Bàn thêm về tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Đối thoại là một trong những đặc tính cơ bản của sáng tạo văn chương. Nhà

văn vừa là chủ thể kiến tạo tác phẩm, vừa trực tiếp đối thoại với bạn đọc về các vấn đề

hiện thực được trình bày trong đó. Bầu không khí dân chủ, cởi mở trong đời sống xã hội

và văn nghệ sau 1986 đã tạo nên trong văn chương những góc nhìn đa chiều, trong đó có

xu hướng nhận thức lại. Đối thoại trên tinh thần nhận thức lại diễn ra tập trung ở thể loại

tiểu thuyết.

Bàn thêm về tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trang 1

Trang 1

Bàn thêm về tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trang 2

Trang 2

Bàn thêm về tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trang 3

Trang 3

Bàn thêm về tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trang 4

Trang 4

Bàn thêm về tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trang 5

Trang 5

Bàn thêm về tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trang 6

Trang 6

Bàn thêm về tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trang 7

Trang 7

Bàn thêm về tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trang 8

Trang 8

Bàn thêm về tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 8720
Bạn đang xem tài liệu "Bàn thêm về tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn thêm về tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Bàn thêm về tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 39 
B7N TH'M V> T)NH “I THO?I” 
TRONG TI%U THUY.T VIT NAM +@NG ?I 
Đỗ Tiến Minh1 
Trường THPT Trần Phú (Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc) 
Tóm tắt: Đối thoại là một trong những đặc tính cơ bản của sáng tạo văn chương. Nhà 
văn vừa là chủ thể kiến tạo tác phẩm, vừa trực tiếp đối thoại với bạn đọc về các vấn đề 
hiện thực được trình bày trong đó. Bầu không khí dân chủ, cởi mở trong đời sống xã hội 
và văn nghệ sau 1986 đã tạo nên trong văn chương những góc nhìn đa chiều, trong đó có 
xu hướng nhận thức lại. Đối thoại trên tinh thần nhận thức lại diễn ra tập trung ở thể loại 
tiểu thuyết. 
Từ khóa: Đối thoại, nhận thức lại, tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Văn học Việt Nam sau 1975 gánh vác một sứ mệnh mới - phản ánh công cuộc hàn gắn 
đau thương chiến tranh và xây dựng đất nước trong bối cảnh hậu chiến đầy phức tạp và 
chưa yên bình. Lẽ tất nhiên, để hoàn thành trọng trách đó, nó phải kiếm tìm một hướng đi 
riêng/khác so với chính mình ở giai đoạn trước. Bầu không khí dân chủ và tinh thần “cởi 
trói” văn nghệ, “đổi mới tư duy”, “nhìn thẳng vào sự thật” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn 
Linh trên diễn đàn Đại hội Đảng VI (1986) là động lực mạnh mẽ cho văn học trong công 
cuộc đổi mới đất nước. Nguyên lý đối thoại trên tinh thần nhận thức lại, đánh giá lại, kiến 
giải lại xuất hiện cùng sự nhìn nhận chính đáng này. Lúc này, việc phản ánh hiện thực 
không đơn thuần là tái hiện cái bề ngoài mà còn là sự nghiền ngẫm ở bề sâu. Điều nhà văn 
quan tâm không chỉ là viết về cái gì mà là viết như thế nào. Những tiền đề này làm thay đổi 
