Bàn thêm và khái niệm luận đề và tiếu thuyết luận đề

Tiểu thuyết, theo M.Bakhtin, là thể loại đang sinh thành và chưa hoàn kết, do

đó, trong nghiên cứu, phê bình văn học, việc phân loại, xác định các tiêu chí phân loại

tiểu thuyết vẫn là vấn đề chưa dứt khoát, cần tiếp tục trao đổi, tranh luận. Bài viết này

xin được bàn thêm về khái niệm “luận đề” và “tiểu thuyết luận đề” vốn thu hút sự quan

tâm của khá nhiều nhà nghiên cứu trước đây và hiện nay.

Bàn thêm và khái niệm luận đề và tiếu thuyết luận đề trang 1

Trang 1

Bàn thêm và khái niệm luận đề và tiếu thuyết luận đề trang 2

Trang 2

Bàn thêm và khái niệm luận đề và tiếu thuyết luận đề trang 3

Trang 3

Bàn thêm và khái niệm luận đề và tiếu thuyết luận đề trang 4

Trang 4

Bàn thêm và khái niệm luận đề và tiếu thuyết luận đề trang 5

Trang 5

Bàn thêm và khái niệm luận đề và tiếu thuyết luận đề trang 6

Trang 6

Bàn thêm và khái niệm luận đề và tiếu thuyết luận đề trang 7

Trang 7

Bàn thêm và khái niệm luận đề và tiếu thuyết luận đề trang 8

Trang 8

Bàn thêm và khái niệm luận đề và tiếu thuyết luận đề trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 21080
Bạn đang xem tài liệu "Bàn thêm và khái niệm luận đề và tiếu thuyết luận đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn thêm và khái niệm luận đề và tiếu thuyết luận đề

