Tổng quan về một số phương pháp định tuổi thành tạo khoáng hoá

Một trong những thành tựu quan trọng của việc áp dụng đồng vị phóng xạ

trong nghiên cứu địa chất là định tuổi khoáng hoá. Trên cơ sở tổng hợp, đối

sánh và đánh giá hệ đồng vị phổ biến trong định tuổi khoáng hóa hiện nay, một

số phương pháp định tuổi tuyệt đối sử dụng hệ đồng vị Rb - Sr, Re - Os và Ar -

Ar được xem xét trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương

pháp Rb - Sr định tuổi áp dụng thành công với các thành tạo khoáng hóa

sunfua, trường hợp khoáng hóa chứa ít hoặc không chứa đồng vị trên thì

phương pháp được áp dụng cho các khoáng vật cộng sinh với chúng. Phương

pháp Re - Os định tuổi áp dụng hiệu quả cho các mỏ nhiệt dịch, đặc biệt đối với

các mỏ chứa molibdenit. Phương pháp bị hạn chế khi hàm lượng Os thấp, việc

xác lập tỉ số Re/Os trong đơn khoáng là một thực tế khó khăn. Hệ đồng vị Ar -

Ar định tuổi thường sử dụng khoáng vật mica hay felspat, đây là những

khoáng vật có nhiệt độ đóng dao động 150÷350 0C, những giai đoạn nhiệt kiến

sinh về sau có nhiệt độ lớn hơn 350 0C thường ghi đè lên những khoáng vật

này. Nhìn chung, các hoạt động kiến tạo, magma và biến chất xảy ra sau quá

trình tạo khoáng thường gây khó khăn cho việc xác định tuổi và lấy phân tích mẫu

Tổng quan về một số phương pháp định tuổi thành tạo khoáng hoá trang 1

Trang 1

Tổng quan về một số phương pháp định tuổi thành tạo khoáng hoá trang 2

Trang 2

Tổng quan về một số phương pháp định tuổi thành tạo khoáng hoá trang 3

Trang 3

Tổng quan về một số phương pháp định tuổi thành tạo khoáng hoá trang 4

Trang 4

Tổng quan về một số phương pháp định tuổi thành tạo khoáng hoá trang 5

Trang 5

Tổng quan về một số phương pháp định tuổi thành tạo khoáng hoá trang 6

Trang 6

Tổng quan về một số phương pháp định tuổi thành tạo khoáng hoá trang 7

Trang 7

Tổng quan về một số phương pháp định tuổi thành tạo khoáng hoá trang 8

Trang 8

Tổng quan về một số phương pháp định tuổi thành tạo khoáng hoá trang 9

Trang 9

Tổng quan về một số phương pháp định tuổi thành tạo khoáng hoá trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 3220
Bạn đang xem tài liệu "Tổng quan về một số phương pháp định tuổi thành tạo khoáng hoá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng quan về một số phương pháp định tuổi thành tạo khoáng hoá

