Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật glôcôm ác tính

Mục tiêu: Đánh giá kết quả và các yếu tố ảnh

đến điều trị phẫu thuật Glôcôm ác tính. Bệnh nhân

và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp

theo dõi dọc theo thời gian được tiến hành tại khoa

Glôcôm bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 10 năm

 2012 đến tháng 10 năm 2017 trên 53 mắt với thời

gian theo dõi tối thiểu 6 tháng. Kết quả: 39 mắt

(73,6%) được phẫu thuật lấy TTT/IOL kết hợp cắt DK

cắt màng hyaloid- dây chằng Zinn - mống mắt chu

biên (HZV), 14 mắt có IOL được phẫu thuật CDK +

HZV. Thị lực cải thiện rõ rệt sau mổ, tại thời điểm 6

tháng sau phẫu thuật 51/53 mắt chiếm 96,4% thị lực

tăng, chỉ có 2 mắt thị lực không tăng so với trước

phẫu thuật (3,8%). Nhãn áp sau phẫu thuật giảm rõ

rệt. 36 mắt thành công hoàn toàn (67,9%), 16 mắt

thành công 1 phần, chiếm 30,3% (chủ yếu do những

mắt này phải dùng thuốc hạ nhãn áp bổ sung), 1 mắt

thất bại (1,8%) và đã được phẫu thuật cắt bè củng

giác mạc.

 

Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật glôcôm ác tính trang 1

Trang 1

Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật glôcôm ác tính trang 2

Trang 2

Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật glôcôm ác tính trang 3

Trang 3

Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật glôcôm ác tính trang 4

Trang 4

Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật glôcôm ác tính trang 5

Trang 5

Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật glôcôm ác tính trang 6

Trang 6

Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật glôcôm ác tính trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 4100
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật glôcôm ác tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật glôcôm ác tính

Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật glôcôm ác tính
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
108 
chúng tối đạt 80%, trong đó tái thông tốt đạt 
60%(TICI 2b 17.14%, TICI 3 42.86%). Tỷ lệ tái 
thông tốt của chúng tôi thấp hơn so với các thử 
nghiệm ngẫu nhiên: MR CLEAN (75.4%)[1], 
ESCAPE (72.4%) [2], EXTENDED IA (86%)[3], 
SWIFT – PRIME (88%) [4] và Vũ Đăng Lưu 
71.9% [6]. Theo chúng tôi, lí do chính dẫn tới sự 
khác biệt này, đó là kinh nghiệm can thiệp của 
chúng tôi còn chưa nhiều bằng các trung tâm 
lớn khác. 
Về biến chứng sau can thiệp, chúng tôi có 3 
trường hợp xuất huyết não có triệu chứng, 
chiếm tỷ lệ khá cao (8.57%). Trong khi đó, xuất 
huyết não có triệu chứng ở nghiên cứu MR 
CLEAN là 7.7% [1], ESCAPE là 3.6% [2], và 
EXTENDED IA là 6% [3]. Nguyên nhân có thể là 
do yếu tố chủng tộc, bệnh mạn tính kèm theo. 
Mặt khác, yếu tố kinh nghiệm can thiệp cũng cần 
phải tính đến. 
Về mức độ phục hồi chức năng thần kinh 
theo thang điểm Rankin sửa đổi, tỷ lệ phục hồi 
tốt tại thời điểm 3 tháng chiếm 34.29%. Kết quả 
này tương tự nghiên cứu MR CLEAN (33%), 
nhưng thấp hơn các nghiên cứu REVASCAT 
(43,7%), EXTENDED IA (72%), SWIFT - PRIME 
(60%) và Vũ Đăng Lưu (58,2%). Sự khác biệt 
này có thể phần lớn là do tiêu chuẩn lựa chọn 
bệnh nhân ở mỗi nghiên cứu khác nhau. Trong 
nghiên cứu này, tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 
của chúng tôi tương tự thử nghiệm MR CLEAN. 
V. KẾT LUẬN 
Can thiệp lấy huyết khối đường động mạch 
bằng dụng cụ cơ học Solitaire cho loạt 35 bệnh 
nhân đột quỵ nhồi máu não tối cấp cửa sổ điều 
trị dưới 6 giờ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh 
Hóa cho thấy thành công về mặt kỹ thuật. Tỷ lệ 
có tái thông cao (94.29%), trong đó tái thông 
hoàn toàn đạt 42.86%. Tỷ lệ xuất huyết não có 
triệu chứng chiếm 8.57%. Mức độ hồi phục chức 
năng thần kinh tốt (mRS 0 – 2) tại thời điểm 3 
tháng đạt 34.29%. Tử vong sau 3 tháng chiếm 
14.29%. Cần tiếp tục nghiên cứu để có số liệu 
đầy đủ hơn trong những năm tiếp theo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Olvert A. Berkhemer, Puck S.S. 
Fransen, Debbie Beumer, et al., for the MR CLEAN 
Investigators (2015): A Randomized Trial of 
Intraarterial Treatment for Acute Ischemic Stroke. 
N Engl J Med 2015; 372:11-20. 
2. Mayank Goyal, Andrew M. Demchuk, Bijoy K. 
Menon, et al., for the ESCAPE Trial Investigators 
(2015): Randomized Assessment of Rapid 
Endovascular Treatment of Ischemic Stroke N Engl 
J Med 2015; 372:1019-1030 
3. Bruce C.V. Campbell, Peter J. Mitchell, 
Timothy J. Kleinig, et al.,for the EXTEND-IA 
Investigators Endovascular (2015): Therapy for 
Ischemic Stroke with Perfusion-Imaging Selection 
N Engl J Med 2015; 372:1009-1018 
4. Jeffrey L. Saver, Mayank Goyal, Alain 
Bonafe, et al., for the SWIFT PRIME 
Investigators (2015): Stent-Retriever 
Thrombectomy after Intravenous t-PA vs. t-PA 
Alone in Stroke N Engl J Med 2015; 372:2285-2295 
5. Tudor G. Jovin, Angel Chamorro, Erik 
Cobo, et al., for the REVASCAT Trial Investigators 
(2015): Thrombectomy within 8 Hours after 
Symptom Onset in Ischemic N Engl J Med 2015; 
372:2296-2306 
6. Vũ Đăng Lưu, Nguyễn Quang Anh (2016): Kết 
quả của phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ 
cơ học Stent Solitaire trong điều trị nhồi máu não 
tối cấp. Tạp chí nghiên cứu Y học. 94(2), 35 – 39. 
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 