tư duy tiểu thuyết Việt Nam nói riêng, văn học nói chung trên tinh thần đối thoại. Đổi mới 
quan niệm về nhà văn (với hiện thực, công chúng và với mình), đổi mới quan niệm về con 
người (từ con người lịch sử, cộng đồng chuyển sang con người thế sự, đời tư), đổi mới 
phương diện thể loại... là những bước tiến đáng kể của văn xuôi Việt Nam sau 1986 trong 
so sánh với văn học các giai đoạn trước đó. Nguyên lý đối thoại và tinh thần dân chủ đã trở 
thành nét chủ đạo, thường trực trong ý thức, tư duy và thực tiễn sáng tạo của các nhà văn. 
1 Nhận bài ngày 16.6.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.7.2017 
 Liên hệ tác giả: Đỗ Tiến Minh; Email: dotienminh.tranphu@gmail.com 
40 TRNG I HC TH  H NI 
2. NỘI DUNG 
Văn học giai đoạn này đã mở ra lối đi mới trong hành trình tiếp cận văn bản. Tiểu 
thuyết trở nên gần gũi hơn với văn học thế giới trong cảm quan hậu hiện đại, trường nhìn 
liên văn bản. Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Xuân Khánh, Thuận, Nguyễn 
Việt Hà... xử lý liên văn bản không riêng trong nội dung, tư tưởng mà ở thủ pháp, kỹ thuật. 
Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam, các vấn đề tôn giáo, triết học, văn hóa, xã hội học 
được các nhà văn quan tâm nhiều đến thế. Quan tâm không dừng lại ở kể, tả lại mà là đối 
thoại với các vấn đề. Vượt thoát bóng dáng những cuốn lịch sử, tôn giáo, triết học, xã hội 
học, lý thuyết văn học thông thường; vượt thoát cái bóng hư cấu hoàn toàn của tác phẩm 
văn học thường có, tiểu thuyết Bảo Ninh, Nguyễn Xuân Khánh, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh 
Thái, Cao Duy Sơn, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà... thẳng thắn đặt ra và đối thoại với 
nhiều quan điểm, học thuyết, tư tưởng chính thống nặng chất giáo huấn. Cụ thể đó là đối 
thoại với nỗi buồn, sự cô đơn, cảm giác lưỡng lự, thân phận bị lưu đày (chủ nghĩa hiện 
sinh) trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương; là sự soi chiếu từ góc nhìn 
“Phân tâm học” trong Song song của Vũ Đình Giang; là cảm thức về cái phi lí, sự đổ vỡ, 
bất tín nhận thức (kịch phi lí) trong sáng tác của Thuận; là vấn đề trách nhiệm và lối viết 
của nhà văn đặt ra ở Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh), 
Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà)...; là xu thế đối thoại với lịch sử, văn hóa, huyền thoại 
trong Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Đức Phật – nàng Savitri và 
tôi (Hồ Ạnh Thái) và với sự giải thiêng, giải mã tri thức theo thời đại về tôn giáo dưới góc 
nhìn liên văn bản. 
Có thể nói, tiểu thuyết sau 1986 ngoài việc tiếp thu tinh thần của thời kỳ trước, nó đã 
chạm đến tất cả đề tài với hệ quy chiếu phổ biến là giá trị nhân bản. Số phận cá nhân trở 
thành trung tâm phản ánh của tiểu thuyết. Những băn khoăn về trạng thái tồn tại, ý nghĩa 
cuộc sống con người gợi lên nhiều cảm hứng, nảy sinh nhiều loại nhân vật, sắc thái, ngôn 
ngữ, giọng điệu, cách kể chuyện khác nhau. Sự phân loại đề tài chỉ có ý nghĩa tương đối vì 
mối bận tâm của người viết và độc giả nằm ở cái nhìn hiện thực, ở quan niệm nghệ thuật 
