Tiếp thị số trong thư viện thông minh 4.0

Trong giai đoạn chuyển tiếp và thích nghi với nền kinh tế số, môi trường số đã và đang rất

quen thuộc trong các thư viện đại học ở Việt Nam, cần thiết phải có một hướng tiếp cận về tiếp thị mới

để hướng dẫn những người làm nghề tiếp thị tận dụng những công nghệ mang tính đột phá. Tiếp thị số

trong thư viện thông minh là một phương pháp tiếp thị kết hợp tương tác trực tuyến và ngoại tuyến giữa

các thư viện với người dùng tin. Bài viết đề cập đến khái niệm, vai trò, ưu điểm, các công cụ cơ bản của

tiếp thị số và ứng dụng của nó trong hoạt động của thư viện thông minh nhằm đưa ra giải pháp nâng

cao chất lượng hoạt động của mình

Tiếp thị số trong thư viện thông minh 4.0 trang 1

Trang 1

Tiếp thị số trong thư viện thông minh 4.0 trang 2

Trang 2

Tiếp thị số trong thư viện thông minh 4.0 trang 3

Trang 3

Tiếp thị số trong thư viện thông minh 4.0 trang 4

Trang 4

Tiếp thị số trong thư viện thông minh 4.0 trang 5

Trang 5

Tiếp thị số trong thư viện thông minh 4.0 trang 6

Trang 6

Tiếp thị số trong thư viện thông minh 4.0 trang 7

Trang 7

Tiếp thị số trong thư viện thông minh 4.0 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 5480
Bạn đang xem tài liệu "Tiếp thị số trong thư viện thông minh 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiếp thị số trong thư viện thông minh 4.0

