Đánh giá các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp của bệnh nhân ung thư thực quản xạ trị kỹ thuật 3d-Crt và vmat có kiểm soát nhịp thở

Mục tiêu: Đối chiếu các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào cơ quan nguy cấp giữa kĩ

thuật 3D-CRT và VMAT tại pha NB nhịn thở ở cuối thì thở ra trong xạ trị tiền phẫu ung thư thực quản.

Phương thức kiểm soát liều tia vào thể tích điều trị khi chiếu xạ bằng việc dựa vào các sai số setup hàng

ngày để nghiên cứu mức mở PTV margin đối với kỹ thuật 4D.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng số 10 bệnh nhân ung thư thực quản được chỉ định xạ

trị tiền phẫu từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2020 tại bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City. Tất cả 10 bệnh

nhân đều được lập kế hoạch tính liều theo 2 kỹ thuật 3D-CRT và VMAT tại pha NB ngừng thở ở cuối thì

thở ra. Tất cả thông số tính liều trên DVH và các sai số setup 2D-KV trên phần mềm OBI được phân tích.

Kết quả: Chỉ số CI của VMAT tốt hơn 3D-CRT (p = 0,009), Chỉ số HI của VMAT thấp hơn 3D-CRT

nhưng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,205). Thống kê tính liều vào các cơ quan lân cận giữa 2 kỹ thuật:

đối với phổi V5Gy,V10Gy của 3D-CRT thấp hơn VMAT( P-value lần lượt 0,01 và 0,02), trong khi các chỉ số

quan trọng V20Gy, V30Gy của VMAT tốt hơn (giá trị p lần lượt là 0,03 và 0,00). Đối với tim V5Gy, V10Gy

của 3D-CRT thấp hơn VMAT (P-value lần lượt là 0,014 và 0,03) nhưng đối với V20Gy, V30Gy, V40Gy của

VMAT thấp hơn 3D-CRT (p lần lượt là 0,03, 0,01 và 0,00). Liều vào tủy sống của VMAT cũng thấp hơn

3D-CRT với ý nghĩa thống kê p = 0,00. Dựa vào 230 cặp hình ảnh 2D-KV, sai số cài đặt trung bình theo 3

hướng AP, SI, LR lần lượt là (1,41 ± 1,78mm , (0,88 ± 2,69mm, 1,06 ± 1,36mm)

Kết luận: VMAT cho kết quả tính liều vào PTV cũng như giảm liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp

như tim, phổi, tủy sống tốt hơn 3D-CRT. Sai số cài đặt(SM) theo Van-Herk theo 3 hướng AP, SI, LR lần

lượt là 4,8mm, 4,1mm, 3,6mm.

Đánh giá các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp của bệnh nhân ung thư thực quản xạ trị kỹ thuật 3d-Crt và vmat có kiểm soát nhịp thở trang 1

Trang 1

Đánh giá các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp của bệnh nhân ung thư thực quản xạ trị kỹ thuật 3d-Crt và vmat có kiểm soát nhịp thở trang 2

Trang 2

Đánh giá các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp của bệnh nhân ung thư thực quản xạ trị kỹ thuật 3d-Crt và vmat có kiểm soát nhịp thở trang 3

Trang 3

Đánh giá các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp của bệnh nhân ung thư thực quản xạ trị kỹ thuật 3d-Crt và vmat có kiểm soát nhịp thở trang 4

Trang 4

Đánh giá các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp của bệnh nhân ung thư thực quản xạ trị kỹ thuật 3d-Crt và vmat có kiểm soát nhịp thở trang 5

Trang 5

Đánh giá các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp của bệnh nhân ung thư thực quản xạ trị kỹ thuật 3d-Crt và vmat có kiểm soát nhịp thở trang 6

Trang 6

Đánh giá các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp của bệnh nhân ung thư thực quản xạ trị kỹ thuật 3d-Crt và vmat có kiểm soát nhịp thở trang 7

Trang 7

Đánh giá các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp của bệnh nhân ung thư thực quản xạ trị kỹ thuật 3d-Crt và vmat có kiểm soát nhịp thở trang 8

