Bàn luận về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên kế toán khi áp dụng IFRS ở Việt Nam
Hiện nay, các nhà tuyển dụng không chỉ yêu cầu kế toán viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt
mà còn cần có các kỹ năng để có thể ra quyết định về đạo đức. Đặc biệt, khi áp dụng IFRS vốn được
xây dựng theo nguyên tắc, quá trình xử lý các giao dịch đòi hỏi kế toán phải am hiểu và có khả năng áp
dụng các nguyên tắc một cách hiệu quả vào quá trình ra quyết định của cá nhân. Nhiều nghiên cứu thực
nghiệm đã chứng minh mối quan hệ tuyến tính giữa lý luận đạo đức và hành vi đạo đức. Chứng tỏ tầm
quan trọng của việc giảng dạy đạo đức nghề nghiệp trong đào tạo kế toán. Song giáo dục đạo đức kế
toán hiện còn nhiều tồn tại và chưa được quan tâm đúng mức. Bài viết tổng hợp những đánh giá sơ bộ về
giáo dục đạo đức kế toán hiện nay, chỉ ra những cách tích hợp nội dung giáo dục đạo đức kế toán trong
đào tạo đại học, các mô hình ra quyết định đạo đức cũng như giới thiệu phương pháp học phản xạ - một
phương pháp được cho là hữu hiệu trong giáo dục về đạo đức kế toán. Bài viết cũng đưa ra một số đề
xuất trong giáo dục đạo đức kế toán ở Việt Nam để đáp ứng yêu cầu về nghề nghiệp khi Việt Nam áp dụng
IFRS theo lộ trình đã có
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn luận về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên kế toán khi áp dụng IFRS ở Việt Nam
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 185 BÀN LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN KẾ TOÁN KHI ÁP DỤNG IFRS Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Phương Thảo* TÓM TẮT: Hiện nay, các nhà tuyển dụng không chỉ yêu cầu kế toán viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt mà còn cần có các kỹ năng để có thể ra quyết định về đạo đức. Đặc biệt, khi áp dụng IFRS vốn được xây dựng theo nguyên tắc, quá trình xử lý các giao dịch đòi hỏi kế toán phải am hiểu và có khả năng áp dụng các nguyên tắc một cách hiệu quả vào quá trình ra quyết định của cá nhân. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh mối quan hệ tuyến tính giữa lý luận đạo đức và hành vi đạo đức. Chứng tỏ tầm quan trọng của việc giảng dạy đạo đức nghề nghiệp trong đào tạo kế toán. Song giáo dục đạo đức kế toán hiện còn nhiều tồn tại và chưa được quan tâm đúng mức. Bài viết tổng hợp những đánh giá sơ bộ về giáo dục đạo đức kế toán hiện nay, chỉ ra những cách tích hợp nội dung giáo dục đạo đức kế toán trong đào tạo đại học, các mô hình ra quyết định đạo đức cũng như giới thiệu phương pháp học phản xạ - một phương pháp được cho là hữu hiệu trong giáo dục về đạo đức kế toán. Bài viết cũng đưa ra một số đề xuất trong giáo dục đạo đức kế toán ở Việt Nam để đáp ứng yêu cầu về nghề nghiệp khi Việt Nam áp dụng IFRS theo lộ trình đã có. Từ khóa: Đạo đức nghề nghiệp, IFRS, đào tạo kế toán. 1. CẦN QUAN TÂM TỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN KẾ TOÁN KHI ÁP DỤNG IFRS Thông tin kế toán có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ra quyết định kinh doanh của nhà quản lý, nhà đầu tư và các bên liên quan khác. Hành vi không đúng đạo đức của kế toán có thể gây bất lợi cho xã hội. Nhà tuyển dụng ngày nay không chỉ yêu cầu những kế toán có chuyên môn tốt mà còn cần có những hiểu biết và được trang bị những kỹ năng cần thiết để đưa ra các quyết định tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Thực tế cho thấy nhiều quyết định chuyên môn đưa ra dựa trên niềm tin và giá trị của bản thân (Ponemon, 1992). Các quyết định trong kế toán không thể tách rời với