Bàn thêm và khái niệm luận đề và tiếu thuyết luận đề
44 TRNG I HC TH  H NI 
BN TH;M V. KH	I NIM “LU=N .” V 
“TI7U THUYT LU=N .” 
Đỗ Tiến Minh1 
Trường THPT Trần Phú, Vĩnh Phúc 
Tóm tắt: Tiểu thuyết, theo M.Bakhtin, là thể loại đang sinh thành và chưa hoàn kết, do 
đó, trong nghiên cứu, phê bình văn học, việc phân loại, xác định các tiêu chí phân loại 
tiểu thuyết vẫn là vấn đề chưa dứt khoát, cần tiếp tục trao đổi, tranh luận. Bài viết này 
xin được bàn thêm về khái niệm “luận đề” và “tiểu thuyết luận đề” vốn thu hút sự quan 
tâm của khá nhiều nhà nghiên cứu trước đây và hiện nay. 
Từ khóa: luận đề, tiểu thuyết luận đề, văn học Việt Nam 
1. MỞ ĐẦU 
Từ sau 1975, đặc biệt từ 1986 đến nay, văn học Việt Nam đã đổi mới một cách khá 
toàn diện từ đề tài, chủ đề đến tư duy nghệ thuật, thi pháp Trên văn đàn đã xuất hiện một 
đội ngũ nhà văn mang trong mình một tinh thần thẩm mỹ mới. Văn chương của họ là tiếng 
nói của ý thức cá nhân ở một góc/ trình độ khác, và tư duy nghệ thuật mới đã đem đến cho 
văn xuôi Việt Nam đương đại những sản phẩm nghệ thuật mới lạ. Trong đội ngũ đó, có thể 
nhận thấy những gương mặt các nhà văn tiêu biểu như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, 
Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái... Họ đã thực 
sự mang đến cho văn học giai đoạn đổi mới một quan niệm nghệ thuật mới, một tư duy 
mới, khám phá cuộc sống trong tính đa chiều. Sáng tác của họ, đặc biệt là tiểu thuyết đã trở 
lên khởi sắc và phong phú cả về tinh thần đổi mới và cá tính sáng tạo, góp cho văn đàn 
Việt Nam đương đại một bản sắc riêng hết sức độc đáo và có giá trị. 
Mặc dù văn học Việt Nam đương đại đã được bàn luận, soi chiếu từ nhiều phương 
diện khác nhau, nhưng theo chúng tôi, có một vấn đề lý luận gắn với thực tiễn văn học 
chưa được quan tâm đúng mức, đó là tính luận đề trong văn học. Ở đây, tính luận đề không 
phải là một thể loại hay một tiểu loại mà được hiểu như là những vấn đề xã hội, đời sống, 
nghệ thuật đặt ra trong sáng tác nghệ thuật, thể hiện ý thức đối thoại của nhà văn về các 
1 Nhận bài ngày 14.01.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.02.2017 
 Liên hệ tác giả: Đỗ Tiến Minh; Email: dotienminh.tranphu@gmail.com 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 45 
vấn đề khác nhau trong chính các sáng tác ấy. Tính luận đề trong tiểu thuyết Việt Nam 
đương đại rất khác với tiểu thuyết luận đề trong văn học giai đoạn 30-45, “là một lối rất 
mới ở nước ta”, mà Vũ Ngọc Phan từng đề cập trong Nhà văn hiện đại (1942) [1, tr.242] 
khi ông phân tích, đánh giá các tiểu thuyết của Nhất Linh (Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Hai vẻ 
đẹp), vì nó được hình thành và phát triển trong một bối cảnh lịch sử xã hội mới. Bởi thế, 
bài viết này xin được bàn thêm về khái niệm cũng như một số luận đề cơ bản trong tiểu 
thuyết Việt Nam hiện đại. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Xung quanh khái niệm “luận đề” và “tiểu thuyết luận đề” 
Theo Đại từ điển tiếng Việt, “luận đề” là “Mệnh đề, học thuyết hay một vấn đề được 
đưa ra để bàn luận, để bảo vệ bằng luận cứ” [2, tr.1059]. Luận đề đương nhiên có nội hàm 
ý nghĩa rộng hơn luận điểm, bởi luận điểm vốn là “Những quan điểm có tính lý luận được 
đưa ra bàn luận trong phạm vi nào đó”. Nếu luận điểm thường được dùng trong các tranh 
luận học thuật, mang tính chủ quan rõ nét, được diễn giả hay nhà khoa học đưa ra và chứng 
