Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố Nha Trang

Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận

tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt thủy sản xa bờ tại thành phố Nha

Trang. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logit để đánh giá tác động của biến

độc lập đến biến phụ thuộc. Kết quả phân tích từ 120 hộ điều tra cho thấy tỷ lệ hộ

ngư dân đánh bắt xa bờ tại địa bàn tiếp cận được vốn tín dụng chính thức còn thấp.

Những nhân tố được tìm ra là: trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp của chủ

hộ, số chuyến biển và thời gian chuyến biển. Kết quả nghiên cứu cũng cho rằng

chính sách giáo dục và chính sách tín dụng, đặc biệt là phòng ngừa rủi ro tín dụng

và thay đổi quan niệm của ngư dân trong vay vốn cần được quan tâm để nâng cao

khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố

Nha Trang.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố Nha Trang trang 1

Trang 1

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố Nha Trang trang 2

Trang 2

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố Nha Trang trang 3

Trang 3

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố Nha Trang trang 4

Trang 4

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố Nha Trang trang 5

Trang 5

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố Nha Trang trang 6

Trang 6

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố Nha Trang trang 7

Trang 7

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố Nha Trang trang 8

Trang 8

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố Nha Trang trang 9

Trang 9

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố Nha Trang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang minhkhanh 7840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố Nha Trang