Tiếp thị số trong thư viện thông minh 4.0
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
22 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2021
Mở đầu
Sự phát triển như vũ bão của khoa học 
và công nghệ trong kỷ nguyên của internet 
đã tạo ra một cú hích mạnh mẽ đối với tất 
cả các ngành nghề, lĩnh vực của đời sống 
xã hội, trong đó có thư viện, đòi hỏi thư viện 
phải có những thay đổi, nhất là hoạt động 
marketing để tiếp cận với một thế hệ người 
dùng mới, khi mà họ có quá nhiều lựa chọn 
trong thế giới thông tin đa chiều và phong 
phú như hiện nay. Những kênh marketing 
truyền thống đang dần trở nên quá tải, với 
khả năng tương tác cao của người sử dụng 
ineternet và tính linh hoạt trong triển khai 
thì Digital Marketing đang dần trở lên phổ 
biến ở nhiều nước trên thế giới. Cũng trong 
bối cảnh đó, hiện nay ở Việt Nam, Digital 
marketing đang trở thành sự lựa chọn của 
nhiều lĩnh vực hoạt động, mà hoạt động 
thông tin - thư viện (TT - TV) không phải là 
ngoại lệ. Việc đa dạng hóa các sản phẩm 
và dịch vụ thông tin cùng với việc tiếp thị 
chúng đến gần hơn với người dùng tin trong 
môi trường số là một trong những mục tiêu 
quan trọng của các thư viện đại học thông 
minh hiện nay.
1. Digital marketing là gì?
Marketing ra đời trong nền sản xuất hàng 
hóa tư bản chủ nghĩa nhằm giải quyết mâu 
thuẫn giữa cung và cầu, xuất phát từ Mỹ và 
sau đó được truyền bá dần sang các nước 
khác. Marketing đầu tiên được áp dụng trong 
các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu 
dùng. Trong những năm gần đây, marketing 
đã xâm nhập vào các ngành dịch vụ và phi lợi 
nhuận. Từ chỗ chỉ bó hẹp trong lĩnh vực kinh 
doanh, sau đó marketing được ứng dụng ở 
hầu hết các lĩnh vực như chính trị, đào tạo, 
thể thao, văn hóa, xã hội trong đó bao gồm 
cả ngành TT - TV. Ngày nay, lĩnh vực nào 
cũng có thể ứng dụng marketing, miễn là nó 
xác lập sứ mệnh phục vụ con người và vì sự 
phát triển của loài người. 
TIẾP THỊ SỐ TRONG THƯ VIỆN THÔNG MINH 4.0
Tóm tắt: Trong giai đoạn chuyển tiếp và thích nghi với nền kinh tế số, môi trường số đã và đang rất 
quen thuộc trong các thư viện đại học ở Việt Nam, cần thiết phải có một hướng tiếp cận về tiếp thị mới 
để hướng dẫn những người làm nghề tiếp thị tận dụng những công nghệ mang tính đột phá. Tiếp thị số 
trong thư viện thông minh là một phương pháp tiếp thị kết hợp tương tác trực tuyến và ngoại tuyến giữa 
các thư viện với người dùng tin. Bài viết đề cập đến khái niệm, vai trò, ưu điểm, các công cụ cơ bản của 
tiếp thị số và ứng dụng của nó trong hoạt động của thư viện thông minh nhằm đưa ra giải pháp nâng 
cao chất lượng hoạt động của mình.
Từ khoá: Tiếp thị số; tiếp thị; thư viện thông minh.
DIGITAL MARKETING IN THE SMART LIBRARY
Abstract: During the transition period to the digital economy, digital environment has become 
popular in university libraries across Vietnam. It is necessary to establish a new marketing approach 
as to facilitate marketers with breakthrough technologies. Digital marketing in smart libraries is a 
combination of marketing with online interaction between libraries and users. This article is about 
definitions, roles, advantages, tools of digital marketing and its application in smart libraries in order to 
enhance the effectiveness and the efficiency of the libraries.
Keywords: Digital marketing; marketing; smart library.
Nguyễn Thị Liên
 Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
23THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2021
Theo Hiệp Hội Marketing Mỹ [1], 
marketing là một hệ thống tổng thể các 
hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm 
hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối 
các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng 
nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được 
các mục tiêu của tổ chức. 
Marketing cũng như các ngành khoa học 
khác, luôn luôn vận động và biến đổi không 
ngừng theo thời gian và đã xuất hiện một 
loại hình marketing mới - Digital marketing. 
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau 
về Digital marketing (Tiếp thị số).
Theo Hiệp hội Tiếp thị Kỹ thuật số châu 
Á: “Digital marketing là chiến lược dùng 
internet làm phương tiện cho các hoạt động 
marketing và trao đổi thông tin”. Ở định 
nghĩa này, tác giả nhấn mạnh đến 3 yếu tố: 
sử dụng các phương tiện kỹ thuật số, tiếp 
cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật 
số, và tương tác với khách hàng.
Philip Kotler định nghĩa: “Digital marketing 
là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, 
phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch 
vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức 
và cá nhân dựa trên phương tiện điện tử và 
internet” [4].
Còn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: 
“Digital marketing là việc sử dụng internet, 
thiết bị di động, phương tiện truyền thông 
xã hội, công cụ tìm kiếm và các kênh khác 
để tiếp cận người tiêu dùng” [2].
Một định nghĩa khác cho rằng “Digital 
marketing là các hoạt động quảng bá cho 
sản phẩm/thương hiệu nhằm tác động đến 
nhận thức khách hàng, kích thích hành 
vi mua hàng của họ” [8]. Nói cách khác, 
Digital marketing là các hoạt động tiếp thị 
sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ 
thuật số trên internet.
Mặc dù có rất nhiều cách hiểu khác 
nhau về Digital marketing, nhưng chúng ta 
thấy rõ được rằng, các định nghĩa trên đều 
thống nhất ở chỗ, Digital marketing chính là 
một bộ phận của marketing. Thực chất, nó 
chính là hoạt động marketing thông qua môi 
trường số hướng tới một mục đích tìm kiếm 
thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cho 
nhà cung cấp. Digital marketing khác với 
marketing truyền thống ở chỗ: môi trường 
kinh doanh và phương tiện tiến hành dựa 
trên các phương tiện điện tử và internet. 
2. Ưu điểm của Digital Marketing
Sự phát triển của công nghệ thông tin 
ngày nay kéo theo những dịch vụ mới ra 
đời, đem đến cho hoạt động thư viện một sự 
trải nghiệm mới về dòng dịch vụ chất lượng 
và uy tín, trong đó có Digital Marketing. Ưu 
điểm của Digital Marketing: 
- Giúp tiết kiệm tối đa chi phí một cách 
hiệu quả nhất: 
Digital marketing có mức chi phí thấp hơn 
nhiều lần so với markting truy ... iate marketing là một trong những 
hình thức tiếp thị lâu đời nhất đã phát triển 
đáng kể với sự gia tăng của việc sử dụng 
internet. Affiliate marketing là việc bạn 
quảng bá, giới thiệu sản phẩm bán hàng 
cho người khác và bạn nhận được hoa hồng 
trên lợi nhuận kiếm được. Khi thiết kế chiến 
lược digital marketing thì affiliate marketing 
như một cách để thu hút mọi người chú ý 
vào thương hiệu của bạn và chủ trang web 
bán sản phẩm của bạn để lấy hoa hồng. 
Tuy vậy, Affliate marketing trong thư viện 
thì còn khá mới mẻ, NDT đã quen thuộc và 
hiểu biết rõ về các nguồn tin của thư viện sẽ 
