Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục

Bài viết gồm hai mục chính, là đặc điểm về nội dung và đặc điểm về hình thức của truyện

cổ tích thế tục.

Đặc điểm về nội dung cho thấy tiểu loại này biểu đạt điều hiện có, và xem trọng sự chủ

động, tích cực của con người. Do biểu đạt điều hiện có, nên tiểu loại này có diễn tiến theo

logic đời thường và không yêu cầu phải kết thúc có hậu. Đặc điểm về hình thức cho thấy

tiểu loại này đã sử dụng yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình sáng tạo, hình thành truyện, và

việc vận dụng hoàn cảnh và tâm lí nhân vật theo phong cách dân gian.

Nắm bắt các đặc điểm này sẽ cho phép phân định tiểu loại đang đặt ra với hai tiểu loại

khác của truyện cổ tích; đồng thời, cũng nhận ra nó khó lẫn với các hình thức tự sự khác

trong hệ thống các thể loại văn học dân gian của đất nước.

Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục trang 1

Trang 1

Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục trang 2

Trang 2

Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục trang 3

Trang 3

Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục trang 4

Trang 4

Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục trang 5

Trang 5

Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục trang 6

Trang 6

Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục trang 7

Trang 7

Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục trang 8

Trang 8

Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục trang 9

Trang 9

Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 5400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục

Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
61 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH THẾ TỤC 
Triều Nguyên 
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam 
Email: trieunguyen51@gmail.com 
TÓM TẮT 
Bài viết gồm hai mục chính, là đặc điểm về nội dung và đặc điểm về hình thức của truyện 
cổ tích thế tục. 
Đặc điểm về nội dung cho thấy tiểu loại này biểu đạt điều hiện có, và xem trọng sự chủ 
động, tích cực của con người. Do biểu đạt điều hiện có, nên tiểu loại này có diễn tiến theo 
logic đời thường và không yêu cầu phải kết thúc có hậu. Đặc điểm về hình thức cho thấy 
tiểu loại này đã sử dụng yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình sáng tạo, hình thành truyện, và 
việc vận dụng hoàn cảnh và tâm lí nhân vật theo phong cách dân gian. 
Nắm bắt các đặc điểm này sẽ cho phép phân định tiểu loại đang đặt ra với hai tiểu loại 
khác của truyện cổ tích; đồng thời, cũng nhận ra nó khó lẫn với các hình thức tự sự khác 
trong hệ thống các thể loại văn học dân gian của đất nước. 
Từ khoá: đặc điểm, đặc điểm về hình thức, đặc điểm về nội dung, truyện cổ tích thế tục. 
1. DẪN NHẬP 
Truyện cổ tích thế tục là một trong ba tiểu thể loại (1) của truyện cổ tích (truyện cổ tích 
thần kì, truyện cổ tích thế tục, và truyện cổ tích loài vật). Truyện cổ tích thế tục được phân biệt 
với hai tiểu loại kia: 
- So với tiểu loại truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích thế tục không có yếu tố thần kì (2), 
truyện phát triển chủ yếu theo logic thực tại, gồm hoàn cảnh, tính cách của nhân vật. 
- So với tiểu loại truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thế tục không có nhân vật chính 
là các con vật nhằm phản ánh sinh hoạt, đặc điểm của chúng, cả việc giải thích nguồn gốc các 
hình dạng bề ngoài của chúng. 
Xét số lượng văn bản truyện, thì truyện cổ tích thế tục xếp thứ hai, sau truyện cổ tích 
thần kì(3). Về thời gian ra đời, thì “Về đại thể thì truyện cổ tích thần kì hình thành và phát triển 
trong thời kì đầu của truyện cổ tích, còn truyện cổ tích sinh hoạt chủ yếu phát triển vào thời kì 
sau” [2, tr. 48]. Về sự phát triển, vận động trong mối quan hệ giữa các dân tộc: a) Truyện cổ tích 
thế tục người Kinh phát triển mạnh hơn truyện cổ tích thế tục người thiểu số (trong lúc, với 
Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục 
62 
truyện cổ tích loài vật thì ngược lại); b) Truyện cổ tích thế tục các dân tộc, người Kinh và người 
thiểu số, có sự gần gũi nhau (do giao lưu, tiếp biến mạnh mẽ), điều này được nhận ra qua việc 
cùng thống nhất một hệ thống chung về các đề tài, chủ đề, và cùng sử dụng nhiều mô hình cấu 
trúc, type và motif trong việc tổ chức cốt truyện. 
2. ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH THẾ TỤC 
Nếu truyện cổ tích thần kì biểu đạt điều muốn có, với yêu cầu cơ bản về con người (để 
có được điều ấy) là phải hiền lương, thì truyện cổ tích thế tục nghiêng về điều hiện có, và bên 
cạnh yêu cầu cơ bản về điều lương thiện, còn coi trọng việc nhân vật phải tích cực, chủ động để 
có được thành công, trước những tác động nhiều chiều của cuộc sống thực. Sự khác biệt này là 
cốt lõi, chúng được xem là đặc điểm nổi bật về nội dung của tiểu loại này. 
2.1. Truyện cổ tích thế tục biểu đạt điều hiện có 
“Điều hiện có” gồm muôn màu muôn vẻ của cuộc sống, của hiện thực xã hội. Biểu đạt 