Tổng quan về một số phương pháp định tuổi thành tạo khoáng hoá
 Journal of Mining and Earth Sciences Vol. 62, Issue 2 (2021) 25 - 34 25 
An overview of some dating methods of mineralization 
Hung The Khuong * 
Faculty of Geosciences and Geoengineering, Hanoi University of Mining and Geology, Vietnam 
ARTICLE INFO 
ABSTRACT 
Article history: 
Received 18th Jan. 2021 
Accepted 09th Mar. 2021 
Available online 30th Apr. 2021 
 One of the most important achievements of applying radioactive isotope in 
the geological study is to determine the age of mineralization. Based on the 
synthesis, comparison, and evaluation of the popular isotopic systems in 
dating mineralization, the Rb - Sr, Re - Os, and Ar - Ar dating methods are 
discussed in this study. The results show that the Rb - Sr dating method is 
likely to be successfully applied to sulfide mineralization. If the 
mineralization contains little or no sulfide minerals, then the method is 
applied to other minerals in an ore mineral association. The Re - Os dating 
method has shown great success when it is applied to hydrothermal 
deposits, especially for the molybdenite - bearing vein deposits. The 
limitation of the method is that when the concentration of the Os element 
in molybdenite is low, it is difficult to establish the Re/Os ratio in a single 
mineral. The Ar - Ar isotope system for dating mineralization often uses 
mica or feldspar minerals, which are minerals with blocking temperatures 
ranging from 150÷350 0C, and later metamorphic periods have higher than 
350 0C often overprinted these minerals. Generally, tectonic, magmatic, and 
metamorphic events, which occur after mineralization, can cause difficulty 
in determining the age of mineralization and collecting analysis samples. 
Copyright © 2021 Hanoi University of Mining and Geology. All rights reserved. 
Keywords: 
Dating mineralization, 
Isotopic system, 
Rb - Sr, Re - Os, and Ar - Ar. 
_____________________ 
*Corresponding author 
E - mail: khuongthehung@humg.edu.vn 
DOI: 10.46326/JMES.2021.62(2).03 
26 Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 62, Kỳ 2 (2021) 25 - 34 
Tổng quan về một số phương pháp định tuổi thành tạo 
khoáng hoá 
Khương Thế Hùng * 
Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam 
THÔNG TIN BÀI BÁO 
TÓM TẮT 
Quá trình: 
Nhận bài 18/01/2021 
Chấp nhận 09/3/2021 
Đăng online 30/4/2021 
 Một trong những thành tựu quan trọng của việc áp dụng đồng vị phóng xạ 
trong nghiên cứu địa chất là định tuổi khoáng hoá. Trên cơ sở tổng hợp, đối 
sánh và đánh giá hệ đồng vị phổ biến trong định tuổi khoáng hóa hiện nay, một 
số phương pháp định tuổi tuyệt đối sử dụng hệ đồng vị Rb - Sr, Re - Os và Ar - 
Ar được xem xét trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương 
pháp Rb - Sr định tuổi áp dụng thành công với các thành tạo khoáng hóa 
sunfua, trường hợp khoáng hóa chứa ít hoặc không chứa đồng vị trên thì 
phương pháp được áp dụng cho các khoáng vật cộng sinh với chúng. Phương 
pháp Re - Os định tuổi áp dụng hiệu quả cho các mỏ nhiệt dịch, đặc biệt đối với 
các mỏ chứa molibdenit. Phương pháp bị hạn chế khi hàm lượng Os thấp, việc 
xác lập tỉ số Re/Os trong đơn khoáng là một thực tế khó khăn. Hệ đồng vị Ar - 
Ar định tuổi thường sử dụng khoáng vật mica hay felspat, đây là những 