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố Nha Trang
14
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 226- Tháng 3. 2021
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức 
của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố Nha Trang
Nguyễn Hoài Bảo
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa
Ngày nhận: 03/01/2021 
Ngày nhận bản sửa: 26/01/2021 
Ngày duyệt đăng: 23/03/2021
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận 
tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt thủy sản xa bờ tại thành phố Nha 
Trang. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logit để đánh giá tác động của biến 
độc lập đến biến phụ thuộc. Kết quả phân tích từ 120 hộ điều tra cho thấy tỷ lệ hộ 
ngư dân đánh bắt xa bờ tại địa bàn tiếp cận được vốn tín dụng chính thức còn thấp. 
Những nhân tố được tìm ra là: trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp của chủ 
hộ, số chuyến biển và thời gian chuyến biển. Kết quả nghiên cứu cũng cho rằng 
chính sách giáo dục và chính sách tín dụng, đặc biệt là phòng ngừa rủi ro tín dụng 
và thay đổi quan niệm của ngư dân trong vay vốn cần được quan tâm để nâng cao 
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ tại thành phố 
Nha Trang. 
Từ khóa: đánh bắt xa bờ, hộ ngư dân, Nha Trang, tín dụng chính thức.
Factors affecting the offshore fishing household’s access to formal credit in Nha Trang City
Abstract: This study aimed at finding factors affecting the offshore fishing household’s access to 
formal credit in Nha Trang city. The study used Logit model to measure impacts of independent 
variables on dependent variables. The analysis results from 120 households show that the proportion 
of offshore fishing households in the area having access to formal credit is low. Dectected factors 
include: educational level, professional experience of the head of household, number of trips and 
voyage time. The research results also suggest that educational policies and credit policies, especially 
in oder to prevent credit risks and change the perception of fishermen in borrowing, should be 
considered to improve the offshore fishing household’s access to formal credit in Nha Trang city.
Keywords: fishermen household, formal credit, Nha Trang, offshore fishing.
Bao Hoai Nguyen
Email: nguyenhoaibao.ueh@gmail.com
State Bank of Vietnam branch Khanh Hoa province
NGUYỄN HOÀI BẢO
Số 226- Tháng 3. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 15
1. Giới thiệu 
Việt Nam là quốc gia sở hữu hơn 3.260 
km bờ biển, kéo dài từ Bắc đến Nam, với 
khoảng 3.000 hòn đảo ven bờ, diện tích 
hơn 1.600 km2, là nơi sinh sống của hàng 
trăm nghìn ngư dân (Trần Đức Thạnh và 
cộng sự, 2008). Với lợi thế thiên nhiên ban 
tặng, nghề khai thác và đánh bắt thủy sản 
là một trong những nghề có truyền thống 
lâu đời nhất của người dân Việt Nam. 
Tuy nhiên, nếu so với thế giới, nghề cá 
Việt Nam vẫn có quy mô nhỏ, trang bị tàu 
thuyền nhỏ (72% số lượng tàu thuyền có 
công suất nhỏ hơn 45 CV), chủ yếu hoạt 
động ở các vùng nước gần bờ (Hội Nghề 
cá Việt Nam, 2007, tr. 223). Ở Thành phố 
(TP) Nha Trang, khai thác ven bờ vẫn 
chiếm đa số. Tính đến 31/12/2019, toàn 
TP có 3.056 tàu cá, trong đó, tàu đánh 
bắt ven bờ là 1.862 chiếc, chiếm tỷ trọng 
60,93% tổng số tàu cá tại Nha Trang (Chi 
cục Thủy sản Tỉnh Khánh Hòa, 2019).
Nhằm thúc đẩy phát triển đánh bắt xa bờ, 
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị 
định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 
về một số chính sách phát triển thủy sản 
(Nghị định 67), trong đó, các chính sách 
về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, ưu đãi thuế 
và một số chính sách khác là công cụ để 
Nhà nước khuyến khích ngư dân đóng tàu 
công suất lớn, vỏ thép để chuyển từ khai 
thác gần bờ sang khai thác xa bờ, góp 
phần phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ 
quyền biển đảo quê hương. Đặc biệt, nâng 
cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức 