về con người mà mỗi tác phẩm đề xuất. Nhà văn chủ yếu dồn vào cách xử lý chất liệu hiện 
thực: một hiện thực đa chiều, vừa có tính cố định, vừa đáng ngờ, vừa hữu lý, vừa phi lý, 
vừa trật tự, vừa hỗn loạn, vừa thực tế, vừa hoang đường, kì ảo. Những biểu hiện phong phú 
này là minh chứng cho sự nới rộng biên độ thể loại của nguyên lí đối thoại so với tiểu 
thuyết trước 1975. 
Trong không khí dân chủ của thời kỳ đổi mới, văn học được trả về đúng vai trò, vị trí, 
chức năng của nó nên nhận thức lại là nhu cầu tất yếu và cần thiết. Nhận thức lại không có 
nghĩa là sự phủ nhận, gạt bỏ những gì đã đạt được, đã tồn tại trước đó. Điều cốt lõi là nó 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 41 
yêu cầu nhà văn khám phá sâu hơn vào vùng hiện thực mà trước đây do đặc thù của lịch sử 
hoặc sự vận động của thực tại đời sống mà chưa có điều kiện, chưa được quan tâm đúng 
mức. Những vùng hiện thực đó, ở hiện tại trở thành trung tâm, có tính cấp thiết, đòi hỏi 
phải được nhận thức và phản ánh sâu sắc với cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Yêu cầu nhận 
thức lại mở ra sự phong phú của các phạm vi đời sống cần đào sâu, đánh giá công bằng, 
cũng tức là mở ra diễn đàn, với nhiều dạng thức khác nhau để nhà văn có thể đối thoại, bàn 
luận, trao đổi... về các vấn đề họ suy ngẫm, sáng tạo. 
 Đối thoại về các giá trị đạo đức, xã hội 
Xuất phát từ thực tại, các nhà tiểu thuyết sau 1986 c ... ng khi trở về đời thường, hình ảnh của kẻ đào ngũ, những cái chết, những ấu trĩ, hèn 
nhát, lầm lạc của con người... Đọc các tác phẩm này, dù muốn hay không muốn, người ta 
vẫn nhận thấy bóng dáng của I.Bondarev, V.Rasputin... với những trăn trở, ám ảnh đầy 
buốt nhói của văn học Xô viết giàu triết luận thời kì hậu chiến. 
Với đề tài lịch sử, nhà văn không ngần ngại khơi mở những bí mật, khuất lấp, phân 
tích những góc khuất đời tư, số phận cá nhân đến đưa ra các giả định/giải lịch sử. Các nhà 
tiểu thuyết đi tiên phong cho sự thể nghiệm này có thể kể đến là Nguyễn Xuân Khánh (Hồ 
Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa), Võ Thị Hảo (Giàn thiêu), Nguyễn Mộng 
Giác (Sông Côn mùa lũ), Nguyễn Quang Thân (Hội thề)... Ở Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân 
Khánh không chỉ gợi lại sự thật lịch sử còn nghi vấn, đối thoại với quá khứ bằng quan 
niệm mới mẻ, cởi mở. Nhà Trần có thể phục hồi hay cần thay đổi để phục hồi trước thực tế 
bệ rạc? Hồ Quý Ly là người có công hay có tội?... tất cả được nhìn nhận khách quan, công 
bằng, xuất phát từ cái nhìn và tiếng nói tranh biện hôm nay. Đối thoại chính trị, tư tưởng, 
văn hóa; đối thoại với lịch sử ở Hồ Quý Ly, suy cho cùng là suy tư về những vấn đề đương 
đại. Câu chuyện thế sự, quy luật thịnh suy, đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, những khát 
vọng, tham vọng, thủ đoạn – kế sách, những số phận con người trong guồng quay của thời 
thế trở thành câu chuyện của muôn đời. Các tiếng nói, quan niệm va chạm, soi sáng nhau 
góp phần tạo nên tính dân chủ trong cuộc đối thoại giữa hiện tại và quá khứ, giữa nhà 
văn và bạn đọc. Lịch sử trở thành những trải nghiệm, diễn giải của cá nhân hơn là của 
cộng đồng. 