cái muôn màu muôn vẻ ấy, khiến truyện cổ tích thế tục gần gũi với cuộc sống thực. Hệ quả của 
lối biểu đạt này, là truyện có diễn tiến theo logic đời thường, không có bất kì sự can thiệp nào 
khác (như sự nhúng tay của định mệnh thần bí hay các thế lực siêu nhiên); đồng thời, cũng 
không đòi hỏi phải kết thúc có hậu. 
2.1.1. Truyện cổ tích thế tục có diễn tiến theo logic đời thường 
Theo logic đời thường, thì người giàu, dù bất lương, vẫn có nhiều cơ hội để giàu thêm; 
kẻ trọc phú thì sự giàu sang có thể giúp khoác thêm vào người anh/chị ta những chức tước, địa 
vị xã hội hào nhoáng, nhưng điều đó không khiến nhân vật thông minh, sáng láng hơn, mà vẫn 
có những lời nói và việc làm xuẩn ngốc. Cũng với logic đời thường, thì trong bóng tối, kẻ lưu 
manh, gian xảo khó bị trừng trị, và chúng có cơ hội sinh sôi nảy nở, người thật thà, lương thiện 
phải chịu oan trái, thiệt thòi; và tuy bọn ác, xấu, thì bị khinh khi, nhưng điều đó lắm khi chẳng 
hề hấn gì, vì vẫn có nhiều hơn những kẻ dua nịnh họ,... 
Một số truyện cổ tích thế tục diễn tiến theo logic ấy. 
Chẳng hạn, truyện Lấy trộm vàng, kể về ông phú nông Hào Xâu thuê một anh trai cày 
tên Hai. Hôm nọ, anh Hai phát hiện ra cái choé vàng ở một thửa ruộng đang cày, đem giấu vào 
bụi cây. Anh Hai xin nghỉ làm. Đêm trước khi nghỉ, anh đến xem lại choé vàng ấy, thấy vẫn 
nguyên vẹn. Hôm sau, anh tất tả vác cái choé đi vội về nhà, nhưng khi mở ra thì toàn là đá. Anh 
buồn và tiếc của quá đâm ốm mà chết. Anh Hai không biết rằng, đêm ra xem lại cái choé, ông 
Hào Xâu đã lén đi theo, và khi anh quay về ngủ thì ông ta đã lấy hết vàng, bỏ đá thay vào. Ông 
Hào Xâu từ đó trở nên giàu sụ, mua được chức “Cửu phẩm bá hộ”. Bấy giờ, gặp lúc Tây sang 
nắm quyền, chúng vận động nếp sống văn minh. Ông Hào Xâu cho xây một cái chuồng bò lợp 
ngói, trong lúc cái đình của làng ông ta đang lợp tranh, nên được chúng khen là nhất vùng. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
63 
2.1.2. Truyện cổ tích thế tục không yêu cầu phải kết thúc có hậu 
Xem xét 50 truyện cổ tích thần kì của bộ sách Truyện cổ tích Người Việt [5] (số truyện 
xếp đầu tiên, ở quyển 1 và phần đầu quyển 2), và 50 truyện cổ tích thế tục, cũng của bộ sách này 
(số truyện xếp đầu tiên, ở quyển 5 và phần đầu quyển 6), về mặt kết thúc có hậu hay không, có 
số liệu đáng chú ý. Các số liệu này được tập hợp ở bảng sau: 
Tiểu loại truyện cổ tích 
Kết thúc 
có hậu hay không 
Truyện cổ tích 
thần kì 
Truyện cổ tích 
thế tục 
Kết thúc có hậu 41 (82%) 13 (26%) 
Kết thúc không có hậu 2 (4%) 13 (26%) 
Kết thúc khác 7 (14%) 24 (48%) 
Ghi chú: 
- Ba cột thuộc mục “Kết thúc có hậu hay không” đều ghi số lượng truyện có được và tỉ 
lệ so với tổ ... ảnh, điều kiện và môi trường 
sống, theo phong cách dân gian. 
Đặc điểm này khiến truyện cổ tích thế tục có vẻ gần gũi với truyện ngắn hiện đại được 
sáng tác theo chủ nghĩa hiện thực. Nói “có vẻ gần gũi”, bởi thật ra, chúng khá khác biệt. Nếu 
truyện ngắn hiện đại có thể khai thác tối đa những yếu tố hoàn cảnh và tâm lí đặc thù để xây 
dựng truyện, thì với truyện cổ tích thế tục, do yêu cầu phải kể bằng lời, nên hoàn cảnh và tâm lí 
thường mang sắc thái chung, chỉ được phác hoạ đôi nét, buộc người kể và người nghe phải hiểu 
ngầm để hoàn thiện chúng. 
Chẳng hạn, truyện Cú đậu nóc nhà, kể việc hai vợ chồng nọ cố gắng lắm mới dựng 
