Khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá thực trạng chất lượng của các loại thức ăn ương nuôi

tôm giống nước lợ. Các thức ăn cho ương nuôi tôm giống được sử dụng phổ biến hiện nay đáp ứng

cho từng giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm bao gồm: Artemia, luân trùng và các loại thức ăn tổng

hợp. Trong đó, thức ăn tổng hợp hầu hết đều được nhập khẩu từ các nước Mỹ, Nhật, Thái Lan, Đài

Loan, Trung Quốc với hơn 25 công ty thương mại nhập khẩu mặt hàng này. Thức ăn tổng hợp cho

ương nuôi tôm giống ở 3 giai đoạn zoea, mysis và post-larvae có thành phần protein thô (42-58%);

lipid thô (7-16%); tro (5-14%) và xơ (< 3%). Đối với các chỉ tiêu an toàn vệ sinh vật nuôi, kết quả

khảo sát cho thấy các loại thức ăn này không chứa hàm lượng aflatoxin, salmonella và E.coli, hàm

lượng ethoxiquin có kết quả 0 - 40mg/kg, đáp ứng quy định an toàn thức ăn nuôi tôm (theo QCVN

02-31-1:2019/BNNPTNT), đạt tiêu chí chất lượng dùng trong ương nuôi tôm giống nước lợ.

Khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại đồng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

Khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại đồng bằng sông Cửu Long trang 8

Trang 8

Khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại đồng bằng sông Cửu Long trang 9

Trang 9

Khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại đồng bằng sông Cửu Long trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang minhkhanh 5840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại đồng bằng sông Cửu Long

Khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại đồng bằng sông Cửu Long
38 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN ƯƠNG NUÔI 
TÔM GIỐNG NƯỚC LỢ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Phạm Duy Hải1*, Võ Thị Quỳnh Như1, Nguyễn Quốc Cường1, Lý Hữu Toàn1, 
Lê Thị Lâm1, Nguyễn Văn Nguyện1
TÓM TẮT
Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá thực trạng chất lượng của các loại thức ăn ương nuôi 
tôm giống nước lợ. Các thức ăn cho ương nuôi tôm giống được sử dụng phổ biến hiện nay đáp ứng 
cho từng giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm bao gồm: Artemia, luân trùng và các loại thức ăn tổng 
hợp. Trong đó, thức ăn tổng hợp hầu hết đều được nhập khẩu từ các nước Mỹ, Nhật, Thái Lan, Đài 
Loan, Trung Quốc với hơn 25 công ty thương mại nhập khẩu mặt hàng này. Thức ăn tổng hợp cho 
ương nuôi tôm giống ở 3 giai đoạn zoea, mysis và post-larvae có thành phần protein thô (42-58%); 
lipid thô (7-16%); tro (5-14%) và xơ (< 3%). Đối với các chỉ tiêu an toàn vệ sinh vật nuôi, kết quả 
khảo sát cho thấy các loại thức ăn này không chứa hàm lượng aflatoxin, salmonella và E.coli, hàm 
lượng ethoxiquin có kết quả 0 - 40mg/kg, đáp ứng quy định an toàn thức ăn nuôi tôm (theo QCVN 
02-31-1:2019/BNNPTNT), đạt tiêu chí chất lượng dùng trong ương nuôi tôm giống nước lợ.
Từ khóa: thức ăn tổng hợp, ấu trùng tôm, protein, lipid.
1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II.
* Email: duyhaipp@gmail.com
I. MỞ ĐẦU
Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đóng 
vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất 
nước. Trong những năm gần đây quy mô của 
ngành ngày càng mở rộng và vai trò của ngành 
cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế. 
Cụ thể, năm 2018 diện tích nuôi trồng thủy sản 
của cả nước đạt khoảng 1.103 ha, tăng 3,1% so 
với năm 2016 (Tổng cục Thủy sản, 2018). Sản 
lượng nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt khoảng 
3.835,7 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm 2016 
(Tổng cục Thủy sản, 2017). Sản lượng nuôi 
trồng thủy sản năm 2018 đạt 4.153,8 nghìn tấn, 
tăng 6,7% so với năm 2017 (Tổng cục Thủy sản 
2018). Theo tổng cục Thủy sản, mục tiêu năm 
2019, ngành thủy sản đặt mục tiêu ổn định diện 
tích nuôi tôm sú 620.000 ha, sản lượng 330.000 
tấn; và tôm thẻ chân trắng, gia tăng sản lượng 
và giá trị xuất khẩu; diện tích nuôi tôm chân 
trắng khoảng 105.000 ha, sản lượng 530.000 tấn 
(Tổng cục Thủy sản 2018).
Hiện nay, ngành nuôi tôm của Việt Nam 
đang hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát 
triển như: thời tiết khí hậu thuận lợi, đội ngũ 
doanh nhân, nhà khoa học, người nuôi tôm có 
nhiều năm kinh nghiệm và đặc biệt nhiều hiệp 
định thương mại tự do được ký kết tạo điều kiện 
thuận lợi cho con tôm Việt Nam thâm nhập vào 
thị trường thế giới. Bên cạnh đó, ngành nuôi 
tôm Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều thách 
thức bất cập trong sản xuất, kinh doanh như vấn 
đề cung ứng giống, việc truy xuất nguồn gốc, 
chất lượng thức ăn, chế biến và phát triển thị 
trường. Trong đó, chất lượng tôm giống là một 
trong những yếu tố quan trọng quyết định đến 
chất lượng, sinh trưởng của con tôm, tác động 
to lớn đến sự phát triển của ngành (Trung tâm 
Khuyến nông Quốc gia, 2019).
Tính đến năm 2018, nước ta có 2.457 cơ sở 
sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó có 1.855 
cơ sở sản xuất giống tôm sú và 602 cơ sở sản 
xuất giống tôm thẻ chân trắng. Sản lượng tôm 
giống sản xuất là 120 tỷ con, trong đó tôm sú 
là 37,5 tỷ con, tôm thẻ chân trắng là 82,5 tỷ 
39TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
con. Trong đó, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình 
Thuận là 3 tỉnh sản xuất giống tôm chủ yếu, đáp 
ứng khoảng 65-80% số lượng giống tôm nước 
lợ cho nhu cầu thả nuôi của cả nước. Số còn 
lại được sản xuất tại các tỉnh Đồng bằng sông 
Cửu Long như Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau 
và các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Nghệ An 
(Tổng cục Thủy sản, 2019). Riêng Ninh Thuận 
có khoảng 450 cơ sở với 1.200 trại sản suất tôm 
giống, hàng năm cung cấp hơn 30 tỷ postlavae 
chất lượng tốt cho nghề nuôi tôm thương phẩm 
trong cả nước (Trung tâm Khuyến nông Ninh 
Thuận, 2019). 
Người nuôi tôm hiểu rất rõ giống tốt là một 
trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu 
quả nuôi tôm. Chính vì thế, cải thiện chất lượng 
giống đã được xác định là một trong các mục 
tiêu quan trọng nhất trong định hướng phát triển 
thủy sản Việt Nam. Để có con giống chất lượng 
cao thì cần phải sử dụng loại thức ăn chất lượng 
tốt, giúp tôm khỏe mạnh, phát triển nhanh và 
tăng sức đề kháng bệnh, có như vậy khi nuôi 
tôm thương phẩm mới đạt hiệu quả kinh tế cao. 
Thức ăn dùng trong sản xuất giống tôm gồm 
nhiều loại khác nhau như tảo tươi, tảo khô, 
artermia, thức ăn tổng hợp. Mỗi loại thức ăn 
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ấu 
trùng tôm từ giai đoạn zoea cho tới giai đoạn 
postlaval. Tỷ lệ sống của tôm ở các giai đoạn 
này bị ảnh hưởng rất lớn bởi thức ăn (Chorong 
Lee và Kyeong-Jun Lee, 2018).
Đối với tôm, ấu trùng trải qua 3 giai đoạn 
(nauplius, zoea and mysis) trước khi chuyển 
sang giai đoạn sống đáy postlaval (Dall và 
ctv., 1990). Mỗi giai đoạn này trải qua 3-6 giai 
đoạn nhỏ với sự thay đổi về hình thái, đặc tính 
bơi lội và bắt mồi (Apt & Behrens, 1999). Ở 
giai đoạn nauplius, ấu trùng dinh dưỡng bằng 
noãn hoàng nên chưa cần cung cấp thức ăn cho 
chúng. Ở giai đoạn zoea, ấu trùng chủ yếu ăn 
thức ăn thực vật như tảo (Apt & Behrens, 1999; 
Wood, 1974, Brown, 2002). Ấu trùng chuyển 
sang tính ăn thiên về động vật ở giai đoạn mysis 
và postlarvae (Apt & Behrens, 1999). Trong sản 
xuất tôm giống, dựa vào những đặc điểm dinh 
dưỡng này, người nuôi đã có những điều chỉnh 
phù hợp nhằm nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng. 
Tảo tươi được bổ sung vào bể nuôi khi ấu trùng 
ở cuối giai đoạn nauplius và chuẩn bị chuyển 
sang giai đoạn zoea. Tảo tươi, tảo khô là thức ăn 
chính được bổ sung vào bể nuôi ương nuôi khi 
ấu trùng ở giai đoạn zoea (Jamali và ctv, 2015). 
Ở giai đoạn mysis ấu trùng tôm được cho ăn 
chủ yếu tảo tươi ... t khi cho ăn 
thức ăn chứa 0,2% cholesterol, tốt nhất khi cho 
ăn thức ăn chứa 2,1% cholesterol (Deshimaru 
và Kuroki, 1974b). Tôm sú sinh trưởng tốt khi 
cho ăn thức ăn chứa 0,5% cholesterol (Chen 
và ctv., 1993). Bên cạnh cholesterol, nhu cầu 
phospholipids của tôm cũng thay đổi theo loài 
và giai đoạn phát triển. Nhìn chung, tôm sú có 
nhu cầu khoảng 1,25% phospholipids trong thức 
ăn (Chen và Jenn, 1991; Chen và ctv., 1993).
Hàm lượng khoáng
