Bài học lịch sử cho hiện tại và tương lai

Bài viết xuất phát từ việc xác lập Trần Thùy Mai với tư cách một nhà văn viết tiểu thuyết lịch

sử. Bắt đầu từ những hoài nghi, trăn trở đối với quá khứ, chúng tôi đi vào tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu

để nhìn về những sự kiện lịch sử và con người quá khứ trong sự phức tạp, nhiều chiều. Một trong

những điểm nhấn góp phần làm nên thành công của tác phẩm này chính là việc nhà văn đưa ra được

những bài học quá khứ cho hiện tại và tương lai: công lí trong cuộc sống, tham vọng quyền lực,

thuật trị nước, việc trọng dụng nhân tài của những bậc tiền nhân. Phương pháp liên ngành được sử

dụng để nghiên cứu nội giới văn bản, đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa kinh nghiệm

văn hóa và cá tính sáng tạo của nhà văn. Bài viết cũng hướng đến việc đánh giá và ghi nhận những

đóng góp của Trần Thùy Mai đối với thể loại tiểu thuyết lịch sử nói riêng và văn học đương đại Việt

Nam nói chung.

Bài học lịch sử cho hiện tại và tương lai trang 1

Trang 1

Bài học lịch sử cho hiện tại và tương lai trang 2

Trang 2

Bài học lịch sử cho hiện tại và tương lai trang 3

Trang 3

Bài học lịch sử cho hiện tại và tương lai trang 4

Trang 4

Bài học lịch sử cho hiện tại và tương lai trang 5

Trang 5

Bài học lịch sử cho hiện tại và tương lai trang 6

Trang 6

Bài học lịch sử cho hiện tại và tương lai trang 7

Trang 7

Bài học lịch sử cho hiện tại và tương lai trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 8800
Bạn đang xem tài liệu "Bài học lịch sử cho hiện tại và tương lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài học lịch sử cho hiện tại và tương lai

