Bài giảng Kế toán trên máy vi tính

Môn Kế toán trên máy vi tính là môn học chuyên ngành trong khung

chương trình đào tạo của ngành kế toán và các ngành kinh tế khác của trường

Đại học Lâm nghiệp. Mục tiêu của môn học nhằm nâng cao kỹ năng nghề kế

toán và khả năng tiếp cận thực tiễn cho sinh viên, trang bị cho sinh viên kiến

thức cơ bản về hệ thống phần mềm kế toán, tiêu chuẩn lựa chọn và đánh giá

phần mềm, các loại phần mềm và các nhà cung cấp phần mềm trên thị trường.

Cung cấp cho sinh viên quy trình xử lý của phần mềm kế toán nói chung và

phần mềm kế toán MISA SME.NET 2015 nói riêng; giúp sinh viên sau khi tốt

nghiệp ra trường tiếp cận nhanh với phần mềm MISA cũng như các phần mềm

kế toán khác sẵn có tại doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể làm việc một cách hiệu

quả nhất, mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp mình.

Chính vì vậy, bài giảng Kế toán trên máy vi tính được tổ chức biên soạn

nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy và mục tiêu

đào tạo của trường Đại học Lâm nghiệp đồng thời phục vụ công tác giảng dạy

cho sinh viên chuyên ngành kế toán và một số ngành kinh tế khác thuộc các hệ

đào tạo Đại học chính quy, vừa làm vừa học, liên thông của trường Đại học Lâm nghiệp

Bài giảng Kế toán trên máy vi tính trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán trên máy vi tính trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán trên máy vi tính trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán trên máy vi tính trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán trên máy vi tính trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán trên máy vi tính trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán trên máy vi tính trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán trên máy vi tính trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán trên máy vi tính trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán trên máy vi tính trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 241 trang minhkhanh 11600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán trên máy vi tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán trên máy vi tính