(TDCT) của ngư dân là một trong những 
nhiệm vụ quan trọng để triển khai và đưa 
Nghị định 67 vào đời sống của ngư dân.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tiếp cận 
TDCT của các hộ ngư dân trên địa bàn 
TP. Nha Trang hiện nay vẫn còn nhiều khó 
khăn. Tính đến 31/12/2019, số tàu cá xa bờ 
được các ngân hàng thương mại (NHTM) 
tài trợ tín dụng chỉ chiếm 1,84% tổng số 
tàu cá xa bờ ở Nha Trang (Chi cục Thủy 
sản tỉnh Khánh Hòa, 2019), trong khi đó, 
nợ xấu chiếm 44,8% tổng dư nợ cho vay 
(Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh 
tỉnh Khánh Hòa, 2019b). Tuy nhiên, hiện 
nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về tiếp 
cận TDCT của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ 
tại Nha Trang. Nhận thức được những khó 
khăn trên, nghiên cứu này được đặt ra nhằm 
giải quyết yêu cầu thực tiễn, tìm ra các nhân 
tố ảnh hưởng đến tiếp cận TDCT của hộ ngư 
dân đánh bắt xa bờ tại TP. Nha Trang.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp 
nghiên cứu 
2.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên 
cứu
2.1.1. Khái niệm đánh bắt xa bờ
Quyết định số 159/1998/QĐ-TTg ngày 
03/9/1998 (Quyết định 159) định nghĩa: 
“Đánh cá xa bờ tạm thời quy định là đánh 
cá ở vùng biển được giới hạn từ đường 
đẳng sâu 30 mét trở ra, đối với vùng biển 
vịnh Bắc Bộ, Đông và Tây Nam Bộ, vịnh 
Thái Lan và đường đẳng sâu 50 mét trở ra, 
đối với vùng biển miền Trung. Tàu đánh 
cá xa bờ là tàu có lắp máy chính công suất 
từ 90 CV trở lên; có đăng ký hành nghề tại 
địa phương nơi cư trú hoặc có giấy phép 
hành nghề đánh cá xa bờ do cơ quan bảo 
vệ nguồn lợi thủy sản cấp”. Hiện tại, quyết 
định này vẫn còn hiệu lực.
Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 
08/3/2019 (Nghị định 26) phân chia vùng 
biển Việt Nam thành ba vùng: vùng ven 
bờ, vùng lộng và vùng khơi theo thứ tự từ 
gần bờ đến xa bờ.
“Khoản 1 Điều 43 Nghị định 26 quy định:
a) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở 
lên hoạt động tại vùng khơi, không được 
hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng;
Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ 
tại Thành phố Nha Trang
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 226- Tháng 3. 202116
b) Tàu có chiều  ... c, qua đó làm 
tăng tín nhiệm với NHTM. Mặt khác, 
khi thẩm định khách hàng vay vốn, các 
NHTM cũng ưa thích những hộ thường 
xuyên đi biển hơn vì thu nhập thường cao 
hơn, khả năng trả nợ cũng tốt hơn nên khả 
năng tiếp cận TDCT của hộ cũng tăng lên.
- Thời gian chuyến biển tác động cùng 
chiều với khả năng tiếp cận TDCT của hộ, 
trùng với kỳ vọng ban đầu. Việc đi biển 
dài ngày hơn sẽ giúp cho hộ có thể tiếp 
cận những ngư trường lớn ở vùng khơi xa, 
đánh bắt được những loại hải sản có kinh 
tế cao hơn, sản lượng đánh bắt cũng có thể 
tăng lên, qua đó, lợi nhuận đem lại cũng 
tăng. Mặt khác, những hộ có khả năng đi 
biển dài ngày thường là những hộ có kinh 
nghiệm lâu năm trong nghề, sở hữu tàu 
thuyền công suất lớn, công nghệ hiện đại 
nên thường được các NHTM ưu tiên cho 
vay hơn. Điều này dẫn đến khả năng tiếp 
cận TDCT cũng tốt hơn.
- Kết quả phỏng vấn các hộ về nguyên 
nhân không vay thể hiện tâm lý ngư dân 
hiện nay vẫn còn e ngại việc nợ nần, cảm 
thấy vay ngân hàng như một gánh nặng 
khó có thể trả được vì lãi suất cao và lúc 
cần tiền thì mượn người thân, bạn bè hoặc 
vay vốn của các cá nhân, tổ chức phi chính 
thức nhanh hơn so với việc làm thủ tục 
vay vốn ở ngân hàng. Như vậy, nhận thức 
và thói quen của ngư dân ảnh hưởng khá 
lớn đến khả năng tiếp cận TDCT. Điều 
này tương đồng với kết quả nghiên cứu 
của Phạm Hồng Mạnh và Hạ Thị Thiều 
Dao (2010): “ thái độ của ngư dân đối 
với những khoản tín dụng là khá quan 
trọng. Điều này sẽ có tác động tích cực 
trong việc hình thành ý định vay vốn một 
khi ngư dân tin tưởng và yên tâm đối với 
nguồn TDCT được cung cấp từ phía ngân 
hàng. Ngoài ra, sự thuận tiện trong các thủ 
tục sẽ là yếu tố thúc đẩy tích cực đối với ý 
định vay”. 
4. Kết luận và gợi ý chính sách