các hàm ý về đạo đức (Felton và Sims, 2005), những quyết định đó có thể ảnh hưởng tới nhiều đối tượng khác nhau vì vậy người làm kế toán cần phân tích tình huống để xem xét các bên liên quan gồm những ai và họ có thể bị ảnh hưởng như thế nào. Quá trình phân tích đó cần lường trước được những vấn đề đạo đức mà người làm kế toán cần phải đối mặt và cách giải quyết chúng. Rõ ràng đây là một quá trình * Khoa Kinh tế, Đại học Tây Bắc, Việt Nam. . Tác giả nhận phản hồi: Email: phuongthaoktutb@gmail.com - Điện thoại: 0982431134 186 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA và môi trường giáo dục cần cung cấp nền tảng lý luận căn bản giúp người làm kế toán có thể vận dụng để phát triển quá trình này. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh mối quan hệ tuyến tính giữa lý luận đạo đức và hành vi đạo đức (McNamee, 1978). IFRS được xây dựng theo nguyên tắc, vì vậy khi xử lý các giao dịch đòi hỏi kế toán phải am hiểu những nguyên tắc về đạo đức và có khả năng áp dụng các nguyên tắc đó một cách hiệu quả vào quá trình ra quyết định của cá nhân. Bởi vậy mà Tiêu chuẩn quốc tế về đạo đức của kế toán viên chuyên nghiệp (Tiêu chuẩn đạo đức IESBA) cũng đã được ban hành. Người làm kế toán có quyền độc lập nghề nghiệp nhất định và cũng có trách nhiệm cư xử một cách chuyên nghiệp theo Tiêu chuẩn đạo đức IESBA và quy tắc ứng xử nghề nghiệp tại nơi mình hành nghề. Để đáp ứng yêu cầu trên đòi hỏi hệ thống giáo dục kế toán cần xây dựng hệ thống lý luận phù hợp để giúp sinh viên phát triển tốt các kỹ năng này. Những yêu cầu đổi mới về tài liệu, thời gian giảng dạy, phương pháp là tất yếu. 2. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN KẾ TOÁN HIỆN NAY Hiện nay, giảng dạy về đạo đức thường được thực hiện trong các khóa học về kiểm toán và thường dưới dạng đưa ra các quy tắc hơn là cung cấp các nền tảng giúp phát triển quá trình nhận thức về đạo đức (Dellaportas, 2006). Cách làm này có thể phù hợp với các GAAP nhưng lại không phù hợp với IFRS và không cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cần thiết trong kinh doanh (Flanagan và Clarke, 2007). Khi áp dụng IFRS, người làm kế toán cần có khả năng nhận biết các vấn đề về đạo đức có thể phát sinh, đánh giá chúng dựa trên thông tin có sẵn và áp dụng một quy trình ra quyết định hiệu quả. Giảng về vấn đề đạo đức thường không được coi trọng trong các chương trình đào tạo và luôn là một thách thức đối với giảng viên bởi nguyên tắc đạo đức khác biệt nhiều với chuyên môn kế toán và cần những phương pháp giảng dạy khác so với những phương pháp vẫn hay được sử dụng khi giảng dạy chuyên ngành (Stephan, 2003). Về phía người học, đã có kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên kế toán có kỹ năng suy luận các vấn đề về đạo đức tương đối yếu (Abdolmohammadi và cộng sự, 2009) tức là việc giảng dạy với đối tượng này sẽ lại càng khó khăn hơn. Giảng dạy về đạo đức có thể sẽ tốn kém hơn cả về ngân sách và thời gian. Dellaportas (2006) đã chỉ ra rằng, trong một học kỳ giảng viên thường tập trung giảng dạy các vấn đề cốt lõi của môn học liên quan đến kỹ thuật chuyên môn, khi tiến độ bài giảng bị chậm giảng viên sẽ phải bắt buộc chọn lược bớt một số nội dung trong đó lược bớt các vấn đề về đạo đức gần như luôn là lựa chọn đầu tiên. Trước những thách thức đó, việc giảng về đạo đức nghề nghiệp kế toán không nhất thiết phải yêu cầu quá cao tới mức các kỹ năng của sinh viên thực sự phát triển trước khi họ tham gia thị trường lao động mà nên hướng tới mục tiêu đặt nền móng vững chắc cho việc phát triển các kỹ năng