Hàm lượng tro trong thức ăn bao gồm các 
loại khoáng đa lượng và vi lượng. Từ kết quả của 
Bảng 1, 2 và 3 cho thấy hàm lượng tro thô trong 
các mẫu thức ăn luôn nhỏ hơn 15%. Thức ăn tôm 
giống hiệu Frippak Fresh #3 CD cho hàm lượng 
tro thô cao nhất, đạt 14,98%, trong khi thức ăn 
tôm giống hiệu Long Sinh Flake cho hàm lượng 
tro thấp nhất đạt 2,49%. Bên cạnh đó, thức ăn 
tôm giống hiệu Frippak Fresh, P. monodon, P. 
vannamei P, japonicus, Brine Shrimp Flakes-
Petrel Brand, V-King Flakes, Crumble Feed For 
Juvenile Kuruma Shrimp OC, thức ăn cho ấu 
trùng tôm giai đoạn Zoea TNT1 – Post Larvae 
TNT4, LSC Microencapsulated Feeds và Micro 
Elite cho hàm lượng tro lớn hơn 10%. Các mẫu 
thức ăn tôm giống còn lại cho hàm lượng tro thô 
dao động từ 2,52-9,91%.
Đối với động vật, hiện nay, người ta xác 
định có 6 nguyên tố khoáng đa lượng (Ca, 
47TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Mg, P, Na, K và Cl) và 16 nguyên tố vi lượng 
là (As, Cr, Co, Cu, I, F, Fe, Mn, Mo, Ni, 
Se, S, Si, Sn, Zn và V) là cần thiết cho cơ thể 
động vật. Các khoáng chất tham gia thành phần 
cấu tạo của cơ thể, khung cơ thể và là chất xúc 
tác cho phản ứng sinh hoá (Lê Đức Ngoan và 
ctv., 2009). Duy trì chức năng sinh lý thể hiện 
ở những muối kiềm ảnh hưởng đến sự cân bằng 
acid và baze góp phần việc ổn định nồng độ 
thẩm thấu cơ thể cũng như duy trì sự cân bằng 
nước (Jones và ctv., 1987). Dẫn truyền thần kinh 
và một số nguyên tố là thành phần cấu tạo một 
số hormone như iodine trong thyroxine giúp cơ 
thể thích ứng điều kiện bên trong và bên ngoài. 
Hàm lượng xơ
Hàm lượng xơ thô trong các mẫu thức ăn 
cho tôm giống luôn nhỏ hơn 2,5% trong các mẫu 
khảo sát. Thức ăn tôm giống hiệu Top Bucket 
Shrimp Flake, Top Bucket Shrimp Flake, 
Crumble Feed For Juvenile Kuruma Shrimp 0C, 
Encap Microencapsulated, Winner Flakes và 
Top - Bagged Shrimp Flake cho hàm lượng xơ 
dao động từ 2,03-2,10%. Các mẫu thức ăn còn 
lại cho hàm lượng xơ luôn nhỏ hơn 2% trong đó 
nhỏ nhất là thức ăn hiệu Larva Esencial với hàm 
lượng xơ thô 0,15%.
Hàm lượng ethoxyquin 
Tất cả các loại thức ăn khảo sát đều chứa 
hàm lượng ethoxiquin từ 0-40 mg/kg thức ăn 
(Hình 4). Bởi vì các loại thức ăn khảo sát chủ 
yếu là hàng nhập khẩu có hàm lượng chất béo 
cao và chứa nhiều acid béo cao phân tử không 
no nên dễ bị oxy hóa trong quá trình chế biến 
và bảo quản. Khi bị oxy hóa thức ăn sẽ hôi dầu, 
mất đi các acid béo thiết yếu, các vitamin tan 
trong dầu cũng như phá hủy các carotenoids làm 
giảm chất lượng thức ăn. Chính vì vậy các nhà 
sản xuất thức ăn thường bổ sung ethoxyquin 
vào thức ăn tổng hợp với hàm lượng cho 
phép để chống oxy hóa. Hoa Kỳ cho phép sử 
dụng ethoxyquin trong thức ăn chăn nuôi với 
hàm lượng tối đa là 150 ppm (FDA, 21 CFR 
573.380). Ủy ban Châu Âu cho phép sử dụng 
ethoxyquin trong thức ăn chăn nuôi như là 
chất chống oxy hóa với mức dư lượng tối đa 
là 150 ppm (Commission Regulation (EC) 
No.2316/98). Tổng cục Thủy sản Việt Nam đã 
thông báo và yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh 
doanh đã đăng ký lưu hành sản phẩm thức ăn 
thủy sản có chứa thành phần ethoxyquin công 
bố về thành phần và hàm lượng ethoxyquin trên 
nhãn sản phẩm theo quy định của theo QCVN 
02-31-1:2019/BNNPTNT.
Hình 4. Hàm lượng ethoxyquin của một số loại thức ăn ương nuôi tôm giống.
48 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Hàm lượng độc tố aflatoxin