Mẫu Thượng ngàn tiếp tục thể hiện đối thoại lịch sử. Tính đối thoại của tác phẩm thể 
hiện ở 3 cấp độ: tôn vinh văn hóa/tín ngưỡng dân gian và tính dục như một ngôn ngữ xác 
nhận sự hiện hữu của tính người, gốc rễ của tồn tại, có ý nghĩa đối thoại với những cấm kị; 
đề cao tính mẫu, thiên tính nữ với tư cách là tư tưởng nổi bật và khẳng định sức mạnh văn 
44 TRNG I HC TH  H NI 
hóa, tôn giáo bản địa là căn cốt tạo nên sức sống của một dân tộc. Đặc biệt, nhà văn rất 
khéo léo khi vận dụng phép đối thoại văn hóa trong tầm nhìn, lập trường của kẻ ngoại bang 
xâm lấn, làm bật lên giá trị hằng cửu của văn hóa phồn thực nhiệt đới. Điều này thể hiện ở 
việc lí giải sự thất bại của những con người đi khai hóa thuộc địa. Những tưởng mang danh 
khai hóa, có quyền làm chủ, áp đặt lên mọi mặt đời sống, văn hóa người Việt nhưng họ đã 
thất bại ngay trên chiến thắng. Nguyễn Xuân Khánh để cho người phương Tây đi xâm lấn 
tự nhận thức, đối thoại, tranh biện với nhau để nhận ra bản chất của “ân ái tức là tự nhiên” 
của con người xứ nhiệt đới, vừa hạ bệ tư tưởng “văn minh tận hưởng” lí trí phương Tây. 
Hóa ra, họ đã bị đồng hóa ngược, bị chinh phục trở lại để mãi mãi thành “chú khách” trên 
mảnh đất đầy đau khổ nhưng hồn hậu, ấm áp này. Nhà tiểu thuyết đã luận giải quá khứ, 
nhìn ngắm lịch sử dân tộc từ một góc nhìn rất sâu về văn hóa và những liên hệ giữa lịch sử - 
văn hóa. Nhờ đó, những lớp trầm tích, bí ẩn của lịch sử, văn hóa Việt hiển lộ không phải 
trong tư cách thụ động, bé mọn, yếm thế, mà hồn nhiên, chân thực, đầy khí phách và rất 
đáng tự hào. 
 Đối thoại về trách nhiệm của nhà văn và nghề viết văn 
Văn chương là một thứ duyên nợ, duyên nghiệp, một nỗi ám ảnh đối với những người 
cầm bút. Trong một chừng mực nào đó, không một người viết đương đại nào coi việc sáng 
tác như một sự “giải khuây”. Trước đây, J.P.Sartre từng nói rằng chúng ta “... đang sống 
trong một thời đại cần suy ngẫm”, nên hiển nhiên, người viết tiểu thuyết và tiểu thuyết, đến 
lượt mình, cũng phải suy ngẫm về chính nó. Quả đúng vậy. Giữa quá nhiều áp lực cần phải 
chuyển tải, viết vì mắc nợ kí ức, máu xương của đồng đội đã ngã xuống (lời giãi bày của 
Iu.Bondarev); viết về những nỗi buồn chiến tranh, nỗi đau của những người sót lại của 
rừng cười (tên một truyện ngắn của Lê Minh Khuê), viết về sự trớ trêu, bi hài và nhẫn tâm 
của những đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng) thời bao cấp... luôn thôi thúc, 
luôn là tâm điểm thường trực của các nhà văn. Ngụp lặn, bấn loạn giữa kí ức về những trận 
đánh đẫm máu ở truông Gọi Hồn, đồi Xáo Thịt và nỗi buồn tình yêu không thể nguôi ngoai 
với Phương, Kiên, “nhà văn phường”, nhân vật chính, kẻ sống sót trở về từ cõi chết trong 
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã xác định: “Phải viết thôi! – Viết để quên đi, viết để 
nhớ lại. Viết để có một cứu cánh, một niềm cứu rỗi, để mà chịu đựng, để giữ lòng tin, để 
mà còn muốn sống” [9, tr.188]. Thế nhưng, lựa chọn cái gì để viết và viết như thế nào mới 
là vấn đề. Dù đã tự nhủ thầm: “Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những 
