Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam

Chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khoá (CSTK) là những công

cụ quan trọng để điều hành nền kinh tế đất nước. Hiệu quả tương đối của hai

chính sách này được nghiên cứu rộng rãi trong các tài liệu, tuy nhiên chưa có kết

luận cụ thể, rõ ràng liên quan đến ảnh hưởng của CSTK và CSTT lên tăng

trưởng kinh tế.

Một số nhà nghiên cứu ủng hộ CSTT và kết luận rằng CSTT có ảnh

hưởng lớn lên tăng trưởng kinh tế và chi phối CSTK trong thời gian nó gây ảnh

hưởng lên đầu tư và tăng trưởng. Một số nhà nghiên cứu khác ủng hộ CSTK và

cho rằng những kích thích tài chính quyết định tăng trưởng kinh tế. Những nhà

nghiên cứu khác cho rằng sự kết hợp giữa hai loại chính sách sẽ mang lại hiệu

quả kinh tế cao hơn, Vậy CSTK và CSTT có tác động và nếu có thì tácđ ộng

như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam?

Đề tài xem xét chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có tác động đối

với tăng trưởng kinh tế được chọn để nghiên cứu nhằm kiểm tra sự tác động của

hai loại chính sách này lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Điều này có ý nghĩa

quan trọng đối với chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai, từ đó

gợi mở những giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu này thông qua hai chính

sách quan trọng là CSTK và CSTT.

Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam trang 9

Trang 9

Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 87 trang minhkhanh 9760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam

Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH 
 
NGUYỄN THỊ THÚY DIỆU 
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 
CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ? 
 – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM 
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ 
TP. Hồ Chí Minh, năm 2013 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH 
 
NGUYỄN THỊ THÚY DIỆU 
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 
CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ? 
 – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM 
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng 
Mã số: 6 0 3 4 0 2 0 1 
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 TS. NGUYỄN THỊ HUYỀN 
TP. Hồ Chí Minh, năm 2013 
LỜI CAM ĐOAN 
 