 PHẪU THUẬT GLÔCÔM ÁC TÍNH 
Đỗ Tấn1, Phạm Thị Thu Hà1 
TÓM TẮT27 
Mục tiêu: Đánh giá kết quả và các yếu tố ảnh 
đến điều trị phẫu thuật Glôcôm ác tính. Bệnh nhân 
và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp 
theo dõi dọc theo thời gian được tiến hành tại khoa 
Glôcôm bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 10 năm 
*Bệnh Viện Mắt Trung Ương. 
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Thị Thu Hà 
Email: haptt321@gmail.com 
Ngày nhận bài: 5.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 23.4.2021 
Ngày duyệt bài: 5.5.2021 
2012 đến tháng 10 năm 2017 trên 53 mắt với thời 
gian theo dõi tối thiểu 6 tháng. Kết quả: 39 mắt 
(73,6%) được phẫu thuật lấy TTT/IOL kết hợp cắt DK 
cắt màng hyaloid- dây chằng Zinn - mống mắt chu 
biên (HZV), 14 mắt có IOL được phẫu thuật CDK + 
HZV. Thị lực cải thiện rõ rệt sau mổ, tại thời điểm 6 
tháng sau phẫu thuật 51/53 mắt chiếm 96,4% thị lực 
tăng, chỉ có 2 mắt thị lực không tăng so với trước 
phẫu thuật (3,8%). Nhãn áp sau phẫu thuật giảm rõ 
rệt. 36 mắt thành công hoàn toàn (67,9%), 16 mắt 
thành công 1 phần, chiếm 30,3% (chủ yếu do những 
mắt này phải dùng thuốc hạ nhãn áp bổ sung), 1 mắt 
thất bại (1,8%) và đã được phẫu thuật cắt bè củng 
giác mạc. Thị lực trước điều trị liên quan có ý nghĩa 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
109 
đến kết quả thị lực sau phẫu thuật. Hình thái sẹo 
bọng trước phẫu thuật ảnh hưởng đến nhãn áp sau 
phẫu thuật. Độ sâu tiền phòng trước phẫu thuật có 
ảnh hưởng đến tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật như 
viêm màng bồ đào, phù giác mạc. Kết luận: Điều trị 
phẫu thuật cắt dịch kính tái tạo tiền phòng là phương 
pháp điều trị an toàn, hiệu quả. Thị lực, hình thái sẹo 
bọng, độ sâu tiền phòng trước mổ là các yếu tố tiên 
lượng có ý nghĩa đến kết quả phẫu thuật. 
Từ khóa: Glôcôm ác tính, cắt dịch kính, lấy thể 
thủy tinh 
SUMMARY 
AFFECTING FACTORS FOR SURGICAL 
TREATMENT OF MALIGNANT GLAUCOMA 
Objectives: To evaluate the outcome and 
affecting factors of surgical treatment for malignant 
Glaucoma. Patients and Methods: Interventional, 
prospective study on 53 malignant Glaucoma eyes at 
Glaucoma department, VNEH from 10/2012 to 
10/2017 with minimum follow-up of 6 months. 39 
(73.6%) eyes were operated with lens removal/ IOL 
and vitrectomy + hyalo-zonulo-iridectomy (HZV), the 
remaining 14 pseudophakic eyes were treated with 
vitrectomy + HZV only. VA was significantly improved 
postoperatively, at 6 months, 51/53 eyes (96.4%) got 
some VA increase, while VA remained unchanged in 
only 2 eyes (3.8%). IOP was remarkably reduced after 
the surgery. The complete success rate was 67.9%, 
partial success rate was 30.3% and only 1 failure that 
needed t ... an rõ rệt đến 
kết quả thị lực sau phẫu thuật ở tất cả các thời điểm theo dõi. 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
112 
Bảng 4: Liên quan giữa hình thái sẹo bọng và nhãn áp sau phẫu thuật 
Mức nhãn áp (mmHg) 
Tình trạng sẹo bọng 
≤ 21 22 – 25 > 25 – 35 P ** 
Số mắt % Số mắt % Số mắt % 
0,000 
Sẹo bọng 
sau PT 1 
tháng 
Tốt 37 94,7% 1 2,6% 
Xơ dẹt 8 80% 1 10% 1 10% 
Khu trú + quá phát 2 100% 
Sẹo bọng 
sau PT 3 
tháng 
Tốt 37 100% 
0,039 Xơ dẹt 10 90,9% 1 9,1% 
Khu trú + quá phát 0 2 100% 
Sẹo bọng 
sau PT 6 
tháng 
Tốt 32 97% 1 3% 
0,021 Xơ dẹt 12 70,6% 2 11,8% 3 17,6% 
Khu trú + quá phát 