được một căn nhà. Vậy mà vừa dựng lên đã có con cú đậu ngay lên nóc. Ông thầy cúng bảo: 
“Cú đậu thì nhất định phú quý vinh hoa”. Hai vợ chồng nghe thế càng nỗ lực làm ăn, và trở nên 
giàu sang. Khi đã sung túc, họ đến hỏi ông thầy cúng nọ về con cú và việc giàu có ấy, ông nói: 
“Mọi cái đều do con người làm nên. Con cú chẳng báo hiệu điềm gì cả!”. Truyện chỉ vỏn vẹn có 
216 từ. 
Qua việc nghe (đọc) truyện, có thể biết: a) Hoàn cảnh của đôi vợ chồng: ban đầu nghèo, 
dành dụm mãi mới có tiền cất được một căn nhà; sau nhờ nỗ lực làm ăn đã trở nên giàu có; b) 
Tâm lí nhân vật: ) Hai vợ chồng: thấy cú đậu nóc nhà mới của mình, họ cho là điềm gở, bèn 
tìm thầy để hỏi; khi đã ăn nên làm ra, họ vẫn không khỏi băn khoăn chuyện cũ, lại tìm hỏi thầy; 
) Ông thầy cúng: là người phủ nhận việc tin tưởng có tính chất mê tín vào cú, thấy hai vợ 
chồng nọ quyết tâm làm lụng, biết họ sẽ trở nên sang giàu, nên quyết đoán: “sau này nhất định 
sẽ phú quý, vinh hoa”. 
Ngoài những điều hiện, tức dựa vào văn bản truyện mà có ấy, có thể bổ sung thêm: 
- Điều kiện, môi trường sống của nhân vật là Nam Bộ xưa, nơi được thiên nhiên ưu đãi, 
con người nếu nỗ lực làm ăn thì khó thể đói nghèo. Thuở ấy, “ông thầy cúng” là một đại biểu 
của người hiểu biết, và đối tượng này rất gần với dân (hơn những tầng lớp có học khác, như 
quan chức, nho sĩ,...). 
- Truyện không nói hai vợ chồng nọ làm nghề gì, người tiếp nhận có thể cho họ làm 
ruộng hay những công việc liên quan đến nông nghiệp. Thấy cú đậu lên nóc nhà mới làm, họ lo 
sợ, phải đến hỏi thầy, vì dân gian cho cú mang lại điềm chẳng lành (kiểu “Cú dòm nhà bệnh”, 
“Cú kêu cho ma ăn”, “Cú kêu ra ma”,...). Khi được thầy giúp xoá nỗi sợ kia, và nhờ quyết tâm 
làm ăn, họ trở nên giàu có, nhưng vẫn chưa rứt được con cú ra khỏi đầu. Đây là nỗi ám ảnh do 
tập quán đã ăn sâu vào máu thịt. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
69 
- Giả sử thấy hai vợ chồng nọ có vóc dáng yếu ớt, ý chí mềm nhũn thì ông thầy cúng 
được kể là “rất sành tâm lí” kia, dù không sợ, không tin vào cú, cũng không dám đoán chắc về 
tương lai giàu sang của họ như đã nêu. Vậy thì họ chẳng những có nghị lực mà còn rất trẻ, khoẻ. 
Các bổ sung, hay sự việc ẩn (cũng gọi là “tiền giả định”) vừa nêu, cho thấy: để truyện 
cổ tích thế tục được ngắn gọn khi kể, thì trong tâm trí người tiếp nhận, chúng phải dài ra, bằng 
những đối sánh và liên tưởng. Cụ thể hơn, các yếu tố hoàn cảnh và tâm lí ở truyện cổ tích thế 
tục được hoàn thiện ở phía người lĩnh hội. Nói người lĩnh hội là đồng tác giả với người sáng tạo 
trong văn học dân gian, là vì thế. 
Điều thực tại được nói đến làm chỗ dựa cho việc sáng tạo truyện cổ tích thế tục, theo 
đó, không giống với văn học viết. Đó là một hiện thực mang phong cách dân gian. Có thể nhận 
ra rõ hơn vấn đề qua việc văn học dân gian khi xây dựng truyện, thường sử dụng lối phiếm chỉ 
và các kiểu “che giấu” (che giấu người thật, việt thật). Truyện cổ tích thế tục cũng không làm 
khác. Ở đây, thường gặp là lối che mắt và cách biểu trưng: che mắt nhân vật, và lấy biểu trưng 
A thay cho sự thật B (để B được giấu đi). 
Khi muốn ngựa tập trung sức lực mà chạy, người ta đã che hai bên mắt phía lề đường, 
để ngựa không phải nhìn thấy những nơi ấy. Ở đây, tạm dùng khái niệm “che mắt”, để chỉ việc 
người sáng tạo không muốn nhân vật nhận ra những chi tiết bất lợi cho điều muốn kể. Chẳng 