Tôi: Nguyễn Thị Thúy Diệu 
Xin cam đoan rằng: 
Đây là công trình do chính cá nhân tôi nghiên cứu và trình bày. Các dữ 
liệu, số liệu thu thập (đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ), kết quả nghiên 
cứu trình bày nêu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố 
trong bất kỳ công trình nào khác, đồng thời được sự góp ý, hướng dẫn của 
Tiến sỹ Nguyễn Thị Huyền để hoàn tất luận văn. 
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài nghiên cứu. 
MỤC LỤC 
Trang 
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Mục lục 
Danh mục các chữ viết tắt 
Danh mục các bảng biểu 
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, 
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HAI CHÍNH SÁCH NÀY 
ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .................................................................... 5 
1.1 Cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ ......................................................................... 5 
1.1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ ....................................................................... 5 
1.1.2 Mục tiêu CSTT ........................................................................................... 7 
1.1.3 Các kênh truyền dẫn của CSTT .................................................................. 9 
1.1.4 Các công cụ để thực thi CSTT .................................................................. 13 
1.2 Cơ sở lý luận về chính sách tài khóa .................................................................... 13 
1.2.1 Khái niệm CSTK ...................................................................................... 13 
1.2.2 Phân loại CSTK ........................................................................................ 13 
1.2.3 Các công cụ của CSTK ............................................................................. 14 
1.2.4. CSTK và tổng cầu xã hội ......................................................................... 16 
1.2.5. CSTK – Công cụ quản lý kinh tế vĩ mô ................................................... 18 
1.3 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính CSTT, CSTK và tăng trưởng kinh 
tế ................................................................................................................................. 19 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (CUNG TIỀN), 
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA (CHI TIÊU CHÍNH PHỦ) VÀ TĂNG TRƯỞNG 
KINH TẾ Ở VIỆT NAM ......................................................................................... 26 
2.1 Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam ......................................... 26 
2.2 Thực trạng CSTT của Việt Nam .......................................................................... 27 
2.3. Thực trạng CSTK của Việt Nam ......................................................................... 33 
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU 
CHÍNH PHỦ (CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA) VÀ CUNG TIỀN (CHÍNH SÁCH 
TIỀN TỆ) ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM .............................. 39 
3.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 39 
3.2. Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thực nghiệm .............................................. 40 
3.3. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................... 45 
3.3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ........................................................................ 45 
3.3.2 Phân tích cân bằng dài hạn – phân tích đồng liên kết ............................... 46 
3.3.3 Phân tích cân bằng ngắn hạn – Mô hình ECM ......................................... 49 
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................. 52 
4.1 Kết luận và khuyến nghị về chính sách ................................................................ 52 
4.1.1 Kết luận ..................................................................................................... 52 
4.1.2 Khuyến nghị .............................................................................................. 54 
4.2. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................... 58 
Tài liệu tham khảo 
Phụ lục 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á 
ADF : Kiểm định Augmented Dickey – Fuller 
CSTK : Chính sách tài khóa 
CSTT : Chính sách tiền tệ 
ECM : Mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model) 
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) 
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) 
GNP : Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product) 
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) 
NHTW : Ngân hàng trung ương 
NHNN : Ngân hàng nhà nước 
NSNN : Ngân sách nhà nước 
OLS : Phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Square) 