4.1. Kết luận
Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đặt ra, 
tìm ra 4 nhân tố chính ảnh hưởng đến khả 
năng tiếp cận TDCT của hộ ngư dân đánh 
bắt xa bờ tại TP. Nha Trang là học vấn, 
Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ 
tại Thành phố Nha Trang
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 226- Tháng 3. 202124
kinh nghiệm nghề nghiệp của chủ hộ, số 
chuyến biển trong năm và thời gian đi biển 
trong một chuyến. Tất cả các nhân tố này 
đều tác động cùng chiều với khả năng tiếp 
cận TDCT của hộ.
Nguyên nhân không vay vốn được các hộ 
đồng tình nhất là ngại bị nợ nần, lãi suất 
cao và mượn tiền người thân, bạn bè hoặc 
vay vốn của các tổ chức phi chính thức 
nhanh hơn. Ngoài ra, sợ không trả được 
nợ; thủ tục vay vốn rườm rà; không quen 
biết ai trong cơ quan, tổ chức; không biết 
làm sao để được vay; không có tài sản thế 
chấp và không có nhu cầu vay vốn cũng là 
những nguyên nhân được đề cập đến. Nợ 
xấu cũng là một thực trạng cần phải giải 
quyết khi cho vay đối tượng này.
4.2. Gợi ý chính sách
Số hộ có vay vốn trong mẫu điều tra 
chiếm tỷ lệ khá thấp: 22,5% đối với mẫu 
điều tra, 1,84% đối với tổng thể tại thời 
điểm 31/12/2019 (theo Thống kê số liệu 
tàu cá đang quản lý của Chi cục Thủy sản 
tỉnh Khánh Hòa năm 2019), trong đó, nợ 
xấu chiếm 44,8% tổng dư nợ, cho thấy khả 
năng tiếp cận TDCT của hộ ngư dân đánh 
bắt xa bờ tại TP. Nha Trang còn thấp và 
hiệu quả cho vay không cao. Nợ xấu ảnh 
hưởng xấu đến việc cho vay mới của các 
NHTM, do vậy cần có giải pháp để hạn 
chế rủi ro trong việc cho vay ngư dân. Từ 
kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số 
chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp 
cận TDCT của hộ ngư dân đánh bắt xa bờ 
tại TP. Nha Trang như sau:
4.2.1. Chính sách giáo dục
Trình độ học vấn của chủ hộ, số chuyến 
biển và thời gian chuyến biển có tác động 
cùng chiều với khả năng tiếp cận TDCT 
của hộ, do đó, chính sách giáo dục cần 
được ưu tiên trong việc nâng cao khả năng 
tiếp cận TDCT của hộ ngư dân đánh bắt 
xa bờ tại TP. Nha Trang. Một số giải pháp 
đưa ra là: 
Thứ nhất, cần tăng cường tuyên truyền 
cho ngư dân về tầm quan trọng của giáo 
dục.
Thứ hai, cần có cơ chế, chính sách miễn, 
giảm học phí, hỗ trợ ngư dân trong việc đi 
học.
Thứ ba, vận động người dân, doanh 
nghiệp và chi ngân sách để đầu tư, xây 
dựng các trường học, trung tâm đào tạo 
gần khu vực ngư dân sinh sống. 
Thứ tư, kết quả nghiên cứu cho thấy thời 
gian chuyến biển và số chuyến biển có 
tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận 
TDCT của hộ, vì vậy, chính quyền địa 
phương nên mở các khóa đào tạo ngư dân 
về cách sử dụng tàu cá công suất lớn, gia 
tăng năng suất, kéo dài thời gian đi biển, 
số chuyến biển và kỹ năng hạn chế rủi ro 
trên biển.
Thứ năm, như đã phân tích, một số ngư 
dân cho rằng tiền vay ngân hàng là nguồn 
vốn hỗ trợ của Nhà nước nên có thái độ 
chây ỳ, thiếu trách nhiệm trả nợ ngân 
hàng, do đó, cần tăng cường tuyên truyền, 
lồng ghép các chính sách pháp luật trong 
các chương trình đào tạo để ngư dân hiểu 
đúng chính sách của nhà nước trong khai 
thác thủy sản, đồng thời, từ bỏ quan niệm 
nhà nước tài trợ 100% tiền trả nợ vay ngân 
hàng.
Thứ sáu, kết quả phỏng vấn các hộ về 
nguyên nhân không vay thể hiện tâm lý ngư 
dân hiện nay vẫn còn e ngại việc nợ nần. 
Do đó, cần phải có chính sách giúp ngư 
dân thay đổi quan điểm về TDCT, bớt e 
ngại khi vay nợ ngân hàng, đồng thời, đơn 
giản thủ tục vay, tăng cường tính kết nối 
giữa người dân, chính quyền địa phương và 
TCTD.
4.2.2. Chính sách tín dụng
NGUYỄN HOÀI BẢO
Số 226- Tháng 3. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 25
Như đã phân tích, nợ xấu ảnh hưởng 
không nhỏ đến việc tiếp cận TDCT của hộ 
ngư dân. Vì vậy, chính sách tín dụng cần 
đi theo hướng nâng cao tiếp cận TDCT 
của ngư dân phải đi đôi với hạn chế rủi ro 
tín dụng và xử lý nợ xấu tồn đọng.
Thứ nhất, các NHTM nên tăng cường giải 
pháp quảng cáo, tư vấn cho vay để thông 
tin vay vốn có thể đến được với bà con 