hạn, truyện Anh chàng thong manh, kể về một anh bị thong manh (bị mù hoặc nhìn không rõ, 
nhưng trông bề ngoài thì mắt vẫn gần như bình thường), phải đi ăn xin. Anh ta đến nhà một ông 
trưởng giả trong làng để kiếm ăn, may mắn biết được bí mật kén chồng cho cô con gái của ông 
này, và nhờ đó mà lấy được cô ta. Trong nhà, không ai biết chú rể là người thong manh... 
Chi tiết bị “che mắt”: Ai cũng rõ, người cùng một làng thường biết nhau từ đời cụ kị. 
Một anh thong manh từ nhỏ, đi ăn xin khắp, mọi người đều hay, làm sao nhà ông trưởng giả lại 
không biết? 
Bên cạnh việc sử dụng lối “che mắt”, truyện cổ tích thế tục lắm khi còn kể sự việc, chi 
tiết theo lối biểu trưng, dùng cái biểu trưng thay cho một sự việc xảy ra trong thực tế. Chẳng 
hạn, truyện Gốc tích người Đan Lai (truyện người Thổ), kể việc dân làng, là người Kinh ở miền 
xuôi của xứ Nghệ, vì sự đòi hỏi quá đáng của quan mà phải bỏ quê quán ra đi lên miền ngược, ở 
vùng núi non mù mịt, và dần dà trở thành người Thổ. Chi tiết quan yêu cầu dân làng là: “Phải 
chặt đủ một trăm cây nứa vàng và phải đóng năm chiếc thuyền liền chèo”. Một bản khác, kể: 
“Quan bắt đóng năm chiếc thuyền liền chèo, trên mái lát một trăm tấm vàng lá, và phải nộp năm 
con trâu đực có thể chửa con, năm thúng gạo giã trắng có thể gieo mạ được”. 
Người lĩnh hội nhận ra, chi tiết về việc đòi hỏi của quan được hình thành theo lối biểu 
trưng. Nó nhằm đạt được ý: yêu cầu như vậy là quái gở, khiến dân làng khốn đốn, đến không 
còn cách nào khác ngoài việc phải ra đi. Trừ trường hợp, đây là hiện tượng đánh đố trong dân 
gian (mà chúng ta đã biết qua truyện Trạng Quỳnh), không thể có một đòi hỏi như vậy của quan 
đối với dân làng. Vậy thì, phải có một sự thật nào đó đã được che giấu (do khó nói, hoặc khó 
thuyết phục người nghe), và dùng lối biểu trưng để thay vào. 
Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục 
70 
4. KẾT LUẬN 
Các đặc điểm của truyện cổ tích thế tục cho phép phân định nó với hai tiểu loại khác 
của truyện cổ tích; đồng thời, cũng cho thấy nó khó lẫn với các loại, thể tự sự khác trong văn 
học, văn hoá Nắm bắt chúng sẽ giúp việc nhìn nhận những vấn đề liên quan đến truyện cổ tích 
được thấu đáo hơn. Chẳng hạn, nói truyện cổ tích thế tục biểu đạt điều hiện có, với hệ quả 
không đòi hỏi phải kết thúc có hậu, sẽ cho thấy, các câu cửa miệng “Đẹp như truyện cổ tích”, 
“Có hậu như truyện cổ tích”, “Mơ được như truyện cổ tích”,..., thì khái niệm “truyện cổ tích” ở 
các câu này, nếu cần nêu chính xác, là truyện cổ tích thần kì. 
Mặt khác, các đặc điểm của truyện cổ tích thế tục cũng cho thấy sự đóng góp và hạn chế 
của tiểu loại này trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đóng góp lớn nhất của nó là đã khuyến 
thiện trừng ác, coi trọng sự chủ động, tích cực của con người trong nỗ lực tìm kiếm hạnh phúc 
cho bản thân và cộng đồng. Để đạt được các nội dung tích cực này, truyện cổ tích thế tục đã sử 
dụng một số phương thức nghệ thuật, như yếu tố ngẫu nhiên, lối che mắt, cách biểu trưng, trong 
quá trình sáng tạo, xây dựng truyện. Có điều, đây là các yếu tố dễ làm cho truyện bớt đi sự già 
giặn, chín chắn, sức thuyết phục về vấn đề mà truyện muốn đặt ra cũng ít nhiều bị giảm đi. 
Riêng yếu tố ngẫu nhiên, tương tự với yếu tố thần kì của truyện cổ tích thần kì, cũng có thể tạo 