Kết quả phân tích tổng hàm lượng độc tố 
aflatoxin ở tất cả các mẫu thức ăn tổng hợp 
ương nuôi ấu trùng tôm đều không thấy phát 
hiện. Như vậy kết quả phân tích cho thấy các 
loại thức ăn tổng hợp này hoàn toàn đáp ứng 
tiêu chí vệ sinh và an toàn thực phẩm. Độc tố 
nấm mốc aflatoxin là một trong những yếu tố 
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe vật 
nuôi nói chung và thủy sản nói riêng. Sahoo và 
ctv., (2001) đã chỉ ra rằng aflatoxin là nhân tố 
tiềm tàng gây sự suy giảm miễn dịch ở cá chép. 
Boonyaratpalin và ctv., (2001) nghiên cứu ảnh 
hưởng của aflatoxin B1 lên sinh trưởng và khả 
năng miễn dịch của tôm sú đã kết luận rằng tốc 
độ tăng trưởng của tôm giảm mạnh khi ăn thức 
ăn có chứa 50-100 ppb. Tuy nhiên, thức ăn chứa 
hàm lượng aflatoxin ở nồng độ này không gây 
ảnh hưởng lên tỉ lệ sống của tôm. 
Các chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh
Khi phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật gây 
bệnh (Salmonella, E. coli) trong các loại thức ăn 
khảo sát ở trên. Nhìn chung, tất cả các sản phẩm 
đều có kết quả âm tính với những chủng vi sinh 
vật gây bệnh này. 
IV. KẾT LUẬN
Hiện nay trên thị trường đang lưu hành 
nhiều loại thức ăn cho ương nuôi tôm ấu trùng 
có nguồn gốc từ Mỹ, Nhật, Thái Lan, Đài 
Loan, Trung Quốc. Thành phần dinh dưỡng 
của một số loại thức ăn được khảo sát có hàm 
lượng protein (42-58%), lipid thô (7-16%), 
hàm lượng tro (5-14%), hàm lượng xơ (<3%) 
và độ ẩm nhỏ hơn 8%. Đối với hàm lượng 
ethoxyquin, kết quả phân tích cho thấy các 
mẫu thức ăn chứa từ 0-40 mg/kg ethoxyquin. 
Các thức ăn cho ương nuôi tôm ấu trùng đã 
khảo sát không có sự hiện diện của các vi 
sinh vật gây bệnh (Salmonella, E. coli). Nhìn 
chung các thức ăn cho ương nuôi tôm giống 
có chất lượng đảm bảo, cần chú ý hàm lượng 
ethoxyquin trong thức ăn, đáp ứng sự phù hợp 
với quy định của Châu Âu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Lê Đức Ngoan, Vũ Duy Giảng, Ngô Hữu Toàn, 
2009. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Nông 
Nghiệp Hà Nội - Trường Đại học Nông Lâm Huế. 
Tổng cục Thống kê, 2017. Tình hình kinh tế - xã 
hội năm 2017, https://www.gso.gov.vn/default.
aspx?tabid=621&ItemID=18668
Tổng cục Thống kê, 2018. Thông cáo báo chí 
tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2018, 
https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=38
2&ItemID=19036&fbclid=IwAR2138KqtFBo-
toarlOhUYWjLgIRLmAkJ6C2VtRb9V_IK1-
XFxPytUkw63U
Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận, 2019. Tôm 
giống Ninh Thuận khẳng định thương hiệu số 1 cả 
nước, 
sonnnt/Pages/Tom-giong-Ninh-Thuan-khang-
dinh-thuong-hieu-so-1-ca-nuoc.aspx
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2019. NT-Tầm 
quan trọng của chất lượng thức ăn trong sản 
xuất giống tôm sú chất lượng, Nông Dân, http://
nongdan.com.vn/kien-thuc-ky-thuat/nt-tam-
quan-trong-cua-chat-luong-thuc-an-trong-san-
xuat-giong-tom-su-chat-luong-7094.html.
Trương Gia Phong, 2015. 
com.vn/dinh-duong-thuc-an-au-trung-tom-
article-12609.tsvn.
Tài liệu tiếng Anh
Apt, K.E., and Behrens, P.W., 1999. Commercial 
developments in microalgal biotechnology. 
Journal of phycology, 35(2), pp.215-226
Akio Kanazawa, 1984. Nutrition of Penaeid 
Prawns and Shrimps. Proceedings of the First 
International Conference on the Culture of 