Bài học lịch sử cho hiện tại và tương lai
 TẠP CHÍ KHOA HỌC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Tập 18, Số 4 (2021): 682-689 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION 
JOURNAL OF SCIENCE 
Vol. 18, No. 4 (2021): 682-689 
ISSN: 
2734-9918 Website:  
682 
Bài báo nghiên cứu* 
BÀI HỌC LỊCH SỬ CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI 
Ngô Kim Hải 
Trường Đại học Sài Gòn, Việt Nam 
Tác giả liên hệ: Ngô Kim Hải – Email: ngokimhai@gmail.com 
Ngày nhận bài: 17-12-2020; ngày nhận bài sửa: 06-01-2021;ngày duyệt đăng: 22-4-2021 
TÓM TẮT 
Bài viết xuất phát từ việc xác lập Trần Thùy Mai với tư cách một nhà văn viết tiểu thuyết lịch 
sử. Bắt đầu từ những hoài nghi, trăn trở đối với quá khứ, chúng tôi đi vào tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu 
để nhìn về những sự kiện lịch sử và con người quá khứ trong sự phức tạp, nhiều chiều. Một trong 
những điểm nhấn góp phần làm nên thành công của tác phẩm này chính là việc nhà văn đưa ra được 
những bài học quá khứ cho hiện tại và tương lai: công lí trong cuộc sống, tham vọng quyền lực, 
thuật trị nước, việc trọng dụng nhân tài của những bậc tiền nhân. Phương pháp liên ngành được sử 
dụng để nghiên cứu nội giới văn bản, đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa kinh nghiệm 
văn hóa và cá tính sáng tạo của nhà văn. Bài viết cũng hướng đến việc đánh giá và ghi nhận những 
đóng góp của Trần Thùy Mai đối với thể loại tiểu thuyết lịch sử nói riêng và văn học đương đại Việt 
Nam nói chung. 
Từ khóa: bài học lịch sử; Trần Thùy Mai; Từ Dụ thái hậu; tiểu thuyết lịch sử 
1. Mở đầu 
Sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử “không phải chỉ dừng lại ở việc tái dựng 
lại lịch sử như ta đã từng biết, mà phải khám phá sâu thêm, mới thêm trong quá khứ cái ta 
chưa từng biết” (Dinh, 2013, p.76). Nói rõ hơn, mục đích quan trọng nhất khi chúng ta đi 
ngược về quá khứ chính là phải nhận diện ra cho được trong quá khứ những bài học, những 
kinh nghiệm – dù là vinh quang hay đau thương – để hi vọng tìm được chìa khóa thích hợp 
mở khóa những bài toán nan giải đang diễn ra trong cuộc sống hôm nay. Đây chính là đặc 
trưng quan trọng nhất, “là nghĩa lí tồn tại của loại hình tiểu thuyết lịch sử” (theo ý của Nguyễn 
Đăng Điệp). 
Hơn bốn mươi năm nay, độc giả như bị nữ nhà văn Trần Thùy Mai thôi miên dẫn vào 
mê lộ của những giấc mơ yêu bảng lảng sắc kinh kì và dịu dàng tính nữ bằng những tập 
truyện ngắn xinh xắn, nhẹ nhàng. Thế rồi, cũng đã có một thời gian khá dài bà rời xa văn 
chương. Rời xa, suy cho cùng, là “cái cớ” để chuẩn bị cho ngày trở lại huy hoàng hơn. Và 
quả thật, lần xuất hiện trở lại này, Trần Thùy Mai đã trình làng một tác phẩm với diện mạo 
hoàn toàn mới (so với những gì đã làm nên tên tuổi của bà) với những câu từ sâu sắc, tinh 
Cite this article as: Ngo Kim Hai (2021). Historical lessons for the present and future. Ho Chi Minh City 
University of Education Journal of Science, 18(4), 682-689. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Ngô Kim Hải 
683 
tế, không bốc lên bề mặt mà lắng xuống bề sâu của thâm trầm trải nghiệm; những luận đề 
nhuốm màu thế thái nhân tình; những suy tư, đánh giá chạm đến rất nhiều vấn đề nóng hổi, 
nhạy cảm trong cuộc sống xã hội hôm nay – đó là tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu. 
2. Nội dung 
