Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam

Từ sau thảm họa sóng thần gây ra bởi động đất Sumatra Mw 9.3 ngày 26-12-2004, vấn đề nguy hiểm sóng thần ở vùng bờ biển và hải đảo Việt Nam trở thành mối quan tâm lớn ở nước ta. Nghiên cứu đánh giá nguy cơ sóng thần ở vùng bờ biển Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng cấp bách. Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiến hành các nghiên cứu quy mô khác nhau nhằm đánh giá nguy cơ sóng thần ở vùng bờ biển Việt Nam. Riêng ở Việt Nam, một số Đề tài nghiên cứu theo hướng này đã được tiến hành [7, 10, 11] đem lại những kết quả đánh giá bước đầu về nguy cơ sóng thần ở vùng bờ biển Việt Nam. Một kết luận quan trọng từ các nghiên cứu này là: ở khu vực Đông Nam Á có hai vành đai động đất lớn thường gây ra các thảm hoạ động đất và sóng thần, đó là các siêu đới hút chìm máng biển Sumatra kéo dài từ phía rìa tây bắc Đông Nam Á (ĐNA) tới phía đông đảo Timor, và đới hút chìm máng biển Phillippin. Nhưng sóng thần từ các đới này không gây ảnh hưởng đáng kể tới vùng Biển Đông, do vùng biển này được che chắn bởi các vòng cung đảo Phillippin, Indonesia, Malaysia, Java

Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam trang 1

Trang 1

Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam trang 2

Trang 2

Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam trang 3

Trang 3

Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam trang 4

Trang 4

Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam trang 5

Trang 5

Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam trang 6

Trang 6

Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam trang 7

Trang 7

Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam trang 8

Trang 8

Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam trang 9

Trang 9

Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 7780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam

Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam
 209
33(2)[CĐ], 209-219 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2011 
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SÓNG THẦN Ở CÁC VÙNG 
VEN BIỂN VIỆT NAM 
TRẦN THỊ MỸ THÀNH, NGUYỄN ĐÌNH XUYÊN, 
NGUYỄN VĂN DƯƠNG, NGUYỄN LÊ MINH 
E-mail: tmythanh@yahoo.com 
Viện Vật lý Địa cầu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
Ngày nhận bài: 13-7-2010 
1. Mở đầu 
Từ sau thảm họa sóng thần gây ra bởi động đất 
Sumatra Mw 9.3 ngày 26-12-2004, vấn đề nguy 
hiểm sóng thần ở vùng bờ biển và hải đảo Việt 
Nam trở thành mối quan tâm lớn ở nước ta. Nghiên 
cứu đánh giá nguy cơ sóng thần ở vùng bờ biển 
Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng cấp bách. Nhiều 
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiến hành 
các nghiên cứu quy mô khác nhau nhằm đánh giá 
nguy cơ sóng thần ở vùng bờ biển Việt Nam. 
Riêng ở Việt Nam, một số đề tài nghiên cứu theo 
hướng này đã được tiến hành [7, 10, 11] đem lại 
những kết quả đánh giá bước đầu về nguy cơ sóng 
thần ở vùng bờ biển Việt Nam. Một kết luận quan 
trọng từ các nghiên cứu này là: ở khu vực Đông 
Nam Á có hai vành đai động đất lớn thường gây ra 
các thảm hoạ động đất và sóng thần, đó là các siêu 
đới hút chìm máng biển Sumatra kéo dài từ phía rìa 
tây bắc Đông Nam Á (ĐNA) tới phía đông đảo 
Timor, và đới hút chìm máng biển Phillippin. 
Nhưng sóng thần từ các đới này không gây ảnh 
hưởng đáng kể tới vùng Biển Đông, do vùng biển 
này được che chắn bởi các vòng cung đảo 
Phillippin, Indonesia, Malaysia, Java. Nguy cơ 
sóng thần ở vùng bờ biển Việt Nam xuất phát từ 
các vùng nguồn tiềm ẩn trong vùng Biển Đông và 
vùng ven biển. Sau đó, các nhà khoa học đã nghiên 
cứu các điều kiện phát sinh sóng thần và khoanh 
định các vùng nguồn sóng thần trong vùng Biển 
Đông và sơ bộ đánh giá ảnh hưởng của sóng thần 
phát sinh trong các vùng nguồn này đối với bờ biển 
Việt Nam. Để góp phần đánh giá đúng đắn và chi 
tiết hơn nguy cơ sóng thần ở các vùng bờ biển và 
hải đảo Việt Nam, chúng tôi đã dựa trên các kết 
quả nghiên cứu điều kiện phát sinh sóng thần, bình 
đồ kiến tạo địa động lực Biển Đông, xem xét, hiệu 
chỉnh, chính xác hoá các vùng nguồn sóng thần 
tiềm ẩn trong vùng Biển Đông, xây dựng các kịch 
bản động đất sóng thần nguy hiểm phù hợp với 
từng vùng nguồn. Sau đó sử dụng chương trình 
MOST - chương trình được sử dụng rộng rãi ở 
USGS (Mỹ) và trên thế giới trong đánh giá sóng 
thần, để đánh giá chi tiết hơn nguy cơ sóng thần ở 
các vùng bờ biển và hải đảo Việt Nam: thời gian 
truyền, độ cao sóng thần trong từng kịch bản. Kết 
quả nghiên cứu được trình bày trong bài báo này. 
2. Các vùng nguồn có khả năng phát sinh động 
đất gây sóng thần khu vực Biển Đông 
Khu vực ĐNA nói chung và Biển Đông Việt 
Nam nói riêng có cấu trúc kiến tạo và lịch sử phát 
triển địa động lực rất độc đáo và phức tạp [7]. Vành 
