Vai trò của chụp cắt lớp vi tính mạch máu trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch nội sọ ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não cấp

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO,

2015) đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

gây ở Việt Nam, trong đó đột quỵ nhồi máu chiếm

khoảng 80-85%. Bệnh lý hẹp do xơ vữa động mạch nội

sọ là nguyên nhân rất thường gặp ở những người châu

Á, gây ra khoảng 30-50% các trường hợp đột quỵ (1).

Nhóm bệnh nhân này có nguy cơ đột quỵ tái phát cao,

với tỉ lệ tái phát trong hai năm đầu lần lượt là 14%, 19%

(WASID, GESICA) khi có hẹp nặng động mạch nội sọ

70-99% (2). Ngoài ra các bệnh nhân tắc mạch do xơ vữa

động mạch nội sọ, thường có thời gian can thiệp kéo

dài và kết cục lâm sàng kém(3).

Chụp mạch máu não xóa nền (DSA) vẫn là tiêu

chuẩn vàng trong đánh giá hình ảnh lòng mạch. Chụp

cắt lớp vi tính mạch máu não (CTA) là một phương tiện

ít xâm lấn, nhanh và dễ tiếp cận với các bệnh nhân đột

quỵ cấp. Một vài nghiên cứu trên thế giới cho thấy CTA

có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán tắc

động mạch nội sọ. Nhưng trong phân độ hẹp, giá trị của

CTA rất thay đổi (dao động từ 76-98%, 98-99% tùy theo

nghiên cứu) (4,5,6,7). Vài nghiên cứu cũng cho thấy tắc

động mạch kiểu thân trên CTA có tương quan với các

trường hợp đột quỵ không xác định được nguồn thuyên

tắc, cũng như tình trạng hẹp cố định động mạch nội

sọ được phát hiện trong quá trình thực hiện can thiệp

DSA, và có thể là một dấu hiệu chỉ điểm tắc do xơ vữa

động mạch nội sọ (XVDMNS)(8

Vai trò của chụp cắt lớp vi tính mạch máu trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch nội sọ ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não cấp trang 1

Trang 1

Vai trò của chụp cắt lớp vi tính mạch máu trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch nội sọ ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não cấp trang 2

Trang 2

Vai trò của chụp cắt lớp vi tính mạch máu trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch nội sọ ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não cấp trang 3

Trang 3

Vai trò của chụp cắt lớp vi tính mạch máu trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch nội sọ ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não cấp trang 4

Trang 4

Vai trò của chụp cắt lớp vi tính mạch máu trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch nội sọ ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não cấp trang 5

Trang 5

Vai trò của chụp cắt lớp vi tính mạch máu trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch nội sọ ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não cấp trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 6600
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của chụp cắt lớp vi tính mạch máu trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch nội sọ ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của chụp cắt lớp vi tính mạch máu trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch nội sọ ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não cấp