khoáng vật có nhiệt độ đóng dao động 150÷350 0C, những giai đoạn nhiệt kiến 
sinh về sau có nhiệt độ lớn hơn 350 0C thường ghi đè lên những khoáng vật 
này. Nhìn chung, các hoạt động kiến tạo, magma và biến chất xảy ra sau quá 
trình tạo khoáng thường gây khó khăn cho việc xác định tuổi và lấy phân tích 
mẫu. 
© 2021 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm. 
Từ khóa: 
Định tuổi khoáng hóa, 
Hệ đồng vị, 
Rb - Sr, Re - Os và Ar - Ar. 
1. Mở đầu 
Tuổi thành tạo khoáng hoá là một bộ phận 
then chốt có thể cung cấp những thông tin quan 
trọng để làm sáng tỏ nguồn gốc thành tạo của bất 
kỳ khoáng sản nào. Tuổi khoáng hoá cung cấp 
thông tin liên kết các yếu tố tạo quặng (hoạt động 
xâm nhập, vị trí kiến tạo, cơ chế tái biến chất, nguồn 
của chất lỏng tạo quặng và hợp phần quặng,...). Đặc 
biệt, tuổi khoáng hoá còn giúp cho việc xác định cụ 
thể hơn mô hình nguồn gốc tạo quặng. Những năm 
gần đây, nguồn gốc mỏ sunfua đặc xít trong đá 
phun trào (VMS) được làm sáng tỏ hơn và được 
xem là sản phẩm của một sự kiện đồng sinh hơn là 
một sự kiện biểu sinh. Hơn thế nữa, việc tiếp tục 
thiếu hiểu biết về một mô hình nguồn gốc có thể 
chấp nhận chung cho các mỏ biểu sinh như: kiểu 
thung lũng Mississippi (MTV), nguyên do cũng từ 
việc thiếu số liệu định tuổi khoáng hoá chính xác 
cho hầu hết loại hình này (Ruiz và nnk., 1985). Như 
vậy, một nghiên cứu toàn diện về khoáng sản đều 
phải cố gắng xác định thời gian tạo khoáng một 
cách chính xác nhất có thể.
_____________________ 
*Tác giả liên hệ 
E - mail: khuongthehung@humg.edu.vn 
DOI: 10.46326/JMES.2021.62(2).03 
 Khương Thế Hùng/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(2), 25 - 34 27 
Tương tự nguyên lý định tuổi các thành tạo địa 
chất nói chung, tuổi thành tạo khoáng hoá nói riêng 
cũng bao gồm tuổi tương đối và tuổi tuyệt đối của 
thời điểm khoáng hoá được hình thành. Tuổi thành 
tạo khoáng hoá trong một mỏ có thể được xác định 
trực tiếp bởi tuổi vật chất tạo quặng hoặc thông qua 
các khoáng vật, hợp phần cộng sinh với các thành 
tạo trên. Do vậy, tuỳ thuộc vào việc sử dụng các 
khoáng vật cụ thể trong quá trình định tuổi cho ra 
các phương pháp phân tích thích hợp. Dựa trên một 
số phương pháp định tuổi khoáng hóa được áp 
dụng phổ biến hiện nay, bài báo tiến hành thảo luận 
một số phương pháp định tuổi khoáng hóa sử dụng 
hệ đồng vị Rb - Sr, Re - Os và Ar - Ar. Với những 
phân tích nêu trên có thể nói tuổi khoáng hóa là tiền 
đề quan trọng định hướng cho việc luận giải mối 
liên quan của quặng hóa với nguồn vật chất sinh ra 
nó. Do điều kiện địa chất phức tạp, sự ảnh hưởng 
của các sự kiện kiến tạo về sau, quá trình hậu 
magma,  ...  nhiệt 
dịch. Nguyên do việc sử dụng các đồng vị Sr có một 
số thuận lợi nhất định hơn các đồng vị H và O vì 
chúng không bị ảnh hưởng phân đoạn nghiêm 
trọng trong hệ thống đồng vị của mình; tỉ số đồng 
vị Stronti có thể chỉ ra nguồn gốc của chất rắn hòa 
tan (chất tan) trong chất lỏng nhiệt dịch; trong một 
số trường hợp nguồn tỉ số 87Sr/86Sr có thể được xác 
định một cách chính xác (chất lỏng magma nên có 
cùng tỉ số 87Sr/86Sr như nguồn magma). Từ tỉ số 
87Sr/86Sr đo được trong các khoáng vật mạch 
(canxit, dolomit, fluorit, barit) của mỏ kẽm 
Elmwood (Tennessee, Mỹ), Grant và Bliss (1983) 
thấy rằng các khoáng vật tiền sunfua được hình 
thành từ một nguồn chất lỏng ở trạng thái cân bằng 