đai động ĐNA trên thực tế có cấu trúc rất phức tạp, 
bao gồm các mảng và tiểu mảng có nguồn gốc khác 
nhau. Chúng hoặc thuộc về lục địa châu Á, hoặc là 
các mảnh vỏ phiêu di từ phía Ấn-Úc hoặc Thái Bình 
Dương. Sự tồn tại và phát triển của các đới tích cực 
vành đai động ĐNA là các nguồn có khả năng gây 
động đất và sóng thần mạnh. 
Dựa vào điều kiện phát sinh sóng thần, từ các 
tài liệu đã có về kiến tạo địa động lực khu vực 
ĐNA, kết quả nghiên cứu hoạt động núi lửa, khả 
năng trượt lở ở vùng thềm lục địa Việt Nam theo 
các tài liệu địa chấn thăm dò dầu khí, chúng tôi 
vạch ra các vùng nguồn sóng thần tiềm ẩn trong 
vùng Biển Đông. 
Các đới đứt gãy có khả năng phát sinh động đất 
sóng thần (ĐSTT) (hình 1), còn gọi vùng nguồn 
 210
Hình 1. Các vùng nguồn dùng xây dựng kịch bản ĐĐST. 
Chú thích: (BBĐ - vùng nguồn Bắc Biển Đông; TBĐ - vùng nguồn Tây Biển Đông; MNL - vùng nguồn Manila; 
PLW - vùng nguồn Parawan; SL - vùng nguồn Sulu; CLB - vùng nguồn Celebes) 
ĐĐST, tập trung chủ yếu ở hai ranh giới thạch 
quyển chính, đó là các đới giáp nối các mảng thạch 
quyển lớn kiểu hút chìm và các đới đứt gãy kiến 
tạo kiểu chờm nghịch hoặc thuận tách. Các đới sụt 
lở ven bờ các vực biển có quy mô lớn cũng có thể 
gây nên sóng thần. Nguy cơ sóng thần đối với vùng 
bờ biển Việt Nam xuất phát từ một số vùng nguồn 
trong Biển Đông. Theo đánh giá của các nước có 
chung bờ Biển Đông như Thái Lan, Malaysia, 
Phillippin và các nghiên cứu trước [11] thì vùng 
nguồn sóng thần lớn nhất trong vùng Biển Đông là 
các đới hút chìm ở vùng biển phía tây Phillippin 
như: đới hút chìm Manila; đới hút chìm biển Sulu 
gồm hai đoạn với chiều dài 368km và 642km; đới 
hút chìm Celebes; đới hút chìm Makasart; các đới 
hút chìm biển Banda Bắc và Nam; đới đứt gãy 
thềm lục địa Bắc Biển Đông; đới đứt gãy Tây Biển 
Đông hay đứt gãy kinh tuyến 109°'; đới đứt gãy 
bắc Borneo; đới đứt gãy biển Jawa. 
3. Tham số đặc trưng của các vùng nguồn 
Đặc trưng của từng vùng nguồn có khả năng 
gây ĐĐST được đánh giá qua các tham số vùng 
nguồn như: vị trí, góc phương vị, magnitude cực 
đại, ... được xác định như sau: 
- Vị trí, góc phương vị của các vùng xác định 
theo bản đồ, theo các tài liệu đã công bố; 
- Hướng cắm, góc đổ xác định theo mặt cắt 
phân bố chấn tiêu theo độ sâu; 
- Động đất cực đại Mmax xác định theo các 
phương pháp thống kê Gumbel, ngoại suy địa chất 
và quy mô đứt gãy; 
- Dịch chuyển theo đứt gãy và các thông số 
động lực khác xác định theo các công thức Wells 
và Coppersmith [4] và các công thức Abe [1]; 
- Tần suất động đất đánh giá theo quan hệ 
magnitude tần suất, vận tốc dịch chuyển của đứt gãy. 
Bảng 1 là thông số đặc trưng của các vùng 
nguồn có khả năng gây sóng thần vùng Biển Đông. 
Tham số của các kịch bản ĐĐST được xây dựng 
dựa trên số liệu bảng 1 và mối tương quan giữa 
magnitude động đất, moment động đất với các giá 