Những tiểu thuyết lịch sử ra đời trong bối cảnh hiện nay không chỉ làm nhiệm vụ đơn 
thuần là tái hiện sinh động những gì đã xảy ra hoặc có thể đã xảy ra trong quá khứ, mà còn 
phải đưa ra được những nhận định khách quan/ chủ quan về lịch sử. Đặc biệt hơn, giá trị to 
lớn nhất của những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử chính là ở những suy tư, nghiền ngẫm nhằm 
rút ra những bài học từ lịch sử để quá khứ thực sự là kiến thức cần thiết cho cuộc sống hiện 
tại và cả tương lai. Nhà văn Trần Thùy Mai thông qua bộ tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu 
đã gửi đến độc giả những thông điệp, những bài học lịch sử sâu sắc. 
2.1. Bài học về “công lí” trong cuộc sống 
Trần Thùy Mai đã để nhân vật hoàng đế Minh Mạng nói lên một sự thật đầy phũ phàng 
về lẽ công bằng trong cuộc sống ở mọi thời đại: “Cái lẽ chính tà ngươi nói đến chỉ là cái đạo 
đức thông thường của bọn hiệp sĩ mà thôi! Bậc đế vương lập công nghiệp không phải lúc 
nào cũng câu nệ như thế! Ngươi hãy nhìn lại lịch sử mà xem, chỉ những kẻ đại ác mới làm 
những việc đại thiện mà thôi!” (Tran, 2019a, p.341). Lời nói của hoàng đế Minh Mạng gợi 
người đọc nghĩ tới quan niệm của triết gia người Đức Friedrich Wilhelm Nietzsche: “Phải 
biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ” và suy nghĩ của tiểu thuyết gia người Anh được 
hâm mộ nhất thế kỉ XX: “Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn 
những con khác” (George Orwell). Đặc biệt hơn, Trần Thùy Mai một lần nữa để nhân vật 
vua Minh Mạng phơi bày mối quan hệ thực sự giữa đạo đức, công lí với quyền lực: “Ta là 
người cai trị, ta phải giữ vững nền chuyên chế. Ta khuyến khích sự thật, giữ gìn công lí, ban 
thưởng cho đạo đức, nhưng sự thật, công lí hay đạo đức đều phải ở dưới chân ta” (Tran, 
2019a, p.342). Hóa ra điều mà chúng ta vẫn thường gọi là chuẩn mực đạo đức, là công lí 
luôn luôn phải “ở dưới chân” của quyền lực và đứng về phe cái mạnh, về bên thắng cuộc. 
Ngày xưa đã thế, vậy hiện tại thế nào? Sáng tạo văn học về đề tài lịch sử chỉ thực sự có ý 
nghĩa khi vượt lên việc phục dựng quá khứ một cách đơn thuần. Điều này đồng nghĩa với 
việc người cầm bút phải nhìn ra được những vấn đề có giá trị bền vững đối với con người, 
nghệ thuật và cả đời sống xã hội. 
2.2. Bài học cảnh tỉnh những “tham vọng quyền lực” 
Thông qua cuộc đối thoại chân thành giữa hoàng đế Thiệu Trị và Tuy Thạnh quận 
công Trương Đăng Quế, nhà văn đã bộc lộ những chiêm nghiệm về cách đối nhân xử thế, 
về tham vọng thâu tóm mọi quyền hành. Nhân vật Trương Đăng Quế cho rằng: “Tính cách 
hoàng thượng không mạnh mẽ như tiên đế. Nhưng tấm lòng vị tha của hoàng thượng cũng 
có một sức mạnh vô cùng” (Tran, 2019b, p.348), thế nhưng, cần phải nhớ: “Chỗ mạnh nhất 
của hoàng thượng là tình cảm, chỗ yếu nhất của hoàng thượng cũng chính là tình cảm. Xin 
hoàng t ... ăn nên làm ra, đời sống phong túc, bây giờ điều họ lo âu 
nhất là triều đình trực tiếp cai trị sẽ nghiêm khắc hơn, quan liêu xa cách hơn, ảnh hưởng đến 
việc sinh sống của họ. Vì vậy lòng họ vẫn luyến tiếc quá khứ! Nay nếu hoàng thượng làm cho 
dân an lòng thì tự nhiên dân sẽ dần dần quên Duyệt, chỉ còn biết hoàng thượng và triều đình 
mà thôi! (Tran, 2019b, p.124). 
Đặc biệt, người đứng đầu vương triều phải làm thế nào để được dân thương quý: “đạo 
cai trị rất phức tạp mà thực ra rất đơn giản, đó là việc cân bằng giữa hai chữ ân và uy. Làm 