ra một thứ niềm tin vào lĩnh vực siêu nhiên, thần bí. Đó chính là hạn chế của tiểu loại truyện cổ 
tích thế tục. 
CHÚ THÍCH 
(1) a) Khái niệm “Truyện cổ tích thế tục” ở đây, tương ứng với “truyện cổ tích sinh hoạt”, 
“truyện cổ tích sinh hoạt xã hội”, “truyện cổ tích thế sự”,... Đồng thời, nó là một dạng viết tắt của 
“Truyện cổ tích thế tục Việt Nam”, bao gồm truyện cổ tích thế tục của người Kinh, và truyện cổ tích thế 
tục của người thiểu số. 
b) Tiểu thể loại: dưới đây, viết tắt là tiểu loại. 
(2) Yếu tố thần kì gồm ba dạng cơ bản và một dạng kết hợp, như sau: 
- Dạng 1: Các đối tượng siêu nhiên và chỗ trú ngụ của họ: Bụt, thần tiên, ma quỷ,...; thiên đình, 
thuỷ cung, địa phủ,... 
- Dạng 2: Các con vật, cây cối có tài phép: trăn tinh; đại bàng; con vật biết nói năng, hành động 
như người; cây chặt không đứt;... 
- Dạng 3: Các đồ vật có phép lạ: cây đàn thần; búa thần; gậy thần;... 
- Dạng 4: Sự kết hợp: a) Kết hợp giữa ba dạng 1, 2 và 3 với nhau: thần tiên biến thành con vật, 
cây cối và ngược lại; đồ vật biến thành con vật, cây cối và ngược lại;... b) Kết hợp giữa con người với ba 
dạng 1, 2 và 3: người được sinh đẻ và trưởng thành bất thường; người có tài phép như thần tiên, ma quỷ; 
người lấy thần tiên, ma quỷ; người mang lốt con vật, cây quả; người hoá thành con vật, cây cối, đồ vật;... 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
71 
Đã là truyện cổ tích thần kì thì phải có yếu tố thần kì, còn truyện cổ tích thế tục thì không có yếu 
tố ấy. Đây là một sự nhìn nhận của người viết. Sự nhìn nhận này được trình bày trong một chuyên luận có 
tên Tìm hiểu về truyện cổ tích thế tục Việt Nam, hoàn thành cuối năm 2015. Một phần của chuyên luận 
này (có việc phân tích, lí giải vấn đề đang bàn) sẽ được công bố ở quyển 1, trong sách Truyện cổ tích thế 
tục Việt Nam (sưu tập, giới thiệu), 3 quyển, sắp in xong. 
(3) Về số lượng văn bản (SLVB) truyện cổ tích Việt Nam, có thống kê (chưa đầy đủ) như sau: a) 
Truyện cổ tích thần kì (TCTTK): tài liệu Truyện cổ tích người Việt [5], riêng tiểu loại thần kì, tập hợp 124 
bản chính, 203 bản khác, tài liệu Truyện cổ tích các dân tộc thiểu số Việt Nam: truyện cổ tích thần kì, 5 
quyển (Nguyễn Thị Yên (Chủ biên) (2014), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội), tập hợp 80 truyện - cộng hai 
tài liệu: 417 truyện; b) Truyện cổ tích thế tục (TCTTT): tài liệu Truyện cổ tích thế tục Việt Nam (sưu tập, 
giới thiệu) của người viết, sắp công bố, tập hợp được 360 truyện; c) Truyện cổ tích loài vật (TCTLV): tài 
liệu Truyện cổ tích loài vật Việt Nam (sưu tập, giới thiệu) của người viết, chưa công bố, tập hợp được 273 
truyện. Theo đó: SLVB TCTTK > SLVB TCTTT > SLVB TCTLV. 
Với truyện cổ tích người Việt, ở [5], tỉ lệ số lượng truyện tương ứng theo ba tiểu loại đã nêu là: 
TCTTK: 50,2%; TCTTT: 32,0%; TCTLV: 17,8%. Tài liệu [3] không ghi số lượng cụ thể, mà có nhận xét 
rằng: “Nếu như truyện cổ tích động vật và truyện cổ tích thần kì về dũng sĩ tìm thấy ở các dân tộc ít người 
phong phú hơn, thì truyện cổ tích sinh hoạt xã hội lại tìm thấy ở người Việt phong phú hơn” [3, tr. 128]. 
(4) Thống kê này dựa vào Truyện cổ tích thế tục Việt Nam (sưu tập, giới thiệu), gồm 360 mẩu 
truyện (người Kinh: 216 mẩu, người thiểu số: 144 mẩu), đã nêu. Bộ sách này được dùng làm cơ sở cho 
việc tìm hiểu của bài viết (khi không sử dụng nó, thì có nêu nguồn trích dẫn của vấn đề liên quan). 