trị diện tích đứt gãy, chiều dài đứt gãy, và khoảng 
dịch trượt nguồn trung bình. 
 211
Bảng 1. Đặc trưng các vùng nguồn có khả năng gây sóng thần 
TT Tên vùng nguồn Đặc trưng kiến tạo độ dài, km Mmax B V (M0=5,5) 
1 Máng sâu Malina 
- Đoạn 1 
- Đoạn 2 
Đới hút chìm 
1153 
292 
8,2 
7,3 
0,88  ... ng 2) là các mô hình 
(BBĐ1, BBĐ2, BBĐ3) ĐĐST tiềm ẩn trên đới. 
Magnitude của các kịch bản này được chúng tôi lấy 
chung là 7,5 theo đánh giá magnitude cực đại của 
đới như đã ghi trên bảng 1. Xem xét cả 3 kịch bản 
cho thấy độ cao sóng thần vùng Biển Đông là rất 
thấp, nhỏ hơn 1m. Kịch bản 4 được xây dựng như 
trận động đất mạnh là tổ hợp của 3 trận động đất 
nhỏ hơn BBD1, BBD2 và BBD3. Sóng thần đạt giá 
trị cao hơn ở kịch bản 4 và vùng đảo Hoàng Sa là 
cao nhất nhưng chưa tới 1m. Có thể kết luận rằng 
với động đất có M = 7,5 xảy ra trên đứt gãy Bắc 
Biển Đông rất ít có các ảnh hưởng sóng thần tới bờ 
biển Việt Nam (hình 2). Chúng tôi cũng đã thay 
đổi 3 kịch bản này về chiều dài đứt gãy ứng với 
động đất M = 8,2. Tính toán tương tự cho thấy độ 
cao sóng thần đã có nhiều thay đổi ở vùng Biển 
Đông. Cụ thể, với kịch bản là tổng của 3 mô hình 
cho độ cao sóng lớn hơn 1m ở vùng biển miền 
Trung, từ Nghệ An vào đến Phan Rang. Đặc biệt 
tại Quảng Ngãi độ cao sóng đo được lớn hơn 2,5m. 
- Kết quả tính lan truyền sóng thần từ đới Tây 
Biển Đông (TBĐ) 
Theo bảng 2 kịch bản động đất đới Tây Biển 
Đông, hay còn gọi đứt gãy 109° là các kịch bản từ 
5 tới 13. Đây là đứt gãy trượt bằng có magnitude 
cực đại ở cả 2 phân đoạn theo bảng 1 đều nhỏ hơn 
7,0. Theo quan điểm của các nhà khoa học đứt gãy 
trượt bằng có magnitude cực đại thấp rất ít có khả 
năng gây sóng thần, nên trong đới này chúng tôi 
 214
cũng tiến hành tính với giả thiết magnitude của các 
kịch bản là 7,7. Có 9 mô hình được xây dựng dọc 
theo đới đứt gãy. Kết quả cho thấy độ cao sóng 
thần ở vùng Biển Đông là rất thấp, nhỏ hơn 1m 
(hình 3). Khu vực Quảng Ngãi là vùng có độ cao 
sóng thần lớn nhất. Có thể thấy các động đất xảy ra 
trên đới đứt gãy 109° khó có thể gây sóng thần tới 
vùng bờ biển Việt Nam. 
 a) Độ cao sóng thần theo kịch bản 4 b) Thời gian lan truyền sóng thần theo kịch bản 4 
Hình 2. Kết quả lan truyền sóng thần đới đứt gãy Bắc Biển Đông
a) Độ cao sóng thần theo kịch bản 5 b) Thời gian lan truyền sóng thần theo kịch bản 5 
Hình 3. Kết quả lan truyền sóng thần đới đứt gãy Tây Biển Đông 
 215
- Kết quả tính lan truyền sóng thần từ đới hút 
chìm Manila 
Đới hút chìm Manila được chia làm 5 kịch bản 
chính từ số 15 tới 19 với magnitude động đất trong 
khoảng từ 8,3 đến 8,6. Theo quan điểm của các nhà 
địa chấn học Philliphin, động đất với magnitude cỡ 
8,2 là hoàn toàn có thể xảy ra trên đới Manila. Các 
kịch bản 20 và 21 là hai mô hình tổ hợp của mô 
hình MNL3 với MNL4; và tổ hợp của năm mô 
hình. Với mô hình 15, độ cao sóng cực đại tại vùng 