USD : Đơn vị tiền tệ của Mỹ (United States Dollar) 
VAR : Mô hình tự hồi quy vecto (Vector Auto Regression) 
WB : Ngân hàng thế giới (World Bank) 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 
Bảng 1.1: Tóm tắt chính sách quản lý cầu của Chính phủ ........................................ 17 
Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tốc độ tăng M2 và tăng trưởng tín dụng từ 
năm 1990 - 1998 .. ... à cấp độ độc lập thấp nhất của NHNN đối với Chính phủ. 
Điều đó phần nào làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành thực hiện CSTT 
quốc gia, thậm chí đôi khi gây ra sự chậm trễ trong phản ứng chính sách trước 
các diễn biến khó lường trên thị trường tài chính - tiền tệ ảnh hưởng đến sự ổn 
định của đồng tiền. Gần như mọi hoạt động của NHNN đều phải được sự cho 
phép của Chính phủ (phát hành tiền, thực hiện CSTT quốc gia, cho vay ngân 
sách trung ương, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài, cho vay 
các tổ chức tín dụng trong trường hợp đặc biệt). NHNN Việt Nam chỉ được coi 
như là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, giống như các Bộ khác, chứ không 
phải là một thiết chế đặc biệt dù tổ chức, hoạt động của NHNN ảnh hưởng rất 
lớn đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng, sự ổn định của giá trị đồng tiền, an 
ninh tiền tệ của một quốc gia. 
Bên cạnh đó, do là cơ quan của Chính phủ nên có trường hợp NHNN phải 
thực hiện những nhiệm vụ không phù hợp với mục tiêu của CSTT, chẳng hạn 
như tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để khoanh, xoá nợ các khoản vay 
của các tập đoàn nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là một trong 
những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHNN, nhất là trong 
việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Tuy nhiên, tính độc lập củ a 
NHNN Việt Nam đang dần được cải thiện. Điều 10 trong Luật NHNN Việt Nam 
năm 2010 cũng nêu rõ: “Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng công cụ thực 
hiện CSTT quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt 
buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của 
Chính phủ”. 
61 
Như vậy có thể thấy NHNN là một cơ quan hành chính nhà nước với tất 
cả các ràng buộc, quy định của hành chính. Với cơ cấu như vậy, khó có thể độc 
lập và có chính sách kiên quyết và đủ mạnh. Do đó, tăng cường tính độc lập cho 
NHNN là mục tiêu cần hướng tới nhằm đạt được hiệu quả trong thực thi CSTT 
và ổn định thị trường tài chính tiền tệ nói chung. Vấn đề đặt ra là làm gì để tăng 
tính độc lập cho NHNN trong điều kiện thực tiễn về thể chế chính trị - kinh tế - 
xã hội của Việt Nam. 
Trong thời gian trước mắt, nhằm tăng tính độc lập của NHNN trong 
khuôn khổ các quy định của Luật NHNN 2010, cần tập trung vào các vấn đề sau: 
Một là, NHNN phải thực sự được độc lập trong quyết định thực thi chính 
sách và việc lựa chọn công cụ điều hành. Thống đốc phải được trao quyền quyết 
định trong việc thực thi các CSTT và tự chịu trách nhiệm về các quyết định đó 
mà không cần phải thông qua Chính phủ. Đồng thời, NHNN phải được trao đầy 
đủ thẩm quyền trong việc lựa chọn các công cụ điều hành CSTT một cách linh 
hoạt và phù hợp nhất cũng như kiểm soát tất cả các công cụ có ảnh hưởng tới các 
mục tiêu của CSTT, nhất là về vấn đề chống lạm phát, để có thể đạt được các 
mục tiêu CSTT mà Chính phủ hay Quốc hội đã đề ra. Điều này không những 
góp phần làm tăng tính chủ động cho NHNN mà còn làm giảm độ trễ của CSTT 
- một yếu tố quan trọng làm giảm tính hiệu lực của chính sách. Tất nhiên, song 
song với các thẩm quyền được trao, NHNN phải chịu trách nhiệm trước Quốc 
hội về kết quả điều hành CSTT và thực hiện các chức năng của NHNN. 
Hai là, trao cho NHNN quyền chủ động quyết định về tài chính và độc lập 
tương đối về mặt nhân sự (bổ nhiệm và miễn nhiệm). Để thực thi tốt CSTT, 
NHNN cần phải thu hút được một đội ngũ đông đảo những chuyên gi a đầu 
ngành về tài chính, ngân hàng. Muốn vậy, NHNN phải cạnh tranh được với các 
NHTM về môi trường làm việc và chế độ lương thưởng. Do đó, Thống đốc cần 
62 
được trao quyền trong việc quy định sử dụng những khoản thặng dư trong hoạt 
động ngân quỹ, chuyển tiền điện tử hay quản lý quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, 
để có thể có cơ chế tiền lương phù hợp hơn. Hơn nữa, các khoản thu chi sẽ hợp 
lý hơn khi NHNN được quyền tự chủ trong thu chi đặc biệt là trong việc quản lý 
biên chế các chi nhánh, cục, vụ, viện trực thuộc. Có như vậy thì NHNN mới có 
đủ nguồn lực để thu hút đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ để 
đảm bảo thực thi chức năng, nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất. 
Ngoài ra, để nâng cao vai trò và chất lượng của sự phản biện trong việc thi 
hành chính sách, Thống đốc cần được trao quyền chủ động trong việc thành lập 
Ban tư vấn CSTT, trong đó quy tụ những chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm 