đồng vị với đá cacbonat vây quanh và các khoáng 
vật hậu sunfua được kết tinh từ một chất lỏng có 
chứa nhiều phóng xạ Stronti. Từ nhận định này đi 
đến kết luận rằng các quặng sunfua trong mỏ được 
kết tinh bởi sự pha trộn của hai nguồn chất lỏng 
khác biệt. 
Trong thực tế phương pháp này được áp dụng 
để xác định thời gian thành tạo của khoáng hoá, 
nhưng do một số khoáng hóa không chứa đồng vị 
Rb - Sr cho nên việc xác định chúng mang tính chất 
gián tiếp. Việc lựa chọn mẫu trong quá trình phân 
tích hết sức quan trọng, nếu không sẽ khó tránh 
khỏi những sai lầm về luận giải thời gian tạo quặng. 
Từ khâu lựa chọn mẫu ngoài thực địa cho tới khi 
thực hiện các quá trình tách mẫu cũng như phân 
tích hoá học nhằm tách thuần khiết đồng vị Rb - Sr 
là việc làm hết sức cẩn trọng. Cần phân biệt các 
khoáng vật chứa đồng vị Rb, Sr liệu có sinh thành 
cùng giai đoạn tạo khoáng hay không. Câu trả lời 
này hiện tại gây khó khăn cho các nhà khoa học, vì 
sự phức tạp của quá trình tiến hóa vỏ Trái Đất, 
nhiều giai đoạn tạo khoáng khác nhau đan xen gây 
khó khăn cho công việc này. 
3.2. Phương pháp Re - Os 
Hàm lượng Re của molibdenit từng được xác 
định bởi Riley (1967), Hirt và nnk. (1963). Độ tập 
trung Re công bố gần đây (thay đổi 2,0÷230 ppm) 
với một giá trị trung bình khoảng 42 ppm cho 19 
mẫu. Mặt khác, hàm lượng Os của khoáng vật này ít 
hơn 0,2 ppm và chủ yếu là do xuất hiện của phóng 
xạ 187Os hình thành bởi phân rã tại chổ của 187Re. 
Cho nên, molibdenit có một tỉ số Re/Os rất cao và 
Hình 6. Tuổi phổ 40Ar - 39Ar cho phlogopit (a) và mutcovit (b) từ mỏ Yaogangxian, nam Trung Quốc (theo 
Peng và nnk., 2006). 
32 Khương Thế Hùng/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(2), 25 - 34 
phù hợp cho định tuổi bằng phương pháp Re - Os. 
Do đó, phương pháp Re - Os ứng dụng định tuổi mỏ 
mạch nhiệt dịch là một quan tâm đúng đắn và cho 
kết quả định tuổi khá chính xác mỏ dạng mạch chứa 
molibdenit. Ngoài ra, khi hàm lượng Os trong 
molibdenit thấp, việc xác lập tỉ số Re/Os trong đơn 
khoáng cũng là một thực tế khó khăn. Tuy nhiên, 
phương pháp Re - Os định tuổi molibdenit và quặng 
đồng sunfua chứa, Re hoàn toàn đáp ứng yêu cầu 
cho phân tích các mỏ như vậy thường gặp khó khăn 
hơn khi định tuổi bằng những phương pháp khác. 
Về tổng thể, phương pháp Re - Os có độ thành công 
rất cao do hàm lượng Re trong các mẫu phân tích 
thường cao, chỉ cần phân tích vi lượng là có thể vẽ 
được đường đẳng thời và xác định được thời gian 
tạo quặng. Trong thời gian tới hy vọng sẽ tìm thêm 
những loại quặng hoá khác chứa Re, Os để xác định 
tuổi thành tạo của chúng là việc làm hết sức ý nghĩa. 
Có lẽ một ngày không xa phương pháp định tuổi Re 
- Os sẽ là một trong những phương pháp chủ đạo 
đem lại thông tin thiết thực hơn trong công tác 
nghiên cứu khoáng sản. 
3.3. Phương pháp Ar - Ar 
Những mỏ chứa mica và fenspat có thể được 
định tuổi bởi phương pháp 40Ar - 39Ar và 87Rb - 86Sr, 
nhưng chỉ với điều kiện là những khoáng vật đó có 
thể chỉ ra khoáng vật định tuổi có thời gian thành 
tạo đồng thời với thời gian tạo khoáng. Một giả định 
quy ước cơ sở cho phương pháp 40Ar - 39Ar rằng 
mẫu không chứa Ar tại thời điểm hình thành và 
không mất bất kỳ Ar nào về sau bởi sự khuếch tán. 
Trong những hệ địa chất cụ thể, việc thoả mãn tất 
cả những điều đó ít nhiều bị hạn chế bởi những sự 