là người giới thiệu SPDV của của thư viện 
cho những NDT tiềm năng khác và đương 
nhiên thư viện sẽ có những cơ chế ưu đãi 
nhất định cho những NDT này. 
- Quảng cáo hiển thị (Web display 
advertising):
Quảng cáo hiển thị là một loại quảng 
cáo mà trong đó các nhà quảng cáo truyền 
tải thông điệp của họ tới đối tượng khách 
hàng trọng tâm thông qua các biển quảng 
cáo hiển thị. Nó có thể xuất hiện dưới dạng 
một banner trên website, trên các nền 
tảng mạng xã hội (như: Facebook, Twitter, 
Instagram,...). Nhờ sự hấp dẫn của hình 
ảnh, từ ngữ âm thanh và những vị trí xuất 
hiện nổi bật trên trang web, nó thu hút sự 
chú ý của người sử dụng và kích thích họ 
truy cập để tìm hiểu thông tin. 
Đối với thư viện, nếu sử dụng hình thức 
quảng cáo này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn, 
nhất là khi thư viện muốn quảng bá các sự 
kiện, sản phẩm hay dịch vụ mới cần thu hút 
đông đảo bạn đọc. Thay vì phải đi phát tờ 
rơi tới tận tay từng người như các hình thức 
truyền thống trước đây thì nay người sử 
dụng chỉ cần kích chuột vào banner để đến 
một liên kết với nội dung mà thư viện mong 
muốn. Khi ấy, các sự kiện, sản phẩm, dịch 
vụ của thư viện sẽ được hàng ngàn người 
biết đến trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, với 
hình thức này thư viện phải trả một khoản 
chi phí nhất định.
- Tiếp thị truyền thông qua mạng xã hội 
(Social Media marketing):
Đây là một hướng tiếp cận NDT nhanh 
chóng. Ưu điểm lớn nhất của hình thức này 
là hoàn toàn miễn phí. Tiếp thị qua mạng 
xã hội là công cụ để các thư viện thu thập 
thông tin NDT một cách dễ dàng, từ đó xác 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
26 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2021
định mục tiêu và chiến lược quảng bá cho 
sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp. Lấy ví dụ 
mạng xã hội Facebook, với phương châm 
chinh phục mọi đối tượng NDT, Facebook 
luôn được làm mới với đầy đủ những công 
cụ và tính năng hỗ trợ cho các công việc 
khác nhau như tạo lập trang Facebook cộng 
đồng hay còn gọi là Fanpage nhằm:
+ Tạo kênh cung cấp thông tin khác 
ngoài trang web: 
Theo thống kê của Hootsuite và We Are 
Social, tính đến tháng 1/2018, người Việt 
Nam dành 6 tiếng 52 phút cho việc sử dụng 
internet hàng ngày và 2 tiếng 37 phút cho 
các mạng truyền thông xã hội, đứng thứ 15 
trong danh sách các quốc gia trên thế giới [6]. 
Những con số ấn tượng trên là lý do tại sao 
Facebook đã trở thành một phương tiện 
hữu hiệu để marketing sản phẩm. Nó như 
một kênh quảng bá thương hiệu giúp cho 
NDT có thể tìm thấy thông tin về thư viện, 
các SPDV. 
+ Làm tăng lượng truy cập tới trang web 
chính thức: 
Tính thân thiện, gần gũi của các mạng 
xã hội như Facebook tạo cảm giác thoải 
mái cho NDT khi vừa có thể tìm hiểu thông 
tin, vừa có thể chia sẻ cảm nghĩ và hoạt 
động của cá nhân. 
+ Quảng cáo miễn phí và đẩy mạnh quan 
hệ cộng đồng: 
Thư viện có thể thực hiện tất cả các công 
việc liên quan đến quan hệ công chúng như 
chia sẻ hình ảnh và video, tương tác trực 
tuyến với NDT, đưa ra các thông báo, quảng 
bá về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, 
các sự kiện sắp diễn ra hoàn toàn miễn phí
Tuy nhiên, marketing qua mạng xã hội 
vẫn gặp nhiều vấn đề khó khăn như: mức 
độ tin cậy của các nhà quản lý, thời gian 
thực hiện, không sử dụng được các phần 
mềm tra cứu và cơ sở dữ liệu của thư viện, 
mức độ bảo mật, khả năng bị nhiễu tin. 