con người xa lạ hàng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành những chứng nhân của 
cuộc đời nhau...”, song Kiên lại “không thể viết khác”, bởi cho dù chỉ là “mơ” thì cũng có 
một phần sự thật: “Kí ức tình yêu và kí ức chiến tranh kết thành sinh lực và thành thi hứng, 
giúp anh thoát khỏi cái tầm thường bi đát của số phận anh sau chiến tranh [9, tr.208]. “Đôi 
khi cũng toan một hướng mới nào đó, nhưng ngòi bút lại chẳng tuân theo”; chiến tranh ùa 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 45 
về, tự nó chảy tràn trên những trang giấy. Kiên đã viết ngày đêm, viết hối hả như thể để 
chắp nối, hàn gắn lại những mảnh vụn rời rạc của cái kí ức chất chứa toàn những kỉ niệm 
buốt nhói: “Anh viết, anh chờ đợi, rồi lại viết, lại chờ đợi, nôn nóng, căng thẳng, đầy 
những kích động thái quá của nội tâm, sống một mình với những cảm xúc của mình, anh 
lao động, lao động không ngừng và già đi trông thấy” [9, tr.62]. 
Có thể nói, hầu như mỗi người cầm bút thời hậu chiến, không riêng gì những người trở 
về sau chiến tranh, đều bị chi phối, thôi thúc bởi một thứ cảm hứng sáng tạo mãnh liệt và 
ma mị nào đó. Cái hiện thực bề bộn và đầy xáo trộn của thực tại hòa lẫn những kí ức chưa 
thể nguôi ngoai buộc nhà văn phải phá vỡ những ràng buộc, quy phạm về tư tưởng và hình 
thức tác phẩm của giai đoạn trước đó để chuyển tải cho được, cho hết những ẩn ý, ẩn ức, 
xáo trộn... của riêng mình, đang giày vò mình: “Ngay từ chương đầu tiên, cuốn tiểu thuyết 
của anh đã buông lơi cốt truyện truyền thống, không gian và thời gian tự ý khuấy đảo 
không kể gì đến tính hợp lý, bố cục bấn loạn, dòng đời các nhân vật bị phó mặc cho ngẫu 
hứng. Trong từng chương một Kiên viết về chiến tranh một cách rất tùy ý như thể đấy là 
một cuộc chiến tranh chưa từng được biết tới, như thể đó là cuộc chiến của riêng anh. Và 
cứ thế, nửa điên rồ Kiên lao vào chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình, một cách đơn 
độc, phi hiện thực, một cách cay đắng, đầy rẫy va vấp và lầm lạc (...) Sự nghiệp bút nghiên 
đã đưa thẳng Kiên tới bờ cao dốc đứng của cuộc sống, không còn cách gì lẩn tránh hoặc 
lần lữa, cũng không hề có một phép màu, một cứu cánh nào” [9, tr.63]. 
Với Kiên, viết về cuộc chiến mới đi qua không phải là tô đậm lại một đề tài đã mòn 
cũ, mà là trách nhiệm, là sự ý thức về sứ mệnh, là sự giải thoát. Chính tinh thần ấy, sự sáng 
tạo, thăng hoa và bấn loạn ấy đã tạo ra những bứt phá, đã đưa anh đến với cuộc đời, với 
bạn đọc để cùng chiêm nghiệm và trao đổi. Kiên nghĩ rằng “mười mươi là rồi sẽ đại bại”, 
nhưng anh đã không thất bại. Có thể cái “... mạch chuyện không ngừng đứt gãy. Tác phẩm 
từ đầu đến cuối không hề có nổi một tuyến chung, một bề mặt đại khái nào mà hoàn toàn là 
những khối thù hình. Tất cả đang diễn ra đột nhiên đứt gãy và bị quét sạch khỏi giữa chừng 
trang giấy như thể rơi vào kẽ nứt nào đó của thời gian tác phẩm. Ta vẫn gọi đó là sự mất bố 
cục, sự thiếu mạch lạc, thiếu bao quát, nhiều khi chứng tỏ sự hẫng hụt của tư duy người 
viết, chứng tỏ cái sự lực bất tòng tâm của y” [9, tr.315-316] khiến ai đó, kể cả người may 