** Kiểm định χ2 
Nhóm có sẹo bọng xấu (xơ dẹt và khu trú) có mức nhãn áp sau phẫu thuật cao hơn nhóm có sẹo 
bọng tốt ở cả 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng sau phẫu thuật. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 
0,05. Như vậy, tình trạng sẹo bọng có ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ số nhãn áp sau phẫu thuật. Tương 
tự, nhóm có sẹo bọng xơ dẹt và sẹo bọng khu trú có nhãn áp trung bình cao hơn nhóm có sẹo bọng 
tốt với p < 0,05. Như vậy hình thái sẹo bọng ảnh hưởng đến giá trị nhãn áp sau phẫu thuật. 
Bảng 5: Liên quan giữa độ sâu tiền phòng trước phẫu thuật và biến chứng sớm sau 
phẫu thuật 
Độ sâu TP (mm) 
Biến chứng 
 1mm Tổng 
Không BC 3 (23,1%) 15 (50%) 9 (90%) 27 (50,9%) 
Viêm MBD trước 9 (69,2%) 13 (43,3%) 1 (10%) 23 (43,3%) 
Bong HM 0 (0%) 2 (6,7%) 0 (0%) 2 (3,8%) 
Bong Descemet 1 (7,7%) 0 (0%) 0 (0%) 1 (1,9%) 
Tổng 13 (100%) 30 (100%) 10 (100%) 53 (100%) 
Khi phân tích mối liên quan giữa độ sâu tiền 
phòng trung tâm trước phẫu thuật với các biến 
chứng sớm sau phẫu thuật nhận thấy nhóm có 
độ sâu tiền phòng 0,5 - 1mm gặp biến chứng 
sớm sau phẫu thuật nhiều hơn hai nhóm còn lại 
với p = 0,028 (kiểm định χ2). Như vậy độ sâu 
tiền phòng trung tâm trước phẫu thuật liên quan 
đến biến chứng sớm sau phẫu thuật. 
Ngược lại, tỷ lệ gặp biến chứng sớm sau phẫu 
thuật ở 3 nhóm nhãn áp vào viện 
(≤ 21mmHg, 22-25 mmHg, > 25 mmHg) không 
có sự khác biệt với p > 0,05 (kiểm định χ2). Như 
vậy, mức nhãn áp trước phẫu thuật không liên 
quan đến biến chứng sớm sau phẫu thuật. 
IV. BÀN LUẬN 
Phân tích sự thay đổi thị lực ở các thời điểm 
sau phẫu thuật so với trước phẫu thuật nhận 
thấy thị lực sau can thiệp phẫu thuật được cải 
thiện rõ rệt. Sau phẫu thuật 1 tuần có 42 mắt, 
chiếm 79,2% số mắt thị lực tăng, 9 mắt (17%) 
thị lực không cải thiện, 2 mắt có thị lực giảm so 
với trước phẫu thuật. Nguyên nhân của giảm thị 
lực sớm ở 1 số trường hợp là do quá trình phẫu 
thuật đòi hỏi thao tác tách dính mống mắt - giác 
mạc khôi phục tiền phòng để thực hiện bước 
phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh đặt thể 
thủy tinh nhân tạo, thao tác này là nguyên nhân 
làm khởi phát phản ứng viêm bán phần trước. 
Ngoài ra bước cắt mống mắt chu biên ở cuối thì 
phẫu thuật cũng làm tăng nguy cơ gây phản ứng 
viêm màng bồ đào trước ở giai đoạn hậu phẫu 
sớm. Trong số những mắt thị lực không tăng có 
5 mắt có màng xuất tiết trong tiền phòng, diện 
đồng tử gây hạn chế thị lực, một mắt bong 
màng descemet, cần được bơm hơi tiền phòng 
để điều trị. Đây cũng là những nguyên nhân gây 
hạn chế thị lực trong những ngày đầu sau phẫu 
thuật. Hơn nữa, trên những mắt phẫu thuật cắt 
dịch kính tái tạo tiền phòng kết hợp với phẫu 
thuật tán nhuyễn thể thủy tinh đặt thể thủy tinh 
nhân tạo thì giác mạc ở những ngày đầu sau 
phẫu thuật bị phù ở nhiều mức độ khác nhau 
(chiếm 84,9%), cũng làm hạn chế sự phục hồi thị 
lực. Sau khi điều trị chống viêm, giảm phù tích 
cực, phản ứng viêm màng bồ đào giảm, xuất tiết 
tiêu dần, giác mạc giảm phù, trong hơn thì thị lực 
cải thiện rõ ràng. Sau phẫu thuật 1 tháng, chỉ còn 
1 mắt có thị lực không tăng so với trước phẫu 
thuật do mắt này có tổn hại gai thị nặng do 
glôcôm (lõm/đĩa = 0,9), kết hợp với tổn thương 
võng mạc cũ do tắc tĩnh mạch trung tâm võng 
mạc từ trước, 52/53 mắt (98,2%) thị lực tăng so 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
