Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não, màng não

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao có

tên khoa học là Mycobacterium tubeculosis gây ra. Lao

có thể tấn công bất cứ cơ quan nào trong cơ thể như:

hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, cơ xương khớp .

trong đó lao hệ thần kinh là thể lao nặng [1], [2].

Lao hệ thần kinh trung ương gồm ba thể lâm sàng:

lao màng não, u lao nội sọ, và lao màng nhện tủy, trong

đó lao màng não là thể bệnh hay gặp nhất. Lao não,

màng não là thể lao nặng chiếm khoảng 1 – 2% các

ca bệnh lao hoạt động, chiếm 5% các trường hợp lao

ngoài phổi. Lao não, màng não nếu không được phát

hiện và điều trị kịp thời bệnh rất dễ dẫn đến tử vong

hoặc để lại những di chứng thần kinh nghiêm trọng2.

Từ đó chẩn đoán lao não, màng não sớm giúp cho việc

điều trị sớm, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế biến chứng và

di chứng cho người bệnh [2].

CHT sọ não giúp phát hiện những tổn thương nhu

mô não, màng não với độ chính xác cao và thời gian

chẩn đoán nhanh3-5. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu

đề tài này nhằm mục đích mô tả đặc điểm hình ảnh và

giá trị của CHT trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao

não màng não

Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não, màng não trang 1

Trang 1

Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não, màng não trang 2

Trang 2

Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não, màng não trang 3

Trang 3

Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não, màng não trang 4

Trang 4

Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não, màng não trang 5

Trang 5

Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não, màng não trang 6

Trang 6

Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não, màng não trang 7

Trang 7

Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não, màng não trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 12280
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não, màng não", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não, màng não

Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não, màng não
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202080
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ 
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI 
ĐIỀU TRỊ LAO NÃO, MÀNG NÃO
Role of mri in diagnostic and follow treatment 
intracranial tuberculomas, meningitis tuberculous
Vũ Sỹ Quân*, Cung Văn Công**, Nguyễn Thu Hà***
* Bệnh viện E
** Bệnh viện Phổi TƯ
*** Trường Đại Học Y Hà Nội
SUMMARY Purpose: Characteristic description image and evaluate the role of 
CHT in diagnosis and follow up and treatment of meningitis tuberculosis. 
Subjects and methods: Prospective and retrospective description 
45 patients meningitis tuberculosis with evidence of TB bacteria in the 
cerebrospinal fluid undergoing MRI before and after treatment from July 
2019 to September 2020. Comparison of lesions on MRI before and after 
tuberculoma, tuberculosis meningitis treatment. 
Result: In a total of 45 study patients, the average age is 28.8, 
male / female = 1.5, the rate of patients developing lesions on MRI 
before treatment (88.9%), The most common signs of damage in 
patients with tuberculosis of the brain, the common meningitis before 
treatment include: sign of meningitis enhancement (84.4%), basal 
meningeal enhancement (66.7%), Sylvian fissures (6.7%) , meninges 
of supersellar cistern (17.8%), tuberculoma (44.4%), hydrocephalus 
(31.1%), cerebral infarction (13.3%). Following 40 patients with 
meningeal tuberculosis lesions on CHT after treatment, the rate of 
detecting damage after treatment is 75%, of which: signs of meningitis 
enhancement (72.5%), basal meningeal enhencement (37.5%), sylvian 
fissures (2.5%), meninges of supersellar cistern (7.5%), tuberculoma 
(42.7%), hydrocephalus (20%), infarction cerebral (2.5%). 
Keyword: tubercoulosis meningitis, tuberculoma, MRI 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 81
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao có 
tên khoa học là Mycobacterium tubeculosis gây ra. Lao 
có thể tấn công bất cứ cơ quan nào trong cơ thể như: 
hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, cơ xương khớp. 
trong đó lao hệ thần kinh là thể lao nặng [1], [2]. 
Lao hệ thần kinh trung ương gồm ba thể lâm sàng: 
lao màng não, u lao nội sọ, và lao màng nhện tủy, trong 
đó lao màng não là thể bệnh hay gặp nhất. Lao não, 
màng não là thể lao nặng chiếm khoảng 1 – 2% các 
ca bệnh lao hoạt động, chiếm 5% các trường hợp lao 
ngoài phổi. Lao não, màng não nếu không được phát 
hiện và điều trị kịp thời bệnh rất dễ dẫn đến tử vong 
hoặc để lại những di chứng thần kinh nghiêm trọng2. 
Từ đó chẩn đoán lao não, màng não sớm giúp cho việc 
điều trị sớm, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế biến chứng và 
di chứng cho người bệnh [2].
CHT sọ não giúp phát hiện những tổn thương nhu 
mô não, màng não với độ chính xác cao và thời gian 
chẩn đoán nhanh3-5. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu 
đề tài này nhằm mục đích mô tả đặc điểm hình ảnh và 
giá trị của CHT trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao 
não màng não. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1 Đối tượng nghiên cứu
 45 bệnh nhân được chẩn đoán lao não màng não 
có bằng chứng VKL trong dịch não tủy được chụp CHT 
trước và sau điều trị từ tháng 7/2019 đến tháng 9/2020
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân được chẩn đoán lao màng não theo 
hướng dẫn của BYT 2018 và có bằng chứng về VKL 
trong dịch não tủy.
- Bệnh nhân đã được chụp CHT sọ não trước và 
sau điều trị.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có tiền sử chấn thương, đột quỵ cũ, 
suy giảm miễn dịch như HIV, dùng corticoid kéo dài.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nhóm 
nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp tiến cứu và 
hồi cứu hồ sơ bệnh án. 