Trang 8

Đánh giá các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp của bệnh nhân ung thư thực quản xạ trị kỹ thuật 3d-Crt và vmat có kiểm soát nhịp thở trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 10020
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp của bệnh nhân ung thư thực quản xạ trị kỹ thuật 3d-Crt và vmat có kiểm soát nhịp thở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp của bệnh nhân ung thư thực quản xạ trị kỹ thuật 3d-Crt và vmat có kiểm soát nhịp thở

Đánh giá các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp của bệnh nhân ung thư thực quản xạ trị kỹ thuật 3d-Crt và vmat có kiểm soát nhịp thở
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 335 
ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ CẤP LIỀU CHO THỂ TÍCH ĐIỀU TRỊ VÀ 
LIỀU CHIẾU VÀO CÁC CƠ QUAN NGUY CẤP CỦA BỆNH NHÂN 
UNG THƯ THỰC QUẢN XẠ TRỊ KỸ THUẬT 3D-CRT VÀ VMAT 
CÓ KIỂM SOÁT NHỊP THỞ 
CHU VĂN DŨNG1, HÀ NGỌC SƠN1, NGUYỄN VĂN HÂN1, NGUYỄN VĂN NAM1, NGUYỄN TRUNG HIẾU1, 
PHẠM TUẤN ANH1, TRẦN BÁ BÁCH2, NGUYỄN ĐÌNH LONG2, ĐOÀN TRUNG HIỆP3, NGUYỄN MẠNH HÀ3 
Địa chỉ liên hệ: Chu Văn Dũng 
Email: v.dungcv@vinmec.com 
Ngày nhận bài: 02/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 Kỹ thuật viên Khoa Xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City 
2 Kỹ sư Xạ trị - Khoa Xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City 
3 Bác sĩ Xạ trị - Khoa Xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư thực quản (UTTQ) đứng thứ 6 về tỷ lệ 
mắc, thứ 8 về tỷ lệ tử vong trên phạm vi toàn cầu. 
Tại Việt Nam, ung thư thực quản cũng là ung thư 
hay gặp, đứng thứ 12 về tỷ lệ mắc và thứ 9 về tỷ lệ 
chết xét cả hai giới; nhưng đứng thứ 6 về tỷ lệ mắc 
và thứ 5 về tỷ lệ chết ở nam giới[2]. Phẫu thuật là 
phương pháp điều trị triệt để nhất đối với bệnh nhân 
UTTQ, nhưng với các triệu chứng hay dấu hiệu 
không được rõ ràng nên bệnh rất khó được phát 
hiện ở giai đoạn đầu, thường khi khối u đã tiến triển 
với kích thước lớn người bệnh mới phát hiện và điều 
trị. Do đó người bệnh thường trải qua liệu trình xạ trị 
tiền phẫu nhằm làm giảm kích thước khối u sau đó 
bắt đầu phẫu thuật. Kết hợp giữa xạ trị và phẫu thuật 
đem lại hiệu quả rất cao trong việc điều trị bệnh 
nhân UTTQ. 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đối chiếu các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào cơ quan nguy cấp giữa kĩ 
thuật 3D-CRT và VMAT tại pha NB nhịn thở ở cuối thì thở ra trong xạ trị tiền phẫu ung thư thực quản. 
Phương thức kiểm soát liều tia vào thể tích điều trị khi chiếu xạ bằng việc dựa vào các sai số setup hàng 
ngày để nghiên cứu mức mở PTV margin đối với kỹ thuật 4D. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng số 10 bệnh nhân ung thư thực quản được chỉ định xạ 
trị tiền phẫu từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2020 tại bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City. Tất cả 10 bệnh 