ngư dân; đơn giản thủ tục vay vốn theo 
quy định pháp luật; phối hợp với chính 
quyền địa phương tổ chức gặp mặt ngư 
dân để tuyên truyền sản phẩm cho vay tàu 
cá, chính sách của Nhà nước và tác hại của 
tín dụng đen đối với đời sống hiện nay.
Thứ hai, các NHTM cần tăng tần suất 
kiểm tra sử dụng vốn vay và các biện pháp 
đôn đốc, thu hồi nợ vay.
Thứ ba, HĐTD nên có thêm điều khoản 
nhấn mạnh Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần 
lãi vay, khách hàng phải tự trả bằng nguồn 
thu nhập hợp pháp của mình, đồng thời, 
nêu rõ trách nhiệm của khách hàng trong 
trả nợ ngân hàng, quy định cụ thể các 
Tài liệu tham khảo
1. Ajzen I. & Fishbein M. (1975), Belief, Attitude, Intention, and Behaviour, Addison-Wesley Publishing Company, Inc.
2. Al Jabri O.M.A.R., Collins R., Sun X., Omezzine A. & Belwal R. (2013), “Determinants of small-scale fishermen’s 
income on Oman’s Batinah Coast”, Marine Fisheries Review, 75(3), 21-32.
3. Chi cục Thủy sản Khánh Hòa (2019), Số liệu tàu cá, sản lượng đánh bắt thủy sản, lực lượng lao động nghề cá giai 
đoạn 2017 – 2019, Khánh Hòa.
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 về một số 
chính sách phát triển thủy sản.
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định 
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
6. Hoàng Hồng Hiệp và Châu Ngọc Hòe (2017), “Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ ngư dân khai thác 
hải sản vùng bãi ngang ven biển tỉnh Quảng Nam”, Thông tin Khoa học xã hội, 12-21.
7. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 2, TP. Hồ Chí Minh: 
Nhà xuất bản Hồng Đức.
8. Hội nghề cá Việt Nam (2007), Bách khoa thủy sản, Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-NHNN ngày 16/5/2018 hướng dẫn thực hiện 
chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách 
phát triển thủy sản.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Khánh Hòa (2019a), Báo cáo tình hình cho vay ngư dân theo Nghị 
định 67 giai đoạn 2015 – 2019.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Khánh Hòa (2019b), Báo cáo chi tiết khách hàng vay vốn theo Nghị 
định 67 thời điểm 31/12/2019.
12. Nguyễn Thị Hải Yến (2016), Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đăk Lăk, Luận văn tiến sĩ, Trường 
đại học Kinh tế Huế, Huế.
13. Phạm Bảo Quốc và Nguyễn Thị Búp (2016), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính 
thức của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh”, Kinh tế - Văn hóa - Giáo dục, 22, 10-18.
14. Phạm Hồng Mạnh và Hạ Thị Thiều Dao (2010), “Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng dịch vụ tín dụng chính 
thức trong cộng đồng ngư dân ven biển tại tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 159, 27-32.
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Thủy sản - Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017.
16. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1998), Quyết định số 159/1998/QĐ-TTg ngày 
03/9/1998 sửa đổi Quyết định số 393-TTg về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch 
nhà nước cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ.
17. Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013), “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên 
địa bàn tỉnh An Giang”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 27, 17-24.
18. Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân và Nguyễn Hữu Cử (2008), “Tài nguyên vị thế biển Việt Nam: Định dạng, tiềm năng và 
định hướng phát huy giá trị”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, 617-630.
19. Trần Thanh Kiệt (2011), Một số nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của đội tàu cá xa bờ làm nghề lưới kéo đôi tại tỉnh 
Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang.
20. Vương Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung (2015), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính 
thức của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn quận Ô Môn, Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 36, 42-51.