minh bằng các cứ liệu, tìm tòi, nghiên cứu, suy luận của riêng mình thì luận đề là các vấn 
đề xã hội, khách quan nảy sinh từ thực tiễn, được đề xuất dưới hình thức nêu vấn đề nhằm 
mục đích cùng trao đổi, bàn luận, kiểm chứng. Đôi khi trong nghiên cứu văn chương, 
người ta đã nhầm lẫn khi đồng nhất khái niệm luận đề với chủ đề (nội dung chính) của tác 
phẩm. Trong trường hợp này, sự hiển lộ các bình diện hay quan hệ, xung đột cơ bản, chính 
yếu mà tác giả tập trung thể hiện ngay ở tên (tiêu đề) tác phẩm trở thành căn cứ dẫn đến 
cách hiểu trên. Đỏ và đen của Standhal, Làm gì của Tsernysevsky, Tội ác và hình phạt của 
F.Dostoevsky, Jesus chống Christ của H.Barbusse là các tác phẩm như thế. Tuy vậy, 
luận đề không phải là chủ đề, mặc dù đôi khi trong một số tác phẩm cụ thể, nó khá trùng 
khít. Tác phẩm nào cũng có luận đề và không chỉ có một luận đề duy nhất. Việc hình 
thành, xác lập luận đề là nguyên tắc tiên quyết cấu thành chủ đề tác phẩm, cũng đồng thời 
là phương tiện để sơ đồ hóa (mô hình hóa) và minh giải các vấn đề xã hội thực tồn hoặc 
mới nảy sinh dưới dạng một ý tưởng, một lí thuyết, một hiện tượng luân lí – đạo đức, xã 
hội – thẩm mĩ, văn chương – nghệ thuật mà tác giả muốn triển khai, phản ánh, thể hiện. 
Như vậy, tính luận đề trong văn học được hiểu là những vấn đề có ý nghĩa xã hội và 
nhân sinh lớn, cơ bản, được nhà văn khái quát, thể hiện trong tác phẩm thông qua cách 
thức tổ chức cốt truyện, thông qua hệ thống nhân vật, sự kiện, nhằm biểu đạt và bàn luận 
với độc giả về chính các vấn đề ấy. Tính luận đề trong văn học không mâu thuẫn hay loại 
trừ tính chủ quan của cá nhân nhà văn, cũng không gạt bỏ tính hư cấu vốn là đặc thù của 
sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn đưa ra luận đề trong tác phẩm là để thu hút sự quan tâm của 
độc giả, cùng trao đổi, đối thoại với độc giả chứ không áp đặt chủ kiến. 
46 TRNG I HC TH  H NI 
Về tiểu thuyết luận đề, cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, bởi điều 
này liên quan tới việc phân loại và các tiêu chí phân loại tiểu thuyết. Trong các từ điển 
tiếng Anh, tiếng Nga hiện hành không có mục riêng về tiểu thuyết luận đề, mà chỉ phổ biến 
khái niệm “social novel”, có nghĩa là “tiểu thuyết về các vấn đề của xã hội”. Có thể trích 
dẫn một số cách giải thích thuật ngữ này như sau: “Social novel hay còn gọi là problem 
novel, là tác phẩm hư cấu nhằm mục đích phản ánh các vấn đề của xã hội như giới tính, 
vấn đề chủng tộc, định kiến xã hội, được chuyển tải thông qua các nhân vật trong tiểu 
thuyết” [3]; “Thuật ngữ “social novel” được tác giả Louis Cazamian sử dụng trong tác 
phẩm Le Roman social en Angleterre có nội dung về các vấn đề của tầng lớp lao động và  ... bình của Tolstoy, Trăm năm cô đơn của G.Marquez sẽ thấy ngay các luận 
đề lớn tác giả sẽ triển khai trong đó. Việc bàn luận về tiểu thuyết luận đề hẳn sẽ còn kéo 
dài, bởi thế nào là luận đề, có luận đề nào trong tiểu thuyết phụ thuộc vào thực tiễn xã 
hội và tâm lí tiếp nhận của độc giả. Nhà tiểu thuyết hiện thực, tiểu thuyết tâm lí hay tiểu 
thuyết luận đề đều có cái ý tưởng chủ quan của mình, và đương nhiên là anh ta sẽ triển 
khai và bênh vực chủ ý đó. 
2.2. Một số luận đề cơ bản trong tiểu thuyết Việt Nam qua các giai đoạn 
Truyện và tiểu thuyết luận đề thường xuất hiện và phát triển mạnh trong những thời kỳ 
hình thành những tư tưởng triết học và mỹ học mới, những chủ thuyết chính trị và đạo đức 