Bài giảng Kế toán trên máy vi tính
 ThS. Nguyễn Thị Bích Diệp (Chủ biên) 
 ThS. Lưu Thị Thảo 
 KÕ TO¸N 
 TR£N M¸Y VI TÝNH 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017 
 ThS. Nguyễn Thị Bích Diệp (Chủ biên) 
 ThS. Lưu Thị Thảo 
 BÀI GIẢNG 
KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017 
 1 
2 
 LỜI NÓI ĐẦU 
 Môn Kế toán trên máy vi tính là môn học chuyên ngành trong khung 
chương trình đào tạo của ngành kế toán và các ngành kinh tế khác của trường 
Đại học Lâm nghiệp. Mục tiêu của môn học nhằm nâng cao kỹ năng nghề kế 
toán và khả năng tiếp cận thực tiễn cho sinh viên, trang bị cho sinh viên kiến 
thức cơ bản về hệ thống phần mềm kế toán, tiêu chuẩn lựa chọn và đánh giá 
phần mềm, các loại phần mềm và các nhà cung cấp phần mềm trên thị trường. 
Cung cấp cho sinh viên quy trình xử lý của phần mềm kế toán nói chung và 
phần mềm kế toán MISA SME.NET 2015 nói riêng; giúp sinh viên sau khi tốt 
nghiệp ra trường tiếp cận nhanh với phần mềm MISA cũng như các phần mềm 
kế toán khác sẵn có tại doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể làm việc một cách hiệu 
quả nhất, mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp mình. 
 Chính vì vậy, bài giảng Kế toán trên máy vi tính được tổ chức biên soạn 
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy và mục tiêu 
đào tạo của trường Đại học Lâm nghiệp đồng thời phục vụ công tác giảng dạy 
cho sinh viên chuyên ngành kế toán và một số ngành kinh tế khác thuộc các hệ 
đào tạo Đại học chính quy, vừa làm vừa học, liên thông của trường Đại học Lâm nghiệp. 
 Bài giảng Kế toán trên máy vi tính gồm 11 chương do ThS. Nguyễn Thị 
Bích Diệp làm chủ biên và chịu trách nhiệm biên soạn các chương 1, 2, 3, 4, 5; 
Ths.Lưu Thị Thảo biên soạn các chương 6, 7, 8, 9, 10,11. 
 Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng 
để bài giảng đảm bảo được tính khoa học, thời sự và gắn liền với thực tiễn Việt 
Nam. Tuy nhiên, bài giảng được biên soạn trong bối cảnh chế độ kế toán, các 
quy định pháp lý về kế toán, kiểm toán đang trong giai đoạn thay đổi và hoàn 
thiện. Do vậy, bài giảng không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm tác giả rất 
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà khoa học, các nhà 
quản lý, các đồng nghiệp và sinh viên đọc để bài giảng được hoàn thiện hơn. 
 Nhóm tác giả 
 3 
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 
 1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 
 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 
 3 BHYT Bảo hiểm y tế 
 4 CCDC Công cụ dụng cụ 
 5 CĐKT Cân đối kế toán 
 6 CĐTK Cân đối tài khoản 
 7 GTGT Giá trị gia tăng 
 9 HĐ Hóa đơn 
10 HMLK Hao mòn lũy kế 
11 KPCĐ Kinh phí công đoàn 
12 KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh 
13 NLĐ Người lao động 
14 NSD Người sử dụng 
15 NVL Nguyên vật liệu 
16 QLDN Quản lý doanh nghiệp 
17 SXKD Sản xuất kinh doanh 
18 THCP Tập hợp chi phí 
19 TK Tài khoản 
20 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 
21 TSCĐ Tài sản cố định 
22 TTĐB Tiêu thụ đặc biệt 
23 XDCB Xây dựng cơ bản 
 4 
 Chương 1 
 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH 
 Sau khi hoàn thành chương này, sinh viên nắm được: 
 Khái niệm phần mềm kế toán 
 Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán 
 Lợi ích và tính ưu việt của phần mềm kế toán 
 Phân loại phần mềm kế toán 
 Các tiêu chuẩn và điều kiện của một phần mềm kế toán 
 Quy định của Bộ Tài chính về hình thức kế toán máy 