bờ biển Trung Quốc là lớn nhất, xấp xỉ 10m. Tuy 
nhiên, ở vùng biển Việt Nam biểu hiện ảnh hưởng 
sóng thần yếu hơn nhiều. Phần miền Bắc độ cao 
sóng có cao hơn so với các kịch bản từ đứt gãy Bắc 
Biển Đông và Tây Biển Đông nhưng cũng không 
đáng kể, vẫn ở mức dưới 1m. Vùng biển miền Trung, 
từ Đông Hà, Huế tới Nha Trang, Phan Rang, là 
khu vực sóng thần có độ cao trên 2m và cũng là vùng 
độ cao sóng thần đạt giá trị cực đại. Giống như miền 
Bắc, khu vực bờ biển phía Nam sóng thần rất yếu. 
Thời gian lan truyền sóng thần ngắn nhất từ nguồn 
tới bờ biển miền Trung là hơn 2 giờ. 
Kết quả lan truyền sóng thần từ kịch bản 16 do 
trận động đất có magnitude 8,6 gây ra. Giống như 
trường hợp mô hình MNL1, độ cao sóng cực đại 
của mô hình này tại vùng bờ biển Trung Quốc là 
lớn nhất, cao hơn 10m. Phần biển miền Trung Việt 
Nam có chỗ đã cao hơn 3,5m (gần Đông Hà). Đặc 
biệt ở khu vực nam đảo Hải Nam sóng thần lên tới 
5-6m. Vùng biển miền Nam có chỗ sóng thần cao 
hơn 2m. Thời gian lan truyền sóng thần ngắn nhất 
từ nguồn tới bờ biển miền Trung giống như mô 
hình MNL1, hơn 2 giờ. 
Hai kịch bản 17 và 18 là hai mô hình nguồn có 
đường phương gần giống nhau và gần với phương 
kinh tuyến và được cho là vị trí có khả năng tạo 
sóng thần nguy hiểm cho bờ biển Việt Nam. So 
sánh độ cao sóng thần ở cả 2 mô hình này thấy các 
vị trí gần Đông Hà, Huế, Hội An và Quảng Ngãi có 
độ cao sóng thần lớn nhất, nhiều chỗ cao tới 5m 
như ở Hội An, Huế,... đặc biệt ở vùng Quảng Ngãi 
cao tới hơn 6m (hình 4). Thời gian lan truyền sóng 
thần từ nguồn tới khu vực này là 2 giờ. 
a) Độ cao sóng thần theo kịch bản 17 b)Thời gian lan truyền sóng thần theo kịch bản 17 
Hình 4. Kết quả lan truyền sóng thần đới hút chìm Manila 
Kịch bản 19 là mô hình động đất MNL5 có 
magnitude M = 8,4. Tuy magnitude của mô hình 
lớn hơn mô hình MNL4 nhưng độ cao sóng thần 
thấp hơn, vùng cực đại là khu vực Đông Hà và Hội 
An chỉ đạt tới 2,5m. Thời gian lan truyền sóng thần 
từ nguồn tới bờ biển Việt Nam là hơn 2 giờ. 
Hai kịch bản sau 20 và 21 là hai trường hợp tổ
 216
hợp của 2 và 5 mô hình. Đây là hai mô hình mang 
tính chất mô phỏng, ít có khả năng xảy ra, đặc biệt 
là kịch bản 21. Sóng thần trong cả hai trường hợp 
này rất cao có chỗ cao tới 7m và 11m. Thời gian 
lan truyền sóng thần là 2 giờ (hình 5). 
- Kết quả tính lan truyền sóng thần từ đới hút 
chìm Celebes 
Khi phân tích xây dựng mô hình sóng thần 
chúng tôi đã chia đới này ra làm 5 kịch bản. Tính 
toán các kịch bản tổ hợp (25 và 26) cho thấy sóng 
trong khu vực này ít có khả năng lan truyền trong 
khu vực Biển Đông. Độ cao sóng cực đại tới bờ biển 
Việt Nam không đạt tới 10cm. Như vậy có thể kết 
luận động đất xảy ra trong đới đứt gãy này không có 
khả năng gây sóng thần vùng bờ biển Việt Nam. 
- Kết quả tính lan truyền sóng thần từ đới hút 
chìm Sulu 
Để đánh giá khả năng lan truyền sóng thần của 