Penaeid Prawns/Shrimps. 123-130.
Bengtson, D.A., Léger, P., & Sorgeloos, P., 1991. 
Use of Artemia as a food source for aquaculture. 
Artemia biology, 11, 255-285.
Boonyaratpalin, M., Supamattaya, K., Verakunpiriya, 
V., and Suprasert, D., 2001. Effects of aflatoxin 
B1 on growth performance, blood components, 
immune function and histopathological changes 
in black tiger shrimp (Penaeus monodon 
Fabricius). Aquaculture Research, 32, 388-398.
49TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
B. Neelakantan, A.S., Rafiuddin, N.R., Ratish 
Menon and N. Kusuma, 1988. Importance of live 
feed organisms in prawn hatcheries - a Review. 
Journal of the Indian Fisheries Association, 18, 
47-67.
Brown, M.R., 2002. Nutritional value and use of 
microalgae in aquaculture. Avances en Nutrición 
Acuícola VI. Memorias del VI Simposium 
Internacional de Nutrición Acuícola, 3, pp.281- 
292.
Chen, H.Y., and Tsai, R.H., 1986. The dietary 
effectiveness of Artemia nauplii and 
microencapsulated food for postlarval Penaeus 
monodon. Research and development of aquatic 
animal feed in Taiwan. FST Monogr. Ser, 5, 73-
79.
Chen, H.Y., and Jenn, J.S., 1991. Combined 
effects of dietary phosphatidylcholine and 
cholesterol on the growth, survival and body 
lipid composition of marine shrimp, Penaeus 
penicillatus. Aquaculture, 96, 167-178.
Chen, H.Y., 1993. Requirements of 
marine shrimp, Penaeus monodon, 
juveniles for phosphatidylcholine and 
cholesterol. Aquaculture, 109, 165-176.
Chorong Lee and Kyeong-Jun Lee, 2018. Dietary 
protein requirement of Pacific white shrimp 
Litopenaeus vannamei in three different growth 
stages. Fisheries and Aquatic Sciences, 21, 30, 
1-6.
Coloso, R.M., and Cruz, L.J., 1980. Preliminary 
studies in some aspects of amino acid biosynthesis 
in juveniles of Penaeus monodon Fabricius: I. 
Incorporation of 14C from (U-14C) acetate into 
amino acids to precipitable proteins. Bulletin of 
the Philippine Biochemistry Society, 3, 12-22.
Colvin, L.B., and Brand, C.W., 1977. The protein 
requirement of penaeid shrimp at various life‐
cycle stages in controlled environment systems. 
In Proceedings of the annual meeting‐World 
Mariculture Society. Oxford, UK: Blackwell 
Publishing Ltd, 8, 821-840.
Dall, W.H.B.J., Hill, B.J., Rothlisberg, P.C., 
& Sharples, D.J., 1990. The biology of the 
Penaeidae. The biology of the Penaeidae., p27.
Deshimaru, O., and Kuroki, K., 1974. Studies on a 
purified diet for prawn. 2. Optimum contents of 
cholesterol and glucosamine in the diet. Bulletin 
of the Japanese Society of Scientific Fisheries, 40, 
421-424.
Kanazawa, A., Teshima, S., Tokiwa, S., Endo, 
M., and Abdel Razek, F.A., 1979. Essential 
fatty acids in the diet of prawn: II. Effect of 
docosahexaenoic acid on growth. Bull. Jpn. Soc. 
Sci. Fish. 45, 1151-1153.
Kanazawa, A., and Teshima, S.I., 1981. Essential 
amino acids of the prawn. Bulletin of the Japanese 
Society of Scientific Fisheries, 47, 1375-1377.
Léger, P., Bengtson, D.A., Sorgeloos, P., Simpson, 
K.L., & Beck, A.D., 1987. The nutritional value 
of Artemia: a review. Artemia research and its 
applications, 3, 357-372.
Lee, D.L., 1971. Studies on the protein utilization 
related to growth of Penaeus monodon Fabricius. 
Aquaculture, 1(4), 1-13.
Lim, L.C., Soh, A., Dhert, P., & Sorgeloos, P., 2001. 