kiện kiến sinh, hậu magma. Hơn thế nữa, trong khu 
vực có nhiều canxit (carbonat sinh sau) từ kinh 
nghiệm của các nhà phân tích thấy rằng, phương 
pháp Ar - Ar cũng gặp những khó khăn khi định tuổi 
khoáng hoá vì bột cacbonat có ảnh hưởng đến kết 
quả tính toán. 
Phương pháp 40Ar - 39Ar có ưu điểm là khả 
năng áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu các thành 
tạo quặng hoá, nhưng kết quả có đại diện cho tuổi 
thành tạo của quặng hoá hay không vẫn là câu hỏi 
vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Hệ đồng vị Ar - Ar 
nhiệt độ đóng dao động từ 150÷3500C (Hình 7), 
chính vì thế những pha nhiệt kiến sinh và những 
hoạt động của các giai đoạn tạo khoáng về sau với 
nhiệt độ lớn hơn 3500C có thể ghi nhận lên các 
khoáng vật mica hay felspats. Vì vậy, để luận giải 
tuổi thành tạo khoáng hoá mang tính đại diện cần 
phải kết hợp với nhiều phương pháp định tuổi khác 
sẽ cho phép tổng quan hơn và suy luận một cách 
chính xác hơn về tuổi thành tạo của quặng hoá. 
Cần có một cách nhìn và nhận định khách quan 
là không tồn tại một phương pháp định tuổi tuyệt 
đối nào tối ưu cho tất cả các trường hợp trong 
nghiên cứu địa chất và định tuổi khoáng hóa. Việc 
lựa chọn hệ đồng vị nào để định tuổi khoáng hóa là 
hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và chuyên 
môn của nhà địa chất. Trong những trường hợp 
khó xác định tuổi tạo khoáng, thường phải kết hợp 
nhiều phương pháp định tuổi khác nhau nhằm đem 
lại kết quả toàn diện nhất về thời gian tạo khoáng. 
4. Kết luận 
Trên cơ sở tổng quan về các phương pháp định 
tuổi khoáng hoá bằng hệ đồng vị Rb - Sr, Re - Os và 
Ar - Ar, nguyên lý cơ bản cũng như ưu, nhược điểm 
của chúng, kết quả cho thấy: 
Về tổng thể, các phương pháp định tuổi 
khoáng hóa sử dụng các cặp đồng vị khác nhau đã 
được ứng dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu 
khoáng sản như việc xác định nguồn gốc quặng, 
nguồn vật chất tạo quặng cũng như tuổi thành tạo 
và hành vi của từng loại quặng khác nhau. Tuy 
nhiên, đối với mỗi phương pháp định tuổi cụ thể 
đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. 
Phương pháp Rb - Sr định tuổi có khả năng áp 
dụng thành công với các thành tạo khoáng hóa 
sunfua liên quan đến các đá magma axit và trung 
tính, trong một số trường hợp khi các thành tạo 
khoáng hóa chứa ít hoặc không chứa đồng vị trên 
thì phương pháp được áp dụng gián tiếp cho các 
Hình 7. Biểu đồ liên hệ giữa tuổi khoáng vật và nhiệt 
độ đóng của chúng trong đá syenit Glen Dessary, 
Scotland (theo van Breemen và nnk., 1979). 
 Khương Thế Hùng/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(2), 25 - 34 33 
khoáng vật cộng sinh với khoáng vật quặng. Tuy 
nhiên, nhiệt độ đóng của các khoáng vật định tuổi 
bằng hệ đồng vị Rb - Sr thường thấp nên chúng bị 
ảnh hưởng của các giai đoạn kiến tạo xảy ra sau và 
thường ít khi thỏa mãn điều kiện là một hệ kín. 
Phương pháp Re - Os định tuổi thể hiện sự 
thành công đáng kể khi áp dụng cho các mỏ nhiệt 
dịch, đặc biệt kết quả định tuổi khá chính xác đối 
với các mỏ dạng mạch chứa molibdenit. Hạn chế 
của phương pháp là khi hàm lượng Os trong 
molibdenit thấp, việc xác lập tỉ số Re/Os trong đơn 
khoáng cũng là một thực tế khó khăn. Hệ đồng vị Ar 
- Ar cho định tuổi khoáng hóa thường sử dụng các 
khoáng vật mica hay felspat, đây là những khoáng 