2.2. Phương tiện nghiên cứu
Máy chụp CHT 1,5 Tesla Siemens Esenzza tại 
Bệnh viện Phổi TƯ
2.3. Xử lý số liệu
Dựa vào phương pháp thông kê toán học trong y 
học theo chương trình xử lý số liệu SPSS 25.0
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm lâm sàng chung của đối tượng 
nghiên cứu
Tuổi trung bình mắc bệnh 28.2 28.2 ± 21.058. Tỷ 
lệ bệnh nhân mắc bệnh gặp nhiều nhất từ nhóm ≤ 15 
tuổi là 31.1, nhóm tuổi từ 31-45 là 26.6%. Tỷ lệ bệnh 
nhân mắc ít gặp nhất là ≥ 61 tuổi là 6.7%. Tỷ lệ nam/
nữ là 1,5/1.
Triệu chứng lâm sàng lúc vào viện: sốt (80%), đau 
đầu (73.3%), nôn và buồn nôn (60%), mệt mỏi (62.2%), 
rối loạn tri giác (37.8%), các triệu chứng khác (13.3%). 
Giai đoạn bệnh lúc vào viện: giai đoạn I (22.2%), giai 
đoạn II (48.9%), giai đoạn III (28.9%). 
Lao màng não đơn thuần chiếm tỷ lệ 46.7%. Lao 
màng não phối hợp với lao phổi, gặp với tỷ lệ là 35.6%. 
Lao màng não phối hợp lao não chiếm tỷ lệ 13.3%. 
Bệnh nhân lao màng não phổi hợp các các thể lao 
khác chiếm tỷ lệ 4.4%.
2. Đặc điểm cận lâm sàng
Số lượng hồng cầu trung bình 4.2T/l. Số lượng 
bạch cầu trung bình 9.7 G/l, tỷ lệ bạch cầu trung tính 74 
%. Số lượng tiểu cầu trung bình 272G/l. Nồng độ trung 
bình Glucose 6.1 mmol/L. Chỉ số CRP 21,5 ng/l. 
Màu sắc dịch não tủy trước điều trị chủ yếu là 
màu vàng chanh với tỷ lệ (48.9%), dịch não tủy trong 
(33.3%), màu đục (15.6%), màu đỏ (2.2%). Sau điều trị 
dịch não tủy chủ yếu màu trong chiếm (91%), màu vàng 
chanh chiếm (9%).
Xét nghiệm tìm kiếm dấu vết VKL trong dịch não 
tủy thấy tỷ lệ bệnh nhân lao não, màng não phát hiện 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202082
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
bằng chứng vi khuẩn lao trong DNT bằng GeneXpert 
(57.8%), kỹ thuật MGIT BACTEC chiếm tỷ lệ 66.7%. 
Kết hợp cả 2 phương pháp tỷ lệ phát hiện bằng chứng 
100%.
- Bệnh nhân không có tổn thương ở phổi trên XQ 
chiếm tỷ lệ 64.4%. Bệnh nhân có tổn thương ở phổi có 
35.6%. ...  
3.4. Liên quan giữa tổn thương CHT và XQ 
phổi qui ước
CHT
XQ Phổi Qui Ước
Tổng
Có TT Không TT
Có TT 12 28 40
Không TT 4 1 5
Tổng 16 29 45
P 0.047
Nhận xét: Có mối tương quan giữa tổn thương 
CHT và XQ phổi qui ước (p<0.05)
3.5. So sánh các dấu hiệu tổn thương trên CHT 
trước và sau điều trị.
Giai đoạn
CHT
Trước 
điều trị
(n=40)
Sau 
điều trị 
(n=40 )
P
Ngấm thuốc MN 38 29 0.011
Màng não nền sọ 30 15 0.004
Khe Sylvial 3 1 0.323
Bể đáy 10 3 0.044
Não úng thủy 14 8 0.032
U lao 20 17 0.001
Nhồi máu não 6 1 0.023
Nhận xét: Các dấu hiệu tổn thương trên CHT sau 
điều trị lao phần lớn đều giảm dấu hiệu, nhất là dấu 
hiệu ngấm thuốc màng não, màng não nền sọ và não 
úng thủy, nhồi máu não.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 83
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3.6. Mối liên quan giữa tổn thương CHT sau 
điều trị với xét nghiệm GeneXpert sau điều trị
GeneXpert
CHT sau điều trị
(n=40)
Tổng
Có TT Không TT
Âm tính 31 6 37
Dương tính 3 0 3
Tổng 34 6 40
P 0.002
Nhận xét: CHT và GeneXpert có mối tương quan 
với nhau, mặc dù giá trị của chúng không tương xứng 
(p<0.05).
IV. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm hình ảnh của tổn thương não, 
màng não trên CHT
1.1. Phát hiển tổn thương trên CHT ở bệnh 
nhân lao não, màng não trước và sau điều trị
 Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy: phát 
hiện các dấu hiệu tổn thương bất thường trên CHT ở 
bệnh nhân lao não màng não trước điều trị là chiếm 
tỷ lệ 88.9% (n=40/45). 5/45 bệnh nhân (11.%) không 
phát hiện các dấu hiệu tổn thương bất thường trên CHT 
trước điều trị lao não màng não. Trong đó, phát hiện 
dấu hiệu tổn thương trên CHT ở giai đoạn I là 17.8%, 
giai đoạn II 44.5%, giai đoạn III 26.7%. Tỷ lệ phát hiện 
các tổn thương trên CHT theo giai đoạn trước điều trị 
của chúng tôi cũng có sự khác biệt không nhiều so với 
các nghiên cứu trong và ngoài nước6. 
Sau điều trị có 40 bệnh nhân có tổn thương lao 