 Trình tự đưa phần mềm kế toán vào ứng dụng 
 Một số phần mềm nước ngoài và trong nước 
1.1. Khái niệm và mô hình hoạt động của phần mềm kế toán 
1.1.1. Khái niệm phần mềm kế toán 
 Phần mềm kế toán: Là hệ thống các chương trình máy tính dùng để tự 
động xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu lập chứng 
từ gốc, phân loại chứng từ, ghi chép sổ sách, xử lý thông tin trên các chứng 
từ, sổ sách theo quy định của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và 
báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và các báo cáo thống kê phân tích 
tài chính khác. 
 Tóm lại: 
 - Phần mềm kế toán đơn thuần là một công cụ ghi chép, lưu trữ, tính 
toán, tổng hợp trên cơ sở các dữ liệu đầu vào là các chứng từ gốc. 
 - Quá trình xử lý phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chế độ ban 
hành. 
 - Độ chính xác của đầu ra báo cáo phụ thuộc vào yếu tố con người như 
kế toán thủ công. 
 5 
1.1.2. Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán 
 Sơ đồ 1.1. Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán 
 Thông thường hoạt động của một phần mềm kế toán được chia làm 3 
công đoạn: 
 Công đoạn 1: Nhận dữ liệu đầu vào 
 - Trong công đoạn này NSD phải tự phân loại các chứng từ phát sinh 
trong quá trình hoạt động kinh tế sau đó nhập bằng tay vào hệ thống tuỳ theo 
đặc điểm của từng phần mềm cụ thể. 
 - Các chứng từ sau khi được nhập vào phần mềm sẽ được lưu trữ vào 
trong máy tính dưới dạng một hoặc nhiều tệp dữ liệu. 
 Công đoạn 2: Xử lý 
 - Công đoạn này thực hiện việc lưu trữ, tổ chức thông tin, tính toán các 
thông tin tài chính kế toán dựa trên thông tin của các chứng từ đã nhập trong 
công đoạn 1 để làm căn cứ kết xuất báo cáo, sổ sách, thống kê trong công đoạn sau. 
 - Trong công đoạn này sau khi NSD quyết định ghi thông tin chứng từ đã 
nhập vào nhật ký (đưa chứng từ vào hạch toán) phần mềm sẽ tiến hành trích lọc 
các thông tin cốt lõi trên chứng từ để ghi vào các nhật ký, sổ chi tiết liên quan, 
đồng thời ghi các bút toán hạch toán lên sổ cái và tính toán, lưu giữ kết quả cân 
 6 
đối của từng tài khoản. 
 Công đoạn 3: Kết xuất dữ liệu đầu ra 
 - Căn cứ trên kết quả xử lý dữ liệu kế toán trong công đoạn 2, phần mềm 
tự động kết xuất báo cáo tài chính, báo cáo thuế, sổ chi tiết, báo cáo thống kê, 
phân tích,... Từ đó, NSD có thể xem, lưu trữ, in ấn hoặc xuất khẩu dữ liệu, để 
phục vụ cho các mục đích phân tích, thống kê, quản trị hoặc kết nối với các hệ 
thống phần mềm khác. 
 - Tuỳ theo nhu cầu của NSD thực tế cũng như khả năng của từng phần 
mềm kế toán, NSD có thể thêm, bớt hoặc chỉnh sửa các báo cáo nhằm đáp ứng 
được yêu cầu quản trị của đơn vị. 
 Tóm lại, mô hình hoạt động trên cho thấy các chứng từ  ... 
- Nhấn Cất để lưu chứng từ phân bổ vừa lập. 
 229
11.4.5. Khoá sổ cuối kỳ 
 Sau khi thực hiện bút toán kết chuyển lãi lỗ, kế toán kiểm tra lại các báo 
cáo rồi tiến hành khoá sổ sau khi kết thúc kỳ kế toán. Sau khi khoá sổ, mọi 
chứng từ kể từ ngày khoá sổ trở về trước sẽ không thể sửa đổi, điều này tạo ra 
sự an toàn đối với dữ liệu kế toán của doanh nghiệp. 
 Để tiến hành khoá sổ, thực hiện như sau => Tại phân hệ Tổng hợp, 
chọn chức năng Khoá sổ kỳ kế toán (hoặc vào menu Nghiệp vụ\Tổng 
hợp\Khoá sổ kỳ kế toán), sau đó khai báo các thông tin chi tiết sau: 
 - Chọn ngày khoá sổ mới: 31/12/2015 
 - Nhấn Thực hiện để chương trình tiến hành khoá sổ. 
 Trong trường hợp thực hiện khoá sổ, xuất hiện một số chứng từ không 