nhân đều được lập kế hoạch tính liều theo 2 kỹ thuật 3D-CRT và VMAT tại pha NB ngừng thở ở cuối thì 
thở ra. Tất cả thông số tính liều trên DVH và các sai số setup 2D-KV trên phần mềm OBI được phân tích. 
Kết quả: Chỉ số CI của VMAT tốt hơn 3D-CRT (p = 0,009), Chỉ số HI của VMAT thấp hơn 3D-CRT 
nhưng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,205). Thống kê tính liều vào các cơ quan lân cận giữa 2 kỹ thuật: 
đối với phổi V5Gy,V10Gy của 3D-CRT thấp hơn VMAT( P-value lần lượt 0,01 và 0,02), trong khi các chỉ số 
quan trọng V20Gy, V30Gy của VMAT tốt hơn (giá trị p lần lượt là 0,03 và 0,00). Đối với tim V5Gy, V10Gy 
của 3D-CRT thấp hơn VMAT (P-value lần lượt là 0,014 và 0,03) nhưng đối với V20Gy, V30Gy, V40Gy của 
VMAT thấp hơn 3D-CRT (p lần lượt là 0,03, 0,01 và 0,00). Liều vào tủy sống của VMAT cũng thấp hơn 
3D-CRT với ý nghĩa thống kê p = 0,00. Dựa vào 230 cặp hình ảnh 2D-KV, sai số cài đặt trung bình theo 3 
hướng AP, SI, LR lần lượt là (1,41 ± 1,78mm , (0,88 ± 2,69mm, 1,06 ± 1,36mm) 
Kết luận: VMAT cho kết quả tính liều vào PTV cũng như giảm liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp 
như tim, phổi, tủy sống tốt hơn 3D-CRT. Sai số cài đặt(SM) theo Van-Herk theo 3 hướng AP, SI, LR lần 
lượt là 4,8mm, 4,1mm, 3,6mm. 
Từ khoá: Ung thư thực quản, hệ thống kiểm soát nhịp thở, so sánh liều lượng, sai số cài đặt. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 336 
Năm 2015, Stefan Münch và cộng sự[6] đã 
công bố công trình nghiên cứu xạ trị tiền phẫu cho 
bệnh nhân UTTQ được thực hện bởi 2 kỹ thuật 
3D-CRT và VMAT với kết quả bệnh nhân được phẫu 
thuật sau khi xạ trị, trung bình khoảng 33 ngày cho 
VMAT và 34 ngày cho 3D-CRT, cắt bỏ hoàn toàn 
khối u đã đạt được 100% (VMAT) và 89,5% 
(3D-CRT) với tỷ lệ sống trên 3 năm 65% đối với 
VMAT và 45% đối với 3D. 
Thực quản là một cơ quan di động bởi nhịp thở, 
việc cấp đủ liều vào khối u nhưng làm giảm liều 
chiếu xạ đến các cơ quan lân cận là một thách thức 
lớn trong việc điều trị xạ trị UTTQ. Hiện nay với 
những cải tiến kỹ thuật xạ trị: Sự kết hợp giữa thống 
kiểm soát nhịp thở RPM (Real-Time position 
manageement) với kỹ thuật 3D-CRT và VMAT tạo 
thành các kỹ thuật 4D (four dimension), là một kỹ 
thuật tốt nhất hiện nay trong việc điều trị UTTQ. 
Từ năm 2006, Lorchel F. JL Dumas và cộng sự[4] 
đến năm 2013 Guanzhong Gong và cộng sự[1] đều 
đã công bố công trình nghiên cứu cho thấy việc cấp 
liều vào khối u và giảm liều vào tim, phổi từ kỹ thuật 
xạ trị có kiểm soát nhịp thở tốt hơn việc thở tự do 
trong điều trị UTTQ. 
Hiện tại ở bệnh viện DKQT vinmec Times city 
đối với xạ trị bệnh nhân UTTQ kỹ thuật xạ trị cuối thì 
thở ra đang được áp dụng cho bệnh nhân UTTQ. Do 
đó Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá tính khả 
thi tính liều của kỹ thuật xạ trị 3D và Vmat có kiểm 
soát nhịp thở tại pha NB ngừng thở cuối thì thở ra 