đới hút chìm SuLu chúng tôi đã tính lan truyền 
sóng thần từ 4 nguồn động đất kịch bản và 3 kịch 
bản tổ hợp (kịch bản 29 tới 35). Kết quả cho thấy 
trong tất cả các kịch bản độ cao sóng thần tới bờ 
biển Việt Nam là rất thấp, nhỏ hơn 1m. Có thể kết 
luận rằng động đất trên đới này cũng ít có khả năng 
gây sóng thần tới bờ biển Việt Nam. 
 a) Độ cao sóng thần theo kịch bản 21 b)Thời gian lan truyền sóng thần theo kịch bản 21 
Hình 5. Kết quả lan truyền sóng thần đới hút chìm Manila 
Bảng 3 dưới đây là độ cao sóng thần ở một số 
vị trí gần các thành phố ven biển. Hình 6 là dao 
động của sóng thần ở một số vị trí quan sát của các 
mô hình khác nhau. 
-4
-2
0
2
4
6
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500
time(phút)
w
av
e(
m
)
Hình 6. Độ cao sóng thần tại Quảng Ngãi Kịch bản 20 
 217
Bảng 3. Độ cao sóng thần tính được tại một số vị trí của các tỉnh, thành phố lớn trên bờ biển Việt Nam 
STT Mô hình Móng Cái 
Cẩm 
Phả 
Hải 
Phong 
Thanh 
Hóa 
Nghệ 
An 
Đông 
Hà Huế 
Đà 
Nẵng 
Hội 
An 
Quảng 
Ngãi 
Tuy 
Hòa 
Nha 
Trang 
Phan 
Rang 
Phan 
Thiết 
Vũng 
Tàu 
Bắc Biển Đông 
1 BBD1 0,16 0,23 0,68 0,51 0,33 0,67 0,43 0,59 0,88 0,49 0,22 0,12 0,12 0,10 0,07 
2 BBD2 0,08 0,09 0,29 0,15 0,14 0,24 0,31 0,24 0,28 0,19 0,30 0,22 0,11 0,10 0,10 
3 BBD3 0,01 0,02 0,06 0,11 0,12 0,15 0,20 0,16 0,21 0,23 0,15 0,12 0,07 0,06 0,05 
4 BBD1+2+3 0,24 0,29 0,92 0,62 0,40 0,65 0,64 0,60 0,76 0,58 0,45 0,32 0,25 0,16 0,16 
Tây Biển Đông 
5 TBD1 0,07 0,10 0,22 0,17 0,19 0,65 0,46 0,58 1,21 0,77 0,32 0,17 0,14 0,15 0,09 
6 TBD2 0,06 0,07 0,20 0,15 0,13 0,69 0,85 0,56 1,03 1,03 0,41 0,18 0,16 0,24 0,12 
7 TBD3 0,03 0,05 0,16 0,11 0,08 0,30 0,37 0,47 0,82 0,49 0,81 0,31 0,31 0,28 0,16 
8 TBD4 0,02 0,02 0,06 0,04 0,04 0,17 0,17 0,15 0,63 0,30 0,83 0,58 0,48 0,41 0,25 
9 TBD5 0,01 0,01 0,02 0,03 0,02 0,10 0,14 0,12 0,24 0,23 0,21 0,67 1,48 0,49 0,52 
10 TBD6 0,01 0,02 0,05 0,04 0,03 0,13 0,16 0,16 0,25 0,18 0,15 0,38 0,62 0,62 0,35 
11 TBD7 0,01 0,01 0,03 0,03 0,02 0,06 0,13 0,13 0,14 0,15 0,20 0,31 0,55 0,46 0,67 
12 TBD8 0,00 0,01 0,01 0,01 0,01 0,05 0,07 0,06 0,09 0,08 0,08 0,14 0,33 0,31 0,35 
13 TBD9 0,00 0,00 0,01 0,01 0,02 0,08 0,15 0,15 0,20 0,12 0,13 0,21 0,47 0,21 0,21 
Manila 
14 MNL1 0,10 0,19 0,33 0,39 0,39 1,47 1,40 1,08 2,03 2,40 1,10 0,98 0,99 0,88 0,62 
15 MNL2 0,23 0,28 0,44 0,53 0,88 3,54 1,84 1,83 5,74 2,41 1,24 1,61 1,30 0,88 0,62 
16 MNL3 0,22 0,28 0,49 0,55 0,91 4,64 4,81 2,99 4,98 3,44 2,78 2,67 2,39 1,29 0,74 
17 MNL4 0,16 0,25 0,42 0,68 0,72 2,94 1,71 2,06 3,20 6,17 2,52 2,14 1,62 2,58 1,76 
18 MNL5 0,18 0,29 0,44 0,49 0,75 2,30 1,39 1,06 2,58 1,88 1,45 1,33 1,32 1,34 0,66 
19 M_0304 0,34 0,51 0,79 1,02 1,42 6,93 5,56 5,03 7,10 5,99 3,55 2,69 2,67 3,65 1,97 
20 MNL1+2+ 0,77 1,10 1,61 1,70 2,73 7,05 6,75 7,15 10,61 9,59 4,96 4,60 3,74 4,56 2,82 
 218
Celebes 