mới, những thời kỳ đổi mới tư duy có sự chuyển biến từ hệ tư tưởng này sang hệ tư 
tưởng khác. Tiểu thuyết luận đề có thể xuất hiện từ trước thế kỷ XX, nhưng nó chỉ thực sự 
xuất hiện trong nền tiểu thuyết hiện đại, là một thể loại mang màu sắc hiện đại. Những 
cuốn tiểu thuyết luận đề thành công thường mang vẻ đẹp trí tuệ, góp phần nâng cao tầm 
khái quát và ý nghĩa triết học của tác phẩm. Nó khái quát hiện thực từ chiều cao của những 
vấn đề triết học chứ không phải từ chiều rộng của những môi trường và hoàn cảnh. Trong 
thế kỷ XIX, điện ảnh chưa xuất hiện, phóng sự chưa phát triển như trong thế kỉ XX, vì thế 
nhà tiểu thuyết Banzac tự nhận mình là “người thư ký trung thành của thời đại” (hiểu theo 
cả nghĩa bóng và nghĩa đen). Có thể Balzac nghĩ rằng khi lịch sử sang trang, bộ Tấn trò đời 
sẽ là chứng nhân của thời đại, là lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa của cả một thời đại. 
Sang thế kỷ XX, tiểu thuyết không còn làm thay nhiệm vụ của các thể loại văn học, 
các loại hình nghệ thuật khác (như điện ảnh). Tiểu thuyết luận đề thường không mở rộng 
diện phản ánh mà thường khái quát từ chiều sâu triết học với rất ít nhân vật và sự kiện 
được chọn lọc. Đó là cách làm của nhà hiện sinh chủ nghĩa, các nhà văn viết kịch phi lý 
như Jean Paul Sartre với Buồn nôn (1938), Albert Camus với Kẻ xa lạ (1942), Eugène 
Ionesco với Những chiếc ghế (1952), Người thuê nhà mới (1955), Samuel Beckett với vở 
Trong khi chờ đợi Godot (1952) 
Ở Việt Nam, các tác phẩm có tính chất luận đề đã xuất hiện khá sớm, có lẽ là từ 
Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), một cái mốc của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán 
đầu thế kỷ XVI, dù cốt truyện luận đề ở đây còn đơn giản, khuynh hướng luận đề được 
phát ngôn trực tiếp qua lời của các nhân vật chính trong các câu chuyện “truyền kì”, 
“chí quái”. 
Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu cũng không đặt vấn đề phải trung thành với lịch sử, 
thậm chí nhà chí sĩ yêu nước đã hiện đại hóa lịch sử, nhưng Trùng quang tâm sử (1925) 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 49 
thực chất là một loại tiểu thuyết lịch sử có luận đề, luận đề về cách mạng Việt Nam. Người 
viết tiểu thuyết luôn hướng về hiện tại, kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên làm cách mạng, 
noi gương các bậc tiên liệt ngày xưa. Bởi thế, “Trong tình hình nghiên cứu hiện nay, chúng 
ta coi Phan Bội Châu là người mở đường cho tiểu thuyết luận đề thế kỷ XX” [8, tr.145]. 
Những năm 30 của thế kỉ XX là thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ từ hệ tư tưởng phong 
kiến sang hệ tư tưởng tư sản, từ thế giới của cái ta, cái chung của cộng đồng sang thế giới 
của cái tôi, của cái riêng, cái cá nhân. Khởi đầu với Hoàng Ngọc Phách ở miền Bắc và Hồ 
Biểu Chánh ở miền Nam, tiểu thuyết Việt Nam chính thức hình thành và gia nhập cộng 
đồng chung của tiểu thuyết thế giới. Nếu căn cứ vào nhan đề các tiểu thuyết của Hồ Biểu 
Chánh (Cay đắng mùi đời, Tiền bạc bạc tiền, Cha con nghĩa nặng, Vì nghĩa vì tình, Con 
nhà giàu, Con nhà nghèo) có thể coi đó là các tiểu thuyết luận đề vì ông đã đưa vào tác 
phẩm của mình không chỉ mâu thuẫn giữa bọn “nhà giàu” và “nhà nghèo” ở Nam Bộ, mà 
còn cả những vấn đề nhức nhối, bức bối, những mối quan hệ càng trở nên cần thiết gắn bó 
trong cái nhiễu loạn của cuộc sống đương thời, các phong tục, tập quán, cốt cách, truyền 