mắn được đọc - người “chép” lại cuốn tiểu thuyết của Kiên, thoạt đầu cũng “Tôi không 
biết. Tôi không hiểu gì cả” [9, tr.317]. Nhưng rồi, “Không hề có một chữ nào là của tôi 
trong bản thảo mới, tôi chỉ xoay xoay vặn vặn như một người chơi Ru-bic vậy thôi. Nhưng 
sau khi chép xong, đọc lại, tôi ngỡ ngàng nhận thấy những ý tưởng của mình, những cảm 
giác của mình, thậm chí cả những cảnh ngộ của mình nữa. Dường như do sự tình cờ của 
câu chữ và bố cục, tôi và tác giả đã ngẫu nhiên trở nên hòa đồng tư tưởng, trở nên rất gần 
nhau. Thậm chí tôi ngờ rằng có quen anh trong chiến tranh” [9, tr.318]. Như thế, những lát 
cắt của đời, của người, của cả một giai đoạn lịch sử - thời đại vừa đáng nhớ, phải nhớ, vừa 
46 TRNG I HC TH  H NI 
muốn quên đi mà Kiên ghi lại vội vã đã tìm được sự đồng vọng. Khoảng cách giữa nhà văn 
với bạn đọc như thể đã bị xóa nhòa. Kiên của Bảo Ninh đã bước ra khỏi trang giấy, đang 
sống ở đâu đó, đang sẵn sàng tiếp tục trao đổi, đối thoại với độc giả về những gì anh đã trải 
qua, chiêm nghiệm, suy ngẫm. 
Xu hướng đối thoại dân chủ với bạn đọc về các vấn đề của đời sống, ngay cả các quan 
điểm, dự đồ sáng tạo, các câu chuyện bếp núc của sáng tác văn chương... đã ngày càng rõ 
nét trong các tiểu thuyết đương đại. Người đọc bắt gặp ngày càng nhiều các quan niệm, 
triết lý cùng các sự phá cách trong thiết tạo cốt truyện, hệ thống nhân vật, không gian, thời 
gian, phương thức trần thuật, miêu tả của các nhà văn. Nguyễn Việt Hà trong Khải huyền 
muộn đã không ngại ngần “bỏ đi tấm màn che” để cho độc giả thấy nhiều bí mật, trăn trở, 
nhọc nhằn của người viết, nghề viết hiện nay. Cũng như Bảo Ninh và Kiên, trong Khải 
huyền muộn, mật độ của các đối thoại mang tính “nội bộ”, riêng tư, thuần túy nghề nghiệp 
khá dày đặc, được thể hiện tập trung qua “giọng điệu giãi bày” của hai nhân vật: nhà văn 
(chương 2) và nhà văn Bạch (chương 3). Cũng trong chương 3 còn có sự tham góp của một 
độc giả, một cô gái trẻ, người sẽ là nguyên mẫu cho nhân vật Cẩm My - người yêu của Vũ 
trong cuốn tiểu thuyết của Bạch. Song dù sự song trùng giữa câu chuyện về nhà văn Bạch 
và câu chuyện tình Bạch đương viết; dù quan điểm của “tôi” (tác giả), Bạch (nhân vật của 
“tôi”) và cô gái (độc giả) không hoàn toàn đồng nhất, đặc biệt trong các ý kiến nhận xét, 
đánh giá khá cay nghiệt nhưng xác đáng về thời cuộc và đội ngũ sáng tác văn chương nước 
nhà... có lôi cuốn hay làm người đọc bị phân tán, thì vẫn dễ dàng nhận thấy sự “thức ngộ” 
hay “trần tình” của “tôi - tác giả - người viết”: “Tôi đã rất nhiều lần tự hỏi là tại sao người 
ta lại gọi một người viết chữ là nhà văn. Phải chăng vì anh ta có sách có bài hoặc dung tục 
hơn, có tên ở một hội nghề nghiệp nào đấy. Hoặc chính bản thân anh ta tự sâu sắc hiểu anh 
ta là một nhà văn. Cái sứ mệnh khắc nghiệt ấy được anh ta cảm nhận qua một giấc mơ hay 
một lời phán tặng đồng bóng linh tinh. Nếu đúng thế thì kể cũng đau đớn. Sự ngộ nhận, sự 
mê chấp thường được bao bọc trong long lanh rất nhiều biện giải minh triết. Khi có tuổi, 
tôi hay tự hỏi tôi. Làm thế nào để gạt đi sự lầm lẫn của người viết, những người mẫn cảm 