21 CLB2 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 
22 CLB3 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 
23 CLB4 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,01 0,00 0,01 0,01 0,01 0,00 0,00 
24 CLB5 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,01 0,00 0,01 0,01 0,01 0,01 0,00 
25 CLB4+5 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,00 0,00 0,00 
27 CLB1+2+3 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,01 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 
Sulu 
28 Sulu1 0,00 0,11 0,15 0,18 0,20 1,22 0,69 0,37 1,85 0,49 0,45 0,37 0,42 0,43 0,39 
29 Sulu2 0,00 0,00 0,01 0,01 0,02 0,09 0,15 0,08 0,33 0,18 0,13 0,11 0,11 0,06 0,04 
30 Sulu3 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,12 0,27 0,16 0,62 0,13 0,19 0,18 0,10 0,10 0,06 
31 Sulu4 0,00 0,00 0,00 0,01 0,00 0,10 0,22 0,14 0,61 0,21 0,20 0,20 0,31 0,20 0,09 
32 Sulu2+3 0,00 0,01 0,01 0,01 0,02 0,20 0,28 0,19 0,59 0,22 0,29 0,24 0,19 0,11 0,06 
33 Sulu3+4 0,00 0,00 0,01 0,01 0,08 0,11 0,22 0,16 0,49 0,25 0,15 0,19 0,33 0,26 0,12 
34 Sulu2+3+ 0,00 0,01 0,01 0,02 0,02 0,17 0,24 0,15 0,32 0,27 0,25 0,16 0,33 0,23 0,11 
Ghi chú: (Giá trị trên bảng là kết quả độ cao sóng ở vị trí 10m độ sâu đã được nhân với hệ số 2) 
6. Kết luận 
Kết quả lan truyền sóng theo các kịch bản của các vùng nguồn cho 
phép chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: 
- Vùng nguồn động đất gây sóng thần nguy hiểm nhất cho vùng ven 
biển Việt Nam là động đất xảy ra tại đới hút chìm Manila. Thời gian lan 
truyền sóng thần ngắn nhất từ đới này tới bờ biển Việt Nam là 2 giờ. 
- Các vùng nguồn động đất sóng thần khác như Bắc Biển Đông, Tây 
Biển Đông, Celebes, ... là ít có khả năng gây sóng thần có tác động nghiêm 
trọng lên bờ biển Việt Nam. 
- Vùng biển miền Trung từ Đông Hà tới Phan Rang là khu vực chịu 
ảnh hưởng sóng thần lớn nhất trên vùng lãnh thổ Việt Nam. Khu vực biển 
miền Bắc và miền Nam ít có khả năng bị ảnh hưởng của sóng thần. 
- Cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung để có thể nâng cao mức độ chính xác 
trong vấn đề xác định và đánh giá các tham số vùng nguồn có khả năng 
gây sóng thần ảnh hưởng tới bờ biển Việt Nam. 
Lời cảm ơn: Tập thể tác giả xin gửi lời cám ơn các chuyên gia của 
Viện Địa chất và Hạt nhân New Zealand đã giúp đỡ trong công tác nghiên 
cứu sóng thần ở Việt Nam. 
 219
TÀI LIỆU DẪN 
[1] Abe K., 1975: Reliable estimation of the 
seismic moment of large earthquakes; J. Phys. 
Earth, 23, 381-390. 
[2] Bartolome C. Bautista, Maria Leonila P. 
Bautista, Kazuo Oike, Trancis T. Wu, Raymundo S. 
Punongbayan, 2001: A new insight on the 
geometry of subducting slabs in northern Luzon, 
Philippines. Tectonophysics 339, 279-310. 
[3] Bautista P. Leonila Ma., 2001: Historical 
Tsunami of the Philippine (1589 to 1999) 
PHIVOLCS. Oct.4. 
[4] Donald L. Wells and Kevin J. Coppersmith, 