thống đạo lý, nhưng người ta vẫn xếp các tiểu thuyết đó vào loại tiểu thuyết hiện thực 
hay phong tục. Tương tự như thế, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách cũng nêu bật cuộc đấu 
tranh giữa cái “tôi” cá nhân trong tình yêu với rào cản lễ giáo phong kiến trói buộc, nhưng 
do cấu trúc và cách triển khai vấn đề bám sát nhân vật của tác giả, nên yếu tố tâm lí là nổi 
trội, bản thân tác giả và độc giả vẫn thường xếp Tố Tâm vào thể loại “tiểu thuyết tâm lí”. 
Tính luận đề chỉ thực sự rõ rệt trong các tiểu thuyết mang màu sắc lãng mạn, tiểu tư 
sản của Tự lực văn đoàn. Tự lực văn đoàn tuyên bố giải phóng cá nhân, đấu tranh cho hạnh 
phúc lứa đôi chống lại đại gia đình phong kiến với những ràng buộc khắt khe của lễ giáo. 
Hàng loạt tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo là truyện và tiểu thuyết luận 
đề: Nửa chừng xuân (1933), Đoạn tuyệt (1934), Lạnh lùng (1936), Hai vẻ đẹp, Gia đình 
(1937), Thoát ly (1937), Con đường sáng (1938). Nửa chừng xuân là tiểu thuyết đầu tiên 
của Tự lực văn đoàn tấn công vào đại gia đình phong kiến, phê phán gay gắt lẽ giáo phong 
kiến đã chà đạp lên hạnh phúc cá nhân, tình yêu lứa đôi của lớp thanh niên trí thức. Tác 
phẩm phản ánh mối quan hệ cũ - mới đang trở nên gay gắt trong xã hội thành thị lúc bấy 
giờ. Đoạn tuyệt có thể coi là bản tuyên ngôn mạnh mẽ nhất của Tự lực văn đoàn về quyền 
sống của cá nhân. Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu khẳng định: “Đoạn tuyệt của Nhất Linh là 
một tiểu thuyết luận đề, - luận đề xung đột mới / cũ, cái tây học / cái tập tục cũ; luận đề 
giải phóng cá nhân khỏi đại gia đình phòng kiến. Nó được bộc lộ trực tiếp nhiều lần, dưới 
nhiều dạng, không che dấu, qua suy nghĩ của nhân vật, qua đối thoại tâm tình, qua những 
xô xát trong gia đình, nhất là qua Tòa án, và nằm ngày trong cấu trúc tiểu thuyết” [6, 
tr.90].Chính nhờ có kinh nghiệm sống của bản thân, nhờ sự kết hợp những phán đoán của 
50 TRNG I HC TH  H NI 
trí tuệ với những rung cảm của tâm hồn mà tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh (Đoạn tuyệt, 
Đôi bạn, Lạnh lùng) không khô khan, công thức, giả tạo. Hình tượng làm nổi bật luận đề, 
làm cho luận đề có máu thịt và sự sống. Ngược lại, nhờ có những luận đề mà Nhất Linh 
nâng cao được ý nghĩa xã hội và sức khái quát của tác phẩm. 
Cũng tập trung vào ý thức về cái “tôi” cá nhân, song con người cá nhân trong Tự lực 
văn đoàn muốn “cởi trói”, “bung thoát”, muốn rời bỏ gia đình để hòa nhập vào xã hội tự do 
thì con người cá nhân trong các sáng tác của Trương Tửu lại có xu hướng hướng nội. Con 
người trước hoàn cảnh, con người đa ngã, tác động của cái vô thức trong con người là các 
luận đề trở đi trở lại trong một số tiểu thuyết của Trương Tửu như Thanh niên S.O.S, Trái 
tim nổi loạn, Một chiến sĩ, Một cổ đôi ba tròng “Chính lối văn luận đề, giàu chi tiết hiện 
thực đời thường khiến cho tác phẩm của ông còn có thể trở thành điểm tựa của nhiều bộ 
môn liên ngành như lịch sử, báo chí, ngôn ngữ học, văn hóa học, xã hội học” [10, tr.11]. 
Nếu các nhà văn lãng mạn thường hướng sự chú ý vào vấn đề nhân sinh, thì các nhà 
văn hiện thực như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam 
Cao lại đặc biệt quan tâm đến đời sống dân sinh. Không kể mảng phóng sự, ngay các tiểu 
thuyết của Vũ Trọng Phụng và các nhà văn kể trên cũng đều hướng vào cái đề tài quen 