quản lý và tư vấn tại các NHTW của các nước phát triển am hiểu về điều kiện 
kinh tế - xã hội Việt Nam. 
Ba là, về trách nhiệm giải trình: Nâng cao tính độc lập và tự chủ của 
NHNN đối với các mục tiêu và quyết định chính sách phải đi kèm với trách 
nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch. Thống đốc NHNN theo định kỳ hoặc theo 
đề nghị của Quốc hội phải có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội về các quyết 
định chính sách trong giới hạn chức năng và thẩm quyền được giao. 
Bốn là, cần thiết lập các quy định pháp lý về mối quan hệ giữa NHNN với 
Chính phủ nhằm bảo đảm hoạt động của NHNN hỗ trợ tốt cho các chương trình 
kinh tế của Chính phủ, cụ thể: 
+ NHNN tham gia vào việc soạn thảo các chương trình, chính sách kinh tế 
của Chính phủ và đề đạt ý kiến của mình về các quyết định của Chính phủ; tư 
vấn cho Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiệm vụ và thẩm 
quyền của NHNN. 
+ NHNN và các Bộ, ngành thuộc Chính phủ duy trì cơ chế trao đổi, cung 
cấp thông tin để theo dõi, nắm bắt kịp thời các diễn biến vĩ mô của nền kinh tế. 
63 
Trong tương lai dài hơn, có thể hướng tới việc thực hiện “Chính sách lạm 
phát mục tiêu”. Lạm phát mục tiêu là một trong những khuôn khổ CSTT mà theo 
đó, NHNN hoặc Chính phủ thông báo một số mục tiêu trung và dài hạn về lạm 
phát và NHNN cam kết đạt được những mục tiêu này. Để làm được điều này, 
NHNN phải có quyền đặc biệt để theo đuổi mục tiêu lạm phát và tự mình đặt ra 
các công cụ của CSTT. Ngoài ra, người dân cũng phải được thông báo về khuôn 
khổ CSTT và việc thực hiện CSTT. 
Chính sách lạm phát mục tiêu đang trở thành xu hướng lựa chọn số một 
hiện nay cho nhiều quốc gia trên thế giới vì chính sách lạm phát mục tiêu thể 
hiện rõ rằng mục tiêu của CSTT là đạt được tỷ lệ lạm phát thấp trong trung và 
dài hạn. 
Từ trước đến nay, Việt Nam đã th ực hiện một CSTT đa mục tiêu. Tuy 
nhiên trong thời gian gần đây, chính sách đa mục tiêu này cũng đã bắt đầu bộc lộ 
những hạn chế tiềm ẩn của mình. Trư ớc hết, nó khiến cho lạm phát của Việt 
Nam không mang tính thị trường mà chịu chi phối nhiều của yếu tố chủ quan. 
Hơn nữa, CSTT đa mục tiêu đã h ạn chế khả năng của NHNN phản ứng lại 
những biến động của thị trường đặc biệt là biến động giá cả. Việc phải đắn đo 
khi đưa ra các quyết định đối với sự biến động của lạm phát mà không làm ảnh 
hưởng hoặc ảnh hưởng ít lên các mục tiêu khác đặt NHNN trước nhiều lựa chọn 
phức tạp hơn. 
So với những tiêu chí cơ bản cho sự thành công của chính sách lạm phát mục 
tiêu thì Việt Nam có vẻ còn thiếu khá nhiều. Vì vậy việc áp dụng ngay chính sách 
lạm phát mục tiêu tại thời điểm hiện tại cho Việt Nam là không khả thi, nhưng đây 
chính là lúc phải hoàn thiện những điều kiện cơ bản, những tiền đề cho quá trình áp 
dụng chính sách này trong tương lai. Trong các điều kiện đó, điều kiện tiên quyết 
cho sự thành công của chính sách này đó là tính độc lập của NHNN, đặc biệt là tính 
64 
độc lập về mặt chức năng, bởi vì như thế mới đảm bảo thực hiện một CSTT đơn 
mục tiêu và tính công khai minh bạch trong mọi hoạt động. 
4.2. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 
- Mẫu quan sát tương đối nhỏ (26 quan sát, theo số liệu năm từ 1987 – 2012) 
- Do thống kê tài chính trong nước không đầy đủ và rất khó tiếp cậ n nên 
nghiên cứu sử dụng số liệu từ các tổ chức quốc tế. Vì vậy, có thể sẽ có một số điểm 
khác biệt với các số liệu báo cáo trong nước, điều này có thể do phương pháp và 
cách phân bổ khác nhau. 
- Bài nghiên cứu xem xét chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động 
đến tăng trưởng kinh tế hay không, trong đó, chính sách tiền tệ được đại diện bởi 
cung tiền và chính sách tài khóa được đại diện bởi tổng chi tiêu của Chính phủ. Tuy 
nhiên, có thể còn nhiều biến khác có thể đại diện cho hai chính sách này, nhưng do 
hạn chế về bộ số liệu nên không được sử dụng để đưa vào mô hình. 
- Từ kết quả thực nghiệm, bài nghiên cứu đưa ra kết luận chi tiêu Chính phủ 
có tác động đến tốc độ tăng GDP, hay chính sách tài khóa có tác động đến tăng 
trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, tuy nhiên chưa phân tích rõ cơ cấu chi 
tiêu công (chi thường xuyên, chi đầu tư) tác động như thế nào đến tốc độ tăng GDP. 
Các hạn chế trên cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1/ Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt: 
Châu Minh Nga, 2012. Tác động của chính sách tiền tệ lên tăng trưởng kinh tế tại 
Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 
Chính phủ, 2008. Báo cáo về các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm 
kinh tế, duy trì tăng trư ởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.Công văn số 191/BC-
CP ngày 18/12/2008. 
Chính phủ, 2011. Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm 
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 
24/02/2011. 
Đinh Tuấn Việt và Martin Rama, 2009. Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt 