đó về sau này, khi họ có những trải nghiệm nghề nghiệp thực tế nhất định, bởi khi đó các cá nhân sẽ đạt được khả năng suy luận đạo đức cao hơn (Frank, Ofobike và Gradisher, 2010). Như vậy, với mục tiêu đó thì giảng viên nên đóng vai trò hỗ trợ quá trình phát triển suy luận về đạo đức của si ... y song song so với nội dung chuyên môn nên nội dung về đạo đức dễ bị thiệt thòi, không được đảm bảo về dung lượng cần thiết, các giảng viên cũng khó khăn hơn khi tích hợp một cách có hệ thống vào toàn bộ chương trình giảng dạy của họ (Swanson, 2005). Như vậy, giảng dạy đạo đức kế toán ở học phần riêng hay tích hợp cùng các nội dung khác đều có những ưu điểm khác nhau. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảng dạy đạo đức ở học phần chuyên biệt có hiệu quả hơn. Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những sinh viên học một 188 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA khóa đạo đức riêng trước khi tốt nghiệp dường như có khả năng suy luận đạo đức cao hơn so với những sinh viên đã tích hợp nội dung về đạo đức vào chương trình học. Hay như nghiên cứu của Alan Graham (2012) tại Anh ghi nhận phản hồi của sinh viên cho rằng việc thiết kế một khóa học chuyên biệt nên được ưu tiên hơn so với việc tích hợp giảng dạy đạo đức trong toàn bộ chương trình. Khóa học capstone Cả 2 cách trên, mỗi cách đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Dellaportas (2006) đã giới thiệu khóa học capstone với 3 mức độ về giáo dục đạo đức kế toán, đó là: Giới thiệu ban đầu về đạo đức nghề nghiệp, thảo luận về đạo đức nghề nghiệp liên quan đến các chủ đề ở các môn học khác nhau, khóa học capstone chuyên biệt về đạo đức nghề nghiệp có liên kết với tất cả những nội dung chuyên môn trước đó. Đây là cách kết hợp cả 2 cách tích hợp vừa phân tích ở trên, phát huy ưu điểm của 2 phương thức đó. 5. ÁP DỤNG MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC KẾ TOÁN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG Dù áp dụng phương pháp giảng dạy nào, tích hợp nội dung về đạo đức trong đào tạo kế toán theo cách nào thì quá trình ra quyết định về đạo đức cũng là một quá trình đặc biệt. Quá trình ra quyết định thông thường bao gồm 8 bước: xác định vấn đề, thiết lập các tiêu chí quyết định, cân nhắc mức độ quan trọng của các tiêu chí, xác định giải pháp giải quyết vấn đề, phân tích các phương án, lựa chọn phương án tốt nhất, thực hiện phương án, thực hiện quyết định, đánh giá sự phù hợp của quyết định. Ra quyết định đạo đức là quá trình ra quyết định nhằm tối đa hóa các giá trị đạo đức khi vẫn đạt được mục tiêu dự định: quyết định tuân thủ pháp luật, quyết định phù hợp với tiêu chuẩn nghề nghiệp được hướng dẫn bởi các quy tắc ứng xử, quyết định dựa trên lý luận về đạo đức. Các trường đại học khi xây dựng nội dung giảng dạy, các tình huống để sinh viên thảo luận cần hướng dẫn sinh viên đưa ra các phân tích cần thiết, bám sát vào quá trình ra đạo đức trong các mô hình đã có. Từ đó giúp sinh viên chủ động mỗi khi gặp tình huống phát sinh có khả năng nhận ra vấn đề, suy nghĩ và phân tích chúng, áp dụng lý luận theo cách riêng để đưa ra quyết định về đạo đức. Một số mô hình ra quyết định đạo đức đã được giới thiệu như: phân tích tác động của các bên liên quan, mô hình 5 câu hỏi của Tucker, phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn đạo đức, cách tiếp cận của Pastin, cây quyết định của AICPA, mô hình của Hiệp hội kế toán Mỹ (AAA). Trong phạm vi bài viết này giới thiệu sơ bộ về Mô hình của Hiệp hội kế toán Mỹ (AAA), gồm 7 bước: (1) Làm rõ vấn đề: trả lời các câu hỏi Cái gì? Ai? Ở đâu? Khi nào? Vì sao? Những gì chúng ta biết hoặc cần phải biết để giúp làm rõ vấn đề? (2) Xác định vấn đề đạo đức: liệt kê các bên liên quan, xác định vấn đề đạo đức, các mối đe dọa đạo đức. (3) Xác định các nguyên tắc chính, các quy tắc, các giá trị. (4) Đưa ra các giải pháp: Liệt kê các giải pháp. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 189 (5) So sánh các giải pháp: xác định hành động nào, nguyên tắc nào hoặc kết hợp nào là khả thi nhất. (6) Đánh giá các quyết định: phân tích hậu ngắn hạn, dài hạn, tích cực, tiêu cực của các giải pháp. (7) Đưa ra quyết định: cân đối giữa kết quả với các nguyên tắc, giá trị từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. 6. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM Khi Việt Nam áp dụng IFRS, kế toán viên sẽ ngày càng được yêu cầu cao hơn về các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu đó, các trường đại học cần quan tâm tới việc giảng dạy đạo đức nghề nghiệp kế toán cho sinh viên trong chương trình đào tạo của mình. Sau đây là một đề xuất: (1) Các trường cần bố trí thời lượng nhất định để giảng các nội dung về đạo đức kế toán, xem xét việc sẽ tích hợp vào chương trình đào tạo hiện nay của nhà trường như thế nào. Bernardi (1994) đã chỉ ra rằng các nhà quản lý kế toán khi đã được học các nội dung về đạo đức sẽ đạt điểm cao hơn về thước đo độ nhạy cảm đạo đức và phát hiện gian lận tốt hơn, chứng tỏ việc dạy đạo đức cho sinh viên có thể gia tăng hành vi đạo đức khi những sinh viên này trở thành chuyên gia. Nghiên cứu của Bean và Bernardi (2007) cho thấy rằng dung lượng giảng dạy về đạo đức tăng lên trong môi trường học thuật sẽ dẫn đến sự gia tăng độ nhạy cảm đạo đức của người làm kế toán. Tuy nhiên, tăng thời lượng giảng về đạo đức là các cơ sở đào tạo phải đánh đổi các nội dung giảng về kỹ thuật chuyên môn khác. Vì vậy, thời lượng như thế nào là hợp lý cần phải được tính toán. Nên lồng ghép vào nội dung các môn học hay có những học phần riêng giảng dạy về đạo đức nghề nghiệp cũng cần được cân nhắc sao cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và điều kiện sẵn có về vật chất, nguồn lực của từng trường. Với những trường đào tạo đa ngành, nên cân nhắc việc bổ sung thêm học phần về đạo đức nghề nghiệp, mời những giảng viên chuyên môn về tâm lý giảng dạy có thể có những phương pháp phù hợp hơn mang lại hiệu quả tốt hơn. Lựa chọn một số học phần hiện có để lồng ghép các nội dung về đạo đức, sẽ do các giảng viên chuyên ngành kế toán đảm nhiệm. Với những trường thuộc khối ngành kinh tế, có thể thiết kế khóa học capstone. Giới thiệu những nội dung khái quát về đạo đức nghề nghiệp, nhà trường có thể mời các giảng viên chuyên ngành tâm lý tham gia giảng dạy. Quá trình lồng ghép nội dung về đạo đức trong các môn học sẽ do giảng viên chuyên ngành kế toán đảm nhiệm. Khóa học capstone chuyên biệt về đạo đức nghề nghiệp có liên kết với tất cả những nội dung chuyên môn trước đó sẽ có sự phối hợp giữa giảng viên chuyên ngành kế toán và các chuyên gia đến từ các hiệp hội, các kế toán viên có nhiều kinh nghiệm cùng chia sẻ, thảo luận về các tình huống. Khi đó, người học sẽ được tiếp cận với các vấn đề về đạo đức theo các mức độ tăng dần, với những cách thức làm việc phong phú, được tạo hứng thú về nghề nghiệp nhiều hơn khi được tiếp xúc với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tế. (2) Xây dựng tài liệu giảng dạy đầy đủ, thiết kế khoa học, phù hợp, trên cơ sở tham khảo các nguyên tắc về đạo đức được nêu trong Tiêu chuẩn quốc tế về đạo đức của kế toán viên chuyên 190 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA nghiệp (Tiêu chuẩn đạo đức IESBA). Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) được thành lập năm 1977 bao gồm 175 thành viên và cộng sự tại 130 quốc gia. IFAC là tổ chức nghề nghiệp toàn cầu chuyên phục vụ lợi ích công cộng bằng cách hỗ trợ các tiêu chuẩn quốc tế chất lượng cao và giúp xây dựng các tổ chức kế toán chuyên nghiệp (IFAC, 2014). IFAC đã thành lập Ủy ban quốc tế tiêu chuẩn về đạo đức của kế toán viên (IESBA) để thiết lập các tiêu chuẩn đạo đức quốc tế phù hợp cho kế toán viên chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Mục tiêu của IFAC là thúc đẩy việc thực hiện tiêu chuẩn đạo đức này cho tất cả các kế toán viên ở các quốc gia, trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục, lĩnh vực công hay doanh nghiệp. Tuy rằng tiêu chuẩn này chưa nhiều quốc gia áp dụng này song những vụ bê bối đầu thế kỷ 21 và các cuộc khủng hoảng tài chính đã đặt ra những vấn đề về niềm tin của các nhà đầu tư. Hội đồng giám sát lợi ích công cộng (PIOB) cho rằng việc áp dụng tiêu chuẩn đạo đức trên toàn thế giới cho kế toán viên chuyên nghiệp là một dự án cần ưu tiên hàng đầu (PIOB, 2012). Và trong tương lai, khi Việt Nam áp dụng IFRS sẽ không thể bỏ qua việc cân nhắc áp dụng các tiêu chuẩn về đạo đức của IESBA. Ngay cả khi chưa áp dụng nó thì việc tham khảo nó để xây dựng bộ tài liệu phục vụ giảng dạy đạo đức kế toán trong các nhà trường cũng nên được xem xét. Tuy nhiên, giảng dạy đạo đức phải phù hợp với truyền thống đạo đức và những đặc trưng về văn hóa ở mỗi quốc gia vì vậy rất có thể Tiêu chuẩn đạo đức của IESBA không được áp dụng toàn bộ tại Việt Nam. Rất cần có sự nghiên cứu nghiêm túc, chuẩn bị kỹ lưỡng của các cơ sở đào tạo trong quá trình xây dựng bộ tài liệu phục vụ cho giảng dạy đạo đức kế toán. (3) Cần quan tâm tới đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống, để phù hợp với nội dung giảng dạy về đạo đức, mang lại hiệu quả cao. Một trong những khó khăn đối với việc giảng dạy về đạo đức kế toán đó là thường yêu cầu những phương pháp giảng dạy khác biệt nhiều so với những phương pháp giảng dạy kế toán thông thường. Bởi vậy nó đòi hỏi giảng viên phải nghiên cứu, đổi mới và thích nghi nhiều hơn. Học phản xạ là một trong những phương pháp hiệu quả trong giảng dạy đạo đức kế toán nhưng dường như cũng khá khác so với các phương pháp giảng dạy kế toán đang được áp dụng hiện nay. Ngoài ra, để áp dụng phương pháp này yêu cầu giảng viên nắm vững các mô hình ra quyết định về đạo đức, có một sự nhạy bén nhất định về các vấn đề đạo đức và nó được tích lũy rất nhiều nhờ các kinh nghiệm thực tế. Bởi vậy, không chỉ đổi mới phương pháp giảng dạy mà còn cần các giảng viên không ngừng tích lũy kinh nghiệm. Ở giai đoạn đầu áp dụng IFRS để tích lũy kinh nghiệm cho giảng viên là một thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi cá nhân, sự hỗ trợ đặc lực của các tổ chức nghề nghiệp. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước cho thấy nếu để tự các cơ sở giáo dục quan tâm tới việc giảng dạy về đạo đức kế toán thì sẽ là một bài toán khó và thường bị bỏ ngỏ bởi điều này mất nhiều thời gian và tốn kém về kinh phí. Những áp lực từ phía hiệp hội nghề nghiệp sẽ là một động lực buộc các trường phải quan tâm tới vấn đề đạo đức trong đào tạo kế toán, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn hành nghề được đưa ra. Bởi vậy, Hiệp hội nghề nghiệp hoặc cơ quan quản lý ở Việt Nam (Bộ tài chính) cần thắt chặt quản lý nhà nước về hành nghề kế toán, đưa các