đối với BN ung thư thực quản ngực với mục tiêu: 
Đối chiếu các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị 
và liều chiếu vào cơ quan nguy cấp giữa kĩ thuật 3D-
CRT và kĩ thuật xạ trị điều biến thể tích cung tròn- 
VMAT trong xạ trị tiền phẫu ung thư thực quản . 
Phương thức kiểm soát liều tia vào thể tích điều 
trị khi chiếu xạ bằng việc dựa vào các sai số setup 
hàng ngày để nghiên cứu mức mở PTV margin đối 
với kỹ thuật 4D. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng 
Tổng số 10 bệnh nhân ung thư thực quản được 
chỉ định xạ trị tiền phẫu thông qua Hội đồng ung thư 
đa chuyên khoa (Tumorboard) từ tháng 1/2019 đến 
tháng 4/2020 tại bệnh viện ĐKQT Vinmec Times 
City. Tất cả 10 bệnh nhân đều được lập kế hoạch 
tính liều theo 2 kỹ thuật 3D-CRT và VMAT tại pha 
NB ngừng thở ở cuối thì thở ra để so sánh đối chiếu 
các chỉ số tính liều ... rị với tổng 
liều vào PTV là 41,4Gy, phân liều 1,8Gy/1 ngày. Quá 
trình xạ trị kéo dài 23 buổi, với 5 buổi /1 tuần. 
Lập kế hoạch và chấp thuận kế hoạch 
Tất cả 10 bệnh nhân đều được lập kế hoạch 
trên phần mềm Eclips 13.0 (Varian Medical System, 
Palo Alto, CA, USA) mỗi bệnh nhân được lập 2 kế 
hoạch 3D-CRT và VMAT, MLC 120 lá. 
Thiết kế trường chiếu 
Kế hoạch 3D-CR,T được lập với 4 trường chiếu 
với mức năng lượng photon 15X, 2 trường AP-PA (0 
độ - 180 độ) được thiết kế có làm kỹ thuật trường 
trong trường (FiF: Field-in-Field) nhằm tăng độ đồng 
đều cấp liều trong thể tích điều trị, giảm liều nóng 
(hotpost), 2 trường LR-RL thiết kế theo hướng chếch 
(330 độ - 150 độ) nhằm tránh tủy sống tối đa đảm 
bảo liều dung nạp được tuân thủ nghiêm ngặt. 
Kế hoạch VMAT được thiết kế 6 partial Arc với 
các góc 181 - 231 độ; 23 - 181 độ; 39 - 309 độ; 309 - 
39 độ; 179 - 103 độ; 103 - 179 độ, có cùng isocenter 
với mức năng lượng photon 6X. Vì mỗi lần BN nhịn 
thở từ 15 - 20 giây nên ta phải chia nhỏ Arc thành 
các partial Arc. 
Các thông số đánh giá kế hoạch 
Dựa vào biểu đồ liều - thể tích (DVH: Dose 
Volume Histogram), phân tích và tính toán các chỉ 
số: Dmax, Dmin, Dmean, CI (Comformity Index: chỉ 
số đồng dạng), HI (Homogeneity Index: chỉ số đồng 
đều) được đánh giá cho thể tích điều trị (PTV). Chỉ 
số CI cao đồng nghĩa PTV được cấp liều độ đồng 
dạng cao và ngược lại. Chỉ số HI thấp chỉ ra độ đồng 
liều cho PTV tốt hơn và ngược lại. 
CI= x (TV95% là thể tích đường đồng 
liều 95%, V: thể tích PTV, V95%: thể tích PTV nhận 
liều 95%). HI= (D2%, D50%, D98% là 
liều mà 2%, 50%, 98% PTV nhận được). Dmax, 
V5Gy, V10Gy, V20Gy, V30Gy, V40Gy cho các cơ 
quan nguy cấp (OAR): Heart (tim), Lungs (phổi) và 
SpinalCord (tủy sống). Ngoài ra, so sánh giá trị MU 
của 2 kế hoạch 3D-CRT và VMAT cũng được ghi 
nhận và so sánh. 
Bảng 1. Tiêu chuẩn đánh giá kế hoạch xạ trị 
Cấu 
trúc 
Tiêu chí 
liều 
Chấp 
nhận Không chấp nhận 
PTV 
Dmax ≤ 115% >115% 
Dmean 95 - 105% 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 338 
105% 
V95% >95% < 95% 