não, màng não trên CHT được chụp lại CHT theo dõi.
ta thấy các dấu hiệu tổn thương bất thường trên CHT 
ở bệnh nhân lao não màng não sau điều trị chiếm tỷ 
lệ 75% (30/40), có 25%(10/40) bệnh nhân không còn 
phát hiện các dấu hiệu tổn thương bất thường trên CHT 
sau điều trị. 
Theo Nguyễn Đức Bằng và CS theo dõi trên 35 
bệnh nhi có tổn thương trên CHT trước điều trị và sau 
điều trị 60 ngày cho thấy phát hiện tổn thương trên CHT 
ở 22/35 bệnh nhi có tỷ lệ 63% [7]. Tỷ lệ nghiên cứu của 
chúng tôi có sự khác biệt với Nguyễn Đức Bằng do sự 
khác biệt cỡ mẫu và thời gian theo dõi bệnh nhân.
1.2. Dấu hiệu các tổn thương trên CHT ở bệnh 
nhân lao não màng não.
* Dấu hiệu tăng tín hiệu ngấm thuốc màng 
não: Là tổn thương dạng dày và tăng tín hiệu ngấm 
thuốc bất thường của màng não (màng não nền sọ, 
khe sylvial, bể đáy) hay nốt ngấm thuốc màng não.
Trong nghiên cứu này của chúng tôi có 86.7% 
trường hợp tăng tín hiệu ngấm thuốc màng não, 01 
trường hợp không tăng tín hiệu ngấm thuốc màng 
não, trong đó tăng tín hiệu màng não nền sọ 77.8% 
các trường hợp, bể não trên yên có 26.7% các trường 
hợp, u lao có 44.4% (n=20/45) các trường hợp. Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi khác biệt không nhiều nghiên 
cứu của Nguyễn Thị Ngoạn, Kalita [6], [8].
Hình 1. Dấu hiệu tăng ngấm thuốc ở não, màng 
não trên CHT
(BN Trần Xuân Q 29T MHS 7152/2019)
* Dấu hiệu não úng thủy
Não úng thủy là một trong những bất thường phổ 
biến nhất của bệnh viêm màng não do lao và hay gặp 
ở trẻ em hơn người lớn. Trong nghiên cứu của Nguyễn 
Thị Ngoạn có khoảng 66.7% não úng thủy. không thể 
loại bỏ hẳn được não úng thủy. Trong 45 bệnh nhân 
được chụp CHT nhận thấy não úng thủy chiếm tỷ lệ 
31.1% (14/45 BN), Tỷ lệ nghiên cứu của chúng tôi có sự 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202084
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
khác biệt không nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn 
Thị Ngoạn, Nguyễn Đức Bằng, Kalita và Sher.
Hình 2. Dấu hiệu não úng thủy trên CHT
(BN Trần Huy B , 34T, MHS 6759/2020)
* Dấu hiệu u lao: là những nốt, ổ tổn thương của 
nhu mô não có tăng ngấm thuốc đối quang từ dạng: vòng, 
nhẫn tùy vào tổn thương của giai đoạn u lao. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi những nốt, ổ u lao 
tăng ngấm thuốc ở nhu mô não, màng não được tìm 
thấy trên CHT ở 20/45 bệnh nhân chiếm 44.4%, tỷ lệ 
này cũng tương tự như nghiên cứu của một số tác giả 
khác. Mặc dù sự xuất hiện của u lao không đặc hiệu và 
có thể được nhìn thấy ở những bệnh khác như di căn, 
u hạt... nhưng nó vẫn có giá trị về chẩn đoán và hỗ trợ 
việc bắt đầu liệu pháp kháng lao sớm. 
Hình 4.3 Dấu hiệu u lao tăng màng não nền sọ
(BN Hà Thị L, 31T, MBA 7811/2020)
* Dấu hiệu nhồi máu não:
 Chúng tôi nhận thấy CHT cho thấy ưu việt hơn 
CLVT vì nó có thể phát hiện các tổn thương nhồi máu 
và u lao nhỏ. Hơn nữa CHT cũng rất hữu ích trong theo 
dõi và đánh giá đáp ứng điều trị, mặc dù các bất thường 
vẫn tồn tại ở một số bệnh nhân trong suốt quá trình 
điều trị. CHT có thể xác định các ổ nhồi máu ở 42.2% 
ở bệnh nhân lao não màng não, nhưng nhiều người có 
thể không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người ta 
tin rằng nhồi máu não ở bệnh nhân LNMN chủ yếu do 
viêm động mạch. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, CHT cho thấy có 
8/45 (17.8%) bệnh nhân có nhồi máu não, tỷ lệ nghiên 
cứu của chúng tôi có thấp hơn một số tác giả nhưng 
cao hơn của Nguyễn Thị Ngoạn (12.2%), điều này có 
thể được lý giải ở cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu của 
chúng tôi và các tác giả có sự khác biệt.
Hình 4. Dấu hiệu nhồi máu não ở bệnh nhân 
LNMN/lao kê phổi
2. Theo dõi tổn thương lao não, màng não 
bằng CHT sau điều trị
Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy: Phát hiện 
các dấu hiệu tổn thương bất thường trên CHT ở bệnh 