Bên cạnh những khó khăn và thách thức thì 
mạng xã hội là một xu hướng tích cực, hứa 
hẹn đem đến những cơ hội và triển vọng 
phát triển đối với ngành TT - TV ở Việt Nam 
trong tương lai.
- Marketing qua email (E-mail 
marketing):
Việc sử dụng mạng xã hội ngày càng 
tăng, nhưng tiếp thị qua email vẫn là một 
trong những kênh digital marketing được ưa 
chuộng. Theo kết quả thống kê của những 
nghiên cứu hiện nay, email marketing vẫn 
mang lại hiệu quả cao hơn so với tiếp thị 
qua mạng xã hội, cụ thể là khi so sánh 
hiệu quả marketing giữa email với hai trang 
mạng xã hội phổ biến hiện nay là Facebook 
và Twitter [4]. 
Bảng 1. So sánh hiệu quả marketing qua Email, Facebook và Twitter [3]
Email Twitter Facebook
Số lượng người dùng 2,6 tỷ 313 triệu 1,7 tỷ
Được kiểm tra/xem đầu tiên trong ngày 58% 2% 11%
Được sử dụng mỗi ngày 91% 14% 57%
Được ưu tiên lựa chọn để tiếp nhận thông tin 
quảng cáo 77% 1% 4%
Người dùng mua hàng từ thông điệp marketing 
từ kênh này 66% 6% 20%
Tỷ lệ mở/nhấp chuột/khuyến khích hành động 18%, 3,7% tỷ lệ nhấp chuột 0.03% 0.07%
Khả năng chia sẻ, phân phối nội dung 4% 18% 57%
Kênh marketing
Chỉ số đánh giá
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
27THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2021
Email marketing là hình thức gửi email 
thông tin liên quan tới người nhận, là 
phương tiện giúp các thư viện gửi thông tin 
trực tiếp đến bạn đọc hay một nhóm người 
dùng cùng một thời điểm với chi phí thấp 
và thời gian ngắn. Để thực hiện quảng bá 
qua email, trước hết các thư viện cần tạo 
dựng cơ sở dữ liệu chứa thông tin về email 
của NDT. Việc sử dụng email để quảng bá, 
giới thiệu các SPDV: thông báo tài liệu mới, 
thông báo các sự kiện, trao đổi trực tuyến 
thì các thư viện cũng nên chú ý đến việc 
lựa chọn tiêu đề gửi, nội dung gửi cũng phải 
ngắn gọn rõ ràng và liên tục theo dõi các 
email đã được gửi đi, cũng như các email 
phản hồi của người dùng tin. Nó tạo cơ hội 
cho các thư viện tuỳ biến nội dung quảng 
cáo và phân phối tới người dùng. Những 
đặc điểm này sẽ giúp người làm thư viện 
thực hiện các chiến dịch email marketing 
hiệu quả mà không cần tốn nhiều chi phí.
4.2. Các công cụ offline marketing 
(Tiếp thị ngoại tuyến)
- Tiếp thị trên truyền hình (TV marketing):
Mặc dù hình thức quảng cáo truyền hình 
đã xuất hiện từ lâu, nhưng đến nay nó vẫn 
được xem là kênh quảng cáo đem lại hiệu 
quả tức thời nhất đến mọi đối tượng khách 
hàng xem truyền hình mỗi ngày. Trên thực 
tế, đối với các cơ quan TT -TV, hình thức 
này không được sử dụng vì nó không phù 
hợp với các thư viện. Với một thư viện nhỏ, 
thậm chí ngay cả thư viện lớn cũng không 
có tiền để quảng cáo trên TV hoặc bảng 
quảng cáo điện tử. Nó phù hợp hơn với các 
loại hình doanh nghiệp với mức đầu tư lớn 
và dài hạn, nhắm vào những sản phẩm thiết 
yếu hoặc thương hiệu muốn được người 
dùng ghi nhớ nhanh.
- SMS Marketing: 
SMS marketing thông qua các thiết bị di 
động là một xu thế tất yếu, không thể thiếu 
trong ngành truyền thông và kỷ nguyên di 
động ngày nay. Thông qua tin nhắn, các cơ 
quan TT - TV có thể thực hiện quảng cáo 
SPDV, thông báo các hoạt động của mình 
qua tin nhắn trên thiết bị di động/ipad theo 
định kỳ hoặc khi có thay đổi. Ngoài tin nhắn 
văn bản, các thư viện có thể sử dụng tin 
nhắn đa phương tiện với các chức năng cho 
phép như đính kèm ảnh hay file âm thanh 
để tạo nên một tin nhắn ấn tượng hơn cho 