cho dân sợ, không bằng làm cho dân thương, cho nên bậc vương giả thường giơ cao đánh 
sẽ” (Tran, 2019b, p.125). Ở đây, chúng ta thấy, chân lí nghệ thuật đã gặp gỡ với chân lí đời 
sống. Bằng khả năng tưởng tượng và hư cấu tinh tế, Trần Thùy Mai đã phục dựng những sự 
kiện, biến cố lịch sử, nhân vật lịch sử sinh động và ám ảnh hơn. 
Sau này, Tự Đức hoàng đế đã được mẹ của mình – Đức bà Từ Dụ thái hậu khuyên dạy 
về bài học “ân và uy” đầy thấm thía thông qua vụ án của Hồng Bảo: “Dĩ oán báo oán thì là 
cách hẹp hòi của bọn tiểu nhân, ta không nên làm. Dĩ nhân báo oán là cách của nhà Phật, hai 
lần trước ta đã làm rồi. Nay Bảo không hối cải, việc ác đã rành rành như vậy, chỉ còn cách 
học theo lời dạy của đức Khổng: dĩ trực báo oán, lấy sự ngay thẳng mực thước để đáp lại 
oán thù” (Tran, 2019b, p.427) và “Để cho các quan nghị án, đấy là xử nghiêm minh theo 
phép nước. Sau đó, hoàng thượng nên giảm nhẹ cho Bảo một bậc, đấy là thể hiện tình nghĩa 
anh em. Vậy thì tình lí cân phân, hoàng thượng có nghĩ vậy không?” (Tran, 2019b, p.427). 
Có thể nói, đây không chỉ đơn giản là bài học về “ân và uy”, mà còn là bài học về đức hiếu 
sinh, lòng vị tha từ một tấm lòng bao dung, nhân hậu. Và đương nhiên, một dân tộc mà người 
đứng đầu có đức hiếu sinh thì có phúc hơn là kẻ cầm quyền hiếu sát, khát máu! 
Đặc biệt, người đứng đầu một đất nước, trước hết, phải là người biết sống một cách 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 682-689 
686 
thanh cao, đừng vì những thú vui nhất thời mà làm hại cuộc sống của biết bao sinh linh, bởi 
vì: “Mỗi một chút của cải trong cung này đều là mỡ máu của dân góp lại, chớ có nên xài 
phí” (Tran, 2019b, p.416). Và hơn nữa, đừng bao giờ nghĩ rằng ở nơi cung vàng điện ngọc, 
vật dụng xa hoa, tiêu xài hoang phí mới là biểu hiện để chứng minh sự sang quý, uy quyền! 
Bởi vì, theo lời của Đức Từ Dụ thái hậu dạy con mình (vua Tự Đức): 
Sang quý đâu có phải ở nhà rộng, thềm cao, đồ dùng xa hoa rực rỡ đâu? Ngày xưa khi mẹ còn 
nhỏ, ông ngoại con thanh liêm lắm, cho nên trong nhà tiêu xài rất cần kiệm, có khi đến tối 
không đủ dầu mà thắp khuya. Vậy mà từ vua đến dân không ai không quý trọng ông ngoại 
con, đến bây giờ vẫn có người nhắc nhở. Vậy mới đúng là sang quý đó! (Tran, 2019b, p.416). 
Mượn những câu chuyện quá khứ để gửi gắm những ý niệm hôm nay – đó mới chính 
là cốt lõi của giá trị, của tính hiện đại mà tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu âm thầm chất 
chứa chứ không phải phô trương bằng những thủ pháp nghệ thuật mới mẻ! Xã hội hiện thời 
bao giờ cũng có những vấn đề của nó. Có những vấn đề không thể nói ra và giải quyết được 
trong thực tế nên độc giả muốn giải tỏa những ức chế này bằng con đường văn học, nghệ 
thuật. Những câu chuyện về đề tài lịch sử chính là một trong số những phương thức “chữa 
lành” hết bao bức xúc trong lòng độc giả. Có thể đây cũng là một trong những nguyên nhân 
chủ yếu giúp cho tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu được công chúng yêu thương và đón 
nhận nồng nhiệt. 
2.4. Bài học về cách dùng người hiền tài của những bậc tiền nhân 
Trong bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” Từ Dụ thái hậu, bên cạnh 
việc miêu tả hấp dẫn những âm mưu, cuộc chiến ác liệt nhuốm đầy máu tươi bởi tham vọng 
quyền lực nơi hậu cung, Trần Thùy Mai vẫn mang đến cho người đọc những bài học sâu sắc 