vật có nhiệt độ đóng dao động 150÷3500C, những 
giai đoạn nhiệt kiến sinh về sau có nhiệt độ lớn hơn 
3500C thường ghi đè lên những khoáng vật này. Do 
vậy, khi lựa chọn khoáng vật định tuổi bằng 
phương pháp Ar - Ar phải hết sức thận trọng, để kết 
quả được đại diện có thể sử dụng phối hợp các 
phương pháp định tuổi và áp dụng cho nhiều 
khoáng vật khác nhau. 
Vấn đề địa chất phức tạp, khoáng hóa thường 
chịu sự ảnh hưởng của các giai đoạn kiến tạo, hoạt 
động magma, biến chất về sau, điều này dẫn đến 
khó khăn cho công tác chọn mẫu và định tuổi 
khoáng hóa. Bài báo giúp người đọc có cái nhìn tổng 
quan hơn và lựa chọn phương pháp phân tích hợp 
lý hơn. Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trên có 
thể cho thấy, khi xác định thời gian tạo khoáng cần 
lựa chọn phương pháp phân tích hợp lý để tránh 
lãng phí về thời gian và vật chất. 
Đóng góp của tác giả 
Tác giả thực hiện nghiên cứu tổng quan, tổng 
hợp dữ liệu và xây dựng bản thảo, cũng như luận 
giải, phân tích và đánh giá vấn đề thảo luận. Tác giả 
đã thực hiện tất cả những chỉnh sửa quan trọng. 
Lời cảm ơn 
Bài báo được hoàn thành tại Bộ môn Tìm kiếm 
- Thăm dò, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, 
Trường Đại học Mỏ - Địa chất với sự trao đổi, góp ý 
của các bạn đồng nghiệp, đặc biệt sự cung cấp số 
liệu và sự trao đổi hết sức quý báu từ PGS.TS Phạm 
Trung Hiếu. 
Tài liệu tham khảo 
Anders, E., (1962). Meteorite ages. Reviews of 
Modern Physics 34. 287 - 325. 
Clark, A. H., (1970). Potassium - argon age and 
regional relationships of the Panasqueira tin - 
tungsten mineralization. Servies Geologicos de 
Portugal, Comunicayiies 54. 243 - 261. 
Degao, Z., Anthony, E. W. J., Jiajun, L., David, S., Chao, 
L., Xiao, W. H., Liang, Q., Donghang, G., (2019). 
Evaluating the Use of the Molybdenite Re - Os 
Chronometer in Dating Gold Mineralization: 
Evidence from the Haigou Deposit, 
Northeastern China. Economic Geology 114 (5): 
897 - 915. 
Faure, G., (1986). Principles of isotope geology. 
Second edition. Wiley. United States, 589 pages. 
Gramlich, J. W., Murphy, T. J., Garner, E. L., Shields, 
W. R., (1973). Absolute isotopic abundance 
ratio and atomic weight of a reference sample of 
rhenium. Journal of Research of the National 
Bureau of Standards. Section A, Physics and 
Chemistry 77A (6). 691 - 698. 
Grant, N. K., Bliss, M. C., (1983). Strontium isotope 
and rare erath element variations in minerals 
from the Elmwood - Gordonsille mines. central 
Tennessee. In Proc. Interna. Mississippi Valley - 
type Pb - Zn deposits. Rolla. Missouri. 1982 - Proc. 
Vol.. G. Kisvan Grant, W. P. Pratt. and J. W. Koenig 
(eds.). 206 - 210. Rolla. Missouri: Univ. Missouri 
Press. 
Herr, W., Hoffmeister, W., Hirt, B., Geiss, J., 
Houtermans, F. G., (1961). Versuch zur 
Datierung von Eisenmeteoriten nach der 
Rhenium - Osmium Methode. Z. Naturforsch., 
16a. 1053. 
Hirt, B., Herr, W., Hoffmeister, W., (1963). Age 
determinations by the rhenium - osmium 
method. In International Atomic Energy Agency, 
Radioactive Dating: Proceedings of the 
Symposium on Radioactive Dating, Athens, 19 - 
23 November 1962. 35 - 44. 
Lanphere, M. A., (1988). High - resolution 40Ar/39Ar 
chronology of Oligocene volcanic rocks, San 
Juan Mountains, Colorado. Geochimica et 