nhân lao não màng não trước điều trị là chiếm tỷ lệ 
88.9% (n=40/45). 5/45 bệnh nhân (11.1%) không phát 
hiện các dấu hiệu tổn thương bất thường trên CHT 
trước điều trị lao não màng não. Trong đó, phát hiện 
dấu hiệu tổn thương trên CHT ở giai đoạn I là 26.7%, 
giai đoạn II 48.9%, giai đoạn III 24.4% [9]. 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 85
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Sau điều trị có 40 bệnh nhân có tổn thương lao 
não, màng não trên CHT được chụp lại CHT theo dõi. 
Qua biểu đồ 3.3 ta thấy các dấu hiệu tổn thương bất 
thường trên CHT ở bệnh nhân lao não màng não sau 
điều trị chiếm tỷ lệ 75% (n=30/40), có 25% (n=10/40) 
bệnh nhân không còn phát hiện các dấu hiệu tổn 
thương bất thường trên CHT sau điều trị. 
Trong nghiên cứu của một số tác giả trong nước 
Nguyễn Thị Ngoạn tỷ lệ phát hiện các tổn thương bất 
thương trên CHT ở 75/90 (83,3%) bệnh nhi lúc vào 
viện6. Nghiên cứu của tác giả Võ Hoàng Thành và CS 
nghiên cứu trên 21 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ phát hiện 
tổn thương trên CHT trước điều trị là 100%. Trong 
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Yan Lyu cho 
thấy có 99% bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương trên 
CHT ở bệnh nhân lao não màng não. Nghiên cứu của 
B Kilani và cs cho thấy tỷ lệ phát hiện tổn thương trên 
CHT ở bệnh nhân lao não màng não là 80% [10]. Theo 
Khailid Sher và CS, tỷ lệ tổn thương trên CHT được phát 
hiện ở giai đoạn I (22%), giai đoạn II (48%), giai đoạn 
III (30%) [11]. Như vậy tỷ lệ phát hiện các tổn thương 
trên bệnh nhân lao não, màng não theo giai đoạn trước 
điều trị của chúng tôi cũng có sự khác biệt không nhiều 
so với các nghiên cứu trong và ngoài nước, điều này có 
thể được lý giải do sự khác biệt ở cỡ mẫu nghiên cứu 
và đối tượng nghiên cứu khác nhau. Nguyễn Thị Ngoạn 
nghiên cứu ở trên 90 bệnh nhi [6], còn chúng tôi nghiên 
cứu ở trên 45 bệnh nhân ở tất cả các lứa tuổi [8]. 
Theo Nguyễn Đức Bằng và CS theo dõi trên 35 
bệnh nhi có tổn thương trên CHT trước điều trị và sau 
điều trị 60 ngày cho thấy phát hiện tổn thương trên CHT 
ở 22/35 bệnh nhi có tỷ lệ 63% [7]. Tỷ lệ nghiên cứu của 
chúng tôi có sự khác biệt với Nguyễn Đức Bằng do sự 
khác biệt cỡ mẫu và thời gian theo dõi bệnh nhân.
Hình 4.5. CHT sau điều trị bệnh nhân lao não màng não với chuỗi xung T1 MPR có tiêm thuốc đối quang từ.
(N Dương Văn T, 3T, MHS: 7763/2019)
Hình 4.6 CHT trước và sau điều trị bệnh nhân 
lao não màng não.
A, B: T1W có tiêm thuốc đối quang từ với hình 
ảnh ngấm thuốc màng não và não úng thủy (Chụp CHT 
ngày 13/6/2019).
C,D: T1W có tiêm thuốc đối quang từ sau điều trị 
với hình dẫn lưu não thất (Chụp CHT ngày 20/2/2020).
(BN Nguyễn Tiến L, 3T, MHS: 11687)
3. Mối tương quan giữa tổn thương trên CHT 
và tổn thương trên XQ phổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 12 
bệnh nhân tổn thương trên cả XQ phổi và CHT, có 28 
bệnh nhân không thấy tổn thương trên XQ phổi nhưng 
có tổn thương trên CHT, có 4 bệnh nhân có thương 
trên XQ phổi nhưng không có tổn thương trên CHT, có 
01 bệnh nhân không có tổn thương trên cả CHT và XQ 
phổi với giá trị p = 0.047 (p< 0.05) có ý nghĩa thống kê, 
có mối tương quan giữa XQ phổi và CHT. Kết quả này 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202086
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
cho thấy mối tương quang tổn thương giữa XQ phổi 
qui ước và CHT và XQ phổi qui ước cũng có ý nghĩa 
gợi ý trong chẩn đoán lao não, màng não. Nghiên cứu 
của Nguyễn Đức Bằng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có tổn 
thương trên XQ phổi qui có mối tương quan giữa tổn 
thương trên CHT với XQ phổi qui ước.
4. Mối tương quan giữa tổn thương CHT và 
GeneXpert sau điều trị
 Qua bảng cho thấy bệnh nhân không phát hiện 
thấy tổn thương trên CHT thì xét nghiệm DNT thường 
âm tính trên GeneXpert. Sự biến đổi của CHT và 