ghi được sổ, phần mềm sẽ yêu cầu NSD phải xử lý các chứng từ này trước 
khi khoá sổ. Khi tất cả các chứng từ đã được ghi sổ, phần mềm sẽ báo khoá sổ 
thành công. 
11.5. Xem báo cáo tài chính 
11.5.1. Báo cáo tài chính 
 * Nội dung: Cho phép lập báo tài chính theo quý, năm, 6 tháng đầu năm, 6 
tháng cuối năm, bộ báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết 
quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài 
chính sẽ được lập riêng. 
 230
 Việc lập báo cáo tài chính sẽ giúp lưu lại được số liệu đã chốt tại thời 
điểm cuối kỳ, các thay đổi của chứng từ sẽ không ảnh hưởng đến số liệu báo 
cáo tài chính đã lập, nếu NSD có nhu cầu lấy dữ liệu mới từ chứng từ thì vào 
thực hiện sửa báo cáo và nhấn nút Lấy lại dữ liệu. 
 * Nguyên tắc lập: 
 Bảng cân đối kế toán: 
 - Phải hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, tiến hành 
khoá sổ kế toán, tính số dư cuối kỳ. 
 - Kiểm tra lại số liệu ghi trên cột "Số cuối kỳ" của Bảng cân đối kế toán 
ngày 31/12 năm trước. 
 - Không được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ và Có của các tài khoản thanh toán. 
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 
 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước. 
 - Sổ kế toán chi tiết, tổng hợp trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. 
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 
 - Theo phương pháp gián tiếp: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; 
Bảng cân đối kế toán; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước; Các tài liệu khác. 
 - Theo phương pháp trực tiếp: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo lưu chuyển 
tiền tệ kỳ trước; Sổ kế toán thu chi vốn bằng tiền; Sổ kế toán theo dõi các khoản 
phải thu, phải trả. 
 * Note: Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2015 chỉ trợ giúp NSD lập Báo 
cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp. 
 * Cơ sở số liệu: 
 Bảng cân đối kế toán: 
 - Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết. 
 - Căn cứ vào bảng cân đối kế toán kỳ trước (quý trước, năm trước). 
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 
 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước. 
 - Sổ kế toán chi tiết, tổng hợp trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. 
 * Thiết lập công thức báo cáo trên máy: 
 Phần mềm kế toán đã thiết lập sẵn công thức của từng chỉ tiêu trên báo 
cáo. Hơn thế nữa, phần mềm MISA SME.NET 2015 có thêm phần thiết lập 
công thức linh động cho phép kế toán có thể sửa đổi một số chỉ tiêu trong 
trường hợp cần thiết. 
 231
 * Xem báo cáo: 
 Tại phân hệ Tổng hợp, chọn chức năng Lập báo cáo tài chính (hoặc 
trên tab Lập BCTC chọn chức năng Thêm\Báo cáo tài chính): 
 - Chọn kỳ báo cáo là Quý I/2015 
 - Tích chọn các phụ lục in kèm báo cáo tài chính là Báo cáo kết quả kinh 
 doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 
 - Nhấn Đồng ý, phần mềm sẽ tự động in ra các báo cáo: 
 + Bảng cân đối kế toán: 
 232
 + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
 + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 
 Nhấn Cất để lưu báo cáo tài chính vừa lập. 
11.5.2. Thuyết minh báo cáo tài chính 
 * Nội dung: Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo mô tả mang tính 
tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong 
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu 
chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu kế toán cụ 
thể, Thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác 
nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết trong việc trình bày trung thực, hợp lý Báo 
cáo tài chính. 
 233
* Thuyết minh báo cáo tài chính gồm các phần sau: 
- Phần I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. 
- Phần II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán. 
- Phần III. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng. 
- Phần IV. Các chính sách kế toán áp dụng. 
- Phần V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân 
đối kế toán. 
- Phần VI. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo 
kết quả hoạt động kinh doanh. 
- Phần VII. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo 
lưu chuyển tiền tệ. 
- Phần VIII. Những thông tin khác. 
* Cơ sở số liệu: 
- Các sổ kế toán kỳ báo cáo. 
- Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo. 
- Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ báo cáo. 
- Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước. 
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp. 
* Xem báo cáo: 
Tại phân hệ Tổng hợp, chọn tab Lập BCTC, sau đó chọn chức năng 
Thêm\Thuyết minh báo cáo tài chính): 
- Chọn kỳ báo cáo là Quý I/2015 
- Nhấn Đồng ý, phần mềm sẽ tự động in ra thuyết minh báo cáo tài chính: 
 234
 Nhấn In để xem báo cáo: 
 CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Nhiệm vụ kế toán tổng hợp là gì? 
2. Trình bày lại các bút toán cuối kỳ và xác định kết quả kinh doanh 
3. Báo cáo tài chính năm bao gồm những báo cáo nào? 
 235
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Bộ Tài chính (2005), Thông tư 103/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính ký 
ngày 4/11/2005 về việc “Hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán”. 
 2. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của 
Bộ Tài chính về Chế độ kế toán doanh nghiệp và Thông tư 133/2016/TT-BTC 
ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính: Hướng dẫn Chế độ kế toán danh nghiệp vừa 
và nhỏ. 
 3. Bộ Tài chính (2015), Hệ thống tài khoản kế toán, NXB Tài chính, Hà nội. 
 4. Ngô Thế Chi - Trương Thị Thuỷ (2012): Giáo trình kế toán tài chính. 
NXB Tài chính, Hà Nội. 
 5. Công ty cổ phần Misa (2009), “Hướng dẫn tác nghiệp Misa-SME phần 
mềm kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hà Nội 
 6. Công ty cổ phần phát triển phần mềm ACMAN (2012), “Kế toán máy, 
phần mềm kế toán doanh nghiệp ACMAN”, Hà Nội. 
 7. Mekong Capital Ltd (2004), “Những vấn đề Quan trọng khi đánh giá 
Phần mềm Kế toán và ERP tại Việt Nam. 
 236
 MỤC LỤC 
 LỜI MỞ ĐẦU3 
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH.5 
1.1. Khái niệm và mô hình hoạt động của phần mềm kế toán...5 
1.1.1. Khái niệm phần mềm kế toán.5 
1.1.2. Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán..6 
1.2. Lợi ích và tính ưu việt của việc sử dụng phần mềm kế toán7 
1.2.1. Lợi ích của việc sử dụng phần mềm kế toán...7 
1.2.2. Tính ưu việt của phần mềm kế toán so với kế toán thủ công8 
1.3. Phân loại phần mềm kế toán.9 
1.3.1. Phân loại theo bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh9 
1.3.2. Phân loại theo hình thức sản phẩm...9 
1.4. Các tiêu chuẩn và điều kiện của một phần mềm kế toán11 
1.4.1. Tiêu chuẩn của phần mềm kế toán.11 
1.4.2. Điều kiện của phần mềm kế toán.........11 
1.5. Quy định của Bộ Tài chính về hình thức kế toán máy...12 
1.5.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán máy...12 
1.5.2. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy. 13 
