc herniations and in the graft holes, in the L4-L5 
and L5-S1 layers. Magnetic resonance is of high value in the diagnosis of 
lumbar spinal disc hernias and hernias, in diagnosing hernias, sensitivity 
from 97.9 %% - 100%, specificity from 98.1% - 100% accuracy from 
98.2% - 100%; In the diagnosis of a specific herniation layer, the 
sensitivity ranges from 95.5% - 100%, the specificity is 90% - 100%, the 
accuracy is 94.2% - 100%.
Conclusion: In our study, correlation in shown between clinical 
findings and MRI results. The most common clinical symptoms are spinal 
syndrome and nerve root syndrome. Disc herniation often protrusions, 
herniated backwards and in the L4-L5 layer.
Magnetic resonance is of high value in diagnosing types and layer 
lumbar spinal disc hernias with accuracy from 94.2%-100%.
Key words: Disc degeneration, Disc herniation, Magnetic 
resonance imaging
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202068
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngay cả trong thời đại ngày nay, một trong những 
triệu chứng phổ biến nhất mà các nhà khoa học gặp 
phải là đau lưng, với khoảng 80% dân số gặp phải 
chịu đựng nó trong suốt cuộc đời [1]. Đau thắt lưng 
do nhiều nguyên nhân như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa 
cột sống, do những thay đổi liên quan đến tuổi tác, hẹp 
ống sống, chấn thương, khối u, nhiễm trùng. Thoát vị 
đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp trong số những 
nguyên nhân gây đau thắt lưng [2]. Tình trạng thoát vị 
đĩa đệm thắt lưng có thể không có triệu chứng ở một số 
bệnh nhân nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng 
đến rễ thần kinh cột sống ở những bệnh nhân khác. 
Chụp cộng hưởng từ được coi là phương pháp có giá 
trị “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, 
cho phép loại trừ các tổn thương bên trong tủy sống. 
Tuy nhiên vấn đề được đặt ra là, các tổn thương trên 
hình ảnh cộng hưởng từ có tương quan với triệu chứng 
lâm sàng của bệnh nhân không [3]. Chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu này, nhằm đánh giá mối tương quan giữa 
các đặc điểm lâm sàng của thoát vị đĩa đệm và kết quả 
chụp cộng hưởng từ có đối chiếu với phẫu thuật.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu này chọn những bệnh nhân được chẩn 
đoán thoát vị đĩa đệm trên lâm sàng và cộng hưởng từ 
và được phẫu thuật tại khoa Chấn thương chỉnh hình 
và cột sống, bệnh viện Bạch Mai, thời gian từ tháng 
8/2019 đến tháng 6/2020. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh 
nhân chẩn đoán TVĐĐ trên lâm sàng nhưng không 
thấy hình ảnh TVĐĐ trên CHT; Bệnh nhân có hình ảnh 
TVĐĐ trên CHT nhưng không có chỉ định phẫu thuật; 
Bệnh nhân TVĐĐ do chấn thương và có bệnh lý kết 
hợp như: lao cột sống, ung thư cột sống, u bao rễ thần 
kinh Tất cả các bệnh nhân được khám lâm sàng kỹ 
lưỡng, về dấu hiệu rễ thần kinh, cảm giác da.. và được 
kiểm tra bằng máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla. Các 
tổn thương được phân tích là các loại thoát vị: thể lồi, 
thể đẩy, thể di trú, chèn ép rễ thần kinh, hẹp ống sống 
Theo dõi 52 trường hợp chụp CHT có hình ảnh TVĐĐ 
có chèn ép rễ thần kinh được phẫu thuật.
III. KẾT QUẢ
Nhóm tuổi phổ biến nhất bị ảnh hưởng là từ trên 
40 tuổi với tỷ lệ 84.6%. Bệnh nhân nữ bị ảnh hưởng 
nhiều hơn bệnh nhân nam với 28 trường hợp được 
ghi nhận trong số 52 (53.8%). Thoát vị đĩa đệm thể lồi 
chiếm tỷ lệ cao nhất với 41.1%%, thể di trú ít gặp với tỷ 
lệ 8%. Thoát vị đĩa đệm loại ra sau chiếm đa số với tỷ 
lệ 57.1%; Thoát vị bên trong lỗ ghép gặp 10.8%. Trong 
những bệnh nhân nghiên cứu, không gặp trường hợp 
nào thoát vị đĩa đệm ngoài lỗ ghép (Bảng 1).