Lung V20Gy < 30% 30% V30Gy < 20% 20% 
Tim V30Gy ≤ 100% V40Gy ≤ 50% 50% 
Tủy 
sống Dmax ≤ 45Gy 45Gy 
QA kế hoạch 
Tất cả kế hoạch VMAT đều được QA sử dụng 
Portal Dosimetry (Varian) hoặc MatriXX (IBA) nhằm 
đánh giá tính chính xác theo khuyến cáo trước khi 
xạ trị. 
Phương thức kiểm soát liều tia 
Để việc chiếu xạ đúng vào thể tích khối u, giảm 
độc tố cho cơ quan lân cận thì việc mở biên từ CTV 
ra PTV cần có đô chính xác cao. Theo ICRU việc 
mở biên từ CTV ra PTV cần tính đến độ chính xác vị 
trí CTV (IM: internal margin) cũng như độ chính xác 
cài đặt bệnh nhân (SM: setup margin): CTV-
PTVmargin = IM+SM. Theo công thức van Herrk: 
SMvanHerk = 2,5 Σsetup +0,7 σsetup, trong đó, sai số cài 
đặt (SMvanHerk: setup margin), sai số hệ thống 
(Σ: systematic error) được xác định bằng độ lệch 
chuẩn của các sai số cài đặt trung bình cho từng 
bệnh nhân, sai số ngẫu nhiên (σ: random error) 
được xác định bằng trung bình của các độ lệch 
chuẩn cho từng bệnh nhân. Dựa trên việc so sánh 
giữa hình ảnh 2D-kV với hình ảnh DRR theo các 
mốc xương. Tổng số 230 bộ sai số cài đặt theo cả 
3 hướng. 
Hình 2. So sánh hình ảnh 2D-kV với hình ảnh DRR trước kho chiếu xạ 
Phân tích dữ liệu 
Số liệu được phân tích trên phần mềm SPSS (SPSS IBM Inc, Armonk, NY, USA) ver 20, so sánh các cặp 
chỉ số giữa 2 kế hoạch 3D-CRT và VMAT, sự khác biệt có ý nghĩa khi p ≤ 0,05. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Kế hoạch 3D-CRT và kế hoạch VMAT 
Hình 3. Thiết kế trường chiếu kế hoạch VMAT: 3 ARC (trái) và kế hoạch 3D-CRT: ha 1 (AP-PA), 
Pha 2 (RL-LR) tránh tủy hoàn toàn (Field in Field) 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 339 
Hình 4. Đường đồng liều 95% bao khít PTV trên kế hoạch VMAT (trái) và bao chùm ra ngoài PTV khá nhiều 
trên kế hoạch 3D-CRT (phải) 
Các thông số cấp liều cho thể tích điều trị 
Bảng 2. Các thông số tính liều đối với PTV (TB: Giá trị trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn) 
Tiêu 
Chuẩn 
Dmax (%) Dmin (%) Dmean (%) CI HI MU 
3D VMAT 3D VMAT 3D VMAT 3D VMAT 3D VMAT 3D VMAT 
BN1 108.41 111.09 95.19 70.39 103 104.08 0,19 0,20 0,11 0,067 239 281 
BN2 106.69 109.69 92.39 75.8 103.48 102.49 0,28 0,30 0,095 0,066 219 359 
BN3 106.09 113.38 88 77.29 102.39 105 0,26 0,28 0,12 0,049 234 348 
BN4 106.79 110.1 91.98 75.29 103.19 103.21 0,27 0,28 0,091 0,063 228 368 
BN5 105 111.38 91.5 84.59 102.39 103.79 0,29 0,30 0,085 0,058 210 421 
BN6 105.99 111.79 92.9 83.29 102.49 104.3 0,3 0,32 0,10 0,06 212 442 
BN7 105.87 113.16 87.78 75.12 102.2 104.81 0,25 0,28 0,108 0,054 230 345 
BN8 106.88 112.61 92.1 75.41 103.26 103.36 0,26 0,3 0,089 0,063 223 369 
BN9 113.31 106.01 76.79 87.97 102.29 104.95 0,29 0,27 0,11 0,15 233 345 
BN10 106.84 109.81 92.56 75.87 103.5 102.51 0,30 0,33 0,099 0,18 221 368 
TB 107.19 110.1 90.1 78.1 102.8 103.8 0,27 0,29 0,10 0,08 225 365 
ĐLC 2.3 2.2 5.17 5.38 0.51 0.94 0,32 0,35 0,11 0,45 10 44 