113 
với trước mổ. Sau phẫu thuật 6 tháng, 2 mắt thị 
lực không cải thiện, một mắt do lõm đĩa hoàn 
toàn, đĩa thị bạc màu, một mắt tiến triển thành 
glôcôm tân mạch sau tắc tĩnh mạch trung tâm 
võng mạc cũ. Trường hợp này sau đó đã được 
laser quang đông võng mạc và làm laser quang 
đông thể mi để điều chỉnh nhãn áp. Ở thời điểm 
theo dõi cuối 96,2% số mắt trong nhóm điều trị 
phẫu thuật có thị lực cải thiện tốt. Tác dụng của 
phẫu thuật cắt dịch kính tái tạo tiền phòng điều trị 
glôcôm ác tính lên chức năng thị giác của bệnh 
nhân cũng được khẳng định ở nhiều nghiên cứu 
của các tác giả khác nhau [5], [6],[7]. 
Kết quả trong nghiên cứu cho thấy nhãn áp 
sau phẫu thuật giảm rõ rệt. Nếu trước khi phẫu 
thuật có 88,7% số mắt có nhãn áp cao trên 
21mmHg, thì ở thời điểm ngay sau phẫu thuật 1 
tuần, số mắt có nhãn áp không điều chỉnh giảm 
xuống còn 14 mắt (26,4%), 39 mắt (73,6%) có 
nhãn áp điều chỉnh < 21mmHg. Sau 1 tháng, số 
mắt có nhãn áp điều chỉnh tăng lên 46 mắt 
(86,8%). Sau phẫu thuật 3 tháng, số mắt có 
nhãn áp điều chỉnh tăng lên 50 mắt (94,3%). 
Tuy vậy, ở thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật, số 
mắt có nhãn áp điểu chỉnh giảm nhẹ xuống 47 
mắt (88,7%), 4 mắt nhãn áp cao trên 25 mmHg 
(7,5%) (bảng 2). Nhãn áp cao là hiện tượng thứ 
phát do màn mống mắt – thể thủy tinh bị đẩy ra 
phía trước gây che lấp vùng dẫn lưu thủy dịch. 
Sau khi tiền phòng được tái tạo sau phẫu thuật 
cắt dịch kính có hoặc không thay thể thủy tinh, 
màn mống mắt - thể thủy tinh lui ra sau, giải 
phóng vùng bè bị che lấp, khôi phục lưu thông 
bình thường của thủy dịch, vì vậy nhãn áp trở về 
giá trị bình thường. Như vậy có thể thấy phẫu 
thuật cắt dịch kính đã tác động đúng cơ chế của 
glôcôm ác tính, không chỉ cải thiện thị lực, phục 
hồi giải phẫu mà còn hạ nhãn áp hiệu quả, giúp 
phục hổi chức năng thị giác cho người bệnh. 
Phẫu thuật cắt dịch kính đã được chứng minh 
tác dụng hạ nhãn áp rất hiệu quả ở nhiều nghiên 
cứu khác nhau [5], [6]. 
Mức thị lực vào viện có ảnh hưởng rõ rệt lên 
kết quả thị lực sau phẫu thuật ở tất cả các thời 
điểm sau phẫu thuật (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng) 
với p < 0,05 (kiểm định ANOVA). Thị lực vào 
viện càng thấp thì mức thị lực đạt được sau 
phẫu thuật càng thấp và ngược lại. Thị lực vào 
viện phản ánh khá trung thực mức độ nặng của 
bệnh nhân khi vào viện. Thị lực vào viện thấp 
thể hiện tình trạng xẹp tiền phòng trầm trọng và 
kéo dài, nhãn áp tăng cao, có thể kèm theo giác 
mạc phù và đục thể thủy tinh ở nhiều mức độ 
khác nhau. Với tình trạng vào viện nặng nề như 
vậy thì khả năng phục hồi thị lực sau phẫu thuật 
sẽ không hoàn toàn. Ngoài ra trong nhóm mắt 
được điều trị phẫu thuật cắt dịch kính, có 5 mắt 
có kèm theo các bệnh khác phối hợp: 2 mắt bị 
bệnh võng mạc sắc tố, 3 mắt bị tắc tĩnh mạch 
trung tâm võng mạc trước đó. Chính vì vậy trên 
những mắt này thị lực không phục hồi nhiều sau 
phẫu thuật dù tiền phòng tái tạo tốt và nhãn áp 
điều chỉnh trong giới hạn bình thường. 
Trên những mắt đã được phẫu thuật cắt bè 
củng giác mạc, chúng tôi phân tích chỉ số nhãn 
áp sau phẫu thuật và hình thái sẹo bọng ở các 
thời điểm hậu phẫu khác nhau. Nhận thấy hình 
thái sẹo bọng có ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ số 
nhãn áp ở các thời điểm với p < 0,005. Sẹo bọng 
thể hiện chức năng dẫn lưu thủy dịch qua vị trí 
lỗ dò. Những mắt có sẹo bọng tốt có nhãn áp 