Bảng 1. Phân loại thoát vị đĩa đệm theo vị trí
Phân loại TVĐĐ Số đĩa đệm Tỷ lệ % 
Ra sau 64 57.1
Ra trước 14 12.5
Trong lỗ ghép 12 10.8
Ngoài lỗ ghép 0 0
Thân đốt sống 22 19.6
Tổng số 112 100
Tầng thoát vị đĩa đệm hay gặp nhất là L4-L5 và 
L5-S1 với tỷ lệ lần lượt là 45.5% và 29.5%; Thoát vị đĩa 
đệm ở tầng L2-L3 ít gặp với tỷ lệ 4.5%; Trong nghiên 
cứu, không gặp thoát vị đĩa đệm ở tầng L1-L2 (Bảng 2).
Bảng 2. Tầng TVĐĐ theo vị trí cụ thể 
Vị trí TVĐĐ Số đĩa đệm Tỷ lệ %
L1 – L2 0 0
L2 – L3 5 4.5
L3 – L4 23 20.5
L4 – L5 51 45.5
L5 – S1 33 29.5
Tổng số 112 100
Về dấu hiệu lâm sàng, dấu hiệu đau thắt lưng 
thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 96.2%, các dấu hiệu rối 
loạn cảm giác, dấu hiệu kích thích rễ (Lasègue, Valeix, 
chuông bấm) gặp với tỷ lệ lần lượt là 65.4%, 75%, 57.7% 
và 59.6%, dấu hiệu yếu chân, teo chân và rối loạn cơ 
tròn hiếm gặp, với tỷ lệ lần lượt là 13.5%, 3.8% và 5.8%
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 69
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3. Dấu hiệu lâm sàng 
Triệu chứng Số 
bệnh 
nhân
Tỷ lệ %
Đau thắt lưng 50 96.2
Rối loạn 
cảm giác
Tê 31 59.6
Buốt 3 5.8
Tổng số 34 65.4
Yếu chân Hai chân 5 9.6
Chân phải 1 1.9
Chân trái 1 1.9
Tổng số 7 13.5
Teo chân Hai chân 0 0
Chân phải 1 1.9
Chân trái 1 1.9
Tổng số 2 3.8
Rối loạn cơ tròn 3 5.8
Lasègue 39 75
Valeix 30 57.7
Chuông bấm 31 59.6
Tổng số 52 100
Đối chiếu triệu chứng lâm sàng với phân loại thoát 
vị đĩa đệm, hội chứng rễ thần kinh gặp ở thể thoát vị 
ra sau và thoát vị trong lỗ ghép với tỷ lệ cao lần lượt 
83.8% và 72.2%, hội chứng rối loạn dinh dưỡng và rối 
loạn cơ tròn không gặp ở thể thoát vị đĩa đệm ra trước 
và thoát vị thân đốt sống.
Bảng 4. Đối chiếu triệu chứng lâm sàng với phân 
loại thoát vị đĩa đệm theo vị trí.
Dấu hiệu 
lâm sàng
Phân loại thoát vị theo vị trí
Ra trước
(n=14)
Ra sau
(n=64)
Trong lỗ 
ghép
(n=12)
TV thân 
ĐS
(n=22)
BN % BN % BN % BN %
HC cột 
sống
14 100 60 93.8 11 91.7 22 100
HC rễ TK 2 14.3 53 82.9 8 66.7 9 40.9
RL cảm 
giác
8 57.1 40 62.5 6 50 9 40.9
Yếu chân 0 0 5 7.8 2 16.7 0 0
RL dinh 
dưỡng
0 0 3 4.7 1 8.3 0 0
RL cơ tròn 0 0 2 3.1 1 8.3 0 0
Hình 4.3. Thoát vị thể đẩy L4-L5. a: T2W-
Sagital. B: T2W Axial
(BN Phạm Thị H. Mã bệnh án: 200013498. Mã lưu 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202070
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
trữ: M48/209)
Đối chiếu cộng hưởng từ với phẫu thuật, cộng 
hưởng từ có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao trong chẩn 
đoán thể thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, độ nhạy 
từ 97.9%% - 100%, độ đặc hiệu từ 98.1% - 100%, độ 
chính xác từ 98.2% - 100%.
Bảng 5. Đối chiếu thể thoát vị 
trên CHT với PT
Thể thoát vị trên CHT
+
Phẫu thuật Tổng số
-
Thể lồi
+ 46 0 46
- 1 65 66
Tổng số 47 65 112
Thể đẩy + 35 0 35
- 0 77 77
Tổng số 35 77 112
TV di trú + 7 2 9
- 0 103 103
Tổng số 7 105 112
Giá trị của CHT trong chẩn đoán tầng thoát vị đĩa 
đệm cụ thể rất cao, với độ nhạy từ 95.5% - 100%, độ 
đặc hiệu từ 90% - 100%, độ chính xác từ 94.2% - 100%.