về quá trình tuyển chọn nhân sự, về cách dùng người hiền tài của những bậc tiền nhân. Đó 
là những quy cách nghiêm khắc trong việc dạy dỗ những hoàng tử cả văn lẫn võ: “Hôm nay 
các hoàng tử sẽ tập viết lối chữ chân. Còn các hoàng tử nhỏ sẽ học tiếp Kinh thi” (Tran, 
2019a, p.200); “Cả mấy triệu người, ngày nào cũng sống, mà sống tức là cày cấy, buôn bán, 
tranh kiện, đi lại, tất cả những hoạt động ấy tác động lên trên, cấp này qua cấp khác, cuối 
cùng là cô đúc vào chồng tấu sớ này. Dân sinh sống không một ngày ngừng lại, thì công việc 
của hoàng đế đâu có thể giảm hay nghỉ tùy thích được?” (Tran, 2019b, p.297). Việc chọn ai 
là người kế nghiệp vương triều luôn được đảm bảo đúng đạo lí và hợp lòng dân, phải có tài 
có đức, luôn tránh hết sức việc phế trưởng lập thứ: 
Không phải phụ hoàng bỏ trưởng lập thứ, mà phụ hoàng phải tìm người xứng đáng để giao 
việc lớn. Lòng ta đối với con vẫn thương yêu, nên ta dặn con, hãy biết sống khiêm nhường, an 
phận, làm một ông hoàng tử tế, thì cuộc đời con cũng sẽ an lành. Nếu con sống tử tế thì vua 
mới cũng sẽ trọng đãi con, con cứ yên lòng đừng ngại! (Tran, 2019b, p.371). 
Đặc biệt, hoàng đế đương triều luôn cân nhắc kĩ lưỡng mọi yếu tố có thể chi phối đến 
người kế nghiệp như tính cách, tấm lòng, khí chất: “Đán bây giờ cũng như Cảnh trước kia, 
thường quá thiên về Tây; Đảm thì ngược lại, quá khắt khe bài xích họ; hai cái đều có chỗ rất 
dở” (Tran, 2019a, p.139). Hoàng đế Minh Mạng tuy đã có ý chọn Miên Tông kế nghiệp từ 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Ngô Kim Hải 
687 
trước, nhưng hoàng đế vẫn chưa thật yên tâm vì: 
Trong thời bình thì được, Tông sẽ là một ông vua tốt, trung hậu, nhân ái, nhún nhường, được 
bầy tôi yêu mến. Nhưng Tông quá hiền hòa! Khi cần quyết đoán, sẽ rất là bất cập. Mà nếu 
không chọn Tông? Thì lại rơi vào cái bi kịch bỏ trưởng lập thứ, cũng lại là mầm loạn (Tran, 
2019b, p.220). 
Lịch sử miêu tả ông là con người hành động, nhiều quyết định đến mức cực đoan, tàn 
nhẫn. Dưới ngòi bút của Trần Thùy Mai, bên trong vị hoàng đế ấy là những trăn trở, nỗi niềm 
đến khổ sở; là biết bao cơn bão lòng đến đớn đau. Lịch sử luôn ghi chép kết quả, tức sự thể hiện 
bằng những hành động bên ngoài. Người viết tiểu thuyết đi sâu vào vùng mờ nội tâm nhân vật, 
cùng nếm trải biết bao cơn bão dữ dội cuộn xoáy bên trong từng con người cá nhân. Nhờ những 
chi tiết tưởng tượng này, Trần Thùy Mai đã khéo léo truyền tải những bài học cho hậu thế hôm 
nay. Ta sẽ không thể tìm thấy những dòng chữ trong Từ Dụ thái hậu ở bất cứ một cuốn chính 
sử nào. Có thể nói, khả năng sáng tạo, hư cấu của nhà văn Trần Thùy Mai đã góp phần giúp 
độc giả hiểu một cách tường tận hơn nhiều sự kiện trong tài liệu lịch sử. 
Trần Thùy Mai còn đem đến cho đọc giả bài học về những toan tính để giao trách nhiệm 
cho phù hợp với từng người. Khi vua Gia Long nghe được “chuyện đấu khẩu ở Mộc Lan đình” 
giữa Nhị phi Trần Thị Đang và Phạm Đăng Hưng, hoàng đế nhận ra ở con người Phạm Đăng 
Hưng một tiết tháo ngay thẳng, khí chất ngút trời và ngay lập tức “bổ nhiệm Phạm Đăng Hưng 
làm Thượng thư bộ Lễ” (Tran, 2019a, p.51). Vua Minh Mạng thấu rõ cõi lòng Phạm Đăng 
Hưng, cho nên, hoàng đế quyết định: “Nay trẫm giao cho khanh làm Tổng tài Quốc sử quán, lo 
việc chép sử, kiêm cả việc biên soạn gia phả hoàng tộc” (Tran, 2019a, p.267). Khi giao công 