P 0,023 0,030 0,049 0,009 0,205 0,000 
Nhận xét và bàn luận: Dmax của 2 kế hoạch trên 10 bệnh nhân cho thấy, Dmax của Vmat cao hơn 3D-
CRT, tuy nhiên vẫn ở mức tối ưu đối với kỹ thuật Vmat (<115%), p=0.023. Liều Dmax của nghiên cứu này cao 
hơn so với kết quả của Stefan munch (Vmat=105.5%, 3D-CRT=102.9%)[6] nhưng khá tương đồng so với kết 
quả của nhóm M.Dieters (Vmat=112%)[5] 
Dmin của Vmat thấp hơn rõ rệt kế hoạch 3D-CRT với p = 0.03 
Dmean của Vmat cao hơn 3D-CRT có ý nghĩa thống kê với p = 0.049. 
Chỉ số CI của Vmat tốt hơn so với 3D-CRT (p=0.009). Các giá trị CI của Vmat trong báo cáo này thấp hơn 
ngiên cứu của nhóm nghiên cứu của Guanzhong Gong (CI = 0.9)[1] 
Chỉ số HI đều đạt mức tốt, sự khác biệt giữa 2 nhóm 3D-CRT và Vmat không có ý nghĩa thống kê p=0.205 
Tổng số Mu của Vmat cao hơn đáng kể so với 3D là điều hiển nhiên đúng có ý nghĩa thống kê p=0. So 
sánh Mu trung bình của nghiên cứu chúng tôi, kê hoạch Vmnat của nhóm Vimec có số Mu thấp hơn so với 
nhóm Guanzhong Gong ( MUvinmec= 365 <MUGuanzhong Gong = 506.8). 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 340 
Các thông số liều vào cơ quan nguy cấp (OAR) 
Bảng 3. Thống kê liều vào các cơ quan nguy cấp 
Cơ quan 
nguy cấp Thông số liều 3d-crt vmat Sai khác giữa 3d-crt và vmat Giá trị p 
Phổi 
V5Gy (%) 37,47 ± 9,56 54,42 ± 16,81 16,95% 0,01 
V10Gy (%) 28,07 ± 8,54 34,52 ± 11,31 6,45% 0,02 
V20Gy (%) 19,92 ± 7,15 12,76 ± 3,89 -7,16% 0,03 
V30Gy (%) 8,51 ± 3,73 2,5 ± 1,38 -6,01% 0 
Tim 
V5Gy (%) 85,26 ± 11,74 96,8 ± 4,34 11,54% 0,014 
V10Gy (%) 79,94 ± 13,43 91,91 ± 8,05 11,97% 0,03 
V20Gy (%) 73,63 ± 13,23 58,01 ± 20,41 -15,62% 0,03 
V30Gy (%) 46,225 ± 15,02 21 ± 9,04 -25,225 0,01 
V40Gy (%) 35,19 ± 11,03 5,17 ± 2,68 -30,02% 0,00 
Tủy sống Dmax (Gy) 43,76 ± 0,51 31,83 ± 2,03 -11,93Gy 0,00 
Nhận xét và bàn luận: 
Liều vào phổi: Đối với các thông số V5Gy, V10Gy cho thấy kỹ thuật 3D-CRT cho thông số thấp hơn kỹ thuật 
VMAT có ý nghĩa với p lần lượt là: 0,01 và 0,02. Đây là một trong những yếu điểm của VMAT vì với những liều 
thấp thường rải rộng cho trường chiếu xạ là cung tròn. Thể tích quan trọng nhất để tránh tác dụng phụ ở phổi 
là V20Gy, V30Gy cho thấy VMAT thấp hơn 3D-CRT có ý nghĩa thống kê với p lần lượt là: 0,03 và 0,00.So sánh với 
nhóm nghiên cứu của Stefan munch[6], tất cả thông số V5Gy, V10Gy, V20Gy, V30Gy đối với cả 2 kỹ thuật 3D và 
Vmat đều cao hơn nghiên cứu của chúng tôi (bảng 4), nhưng đối với kỹ thuật Vmat V20Gy của nhóm M.Dieters[5] 
lại thấp hơn so với nhóm Vinmec (7.8%< 12.76%). 
Liều vào tim: Tương tự phổi đối với V5Gy, V10Gy ở tim kỹ thuật 3D-CRT cho thông số thấp hơn kỹ thuật 
VMAT với p lần lượt là: 0,014 và 0,03. Đối với V20Gy, V30Gy, V40Gy cho thấy VMAT thấp hơn 3D-CRT với p lần 
lượt: 0,03, 0,01 và 0,00. So sánh với nhóm nghiên cứu của Stefan much[6], tất cả thông số tính liều vào tim 
đều cao hơn nhóm Vinmec( bảng 4), nhưng đối với kỹ thuật Vmat V30Gy của nhóm M.Dieters[5] lại thấp hơn so 