Bảng 6. Đối chiếu vị trí tầng TVĐ 
cụ thể giữa CHT và PT
Vị trí CHT
+
Phẫu thuật Tổng 
số
L2-L3
+ 4 1 5
- 0 47 47
Tổng số 4 48 52
L3-L4
+ 21 2 23
- 1 28 29
Tổng số 22 30 52
L4-L5
+ 51 0 51
- 0 1 1
Tổng số 51 1 52
L5-S1
+ 31 2 33
- 1 18 19
Tổng số 32 20 52
IV. BÀN LUẬN
Triệu chứng hay gặp nhất của thoát vị đĩa đệm 
cột sống thắt lưng là đau lưng và hội chứng đau rễ thần 
kinh với tỷ lệ 96.2% và 75%. Daneyemez M, Sali A và 
Kahraman S, khi nghiên cứu 1072 bệnh nhân phẫu 
thuật thoát vị đĩa đệm cũng thấy: đa số bệnh nhân có 
hội chứng đau rễ thần kinh chiếm tỷ lệ 90,39% và đau 
vùng thắt lưng chiếm tỷ lệ 86,07% [4]. Dấu hiệu teo cơ 
chúng tôi gặp ở 2 bệnh nhân trong tổng số 52 bệnh 
nhân nghiên cứu, trong đó có 1 bệnh nhân teo chân 
bên phải và 1 bệnh nhân teo chân bên trái. Teo cơ do 
nhiều nguyên nhân gây nên như: đau hạn chế vận động 
dẫn đến teo cơ, bại liệt dẫn đến teo cơ, và thường gặp 
ở những bệnh nhân diễn biến kéo dài, là tổn thương 
khó hồi phục. Dấu hiệu rối loạn cơ tròn chúng tôi gặp 
ở 3 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 5.8%, với biểu hiện là bí 
tiểu. Các biểu hiện của rối loạn cơ tròn gồm có: bí tiểu 
hoàn toàn (bệnh nhân không đi tiểu được dù trong bàng 
quang chứa đầy nước tiểu, những bệnh nhân này cần 
được đặt sonde bàng quang), bí tiểu không hoàn toàn 
(bệnh nhân tiểu tiện khó khăn, khi đi tiểu phải rặn nhiều, 
nước tiểu nhỏ giọt) và tiểu tiện không tự chủ (nước tiểu 
rỉ ra thụ động do liệt cơ thắt bàng quang). 
Phần lớn các TVĐĐ thắt lưng xảy ra ở hai tầng cuối 
là L4-L5 và L5-S1, nhất là đĩa đệm L4-L5 [5], [6]. Do tư thế 
đứng thẳng của con người, hai đĩa đệm thắt lưng cuối nằm 
ở vùng bản lề hoạt động chủ yếu của cột sống, thường 
xuyên phải chịu tải trọng cao nhất kể cả sức ép cân đối hay 
không cân đối và ở trạng thái tĩnh hay động. Một số tư thế 
vận động không cân đối hoặc mang thêm vật nặng sẽ đẩy 
nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm, là cơ sở cho sự phát 
sinh thoát vị đĩa đệm ở hai đĩa đệm này [7], [8].
Hội chứng cột sống gặp ở các thể thoát vị với tỷ 
lệ 94-100%. Hội chứng rễ thần kinh hay gặp ở thể thoát 
vị ra sau và thoát vị trong lỗ ghép với tỷ lệ lần lượt là 
83.8% và 72.2%. Dấu hiệu teo cơ và rối loạn cơ tròn 
không gặp ở thể thoát vị đĩa đệm ra trước và thoát vị 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 71
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
vào thân đốt sống. Thoát vị đĩa đệm ra trước và thoát 
vị vào thân đốt sống, bệnh nhân thường không có triệu 
chứng do nhân nhày thoát ra không chèn ép vào thần 
kinh và tủy sống. 
Cộng hưởng từ có giá trị cao trong chẩn đoán thể 
thoát vị và tầng thoát vị đĩa đệm cụ thể, với độ nhạy và 
độ đặc hiệu từ 94.2% - 100%. Theo Trần Trung (2008) 
9, độ nhạy và độ đặc hiệu của cộng hưởng từ trong 
chẩn đoán mức độ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 
từ 91% – 100%; trong chẩn đoán tầng thoát vị L4-L5, 
độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu 91.7%, trong chẩn đoán 
tầng thoát vị L5-S1, độ nhạy là 98%, độ đặc hiệu 91.1%.
V. KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mối tương quan 
được thể hiện giữa các phát hiện lâm sàng và kết quả 
MRI. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là hội chứng cột 
sống và hội chứng rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm hay 
gặp thể lồi, thoát vị ra sau và ở tầng L4-L5. 
Cộng hưởng từ có giá trị cao trong chẩn đoán thể 
thoát vị và tầng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng với 
độ chính xác từ 94.2% - 100%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Olmarker K, Rydevik B. Pathophysiology of sciatica. Vol 221991.
2. Frymoyer JW, Pope MH, Clements JH, et al. Risk factors in low-back pain. An epidemiological survey J Bone 
Joint Surg Am. 1983;65.
3. Buirski G, Silberstein M. The symptomatic lumbar disc in patients with lowback pain. Magnetic resonance 
imaging appearances in both a symptomatic and control population. Spine (Phila Pa 1976) 1993;18:1808 - 
1811.
4. D F, P M, H BM, Guy. Intradural lumbar disk hernias. A propos of 6 cases and review of the literature 
Neurochirurgie,. 1997;43:142-147.
5. J.S R. Degenerative diseases of the spine. Syllabus, diseases of the brain, head and neck, spine Davos 
Editors by Schulthess, Zollikofer Springer. 2000:183-188.
6. Modic M.T, Masaryk TJ, Booumphrey F. Lumbar herniated disk desease and canal stenosis: prospective 
evaluation by surface coil MR, CT, and myelography. Radiology 1986;7:709-717.
7. Lê Xuân Trung. Thoát vị đĩa đệm cột sống In: Thần kinh học lâm sàng. Nhà xuất bản Y học; 1995.
8. Aguila LA, Piraino DW, Modic MT, et al. The intranuclear cleft of the intervertebral disk in magnetic resonance 
imaging. Vol 1561985.
9. Trần Trung. Nghiên cứu giá trị của hình ảnh cộng hưởng từ trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: 
Luận án tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội; 2008.
TÓM TẮT
Giới thiệu: Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân bao gồm thay đổi thoái hóa, hẹp ống sống, ung thư, nhiễm trùng, chấn 
thương và các quá trình viêm. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là một trong những bất thường được chẩn đoán phổ biến nhất liên quan 
đến đau thắt lưng.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202072
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu những bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm trên lâm sàng và 
cộng hưởng từ và được phẫu thuật tại khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2019 đến tháng 
6/2020.
Kết quả: 29.5% bệnh nhân trong nghiên cứu này có liên quan đến thoát vị đĩa đệm L5 - S1 và 45.5% bệnh nhân thoát 
vị đĩa đệm L4 - L5. Hội chứng cột sống, hội chứng rễ thần kinh và rối loạn cảm giác là những triệu chứng hay gặp nhất. Rối 
loạn dinh dưỡng và rối loạn cơ tròn gặp ở thể thoát vị đĩa đệm ra sau và trong lỗ ghép, ở tầng L4-L5 và L5-S1. Cộng hưởng từ 
có giá trị cao trong chẩn đoán thể thoát vị và tầng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong chẩn đoán thể thoát vị, độ nhạy từ 
97.9%% - 100%, độ đặc hiệu từ 98.1% - 100%, độ chính xác từ 98.2% - 100%; trong chẩn đoán tầng thoát vị cụ thể, độ nhạy từ 
95.5% - 100%, độ đặc hiệu từ 90% - 100%, độ chính xác từ 94.2% - 100%.
Kết luận: 
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, mối tương quan được thể hiện giữa các phát hiện lâm sàng và kết quả MRI. Triệu chứng 
lâm sàng hay gặp là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm hay gặp thể lồi, thoát vị ra sau và ở tầng 
L4-L5. 
- Cộng hưởng từ có giá trị cao trong chẩn đoán thể thoát vị và tầng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng với độ chính xác 
từ 94.2% - 100%.
Từ khóa: Thoái hóa đĩa đệm, Thoát vị đĩa đệm, Chụp cộng hưởng từ
Người liên hệ: Lê Thị Hoàng Liên, Email: Email: hoanglien287@gmail.com
Ngày nhận bài: 12/10/2020. Ngày chấp nhận đăng: 16/11/2020

File đính kèm:

  • pdftuong_quan_cua_hinh_anh_cong_huong_tu_voi_trieu_chung_lam_sa.pdf