việc chép sử cho Phạm Đăng Hưng, hoàng đế Minh Mạng đã cảm nhận được sức nặng từ mỗi 
câu chữ trong chính sử và cả những gian nguy của người chép sử: 
Việc này khó lắm không phải dễ, bởi cầm bút viết một chữ không khó, nhưng để viết một chữ 
đôi khi phải chống chọi lại với ngàn binh đao trước mặt. Không vững vàng, bản lĩnh, không 
làm việc này được! Biết vậy nên trẫm ân cần giao cho khanh. Khanh hãy nhớ lời trẫm! 
(Tran, 2019a, p.267). 
Chính cách nhìn người, hiểu người, dùng người thấu tình đạt lí của hoàng đế Minh 
Mạng đã khiến Phạm Đăng Hưng bàng hoàng cảm động: “Hoàng thượng sáng suốt, đã hiểu 
thần hơn cả chính thần! Người xưa nói kẻ sĩ gặp được người hiểu mình, có thể chết không 
ân hận. Thần nay quả thật có chết cũng không tiếc gì nữa!” (Tran, 2019a, p.267). Với tư duy 
hiện đại về lịch sử, Trần Thùy Mai đã nhìn ngắm quá khứ từ những góc nhìn mới, có chiều 
sâu nhân văn, nhân bản hơn. Lịch sử trong tác phẩm Từ Dụ thái hậu là lịch sử thuộc về cá 
nhân, lịch sử ghi dấu từng thân phận con người, những con người đời thường trước khi trở 
thành những bậc vĩ nhân, những con người đã được lịch sử gọi tên, “chọn mặt gửi vàng” để 
kiến tạo nên số phận của chính nó. 
Nhà văn Hoàng Quốc Hải từng chia sẻ: “Thông điệp của một tác phẩm tầm cỡ, chính 
là giá trị nhân văn, tư tưởng của chính tác phẩm đó. Một tác phẩm văn học sáng giá phải là 
tác phẩm có tầm tư tưởng vượt lên cả thời đại. Và đó chính là thông điệp mà tác giả kí thác 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 682-689 
688 
vào tác phẩm” (Dinh, 2013, p.271). Nói rõ hơn, thông điệp của nhà văn gửi vào tác phẩm 
tiểu thuyết lịch sử không đơn giản chỉ là “nhìn lại” quá khứ và đúc kết bài học của quá khứ, 
cho quá khứ. Hiện nay, góc nhìn của tác giả không đơn thuần chỉ là góc nhìn lịch sử. Thông 
điệp quan trọng nhất của người cầm bút viết về đề tài lịch sử, suy cho cùng, chính là “thông 
điệp trước những vấn đề của thời đại hiện nhà văn đang sống” (Dinh, 2013, p.279). Có thể 
nói, một nền văn học, nghệ thuật vững mạnh của một dân tộc không thể chỉ sống dựa vào 
hiện tại, mà phải được đặt nền móng vững chắc từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai. 
Những gì đã xảy ra/ có thể xảy ra trong quá khứ, dẫu thánh thiện hay xấu ác, dẫu đáng tự 
hào hay đau buồn, tủi nhục, vẫn là những bài học quý giá cho chúng ta hôm nay đang từng 
bước viết nên trang sử mới của dân tộc. 
Nếu người chép sử chỉ “kể” lại lịch sử thì người viết tiểu thuyết lịch sử phải tái hiện, 
làm mới lịch sử, hay nói đơn giản hơn là dùng lịch sử để gửi gắm những bài học, thông điệp 
cho hôm nay thông qua những hiệu ứng thẩm mĩ – chính là mục đích của những nhà văn viết 
về đề tài lịch sử. Có thể nói, trên cái “đinh” lịch sử, nhà văn “treo” những thông điệp hiện 
đại, bài học đương đại. Mượn những câu chuyện xưa cũ để truyền tải những ý tưởng hôm 
nay mới chính là giá trị lõi cốt của tính hiện đại mà một tác phẩm văn học nghệ thuật đem 
đến, chứ không phải cứ mải mê lắp ghép những thủ pháp nghệ thuật xa lạ. Bởi lẽ, suy cho 
cùng, giá trị quan trọng nhất, to lớn nhất, vĩ đại nhất của quá khứ chính là những bài học 
kinh nghiệm từ xương máu để lại cho hậu thế! 
Trần Thùy Mai không “chụp mũ” lịch sử cho những người phụ nữ bằng motif “nhan 
sắc khuynh thành”, “má hồng là nước lụt”, “hậu phi tham chính gây họa”. Trần Thùy Mai 
cũng không đặt sự phát triển hay lung lay của cả một vương triều lên đôi vai nữ giới như 