người dùng tin của mình. Với hình thức này 
giúp các thư viện mang lại hiệu quả cao, tiết 
kiệm chi phí và thời gian vì nó cho phép tạo 
và gửi nhiều chiến dịch cùng lúc.
- Tiếp thị vô tuyến (Radio Marketing): 
Quảng cáo trên radio, hay còn gọi là 
phát thanh là một loại hình sử dụng âm 
thanh để truyền tải nội dung, thông điệp tới 
đông đảo công chúng. Radio hay vô tuyến 
truyền thanh, là một kỹ thuật để chuyển 
giao thông tin không dây, dùng cách biến 
điện sóng điện từ có tần số thấp hơn tần 
số của ánh sáng gọi là sóng radio. Đây là 
sản phẩm của nền kỹ thuật điện tử. Đối với 
thư viện, Radio làm công việc thông tin giáo 
dục. Radio cung cấp thông tin cho độc giả 
và đồng thời cũng định hướng cho khán giả, 
giúp họ nhận định những thông tin nào là 
chính xác. Radio phải mang tính giáo dục 
các đường lối, chủ trương cũng như phổ 
biến pháp luật cho đông đảo khán giả. Tuy 
nhiên, để quảng cáo các sản phẩm hay 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
28 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2021
dịch vụ thông tin của thư viện thì người ta ít 
áp dụng hình thức này vì nó khó nhận được 
thông tin phản hồi hoặc tương tác từ bạn 
đọc.
5. Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng 
dụng Digital marketing trong thư viện 
thông minh 4.0
- Tăng cường hiệu quả các kênh thông 
tin phản hồi
Tất cả các dịch vụ và sản phẩm cung 
cấp cho người dùng tin cần thường xuyên 
được đánh giá. Sau khi thực hiện phân phối 
dịch vụ, thư viện cần có bộ phận tìm kiếm 
các thông tin phản hồi ngay. Một trong 
những biện pháp để kích thích người dùng 
cung cấp thông tin phản hồi là sự tôn trọng 
các ý kiến của NDT. Các thư viện, cơ quan 
thông tin cần phải cho người dùng biết 
những kiến nghị của họ đã được thư viện 
ghi nhận và sẽ giải quyết đến đâu, như thế 
nào và vì sao. 
Một số hình thức trao đổi thông tin phản 
hồi như: các diễn đàn trao đổi trên website, 
mở dịch vụ “Chat Online” trên web, sử 
dụng Blog, Myspace, Flickr, với mục đích 
trao đổi và tiếp nhận các ý kiến đóng góp 
của NDT. Tuy nhiên, thư viện cần quan tâm 
tới hiệu quả của diễn đàn, có những biện 
pháp phù hợp để thúc đẩy diễn đàn đi vào 
hoạt động tốt hơn.
- Công tác truyền thông cho các 
phương tiện 
Phân nhóm NDT để đẩy mạnh hoạt động 
truyền thông về các phương tiện truyền 
thông qua website, Facebook, Youtube, email, 
SMS, banners,. Ví dụ đối với nhóm người 
dùng tin chưa biết truy cập website, mạng 
xã hội với lý do chưa biết địa chỉ truy cập 
thì cần tiến hành quảng bá rộng rãi tới họ, 
còn đối với nhóm NDT chưa có nhu cầu truy 
cập các phương tiện này, họ là những NDT 
đã biết địa chỉ truy cập, song có thể chưa 
nhận thức được giá trị nội dung thông tin 
trên website hoặc chưa có cơ hội truy cập, 
cần tạo ra cơ hội cho nhóm NDT đó truy 
cập hoặc khuyến khích họ truy cập, nhấn 
mạnh cho họ nhận thấy lợi ích khi truy cập 
website, cũng như giá trị khoa học mà website 
khác không thể cung cấp. Cũng dựa trên 
việc tổ chức các cuộc thi, các game show 
để kích thích nhu cầu tìm hiểu và truy cập 
của họ với các phương tiện này. Đồng thời, 
tạo ra sự liên kết giữa các phương tiện với 
nhau (thông qua các links), để truy cập vào 
phương tiện khác.
- Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa 
các sản phẩm dịch vụ thông tin
Để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông 
tin có chất lượng, có sức hấp dẫn, có sức 