rất hay tự huyễn hoặc mình. Điều kiện chính xác cho một người được gọi là nhà văn có vẻ 
đơn giản, đấy là anh ta được các nhà văn khác công nhận” [4, tr.135-136]. Ngẫm ra, để 
nuôi giữ và theo đuổi “thứ công việc không phải là công việc” này, nhà văn, người viết tiểu 
thuyết thời nay cần trước hết biết mình là ai; cần biết tự “đi tìm nhân vật”; cần có “cái 
duyên”; cần biết tích lũy và đổi mới cách thức thể hiện, chuyển tải cái sự đời vốn chẳng 
theo một khuôn mẫu nào cả. Điều đáng sợ nhất, theo kẻ “lang thang trong chữ” Hồ Anh 
Thái - tác giả của rất nhiều tiểu thuyết và tiểu luận, là các “cuốn sách nhạt” [10, tr.138], 
nhạt cả về nội dung và hình thức. Các cuốn sách như thế không chỉ cản trở sự giao tiếp, đối 
thoại, mời gọi thêm các diễn giải giữa nhà văn với bạn đọc, mà thực chất còn là sự “tra tấn 
người đọc”. 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 47 
3. KẾT LUẬN 
Tóm lại, đối thoại là một biểu hiện của tinh thần đổi mới mối quan hệ giữa nhà văn và 
người đọc trong đời sống văn học Việt Nam đương đại. Trong “thế giới phẳng” hiện nay, 
sự nhận thức lại, sự tìm kiếm các phương thức, hình thức sáng tạo nghệ thuật mới nhằm 
tiếp cận gần hơn với đời sống và độc giả trở nên đặc biệt quan trọng với các nhà văn, nhất 
là các nhà tiểu thuyết. Đối thoại không chỉ là bản chất mà còn là nguyên tắc sáng tạo của 
văn học đương đại Việt Nam trong quá trình hội nhập, hòa nhập văn học hậu hiện đại thế 
giới. Tất nhiên, để tiếp nhận một tác phẩm được viết theo tư duy nghệ thuật đề cao ý thức 
đối thoại, người đọc cũng cần có một tâm thế và tinh thần “đồng sáng tạo” tương ứng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan Cự Đệ (2013), Tiểu thuyết Việt Nam đương đại (xuất bản lần thứ 4), - Nxb Giáo dục, 
Hà Nội. 
2. Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Ngô Thảo (1987), Một 
thời đại văn học mới, - Nxb Văn học, Hà Nội. 
3. Mai Hải Oanh (2009), Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại giai 
đoạn 1986 – 2006 (Chuyên luận), - Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 
4. Nguyễn Việt Hà (2005) Khải huyền muộn, - Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 
5. Dương Hướng (2015), Bến không chồng, - Nxb Trẻ. 
6. Ma Văn Kháng (2002), Đám cưới không có giấy giá thú, - Nxb Văn học, Hà Nội. 
7. Chu Lai (2013), Vòng tròn bội bạc, - Nxb Văn học, Hà Nội. 
8. Lê Lựu (2010), Thời xa vắng, - Nxb Thời đại. 
9. Bảo Ninh (2012), Nỗi buồn chiến tranh, - Nxb Trẻ. 
10. Hồ Anh Thái (2016), Lang thang trong chữ (1 tiểu thuyết = 3 truyện dài), - Nxb Trẻ. 
MORE DISCUSS ON “THE DIALOGUE” IN CONTEMPORARY 
VIETNAMESE NOVEL 
Abstract: Dialogue is one of basic features of literary creation. The poet is both creator 
and converser who face directly with readers on the content of his novel. The democratic 
and open atmosphere of the social and cultural life after 1986 created multi-dimensional 
views of literature including reconsideration. Dialogue is based on the reconsideration 
focusing on genres of novel. 
Keywords: Dialogue, reconsideration, contemporary Vietnamese novel. 

File đính kèm:

  • pdfban_them_ve_tinh_doi_thoai_trong_tieu_thuyet_viet_nam_duong.pdf