điều chỉnh tốt. Ngược lại nếu sẹo bọng xấu (dẹt, 
khu trú) thể hiện suy giảm hoặc mất chức 
năng dẫn lưu thủy dịch, lúc này nhãn áp sẽ tăng 
cao trở lại. 
Độ sâu tiền phòng trước phẫu thuật liên quan 
đến biến chứng sau phẫu thuật với p < 0,05. 
Nhóm mắt có độ sâu tiền phòng dưới 0,5mm có 
tỷ lệ biến chứng sớm sau phẫu thuật (chủ yếu 
phản ứng viêm màng bồ đào) lên đến 76,9%, 
cao hơn rõ rệt tỷ lệ biến chứng của nhóm có độ 
sâu tiền phòng 0,5-1mm (50%) và trên 1mm 
(10%). Khi tiền phòng rất nông hoặc xẹp hoàn 
toàn dẫn đến hiện tượng tiếp xúc giữa mống 
mắt – giác mạc hoặc hình thành cầu dính thực 
sự. Thao tác tách dính trong phẫu thuật sẽ gây 
phân tán sắc tố mống mắt và/hoặc tổn thương 
nội mô giác mạc, dẫn đến tỷ lệ phản ứng viêm 
màng bồ đào cao trong nhóm này. Ngoài ra 
nhóm này có tỷ lệ phù giác mạc ở nhiều mức độ 
sau phẫu thuật trên 22,6% số mắt (Bảng 5). 
V. KẾT LUẬN 
Điều trị phẫu thuật cắt dịch kính tái tạo tiền 
phòng là phương pháp điều trị an toàn, hiệu 
quả. Yếu tố liên quan đến kết quả thị lực sau 
phẫu thuật là thị lực trước điều trị. Yếu tố liên 
quan đến nhãn áp sau phẫu thuật bao gồm: hình 
thái sẹo bọng ở các thời điểm. Độ sâu tiền 
phòng trước phẫu thuật có ảnh hưởng đến tỷ lệ 
biến chứng sau phẫu thuật như viêm màng bồ 
đào, phù giác mạc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Debrouwere V and S. P, Outcomes of different 
management options for malignant glaucoma: A 
retrospective study. Graefes Arch Clin Exp 
Ophthalmol, 2012. 250: p. 131-141. 
2. Pasaoglu IB and A. C, Surgical management of 
pseudphakic malignant glaucoma via anterior 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
114 
segment-peripheral iridectomy capsule-
hyaloidectomy and anterior vitrectomy. Case Rep 
Ophthalmol Med, 2012: p. 25-32. 
3. Phạm Thị Thu Hà and Trần T Nguyệt Thanh, 
Kết quả bước đầu điều trị glôcôm ác tính bằng 
phẫu thuật cắt dịch kính trước tái tạo tiền phòng. 
Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, 2014. 42: p. 3-11. 
4. Spaeth GL and A. S, Comparison of the 
configuration of the human anterior chamber angle, 
as determined by the Spaeth gonioscopic grading 
system and ultrasound biomicroscopy. Trans Am 
Acad Ophthalmol Soc., 1995. 93: p. 337-347. 
5. Xing Liu and M. Li, Phacoemulsification 
combined with posterior capsulorhexis and anterior 
vitrectomy in the management of malignant 
glaucoma in phakic eyes Acta Ophthalmologca, 
2013. 91: p. 660-665. 
6. Karolina Krix-Jachym and M. Rekas, 
Evaluation of the E ffectiveness of Surgical 
Treatment of Malignant Glaucoma in Pseudophakic 
Eyes through Partial PPV with Establishment of 
Communication between the Anterior Chamber 
and the Vitreous Cavity. Journal ofOphthalmology, 
2015: p. 21-27. 
7. Juliane Matlach and J. Slobodda, Pars plana 
vitrectomy for malignant glaucoma in 
nonglaucomatous and in fitered glaucomatous 
eyes. Clinical ophthalmology, 2012. 6: p. 1959-1966. 
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN SẴN SÀNG CHI TRẢ 
ĐỐI VỚI XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG SỬ DỤNG 
XÉT NGHIỆM TÌM MÁU ẨN TRONG PHÂN (FOBT) TẠI VIỆT NAM 
Nguyễn Quỳnh Anh*, Nguyễn Thu Hà* 
TÓM TẮT28 
Mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sẵn 
sàng chi trả (WTP) đối với xét nghiệm tìm máu ẩn 
trong phân (FOBT) để sàng lọc ung thư đại trực tràng 
tại Việt Nam. Phương pháp: Sử dụng mô hình hồi 