(5) Tục ngữ có câu “Dâm vô tang, đạo vô tích” (việc dâm bôn thường không có tang tích, việc 
trộm cắp thường thiếu chứng cứ); ý nói: đây là những việc rất khó để buộc tội (và dân gian thường bỏ 
qua, ít truy xét). 
(6) Thời gian từ 2008 đến nay, đã xuất hiện nhiều hơn các sưu tầm, nghiên cứu văn hoá, văn học 
dân gian các dân tộc thiểu số được công bố; đặc biệt là số sách từ Dự án Công bố và phổ biến tài sản văn 
hoá văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam, thuộc Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (theo dự tính, từ 
2008 đến 2017, tổng số sách được công bố từ dự án này là 2500 cuốn). 
(7) Theo: Kiều Thu Hoạch (Chủ biên), Trần Thị An, Mai Ngọc Hồng (2014), Truyền thuyết dân 
gian người Việt, quyển 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 35. Bộ sách gồm 6 quyển này tập hợp được 
514 mẩu truyền thuyết. 
(8) Vấn đề cần có thời gian để tìm hiểu và hệ thống hoá các tác phẩm, thể loại văn học dân gian 
người thiểu số, cho hợp lẽ hơn. 
(9)Trúng phòng: (người đàn ông) bị đột quỵ khi giao hợp, thường do mới ốm khỏi hay đi xa về 
còn đang mệt, có thể dẫn đến cái chết. 
(10) Khi cả hai đều dùng các yếu tố ngẫu nhiên hay siêu nhiên để khai thông mạch truyện bế tắc, 
thì có thể dựa vào đó để suy luận: xét khái quát, truyện cổ tích thế tục ra đời sau truyện cổ tích thần kì, và 
Đặc điểm của truyện cổ tích thế tục 
72 
đã nối tiếp tiểu loại này trong việc tiếp cận hiện thực cuộc sống (suy luận này chỉ xác đáng, khi yếu tố 
ngẫu nhiên xuất hiện sau yếu tố siêu nhiên). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1991). Văn học dân gian, tập 1, Nxb Đại học và Trung học 
chuyên nghiệp, Hà Nội. 
[2]. Hoàng Tiến Tựu (1990). Văn học dân gian, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
[3]. Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (2001). Văn học dân gian Việt Nam, Nxb 
Đại học quốc gia Hà Nội. 
[4]. Nguyễn Đổng Chi (1993). Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, 5 tập, Viện Văn học xuất bản, Hà Nội. 
[5]. [Nguyễn Thị Huế (Chủ biên), Trần Thị An (2014). Truyện cổ tích người Việt, 6 quyển, Nxb Khoa 
học xã hội, Hà Nội. 
[6]. Nguyễn Xuân Đức (1996). Thi pháp truyện cổ tích thần kì người Việt, Trường Đại học Sư phạm 
Vinh xuất bản. 
CHARACTERISTICS OF LIVING FAIRYTALE 
Trieu Nguyen 
Association of Vietnamese Folklorists 
Email: trieunguyen51@gmail.com 
ABSTRACT 
This paper includes two main sections: characteristics of content and characteristics of 
form of living fairytales. 
Features for the content shows this subtype expresses existing things, and concentrates on 
the sense of activeness and positiveness of people. Due to expressing the existing things, 
this subtype evolves everyday logic and not requires happy ending. Characteristics of form 
shows subtypes have used random element in the creative process, forming stories, and 
employing the circumstances and psychological character of folk style. 
Seizing the characteristics mentioned above will allow delimiting this subtype with two 
remaining subtypes of fairy tales as well as hardly confuse with other narrative forms in the 
system of folk literature. 
Keywords: Characteristics of form, features, characteristics of form, characteristics of the 
content, living tales. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_cua_truyen_co_tich_the_tuc.pdf