Nam. Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam,trang 3 – 21. Ngân hàng 
thế giới, tháng 12 năm 2009. 
James Riedel và William L. Clayton, 2009. Tài liệu thảo luận chính sách Cuộc 
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những tác động dài hạn của nó đối với Việt Nam, 
trang 2-31. UNDP, tháng 11 năm 2009. 
Lê Văn Tề, 2011. Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ. TP.HCM: NXB Phương Đông. 
Nguyễn Đăng Dờn, 2008. Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ. TP.HCM: NXB 
Thống kê. 
Nguyễn Đăng Dờn, 2009. Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ. TP.HCM: NXB Đại học 
Quốc gia TP.HCM. 
Nguyễn Thị Nhung và Phan Diên Vỹ, 2013. Giải pháp cho chính sách tiền tệ và 
chính sách tài khóa của Việt Nam năm 2013. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 
10(20), trang 3 – 7. 
Nguyễn Văn Tiến, 2010. Giáo trình Kinh tế Tiền tệ - Ngân hàng. Hà Nội: NXB 
Thống kê. 
Sử Đình Thành và Vũ Th ị Minh Hằng, 2008. Nhập môn Tài chính – Tiền tệ. 
TP.HCM: NXB Lao Động Xã Hội. 
Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài, 2009. Tài chính công và phân tích chính sách 
thuế. TPHCM: NXB LĐXH. 
Trần Văn Hùng, 2011. Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở 
Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 
2/ Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Anh 
Ali et al, 2008. Whether Fiscal Stance or Monetary Policy is Effective for Economic 
Growth in Case of South Asian Countries?. The Pakistan Development Review, 47, 
pp. 791-799. 
Ambreen Fatima and Azhar Iqbal, 2003. The Relative Effectiveness of Monetary 
and Fiscal Polivies – An Econometric Study. Pakistan Economic and Social 
Review, 1&2, pp. 93-116. 
Fatima, 2012. Consequential Effects of Budget Deficit on Economic Growth of 
Pakistan. International Journal of Business and Social Science, 7, 203 – 208. 
Hasan,2001. Monetary and Fiscal Impacts on Economic Activities in Bangladesh: 
Further Evidence. The Bangladesh Development Studies, xxvii:4, 101-119. 
Hussain. Impacts of Monetary Policy and Fiscal Policy on Output: A Structural 
Cointegrating VAR Approach for selected ASEAN Economies (or: 
https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=5&cad=
rja&ved=0CEoQFjAE&url=http%3A%2F%2Fwww.wbiconpro.com%2F243-
Nur.pdf&ei=Lnp6UpiOM4n8iQfQloGABQ&usg=AFQjCNEytlY3CCTcNnLUCM
ETQFM-
lJytAA&sig2=cTOK0XFAab0eAQWybMRr8A&bvm=bv.55980276,d.aGc) 
Kneller et al, 1999. Fiscal policy and growth: evidence from OECD countries. 
Journal of Public Economics, 74, 171 – 190. 
Md. Habibur Rahman, 2005. Relative Effectiveness of Monetary and Fiscal Policies 
on Output Growth in Bangladesh: A VAR Approach. Dhaka: Bangladesh Bank. (or: 
https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=3&cad=
rja&ved=0CEoQFjAC&url=http%3A%2F%2Fwww.esocialsciences.org%2FDownl
oad%2FrepecDownload.aspx%3Ffname%3DDocument12762009100.854809.pdf%
26fcategory%3DArticles%26AId%3D2100%26fref%3Drepec&ei=enB6UuKLEqe
YiAe364DQDg&usg=AFQjCNEK5afQk735KUaWUY8wXyz7Gjfj7g&sig2=MR
WljKnLdPSmQO0ArB6qkg&bvm=bv.55980276,d.aGc) 
Sayera Younus. Relative Effectiveness of Monetary and Fiscal Policies on Output 
Growth in Bangladesh: A Co integration and Vector Error Correction Approach (or: 
https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=4&ved=
0CEAQFjAD&url=http%3A%2F%2Fwww.cbsl.gov.lk%2Fpics_n_docs%2F10_pu
b%2F_docs%2FIRC%2F2012%2FMonetary_n_Fiscal_BB_CBL_full.pdf&ei=Lnp6
UpiOM4n8iQfQloGABQ&usg=AFQjCNFxWyr2TZM490JSgVY4zSck2vHQ9w&s
ig2=ClbtXiIBSxMxcxfgvhF3Sw&bvm=bv.55980276,d.aGc) 
Y. Musa and B.K. Asare, 2013. Long and Short Run Relationship Analysis of 
Monetary and Fiscal Policy on Economic Growth in Nigeria: A VEC Model 
Approach. Research Journal of Applied Sciences, Engineering and Technology, 
5(10), 3044-3051. 
Zaheer Khan KAKAR, 2011. Impact of Fiscal Variables on Economic 
Development of Pakistan. Romanian Journal of Fiscal Policy, 2, 1-10. 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: Giá trị và xu hướng các biến (GDP, M2, LEXPEND, LEX) 
Phụ lục 2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị các biến (GDP, M2, LEXPEND, 
LEX) 
Phụ lục 3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị sai phân bậc 1 của các biến (GDP, 
M2, LEXPEND, LEX) 
Phụ lục 4: Kết quả hồi quy của phương trình cân bằng dài hạn 
Phụ lục 5: Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư của phương trình cân bằng dài 
hạn 
Phụ lục 6: Kết quả các kiểm định sự phù hợp của mô hình cân bằng dài hạn 
Kiểm định phân phối chuẩn 
Kiểm định tự tương quan 
Kiểm định phương sai thay đổi 
Phụ lục 7: Kết quả hồi quy của mô hình ECM 
Phụ lục 8: Kết quả các kiểm định sự phù hợp của mô hình ECM 
Kiểm định phân phối chuẩn 
Kiểm định tự tương quan 
Kiểm định phương sai thay đổi 
Kiểm định sai dạng mô hình 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_tai_khoa_chinh_sach_tien_te_co_tac_dong_den_tang.pdf