quy đa biến phân tích mối liên quan giữa WTP với các 
biến số độc lập (nhân khẩu – xã hội học, yếu tố nguy 
cơ của ung thư đại trực tràng và kiến thức-thái độ về 
ung thư đại trực tràng) từ bộ số liệu thu thập trên 402 
đối tượng 50-75 tuổi đến khám bệnh thông thường tại 
các phòng khám ngoại trú thuộc Trung tâm y tế quận 
Hoàn Kiếm từ tháng 1 đến tháng 3/2019. Kết quả và 
kết luận: Lựa chọn sẵn sàng chi trả đối với FOBT 
được chỉ ra là có liên quan có ý nghĩa thống kê với 
tình trạng làm việc, số thành viên hộ gia đình, lo lắng 
bản thân sẽ mắc ung thư đại trực tràng, đánh giá bản 
thân có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng bằng 
hoặc cao hơn người khác, người thân trực hệ có ít 
nhất 1 yếu tố nguy cơ ung thư đại trực tràng, có bảo 
hiểm y tế. Khi hiệu chỉnh WTP theo các yếu tố liên 
quan thì trung bình và trung vị WTP ước tính là 
373.780 đồng (95%KTC: 326.680; 438.490) và 
309.970 đồng (95%KTC: 278.710; 349.520). 
Từ khóa: Sẵn sàng chi trả, đo lường sự ưa thích 
lý thuyết, phương pháp lượng giá ngẫu nhiên phụ 
thuộc, yếu tố liên quan, FOBT 
SUMMARY 
DRIVING FACTORS OF WILLINGNESS TO 
PAY FOR COLORECTAL CANCER 
SCREENING USING FECAL OCCULT BLOOD 
TEST (FOBT) IN VIETNAM 
*Trường Đại học Y tế Công Cộng 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Quỳnh Anh 
Email: nqa@huph.edu.vn 
Ngày nhận bài: 8.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 27.4.2021 
Ngày duyệt bài: 7.5.2021 
Objective: To analyze the driving factors of 
willingness to pay (WTP) for Fecal Occult Blood Test 
(FOBT) for colorectal cancer screening in Vietnam. 
Method: Employing logistic regression to analyze 
associated factors of WTP. We used the data from a 
cross-sectional survey employing contigent valuation 
method with double-bounded question design to 
estimate willingness to pay for FOBT. Survey was 
conducted on 402 patients aged 50-75 years old who 
went to the outpatient clinics of Hoan Kiem District 
Medical Center from January to March 2019. Results 
and conclusion: The choice of WTP was shown to be 
significantly related to variables including current 
working status, number of household members, The 
concern about himself will get colorectal cancer, 
assessing himself as having the same or higher risk of 
colorectal cancer than others, his relatives have at 
least one risks for developing colorectal cancer, having 
health insurance. When adjusting the value of WTP for 
those related factors, the mean and median WTP are 
373,780 VND (95%CI: 326,680; 438,490) and 
309,970 VND (95%CI: 278,710; 349,520). 
Keywords: Willingness to pay, stated preference, 
contigent valuation, WTP, CV, driving factors, FOBT 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhằm cung cấp các bằng chứng hữu ích để 
xây dựng chương trình sàng lọc ung thư đại trực 
tràng (UTĐTT) một cách hiệu quả, y văn trên 
thế giới đã khẳng định vai trò của nghiên cứu 
ước tính sẵn sàng chi trả (WTP, willingness-to-
pay) trong xác định mức đồng chi trả phù hợp 
khi người dân sử dụng dịch vụ để vừa có thể 
đảm bảo nguồn tài chính cho các cơ sở cung 
ứng dịch vụ nhưng đồng thời cũng đảm bảo ở 
mức đồng chi trả như vậy, tỷ lệ tiếp cận và sử 
dụng dịch vụ sàng lọc là tối ưu [1]. Bằng chứng 
từ một nghiên cứu về WTP chuẩn mực cũng có 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_lien_quan_den_ket_qua_dieu_tri_phau_thuat_glocom.pdf