yêu cầu về đạo đức kế toán trở thành bắt buộc đối với kế toán viên hành nghề, từ đó gây áp lực một cách gián tiếp lên các cơ sở đào tạo buộc họ phải quan tâm hơn tới vấn đề này để đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 191 Các cơ sở đào tạo có lẽ sẽ quan tâm hơn tới vấn đề giảng dạy về đạo đức kế toán khi Việt Nam chính thức áp dụng IFRS. Tuy nhiên, giáo dục đào tạo cần có những chuẩn bị về nguồn lực giảng viên, tài liệu, phương phápđể có nguồn nhân lực có thể hành nghề ngay khi IFRS chính thức có hiệu lực tại Việt Nam, tránh được những bất lợi do “lép vế” với nguồn nhân lực nước ngoài. Thực tế hiện nay lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam đã có song dường như các cơ sở đào tạo vẫn đang chờ đợi những bước tiến mạnh mẽ hơn từ phía Bộ Tài chính như những tín hiệu để các cơ sở đào tạo thực sự bắt tay vào công cuộc chuẩn bị cho áp dụng IFRS tại Việt Nam, vốn đã khá muộn và chậm trễ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdolmohammadi, Mohammad J, Jane Fedorowicz and Ophera Davis. “Accountants’ Cognitive Styles and Ethical Reasoning: A Comparison Across 15 Years.” Journal of Accounting Education 27 (2009): 185-196. 2. Alan Graham (2012), The Teaching of Ethics in Undergraduate Accounting Programmes: The Students’ Perspective, Accounting Education, Volume 21, 2012 - Issue 6: BAFA-SIG 2011 ANNUAL CONFERENCE, 599-613. 3. Bean, D. F. & R. A. Bernardi (2007). Accounting ethics courses: do they work? The CPA Journal, January, 64-67. 4. Bernardi, R. A. (1994). Fraud detection: the effect of client integrity and competence and auditor cognitive style. Auditing: A Journal of Practice and Theory, 13(supplement), 68-84. 5. Dellaportas, Steven. “Making a Difference with a Discrete Course on Accounting Ethics.” Journal of Business Ethics 65 (2006): 391-404 6. Felton, Edward L and Ronald R Sims. “Teaching Business Ethics: Targeted Outputs.” Journal of Business 60 (2005): 377-391. 7. Flanagan, Jack and Kevin Clarke. “Beyond a Code of Ethics: A Holistic Model of Ethical Decision-Making for Accountants.” Abacus 43.4 (2007): 488-518. 8. Frank, Gary, Emeka Ofobike and Suzanne Gradisher. “Teaching Business Ethics: A Quandry for Accounting Educators.” Journal of Education for Business 85 (2010): 132-138. 9. Huss, H. Fenwick and Denise M. Patterson. “Ethics in Accounting: Values Education Without Indoctrination.” Journal of Business Ethics 12 (1993): 235-243. 10. IFAC. (2014), “Responses to the Member Body Compliance Program”, Available at about-ifac/membership/compliance-program 11. McNamee, S. 1978. Moral behavior, Moral development and Motivation. Journal of Moral Education 7: 27-32 12. Mintz, Steven M. “Accounting Ethics Education: Integrating Reflective Learning and Virtue Ethics.” Journal of Accounting Education 24 (2006): 97-117. 13. Oddo, Alfonso R. “A Framework for Teaching Business Ethics.” Journal of Business 192 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Ethics 16 (1997): 293-297. 14. PIOB. (2012), “Seventh Public Report of the Public Interest Oversight Board, available at 15. Ponemon, L. 1992. Ethical Reasoning and Selection-Socialization in Accounting. Accounting, Organizations and Society 17(3,4): 239-258. 16. Stephan, Karl D. “How Ethics was Specialized Away.” Academic Questions 16.4 (2003): 31-40. 17. Swanson, Diane L. “Business Ethics Education at Bay: Addressing a Crisis of Legitimacy.” Issues in Accounting Education 20.3 (2005): 247-253.
File đính kèm:
- ban_luan_ve_giao_duc_dao_duc_nghe_nghiep_cho_sinh_vien_ke_to.pdf