Production and application of on‐grown Artemia 
in freshwater ornamental fish farm. Aquaculture 
Economics & Management, 5(3-4), 211-228.
Shiau, S.Y., 1998. Nutrient requirements of penaeid 
shrimps. Aquaculture, 164(1-4), 77-93.
Jamali, H., Ahmadifard, N. and Abdollahi, D., 
2015. Evaluation of growth, survival and body 
composition of larval white shrimp (Litopenaeus 
vannamei) fed the combination of three types 
of algae. International Aquatic Research, 7(2), 
pp.115-122.
Jones, D.A., Kurmaly, K., & Arshard, A.,1987. 
Penaeid shrimp hatchery trials using 
microencapsulated diets. Aquaculture, 64, 133-
146.
Sargent, J.R., Bell, J.G., Bell, M.V., Henderson, 
R.J. and Tocher, D.R., 1993. The metabolism of 
phospholipids and polyunsaturated fatty acids in 
fish. Coastal and Estuarine Studies, 103–124.
Shudo, K., 1971. Studies on formula feed for Kuruma 
prawn-IV. On the growth-promoting effects on 
both squid liver oil and cholesterol. Bull. Tokai 
Reg. Fish. Res. La., 65, 129-137.
Sorgeloos, P., Coutteau, P., Dhert, P., Merchie, G., & 
Lavens, P., 1998. Use of brine shrimp, Artemia 
spp., in larval crustacean nutrition: a review. 
Reviews in fisheries science, 6(1-2), 55-68.
Watanabe, T., Arakawa, T., Kitajima, C., & Fujita, 
S., 1978. Nutritional evaluation of proteins of 
living feeds used in seed production of fish. 
Bulletin of the Japanese society of scientific 
fisheries (Japan).
Wood, B.J.B., 1974. Fatty acids and saponifiable 
lipids. In Algal physiology and biochemistry 
(Vol. 10, pp. 236-265). Blackwell Oxford.
50 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
FEED QUALITY FOR NURSERY STAGE OF BRACKISHWATER 
SHRIMP IN THE MEKONG DELTA
Pham Duy Hai1*, Vo Thi Quynh Nhu1, Nguyen Quoc Cuong1, Ly Huu Toan1, 
Le Thi Lam1, Nguyen Van Nguyen1
ABSTRACT
 The present study focused on investigating the current quality of shrimp feeds for nursing brackish-
water shrimp in the Mekong Delta. Various types of shrimp feed for nursing stage of marine shrimps 
including artemia, rotifer, and artificial feeds were examined. The surveyed results indicated that 
most of the feeds for the cultivation of the early larval stages of shrimp have accounted for over 25 
imported companies and sourced from the USA, Japan, Thailand, Taiwan, and China. Feed quality 
analysis showed that artificial feeds for rearing shrimp in three developmental stages including 
zoea, mysis, and post-larvae stages had high protein (42-58%), crude lipid (7-16%), ash content (5-
14%), and low fiber content (< 3%). In terms of feed safety, the results showed that the examined 
feeds contained no aflatoxin, Salmonella, E.coli., and rather low ethoxyquin content (0 - 40mg/kg), 
which are compliant with the Vietnamese national standard for shrimp feed (QCVN 02-31-1:2019/
BNNPTNT) and meet the criteria of quality and feed safety for cultivating shrimp. 
Keywords: feed, lipid, protein, shrimp larvae.
Người phản biện: TS. La Xuân Thảo
Ngày nhận bài: 02/12/2019
Ngày thông qua phản biện: 10/2/2020
Ngày duyệt đăng: 25/5/2020
Người phản biện: TS. Châu Thi Đa 
Ngày nhận bài: 02/12/2019
Ngày thông qua phản biện: 12/5/2020
Ngày duyệt đăng: 25/5/2020
1 Research Institute for Aquaculture No.2
* Email: duyhaipp@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_va_danh_gia_chat_luong_thuc_an_uong_nuoi_tom_giong.pdf