cạnh tranh trên thị trường, ngành TT - TV 
cần phải có những biện pháp định hướng 
nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch 
vụ như: cơ sở dữ liệu, các ấn phẩm thư mục 
và các dịch vụ tra cứu tin, dịch vụ cung cấp 
bản sao tài liệu, dịch vụ cung cấp thông tin 
theo yêu cầu, dịch vụ internet, dịch vụ dịch 
tài liệu, tư vấn cho NDT,.
- Xây dựng định mức về giá cho các 
sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
Cần phải có chiến lược định giá cụ thể 
và phù hợp cho từng loại dịch vụ và sản 
phẩm. Việc định giá dựa trên giá trị sản 
phẩm, xem xét tầm quan trọng, giá trị của 
sản phẩm đó với NDT như thế nào. Định giá 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
29THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2021
còn phải hướng đến sự cạnh tranh, xem xét 
so sánh với các tổ chức cơ quan khác để 
định giá cho các sản phẩm và có khả năng 
cạnh tranh chứ không có sự chênh lệch 
quá cao hay quá thấp. Đồng thời có những 
hình thức giảm giá hay khuyến mại đối với 
những nhóm NDT tiềm năng.
Kết luận
Có thể nói, với thế hệ thư viện thông 
minh hiện nay: công nghệ web 2.0, 3.0 
và 4.0; Kết nối vạn vật - Trí tuệ nhân tạo 
- Dữ liệu lớn thư viện; Siêu dữ liệu; Quản 
trị tri thức; trong bối cảnh các thư viện Việt 
Nam, đặc biệt các thư viện đại học, đang 
tập trung phát triển thế hệ Thư viện Thông 
minh 4.0 tiên tiến nhất để làm nền tảng cho 
trường Đại học Thông minh 4.0, thúc đẩy 
nghiên cứu - đào tạo và tăng chỉ số xếp 
hạng đại học trên thế giới, đồng nghĩa với 
việc các thư viện cũng cần tạo ra các sản 
phẩm - dịch vụ thư viện thông minh để đáp 
ứng được yêu cầu đó, gắn liền với các sản 
phẩm dịch vụ thư viện thì việc tiếp thị số là 
một việc làm không thể thiếu.
Thư viện ngày nay đã trở thành nơi lưu 
trữ, sắp xếp, khai thác và phổ biến thông 
tin hiệu quả nhất, là nơi thúc đẩy sự phát 
triển của khoa học, công nghệ và những 
tiến bộ mới trong nền văn minh số của thế 
kỷ thứ 21. Tuy vậy, các thư viện Việt Nam 
cần phải làm nhiều hơn nữa để khẳng định 
vị thế này, nhất là việc phải phát triển các 
hoạt động marketing một cách mạnh mẽ, 
đặc biệt là marketing trên nền tảng công 
nghệ số. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Marketing Association (1985). 
The definition of marketing. Marketing News, 
Vol 1.
2. Bách khoa toàn thư mở: vi.wikipedia.org/
wiki/Tiếp thị kỹ thuật số.
3. Carlo Massa (2018). Email Marketing 
vs Social Media Performance (2016-2019 
Statistics). http:// optinmonster.com/email-mar-
keting-vs-social-media-performance.
4. Diệp Anh (2007). Marketing hiện đại. - H.: 
Lao động Xã hội.
5. Nguyễn Hữu Nghĩa (2007). Tiếp thị thư 
viện qua mạng Internet . Tạp chí Thư viện Việt 
Nam, Số 2. - Tr. 29-33.
6. Simon Kemp (2018). Digital in 2018: 
World’s Internet users pass the 4 billion 
mark. https://wearesocial. com/blog/2018/01/
global-digital-report-2018. Truy cập ngày 
01/10/2020.
7. Vũ Quỳnh Nhung (2011). Marketing thư 
viện trong thời đại số // Kỷ yếu hội thảo: Sự 
nghiệp Thông tin Thư viện Việt Nam đổi mới và 
hội nhập quốc tế. - H. : Nxb. Đại học Quốc gia 
Hà Nội, Tr. 420-430.
8. 
tal-marketing. Truy cập ngày 05/10/2020.
9. Vangie Beal (2020). Sem-Search 
enginemarketing. 
Term/S/SEM.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 10-11-
2020; Ngày phản biện đánh giá: 16-01-
2021; Ngày chấp nhận đăng: 23-02-2021).

File đính kèm:

  • pdftiep_thi_so_trong_thu_vien_thong_minh_4_0.pdf