xem tiếp trang 70
Kiệt quệ tài chính và dòng tiền của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 226- Tháng 3. 202170
3. CFA Institute (2008), Financial Statement Analysis, CFA Program Curriculum ● Volume 3, The United States of 
America: Pearson Custom Publishing.
4. Dickinson, V. (2011), ‘Cash Flow Patterns as a Proxy for Firm Life Cycle’, The Accounting Review, November 
2011, Vol. 86, No. 6, pp. 1969-1994.
5. Fawzi, N. S., Kamaluddin, A. & Sanusi, Z. M. (2015), ‘Monitoring Distressed Companies through Cash Flow 
Analysis’, Procedia Economics and Finance, 28, 136-144.
6. Gujarati, D. N (2011), Econometrics by Example, Paperback, Chương 10: Vấn đề đa cộng tuyến và cỡ mẫu nhỏ, 
Bản dịch của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbight, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 12 năm 2019 từ <
fetp.edu.vn/cache/MPP04-522-R02V-2012-05-30-08580840.pdf>
7. Horne, J. C. V. & Wachowicz, J. M. (2008), Fundamentals of Financial Management (13th edition), England: 
Prentice Hall.
8. Jooste, L. (2007), An evaluation of the usefulness of cash flow ratios to predict financial distress, Acta Commercii, 
vol. 7, no. 1, pp. 1-13.
9. Kordestani, G., Biglari, V. & Bakhtiari, M. (2011), ‘Ability of combinations of cash flow components to predict 
financial distress’, Verslas: Teorija ir Praktika Business, 12, 277-285.
10. Larsen, E. R., Ackere, A. & Osorio, S. (2018), Can electricity companies be too big to fail?, retrieved on December 
20th 2019, from 
11. Nagle, C. & Connor, J. O. (2010), Cash is King, Managing Cash Flow, retrieved on December 20th 2019, from 
12. Ngô Kim Phượng, Lê Hoàng Vinh – Đồng chủ biên (2018), Phân tích tài chính doanh nghiệp (tái bản lần 4), Thành 
phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
13. Roe, M. J. (2014), ‘Structural corporate degradation due to too-big-to-fail finance’, University of Pennsylvania 
Law Review, Vol. 162, 1419-1464.
14. Sayari, N. & Mugan, F. N. C. S. (2013), ‘Cash Flow Statement as an Evidence for Financial Distress’, Universal 
Journal of Accounting and Finance, 1(3), 95-103.
15. Shamsudin, A. & Kamaluddin, A. (2015), ‘Impeding bankruptcy: Examing cash flow pattern of distress and healthy 
firm’, Proscedia Economic & Finance, 31, 766-767.
biện pháp xử lý khi khách hàng không trả 
nợ; trước khi ký HĐTD, cán bộ tín dụng 
cần giải thích rõ các điều khoản quy định 
trong HĐTD với khách hàng.
Thứ tư, Nghị định 67 nên sửa đổi theo 
hướng quy định cụ thể hơn các điều kiện 
để được vay vốn tàu cá xa bờ, có quy chế 
xử lý nợ xấu cứng rắn hơn trong trường 
hợp ngư dân cố ý không trả nợ.
Thứ năm, cần ban hành quy chế phối hợp 
giữa các cơ quan, ban, ngành trong việc 
xử lý nợ xấu, theo dõi tình hình hoạt động 
của ngư dân và thu hồi nợ kịp thời cho 
NHTM; có quy định cụ thể để cơ quan 
chức năng được tạm dừng các loại thủ tục: 
cấp Giấy chứng nhận an toàn tàu cá, Giấy 
phép khai thác hải sản, nếu khách hàng 
không có ý thức trả nợ; có cơ chế trong 
việc hỗ trợ cung cấp thông tin liên quan 
đến tình hình khai thác của chủ tàu như 
nhật ký hành trình, số chuyến biển, sản 
tiếp theo trang 25 lượng khai thác, cho NHTM cho vay để 
theo dõi, đánh giá khách hàng.
4.3. Hạn chế của nghiên cứu
Mặc dù nghiên cứu đã đưa vào mô hình 
hồi quy 8 biến độc lập làm cơ sở phân tích 
và đánh giá nhưng thực tế, ngoài những 
nhân tố trên, tiếp cận TDCT của hộ ngư 
dân đánh bắt xa bờ tại TP. Nha Trang còn 
có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân 
tố khác chưa được khám phá như: điều 
kiện thời tiết, quyết định của ngư dân, thị 
trường thủy sản, chính sách quản lý, 
Bên cạnh đó, do nguồn lực có hạn, nghiên 
cứu chỉ có thể giới hạn mẫu điều tra trong 
120 hộ, nếu có thể gia tăng số lượng mẫu 
điều tra thì mức ý nghĩa và độ tin cậy của 
mô hình có thể sẽ cao hơn, các nhân tố 
khác trong mô hình cũng có thể có ý nghĩa 
thống kê ■

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_tiep_can_tin_dung_chinh_thuc_cua_h.pdf