những tác phẩm viết về đề tài hậu cung, hậu phi từng thể hiện. Có thể nói, những người phụ 
nữ trong tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu không phải là phương tiện lịch sử, mà chính là 
những người làm chủ lịch sử và đặc biệt nhất là những người có quyền năng thay đổi lịch sử 
của cả một vương triều chói lọi. Suy cho cùng, những người phụ nữ ấy đều để lại những dấu 
ấn và ảnh hưởng riêng biệt trên quá trình phát triển lịch sử của triều đại phong kiến cuối 
cùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, bằng chính điều mà chúng ta thường gọi là thiên – 
tính – nữ. 
3. Kết luận 
Nữ nhà văn đất cố đô Trần Thùy Mai đã tinh tế gửi những bài học lịch sử vào trong 
từng lời thoại của các nhân vật một cách tự nhiên, hợp hoàn cảnh, hợp tình, hợp lí. Đấy có 
thể là những thông điệp được chắt ra từ nước mắt và máu xương trong quá khứ, cũng có thể 
là những suy tư thâm trầm giữa một thực tại mà thật – giả, trắng – đen, “tranh tối tranh sáng” 
lẫn lộn vào nhau Dẫu có là gì đi nữa thì những bài học ấy chắc chắn có giá trị rất lớn cho 
cuộc sống hôm nay và cả tương lai nữa. Suy cho cùng, lịch sử không còn là một/ những quá 
khứ đóng khung khép kín như chúng ta vẫn thường nghĩ và lầm tưởng. Lịch sử cũng chính 
là hiện tại và tương lai! 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Ngô Kim Hải 
689 
❖ Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
❖ Lời cảm ơn: Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân, PGS.TSKH. 
Bùi Mạnh Nhị, cùng quý bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Dinh, X. D. (2013). Sang tao van hoc nghe thuat ve de tai lich su [Creative Art in Literature 
regarding history topics]. Hanoi: National Politics Publishing House. 
Tran, T. M. (2019a). Tu Du thai hau [Queen mother Tu Du]. Hanoi: Women Publishing House. 
Tran, T. M. (2019b). Tu Du thai hau [Queen mother Tu Du]. Hanoi: Women Publishing House. 
HISTORICAL LESSONS FOR THE PRESENT AND FUTURE 
Ngo Kim Hai 
Saigon University, Vietnam 
Corresponding author: Ngo Kim Hai – Email: ngokimhai@gmail.com 
Received: December 17, 2020; Revised: January 06, 2021; Accepted: April 22, 2021 
ABSTRACT 
This paper is inspired by an event of asserting Tran Thuy Mai as a historical novel writer. 
Starting with the writer’s doubts and preoccupation with the past, the authors have deeply analysed 
“Tu Du Thai Hau” novel to understand the complexity of historical events and humanity in different 
dimensions. One of the highlights in the novel is that the writer proposed the manipulation of historic 
lessons for the present and future, which has contributed to its resounding success. There are four 
types of lessons mentioned above: (a) justice in life, (b) the power avaricious, (c) the reigning 
methodology, and (d) the significant use of talents. An interdisciplinary approach has been 
conducted to research inner context boundaries and emphasize the intimate relationship between the 
writer’s cultural experience and creative personality. The article is also aimed at appraising and 
recognizing Tran Thuy Mai’s contributions to the contemporary Vietnamese literature in general 
and the historical novel genre in particular. 
Keywords: historical lesson; Tran Thuy Mai; Tu Du thai hau; the historical novel genre 

File đính kèm:

  • pdfbai_hoc_lich_su_cho_hien_tai_va_tuong_lai.pdf