với nhóm Vinmec (15.4%< 21%). 
Liều vào tủy sống: Kỹ thuật VMAT giảm thiểu liều tối đa vào tủy sống tốt hơn kỹ thuật 3D-CRT có ý nghĩa 
thống kê với p = 0,00. 
OAR Tiêu chí liều 3D-CRT Vmat Stefan munch Vinmec Stefan munch Vinmec 
Phổi 
V5Gy (%) 79.7 37,47 90.1 54,42 
V10Gy (%) 56.6 28,07 68.2 34,52 
V20Gy (%) 21.3 19,92 19.5 12,76 
V30Gy (%) 11 8,51 6.6 2,5 
Tim 
V5Gy (%) 91 85,26 100 96,8 
V10Gy (%) 79.2 79,94 92 91,91 
V20Gy (%) 69.1 73,63 41.5 58,01 
V30Gy (%) 50.4 46,225 17.7 21 
V40Gy (%) 13.1 35,19 10.4 5,17 
Bảng 4. Đối chiếu kết quả tính liều vào tim, phổi giữa nhóm Stefan much với nhóm Vinmec 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 341 
Hình 4. So sánh biểu đồ liều DVH của 2 kỹ thuật 3D-CRT và VMAT với PTV (màu xanh), 
Tim (a), Phổi (b) và Tủy sống (c) 
Sai số cài đặt (setup) bệnh nhân hàng ngày 
Sự sai lệch về vị trí đo được từ 230 cặp ảnh chụp 2D-kV theo 3 hướng của 10 bệnh nhân UTTQ được 
thống kê. Qua đo sai số hệ thống, sai số ngẫu nhiên và sai số cài đặt cũng đã được tính toán và phân tích. 
Sai số cài đặt trung bình và độ lệch chuẩn của lỗi thiết lập bệnh nhân theo các hướng AP (trước sau), SI (trên 
dưới), LR (trái phải) lần lượt là: (1,41 ±1.78mm), (0,88 ± 2,69mm), (1,06 ± 1,36mm). Dựa vào sai số cài đặt đã 
được tính toán ở bảng 4, chúng tôi có thể gợi ý cho các bác sĩ trong việc mở biên từ CTV ra PTV ngoài việc 
tính IM cần phải cộng thêm biên SM: 4.8mm(AP), 4.1mm(SI), 3.6mm(RL). 
Bảng 5. Sai số hệ thống (Σ), sai số ngẫu nhiên (σ) và sai số cài đặt (SM) 
AP (mm) SI (mm) RL (mm) 
Σ Σ SM Σ Σ SM Σ Σ SM 
1,41 1,78 4,8 0,88 2,69 4,1 1,06 1,36 3,6 
Ngoài ra, chúng tôi quan sát thấy tỷ lệ số lần cài đặt BN ban đầu có sai số vượt quá sai số cho phép 
(3mm) theo các hướng AP, SI, LR lần lượt là: 5,65%, 5,3%, 3,91%. 
Biểu đồ. Biểu đồ phân bố sai số cài đặt trung bình theo từng bệnh nhân UTTQ 
KẾT LUẬN 
Các thông số cấp liều vào thể tích điều trị sử 
dụng kỹ thuật VMAT cho kết quả tốt hơn kỹ thuật 
3D-CRT, đồng thời VMAT cũng cho phép giảm giảm 
liều chiếu vào các cơ quan nguy cấp như tủy sống, 
tim, phổi. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 342 
Xạ trị UTTQ tiền phẫu sử dụng kỹ thuật 3D-CRT 
có kiểm soát nhịp thở tại pha ngừng thở cuối thì thở 
ra tại bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City hiện nay 
cho thấy sai số cài đặt (SM) theo 3 hướng AP, SI, 
RL lần lượt là: 4,8mm, 4,1mm, 3,6mm. Qua đó cung 
cấp một gợi ý cho các bác sĩ xạ trị trong việc mở 
biên CTV-PTV. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Guanzhong Gong et al.,(2013), Reduced lung 
dose during radiotherapy for thoracic esophageal 
carcinoma: VMAT combined with active 
breathing control for moderate DIBH, Radiation 
oncology 2013,8:291. 
2. IARC:  
3. Kaleigh Doke et al (2017), Dosimetric effects of 
deep inspiration breath hold for radiation 
treatment of esophageal cancer based on tumor 