Cosmochimica Acta 52. 1425 - 1434. 
Lin, L., Chen, R., Pang, Z., Chen, H., Xue, J., Jia, H., 
(2020). Sulfide Rb - Sr, Re - Os and In Situ S 
Isotopic Constraints on Two Mineralization 
34 Khương Thế Hùng/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(2), 25 - 34 
Events at the Large Hongnipo Cu Deposit, SW 
China. Minerals 10(5). 414. 
Nguyễn Đình Luyện, Phạm Trung Hiếu, Đỗ Văn 
Nhuận, Trần Ngọc Thái, Lê Thị Thu và Hoàng 
Thị Thoa, (2020). Khái quát về phương pháp 
định tuổi đồng vị U - Pb trong cassiterit. Áp dụng 
xác định tuổi khoáng hóa Sn - W mỏ Lũng Mười 
khu vực Pia Oắc, Cao Bằng. Tạp chí Khoa học kỹ 
thuật Mỏ - Địa chất 61(5). 1 - 10. 
Nguyễn Trung Chí, (1999). Thạch học các granitoit 
kiềm ở tây bắc Việt Nam. Tóm tắt Luận án Tiến 
sỹ, Thư viện Quốc gia, Hà Nội. 30 trang. 
Ohmoto, H., (1986). Stable isotope geochemistry of 
ore deposits. In Reviews in Mineralogy 16 
(Isotopes), 491 - 559. Blacksburg, Virginia: Min. 
Soc. Am. 
Peng, J., Zhou, M. F., Hu, R., Shen, N., Yuan, S., Bi, X., 
Du, A., Qu, W., (2006). Precise molybdenite Re - 
Os and mica Ar - Ar dating of the Mesozoic 
Yaogangxian tungsten deposit, central Nanling 
district, South China. Miner Deposita 41. 661 - 
669. 
Phạm Trung Hiếu, (2010). Tuổi thành tạo của 
khoáng hoá molibden Ô Quý Hồ Tây Bắc Việt 
Nam và ý nghĩa địa chất. Tạp chí các khoa học và 
Trái đất 32(2). 199 - 204. 
Riley, G., (1967). Rhenium concentrations in 
Australian molypdenitees by stable isotope 
dilution. Geochimica et Cosmochimica Acta 31. 
1489 - 1498. 
Ruiz, J., (1983). Geochemistry of fluorite 
mineralization and associated rocks from 
northern Mexico. Doctor thesis, Ann Arbor: 
University of Michigan. 202 p. 
Ruiz, J., Jones, L., Kelly, W. C., (1984). Rubidium - 
Strontium dating of ore deposits hosted by Rb - 
rich rocks, using calcite and other common Sr - 
bearing minerals. Geology 12. 259 - 262. 
Ruiz, J., Kelly, W. C., Kaiser, C. J., (1985). Strontium 
isotopic evidence for the origin of barites and 
sulfides from the Mississippi Valley - type ore 
deposits in southeast Missouri - a discussion. 
Economic Geology 80. 773 - 778. 
Schermerhorn, L. J. G., (1981). Project Iberogranite 
Report I: International Union of Geological 
Sciences. p5. 
Stein, H. J., Sundblad, K., Markey, R. J., Morgan, J. W., 
Motuza, G., (1998). Re - Os ages for Archean 
molybdenite and Pyrite, Kuittila - Kivisuo, 
Finland and Proterozoic molybdenite, Kabeliai, 
Lithuania: Testing the chronometer in a 
metamorphic and metasomatic setting. 
Mineralium Deposita 33. 329 - 345. 
Tran Tuan Anh, Tran Trong Hoa, Pham Thi Dung, 
(2002). Granites of the Yeyensun complex and 
their significance in tectonic interpretation of 
the early Cenozoic stage in West Bacbo. Journal 
of Geology (Hanoi), Series B 19 - 20. 43 - 53. 
Van Breemen, O., Aftalion, M., Pankhurst, R. J. and 
Richardson, S. W., (1979). Age of the Glen 
Dessary Syenite, Inverness - shire: diachronous 
Palaeozoic metamorphism Across the Great 
Glen. Scott. J. Geol 15. 49 - 62. 
Watts, D. R., (1981), Paleomagnetism of the Fond 
du Lac Formation and the Eileen and Middle 
River Sections with implications for 
Keweenawan tectonics and the Grenville 
problem. Canadian Journal of Earth Sciences 18. 
829 - 841. 

File đính kèm:

  • pdftong_quan_ve_mot_so_phuong_phap_dinh_tuoi_thanh_tao_khoang_h.pdf