thuộc là nông thôn và nông dân, nơi những kẻ nghèo khó bần cùng đang oằn mình chống 
chọi với cái đói, với sưu cao thuế nặng. Luận đề về sự bần cùng tha hóa của người nông 
dân, về ách áp bức của bọn phong kiến thống trị, về mối quan hệ không đội trời chung giữa 
địa chủ và nông dân xuyên thấm trong Tắt đèn, Bước đường cùng, Giông tố, Vỡ đê, Cỏ 
dại Tắt đèn kết thúc bằng cảnh “trời tối đen như mực và tối như cái tiền đồ của chị” 
nhưng đương thời, theo đánh giá của Vũ Trọng Phụng, nó xứng đáng là “một thiên tiểu 
thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phựng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là một kiệt 
tác, tùng lai chưa từng thấy”. 
Giai đoạn 1945 - 1975 là giai đoạn đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, 
chúng ta vừa phải xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh thống nhất nước 
nhà ở miền Nam. Văn học đã song hành cùng lịch sử. Liên quan đến đề tài nông thôn, hợp 
tác hóa, khi đó đã xuất hiện nhiều tiểu thuyết đáng chú ý, chẳng hạn Xung đột, Cái sân 
gạch, Vụ lúa chiêm, Bốn năm sau, Đi bước nữa, Con trâu, Cỏ non, Bão biển, Chủ tịch 
huyện, Đất làng, Cù lao Tràm, ấy là chưa kể đến các truyện vừa như Trong gió cát của 
Bùi Hiển, Quê hương của Vũ Tú Nam, Mùa lạc, Tầm nhìn xa, Người trở về của Nguyễn 
Khải, Hai chị em của Vũ Thị Thường, Trai làng Quyền của Nguyễn Địch Dũng hay một số 
tác phẩm khác nữa của Chu Văn, Lê Lựu, Ngô Ngọc Bội, Nguyễn Kiên, Nguyễn Thị Ngọc 
Tú... Mảng văn học về đề tài chiến tranh cũng có nhiều tác phẩm nổi bật, chẳng hạn Đất 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 51 
nước đứng lên, Vào lửa. Mặt trận trên cao, Vùng trời, Mẫn và tôi, Cửa sông, Dấu chân 
người lính, Đường trong mây, Hòn đất, Đất miền Đông, Dưới đám mây màu cánh vạc v.v
Nhìn chung, các cây bút văn xuôi giai đoạn này, bất kể là viết về đề tài nông thôn hay 
chiến tranh đều tập trung khai thác sâu các luận đề về giai cấp, về lựa chọn lẽ sống, về 
địch- ta..., bởi nền văn học chiến tranh nào cũng vậy. Các luận đề này cũng được thể hiện 
rất sinh động. Đành rằng ở đây kết cục các tác phẩm đều có định hướng, sự phân tuyến 
nhân vật chính diện - phản diện, tốt - xấu, tiến bộ - bảo thủ rất cụ thể, nhưng tính cách của 
các nhân vật không hề giản đơn. Lão Am trong Cái sân gạch; Tuy Kiền trong Tầm nhìn xa; 
bà Hai, binh Mâu trong Đi bước nữa hay thậm chí cả các nhân vật được xếp vào loại 
tích cực, “điển hình” như Biền trong Tầm nhìn xa, Tiệp trong Bão biển, Mẫn trong Mẫn và 
tôi, chị Sứ trong Hòn Đất, Chính ủy Kinh và Lữ trong Dấu chân người lính hoàn toàn 
không phải là những hình tượng khô khan, thiếu sinh khí, cái loa phát ngôn cho nhà văn về 
một vấn đề, luận đề chính trị, xã hội thuần túy nào đó. 
Từ 1975 đến nay, đã hơn 40 năm trôi qua kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, 
nhu cầu đổi mới mọi mặt của đất nước, đặc biệt là sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của 
Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) và Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị, cuộc gặp của Tổng bí 
thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987... đã thổi một luồng 
gió lớn vào đời sống văn học nghệ thuật nước nhà, mở ra thời kỳ đổi mới thực sự, trên tinh 
thần nhìn thẳng vào sự thật. Văn học vận động theo hướng dân chủ đem đến cơ hội cho 
người cầm bút thỏa sức khai thác, tìm tòi, sáng tạo. Các nhà văn đã tìm hiện thực ngay 