1.6. Trình tự đưa phần mềm kế toán vào ứng dụng13 
1.7. Một số phần mềm nước ngoài và trong nước..13 
1.7.1. Phần mềm nước ngoài.13 
1.7.2. Phần mềm trong nước.14 
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MISA SME.NET 2015 .16 
2.1. Những vấn đề chung về phần mềm MISA SME.NET 2015..16 
2.2. Hướng dẫn cài đặt và thiết lập thông tin ban đầu...16 
2.2.1. Điều kiện..16 
2.2.2. Chuẩn bị cài đặt..17 
2.2.3. Kiểm tra hệ điều hành và máy tính..17 
 2.2.4. Kiểm tra ổ đĩa cứng.18 
 2.2.5. Thực hiện cài đặt...18 
2.2.6. Các phím tắt trên phần mềm.......22 
2.3. Các bước mở sổ kế toán trên phần mềm MISA SME.NET 2015...24 
2.4. Phân công công việc và quyền hạn trong phòng kế toán...29 
2.4.1. Vai trò quyền hạn..29 
2.4.2. Quản lý người dùng.31 
2.5. Thiết lập thông tin ban đầu32 
 2.5.1. Khai báo các danh mục...32 
2.5.2. Một số các tùy chọn chung khác...45 
2.6. Nhập số dư ban đầu45 
2.6.1. Nhập số dư tài khoản thông thường46 
2.6.2. Nhập số dư tài khoản ngân hàng.47 
2.6.3. Nhập số dư công nợ khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên48 
2.6.4. Nhập số dư tồn kho vật tư, hàng hóa...48 
 237
2.6.5. Nhập số dư chi phí dở dang..50 
2.6.6. Khai báo tài sản cố định, công cụ dụng cụ đầu kỳ51 
2.7. Một số chức năng khác51 
2.7.1. Lưu trữ, bảo quản sổ kế toán52 
2.7.2. Cập nhật phần mềm theo thông báo của nhà cung cấp...52 
2.7.4. Quản lý hệ thống sổ quản trị hoặc Sổ tài chính..55 
2.7.5. Nhập, xuất dữ liệu trên phần mềm kế toán..56 
CÂU HỎI ÔN TẬP.58 
Chương 3. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN...59 
3.1. Mô hình hóa hoạt động thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.59 
3.1.1. Mô hình hóa hoạt động thu chi tiền mặt59 
3.1.2. Mô hình hóa hoạt động thu chi tiền gửi.61 
 3.2. Nhập chứng từ vào phần mềm kế toán..62 
3.2.1. Kế toán thu, chi tiền mặt62 
3.2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng...73 
3.3. Xem và in báo cáo82 
 3.3.1. Xem và in báo cáo tiền mặt tại quỹ...82 
 3.3.2. Xem và in báo cáo tiền gửi ngân hàng...84 
CÂU HỎI ÔN TẬP.85 
Chương 4. KẾ TOÁN MUA HÀNG VÀ CÔNG NỢ PHẢI TRẢ86 
4.1. Mô hình hóa hoạt động mua hàng và công nợ phải trả86 
4.2. Nhập chứng từ kế toán mua hàng và công nợ phải trả vào phần mềm..86 
 4.2.1. Kế toán mua hàng trong nước86 
4.2.2. Mua hàng nhập khẩu.96 
 4.2.3 . Kế toán công nợ phải trả và đối trừ chứng từ.....99 
4.3. Xem và in báo cáo liên quan đến mua hàng và công nợ phải trả..102 
4.3.1. Sổ chi tiết mua hàng..102 
4.3.2. Sổ nhật ký mua hàng..103 
4.3.3. Tổng hợp công nợ phải trả nhà cung cấp...103 
CÂU HỎI ÔN TẬP...104 
Chương 5. KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ CÔNG NỢ PHẢI THU..105 
5.1. Mô hình hoạt động..105 
5.2. Nhập chứng từ kế toán bán hàng và công nợ phải thu vào phần mềm kế toán..106 
5.2.1. Bán hàng hóa, dịch vụ trong nước..106 
5.2.2. Bán hàng xuất khẩu122 
5.2.3. Kế toán công nợ phải thu.124 
5.2.4. Một số tiện ích khác.124 
5.3. Xem và in báo cáo liên quan đến bán hàng.127 
5.3.1. Sổ nhật ký bán hàng127 
5.3.2. Sổ chi tiết bán hàng.128 
5.3.3. Tổng hợp công nợ phải thu khách hàng..129 
CÂU HỎI ÔN TẬP...130 
Chương 6. KẾ TOÁN KHO131 
6.1. Mô hình hoá hoạt động nhập, xuất kho.131 
 238
6.2. Nhập chứng từ Nhập kho vào phần mềm132 
6.2.1. Nhập chứng từ nhập kho thành phẩm sản xuất132 
6.2.2. Nhập chứng từ nhập kho từ lệnh sản xuất133 
6.2.3. Nhập chứng từ Nhập kho hàng bán bị trả lại...135 
6.2.4. Nhập chứng từ Nhập kho khác..136 
6.3. Nhập chứng từ Xuất kho vào phần mềm..137 