location.Journal of clinical 
oncology.35(4_suppl):173-173. 
4. Lorchel F. JL Dumas et al (2006), Dosimetric 
consequences of breath-hold respiration in 
conformal radiotherapy of esophageal cancer. 
Physica medical- Vol XXII, N. 4. 
5. M.Dieters et al, Significant heart dose reduction 
by deep inspiration breath hold for RT of 
esophageal cancer. ESTRO36, P0-0070, s366. 
6. (Stefan Münch et al.,2016). Comparison of 
Dosimetric Parameters and Toxicity in 
Esophageal Cancer Patients Undergoing 3D 
Conformal Radiotherapy or VMAT. Springger, 
Verlag Berlin Heidelberg (2016). 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 343 
ABSTRACT 
Assessment of dose supply indicators for treatment volume and risk in risk of cancer patients 3D-CRT 
and VMAT with battery controls 
Purpose: Comparison of dose level indicators for therapeutic volume and end-organ dose between 
3D-CRT technique and VMAT in the phase of end-expiratory holding in preoperative esophageal cancer 
radiotherapy. Method of controlling beam dose on treatment volume during irradiation by relying on daily setup 
errors to study PTV margin open level for 4D technique 
Materials and methods: A total of 10 patients with esophageal cancer receive pre-operative radiotherapy 
from January 2019 to April 2020 at Vinmec Times City International Registration Hospital. All 10 patients were 
scheduled to dose according to 2 techniques 3D-CRT and VMAT in phase NB stopped breathing at the end of 
exhalation. All dose calculation parameters on the DVH and setup errors 2D-KV on the OBI software were 
analyzed. 
Results: CI of VMAT was better than 3D-CRT (p = 0.009), HI index of VMAT was lower than 3D-CRT, 
but not statistically significant (p = 0.205). Statistics calculated dose in neighboring organs between the 2 
techniques: for lungs V5Gy, V10Gy of 3D-CRT were lower than VMAT (p-value is 0.01 and 0.02), while the key 
indicators V20Gy, V30Gy VMAT is better (p-value is 0.03, 0.00). For V5Gy heart, V10Gy of 3D-CRT is lower than 
VMAT (p-value is 0.014 and 0.03) but for V20Gy, V30Gy, V40Gy of VMAT is lower than 3D-CRT (p-value is 0.03, 
0.01 and 0.00 respectively). The dose into the spinal cord of VMAT was also lower than 3D-CRT with statistical 
significance p = 0.00. Based on 230 2D-kV setup images (Setup_AP and Setup_LAT), the average setting error 
in 3 directions AP, SI, LR is (1.41 ± 1.78mm), (0.88 ± 2.69mm), (1.06 ± 1.36mm) respectively. 
Conclusion: VMAT gives better results for calculating dose on PTV as well as reducing the dose applied to 
endangered organs such as heart, lung, spinal cord better than 3D-CRT. Setup margins in 3 directions AP, SI, 
LR are 4.8mm, 4.1mm, 3.6mm respectively. 
Key words: Esophageal cancer, breathing control system, dosage comparison, setting error. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cac_chi_so_cap_lieu_cho_the_tich_dieu_tri_va_lieu_c.pdf