trong các quan hệ thế sự đa chiều, phức tạp chằng chịt của đời sống hậu chiến, trong suy 
ngẫm, trăn trở của cả một thế hệ về quá khứ, hiện tại và tương lai. Các luận đề cơ bản thể 
hiện trong tiểu thuyết đương đại đều tập trung vào các vấn đề nóng bỏng, gay gắt của đời 
sống xã hội hôm nay: luận đề về thiện - ác; về tự do cá nhân, tính dục và sự giải thoát khỏi 
ràng buộc của những chuẩn mực cũ; về sự biến đổi của các giá trị trong thời kinh tế thị 
trường; về sự thay đổi tư duy và phương thức sáng tạo nghệ thuật... Từ Sao đổi ngôi của 
Chu Văn, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng, Ăn mày dĩ vãng của Chu 
Lai, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người của Nguyễn Khải, Thời xa vắng, Đại tá không 
biết đùa của Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường..., đến các 
tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Xuân 
Khánh, Thuận... sau này đều toát lên tinh thần đổi mới. Đó là hành trình hướng tới việc 
miêu tả, thể hiện số phận của mỗi cá nhân riêng lẻ trong mối quan hệ với dân tộc, thời đại 
trong các chiều kích không gian - thời gian, trong bối cảnh phát triển, hội nhập. Chính các 
luận đề, tiểu thuyết luận đề giai đoạn này đã góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn cho 
diện mạo và thành tựu đáng ghi nhận của văn xuôi Việt Nam đương đại 
52 TRNG I HC TH  H NI 
3. KẾT LUẬN 
Trên đây chúng tôi chỉ điểm lại một số ý kiến trao đổi về khái niệm cũng như các 
chặng đường, các luận đề cơ bản trong các tiểu thuyết Việt Nam có tính luận đề. Mặc dù 
vẫn còn các ý kiến phủ nhận hay hạ thấp giá trị thực tiễn, cho rằng nó khô khan, sơ lược và 
minh họa, tiểu thuyết luận đề vẫn cứ là một thể loại thích hợp, đắc dụng trong bối cảnh đời 
sống xã hội và tình hình vận động, phát triển chung của văn học nước nhà suốt các chặng 
đường vừa qua. Đặc sắc của tiểu thuyết luận đề Việt Nam hiện đại về các phương diện nội 
dung và nghệ thuật sẽ được chúng tôi tiếp tục phân tích, chỉ ra trong các nghiên cứu 
tiếp theo 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại, tập 2, Nxb Văn học – Hội Nghiên cứu Giảng dạy 
Văn học TP. Hồ Chí Minh. 
2. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
3. https://www.britannica.com/art/social-problem-novel 
4.  THE NINETEENTH 
CENTURY SOCIAL NOVEL IN VICTORIAN ENGLAND.pdf. 
5. https://en.wikipedia.org/wiki/Social_novel 
6. Đỗ Đức Hiểu (1999), Đổi mới đọc và bình văn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 
7. Nhất Linh (1961), Viết và đọc tiểu thuyết, Nxb Đời nay, Sài Gòn. 
8. Phan Cự Đệ (2005) (Chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội 
9. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 
10. Nguyễn Hữu Sơn (2009) (sưu tầm và biên soạn), Trương Tửu – Tuyển tập văn xuôi, Nxb Lao 
động, Hà Nội. 
11. Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
FURTHER DISCUSSING ON CONCEPT 
OF “THESIS” AND “THESIS NOVEL” 
Abstract: According to M.Bakhtin, novel is an ongoing and unfinished genre. Therefore, 
it is necessary to further discuss on literary criticism, classification as well as definition 
on criteria to classify novel. The article discusses on the concept of “Thesis” and “Thesis 
novel”, which has been attracting the attention of many previous and current 
researchers. 
Keywords: Thesis, thesis novel, Vietnamese literature. 

File đính kèm:

  • pdfban_them_va_khai_niem_luan_de_va_tieu_thuyet_luan_de.pdf