6.3.1. Nhập chứng từ Xuất kho bán hàng..137 
6.3.2. Nhập chứng từ Xuất kho sản xuất...138 
6.3.3. Nhập chứng từ Xuất kho sản xuất từ lệnh sản xuất..139 
6.3.4. Các nghiệp vụ xuất kho khác.140 
6.3.5. Kiểm kê vật tư, hàng hoá.141 
6.3.6. Chức năng bổ sung khác..142 
6.3.7. Xem và in báo cáo kho..144 
6.4. Công cụ dụng cụ...146 
6.4.1. Tăng, giảm công cụ dụng cụ..146 
6.4.2. Phân bổ CCDC149 
6.4.3. Điều chỉnh CCDC..151 
6.4.4. Điều chuyển CCDC152 
6.4.5. Ghi giảm CCDC..152 
6.4.6. Kiểm kê CCDC153 
6.4.7. Xem báo cáo phân tích.154 
CÂU HỎI ÔN TẬP...154 
Chương 7. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH...155 
7.1. Mô hình hoá hoạt động tăng, giảm tài sản cố định......155 
7.1.1. Kế toán tăng tài sản cố định.155 
7.1.2. Kế toán giảm tài sản cố định.156 
7.2. Các chứng từ đầu vào liên quan...157 
7.3. Nhập dữ liệu vào phần mềm.157 
7.3.1. Khai báo TSCĐ đầu kỳ (tham khảo mục 2.6.6 chương 2)...157 
7.3.2. Ghi tăng TCSĐ.157 
7.3.3. Ghi giảm TSCĐ159 
7.3.4. Tính khấu hao TSCĐ..160 
7.3.5. Nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ.161 
7.3.6. Đánh giá lại TSCĐ cuối năm161 
7.3.7. Điều chuyển TSCĐ..162 
7.3.8. Kiểm kê TSCĐ.162 
7.4. Xem báo cáo phân tích164 
CÂU HỎI ÔN TẬP.164 
Chương 8. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG165 
8.1. Mô hình hoá hoạt động tiền lương và các khoản trích theo lương...165 
8.2. Các chứng từ đầu vào và thiết lập các quy định...166 
8.2.1. Các chứng từ đầu vào.166 
8.2.2. Thiết lập các quy định166 
8.3. Khai báo nhân viên...168 
 239
8.4. Bảng chấm công và tổng hợp chấm công.168 
8.4.1. Bảng chấm công..168 
8.4.2. Tổng hợp chấm công...170 
8.5. Lập bảng lương.172 
8.6. Phân bổ chi phí lương...174 
8.7. Hạch toán chi phí lương...176 
8.8. Trả lương..176 
8.9. Nộp bảo hiểm...177 
CÂU HỎI ÔN TẬP.178 
Chương 9. KẾ TOÁN GIÁ THÀNH...179 
9.1. Nguyên tắc hạch toán.179 
9.2. Cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào phần mềm180 
9.2.1. Các chứng từ đầu và liên quan..180 
9.2.2. Tính giá thành theo phương pháp giản đơn180 
9.2.3. Tính giá thành theo phương pháp hệ số, tỷ lệ.188 
9.2.4. Tính giá thành theo công trình...191 
9.2.5. Tính giá thành theo đơn hàng194 
9.2.6. Tính giá thành theo hợp đồng.196 
9.3. Xem và in báo cáo liên quan đến kế toán giá thành198 
9.3.1. Sổ chi tiết tài khoản chi phí sản xuất199 
9.3.2. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh.200 
9.3.3. Xem báo cáo200 
CÂU HỎI ÔN TẬP...201 
Chương 10. KẾ TOÁN THUẾ202 
10.1. Mô hình hoạt động202 
10.2. Lập hồ sơ khai thuế và nộp thuế trên phần mềm Misa203 
10.3. Xem và in các báo cáo liên quan đến hoạt động quản lý thuế..215 
CÂU HỎI ÔN TẬP...218 
Chương 11. TỔNG HỢP VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH..219 
11.1. Nhiệm vụ kế toán tổng hợp..219 
11.2. Quy trình xử lý trên phần mềm và sơ đồ hạch toán kế toán tổng hợp219 
11.3. Xác định thuế TNDN và kết quả kinh doanh..220 
11.3.1. Xác định thuế TNDN phải nộp.220 
11.3.2. Xác định kết quả kinh doanh..221 
11.4. Một số chức năng bổ sung khác..223 
11.4.1. Tính tỷ giá xuất quỹ.223 
11.4.2. Đánh giá lại tài khoản ngoại tệ..224 
11.4.3. Lập chứng từ ghi sổ225 
11.4.4. Chi phí trả trước.227 
11.4.5. Khoá sổ cuối kỳ230 
11.5. Xem báo cáo tài chính...230 
11.5.1. Báo cáo tài chính.230 
11.5.2. Thuyết minh báo cáo tài chính.233 
CÂU HỎI ÔN TẬP...235 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..236 
 240

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tren_may_vi_tinh.pdf