GeneXpert tuy không tương xứng nhau, nhưng giữa 
chúng có mối tương quan sau điều trị, cứ không thấy 
tổn dấu hiệu tổn thương trên CHT thì xét nghiệm DNT 
GeneXpert âm tính với p<0.05, có ý nghĩa thống kê.
V. KẾT LUẬN
CHT có vai trò quan trọng trong phát hiện các dấu 
hiệu tổn thương ngấm thuốc màng não, u lao, não úng 
thủy và nhồi máu não góp phần chẩn đoán sớm bệnh 
nhân lao não màng não và có ý nghĩa tiên lượng và 
theo dõi điều trị bệnh nhân sau điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WHO. Report 2019- Global tuberculosis report 2019. WHO2019.
2. Trần Văn Sáng. Bệnh học Lao. Hà Nội: Nhà xuất bản Y Học; 2014.
3. Vũ Văn Chân. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ ứng dụng lâm sàng. Huế: Đại học Huế; 2018.
4. Kumar S, Gutch M. Advanced Magnetic Resonance Imaging Techniques in Tuberculous Meningitis. Adv 
Biomed Res. 2020;9:20.
5. Pienaar M, Andronikou S, van Toorn R. MRI to demonstrate diagnostic features and complications of TBM not 
seen with CT. Childs Nerv Syst. 2009;25(8):941-947.
6. Nguyễn Thị Ngoạn. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và so sánh kết quả xét nghiệm vi khuẩn lao 
trong chẩn đoán lao màng não trẻ em. Hà Nội: Luận văn Bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội; 
2017.
7. Nguyen Duc Bang. Characterization of the Clinical Phenotype of Tuberculous Meningitis in children with 
TB Meningitis in Viet Nam. England: A thesis submitted in partial fulfilment of the requirements of the Open 
University for the dree of Doctor of Philosophy, Oxford University Clinical Research Unit; 2013.
8. Kalita J, Prasad S, Maurya PK, Kumar S, Misra UK. MR angiography in tuberculous meningitis. Acta Radiol. 
2012;53(3):324-329.
9. Lyu Y, Li C, Zhou X, et al. [MR image analysis of 147 cases of meningeal tuberculosis]. Zhonghua Jie He He 
Hu Xi Za Zhi. 2015;38(11):815-820.
10. Kilani B, Ammari L, Tiouiri H, et al. [Neuroradiologic manifestations of central nervous system tuberculosis in 
122 adults]. Rev Med Interne. 2003;24(2):86-96.
11. Sher K, Firdaus, Abbasi A, Bullo N, Kumar S. Stages of tuberculous meningitis: a clinicoradiologic analysis. J 
Coll Physicians Surg Pak. 2013;23(6):405-408.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 87
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÓM TẮT
Mục đích: Mô tả đặc điểm hình ảnh và đánh giá vai trò của CHT trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não màng não. 
Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu và hồi cứu 45 bệnh nhân được chẩn đoán lao não màng não có bằng chứng 
VKL trong DNT được chụp CHT trước và sau điều trị từ tháng 7/2019 đến tháng 9/2020. So sánh các dấu hiệu tổn thương trên 
CHT trước và sau điều trị lao não, màng não. 
Kết quả: Trong tổng sô 45 bệnh nhân ngh iên cứu, tuổi trung bình 28.8 , nam/nữ = 1.5, tỷ lệ bệnh nhân phát tổn thương 
trên CHT trước điều trị (88.9%), Dấu hiệu tổn thương hay gặp nhất trên bệnh nhân lao não, màng não trước đi trị thường 
gặp gồm: dấu hiệu tăng ngấm thuốc não màng não (84.4%), ngấm thuốc màng não nền sọ (66.7%), khe sylvial (6.7%), bể đáy 
(17.8%), u lao (44.4%), não úng thủy (31.1%), nhồi máu não (13.3%). Theo dõi 40 bệnh nhân có tổn thương trên CHT sau điều 
trị thì tỷ lệ phát hiện tổn thương sau điều trị 75%, trong đó: dấu hiệu tăng ngấm thuốc màng não (72.5%), ngấm thuốc màng não 
nền sọ (37.5%), khe sylvial (2.5%), bể đáy (7.5%), u lao (42.7%), não úng thủy (20%), nhồi máu não (2.5%). 
Kết luận: CHT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có giá trị chẩn đoán chính xác, tiên lượng, theo dõi và lập lập kế hoạc 
điều trị cho bệnh nhân lao não màng não. 
Từ khóa: Lao não màng não, cộng hưởng từ.
Người liên hệ: Vũ Sỹ Quân, Email: vusyquan@gmail.com
Ngày nhận bài: 22/9/2020. Ngày chấp nhận đăng: 20/10/2020

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_cong_huong_tu_trong_chan_doan_va_theo_doi_dieu_t.pdf