1994: "New Empirical Relationships among 
Magnitude, Rupture Length, Rupture Width, 
Rupture Area, and surface Displacement", Bull. 
Seism. Soc. Am., 84(4), pp. 974-1002. 
[5] Kirby S., Geist E., William H. K. Lee, 
Scholl D., and Blakely R., 2006: Tsunami source 
characterization for western pacific subduction 
zones: A preliminary report. In USGS Tsunami 
Sources Workshop 2006. Houston,TX. 
[6] Okada, Y., 1992: Internal deformation due 
to shear and tensile faults in a half-space, Bull. 
Seism. Soc. Am., 82, 1018-1040. 
[7] Phùng Văn Phách, Nguyễn Đình Xuyên, 
Nguyễn Ngọc Thuỷ, Bùi Công Quế, Cao Đình 
Triều, Đinh Văn Toàn, Phạm Năng Vũ, 2006: Bản 
đồ kiến tạo khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ 1:5.000 
000. Viện Địa chất và địa vật lý biển. Hà Nội. 
[8] Philip Liu, Xiaoming Wang, Andrew John 
Salisbury 2007: Tsunami Hazard and forecast 
study in South China Sea. School of Civil & 
Environmental Engineering, Cornell University 
Ithaca, NY 14853 USA. 
[9] Titov V.V. and Gonzalez F. I., 1997: 
Implementation and testing of the method of 
splitting tsunami (MOST) model. NOAA technical 
memorandum ERR PMER-112, Pacific Marine 
Environmental Laboratoty. 
[10] Trần Thị Mỹ Thành, 2009: Quy trình công 
nghệ đánh giá độ nguy hiểm sóng thần và cảnh báo 
nguy cơ sóng thần trên vùng ven biển Việt Nam 
(phù hợp yêu cầu của hệ thống cảnh báo khu vực). 
Báo cáo đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ 
Việt Nam. Lưu Viện Vật lý Địa cầu. 
[11] Nguyễn Đình Xuyên, 2006: Nghiên cứu 
đánh giá độ nguy hiểm động đất và sóng thần ở 
vùng biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp cảnh 
báo, phòng tránh. Báo cáo đề tài cấp Viện Khoa 
học và Công nghệ Việt Nam. Lưu Viện Vật lý 
Địa cầu. 
[12] Yingchun Liu, Angela Santos, Shuo M. 
Wang, Yaolin Shi, Hailing Liu, David A. Yuen. 
2007: Tsunami Hazard along Chinese coast from 
potential earthquakes in South China Sea. Physics 
of the Earth and Planetary Interiors, 163, 233-244. 
SUMMARY 
Evaluation of the Tsunami hazards along the coast of Vietnam 
In this paper, based on current seismic and geological information and data, we have reviewed and rechecked the 
accuracy of the hidden Tsunami sources in the South China Seas that have been used in previous studies. We built 
various scenarios associated with each source and used MOST - a program commonly used by USGS and the rest of 
the world to study tsunamis - to evaluate the tsunami hazards along the coast of Vietnam and offshore islands. The 
tsunami wave propagation time, and wave heights at shore for each scenario have been calculated. The findings 
presented in this paper will provide a more accurate and detailed evaluation of the tsunami hazards along the coast of 
Vietnam and offshore islands. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_nguy_co_song_than_o_cac_vung_ven_bien_viet_nam.pdf