Vai trò của chụp cắt lớp vi tính mạch máu trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch nội sọ ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não cấp
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/2020 35
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
SUMMARY
VAI TRÒ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 
MẠCH MÁU TRONG CHẨN ĐOÁN HẸP 
TẮC ĐỘNG MẠCH NỘI SỌ Ở BỆNH NHÂN 
ĐỘT QUỴ DO THIẾU MÁU NÃO CẤP
The role of computed tomographic angiography 
in diagnosing intracranial arterial stenoocclusive 
disease in ischemic stroke patient
Trương Thị Phương Thảo*, Lê Văn Phước**, 
Nguyễn Quang Thái Dương*, Lê Quang Khang, 
Huỳnh Phượng Hải, Võ Thị Thúy Hằng*
Background: Diagnosis of intracranial arterial stenooclusive 
disease and identification of intracranial atherosclerosis related occlusions 
(ICAS-O) in ischemic stroke patients is extremely important in order to 
plan a correct therapeutical approach. Few studies to date have examined 
the role of computed tomographic angiography (CTA) in diagnosing 
intracranial stenosis and predicting ICAS-related occlusions.
Objective: To determine whether there is any correlation between 
CTA-determined truncal-type occlusion (TTO) and ICAS-related 
occlusions. To compare CTA to digital subtraction angiography (DSA) for 
detecting and measuring intracranial arterial stenoocclusive disease.
Methods: We reviewed 129 ischemic stroke patients who underwent 
CTA and DSA. The occlusion and degree of stenosis of each intracranial 
arteries were calculated by WASID method. Occlusion type was classified 
as TTO or branching-site occlusion (BTO) on CTA. ICAS-O was detected 
by evaluating of underlying fixed focal stenosis (FFS) on DSA.
Results: A total of 423 intracranial arteries were analyzed. CTA 
detected intracranial artery occlusion with sensitivity and specificity, and 
NPV 97,8%, 98,6% và 98,9% respectively. For detection of 50%-99% 
stenosis, CTA had 89,7% sensitivity and 98,2% specificity. TTO was more 
frequent in ICAS-O group than in the embolic group (78,1% versus 8,5%, 
p < 0,001).
Conclusions: Compared to DSA, CTA has high sensitivity and 
specificity for diagnosing intracranial arterial stenooclusive disease. 
Preprocedural TTO on CTA is related to postprocedural ICAS-O in 
ischemic stroke patients.
* Đại học Y dược TPHCM
** Hội Chẩn đoán hình ảnh 
TPHCM
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/202036
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 
2015) đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu 
gây ở Việt Nam, trong đó đột quỵ nhồi máu chiếm 
khoảng 80-85%. Bệnh lý hẹp do xơ vữa động mạch nội 
sọ là nguyên nhân rất thường gặp ở những người châu 
Á, gây ra khoảng 30-50% các trường hợp đột quỵ (1). 
Nhóm bệnh nhân này có nguy cơ đột quỵ tái phát cao, 
với tỉ lệ tái phát trong hai năm đầu lần lượt là 14%, 19% 
(WASID, GESICA) khi có hẹp nặng động mạch nội sọ 
70-99% (2). Ngoài ra các bệnh nhân tắc mạch do xơ vữa 
động mạch nội sọ, thường có thời gian can thiệp kéo 
dài và kết cục lâm sàng kém(3).
Chụp mạch máu não xóa nền (DSA) vẫn là tiêu 
chuẩn vàng trong đánh giá hình ảnh lòng mạch. Chụp 
cắt lớp vi tính mạch máu não (CTA) là một phương tiện 
ít xâm lấn, nhanh và dễ tiếp cận với các bệnh nhân đột 
quỵ cấp. Một vài nghiên cứu trên thế giới cho thấy CTA 
có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán tắc 
động mạch nội sọ. Nhưng trong phân độ hẹp, giá trị của 
CTA rất thay đổi (dao động từ 76-98%, 98-99% tùy theo 
nghiên cứu) (4,5,6,7). Vài nghiên cứu cũng cho thấy tắc 
động mạch kiểu thân trên CTA có tương quan với các 
trường hợp đột quỵ không xác định được nguồn thuyên 
tắc, cũng như tình trạng hẹp cố định động mạch nội 
sọ được phát hiện trong quá trình thực hiện can thiệp 
DSA, và có thể là một dấu hiệu chỉ điểm tắc do xơ vữa 
động mạch nội sọ (XVDMNS)(8).
Vì vậy chúng tôi thiết kế nghiên cứu này với hai 
mục tiêu, đó là 1) Đánh giá mối liên quan giữa tắc động 
mạch kiểu thân trên CTA và tắc do xơ vữa động mạch 
nội sọ 2) Xác định giá trị của CTA trong chẩn đoán hẹp 
tắc động mạch nội ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não 
cấp so với tiêu chuẩn vàng DSA.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng nghiên cứu:
Các bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não 
cấp nhập bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Nhân Dân 
115 từ 01/08/2019 đến 31/04/2020 được chụp CTA để 
chẩn đoán và thực hiện DSA để điều trị. Chúng tôi thu 
thập được 129 đối tượng.
2. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang có phân tích. 
3. Phân tích tổn thương trên hình ảnh
Các đoạn động mạch lớn nội sọ được đánh giá 
bao gồm: động mạch cảnh trong đoạn nội sọ (siphon 
ICA), động mạch não giữa đoạn M1, M2, động mạch 
não trước (ACA), động mạch não sau (PCA), động 
mạch thân nền (BA), động mạch đốt sống đoạn nội sọ 
(VA).
Đo độ hẹp trên CTA và DSA theo công thức: 
Độ hẹp = [(1- (Đường kính hẹp/Đường kính bình 
thường))]/100. Cách chọn đoạn hẹp và đoạn bình 
thường được thực hiện theo phương pháp WASID(9). 
Khi có dấu hiệu gián đoạn dòng thuốc cản quang, độ 
hẹp động mạch được tính là 99%(5). Phân độ hẹp tắc 
thành 5 nhóm: không hẹp (<30%), hẹp nhẹ (30%-49%), 
hẹp trung bình (50-69%), hẹp nặng (70-99%) và tắc. 
Kiểu tắc động mạch trên CTA thành hai nhóm tắc 
kiểu thân và kiểu nhánh(8). Tắc động mạch kiểu thân khi 
còn thấy rõ vị trí chia đôi và các nhánh tận của động 
mạch. Tắc động mạch kiểu nhánh khi không xác định rõ 
vị trí chia đôi và/hoặc một hoặc một vài nhánh tận của 
động mạch. Nguyên nhân tắc trên DSA được xác định 
theo các bước sau(10): 1) Nếu vị trí tắc tự tái thông hoàn 
toàn sau dùng thuốc tiêu sợi huyết/ can thiệp nội mạch, 
nguyên nhân là do thuyên tắc 2) Tắc do XVDMNS được 
định nghĩa khi có hẹp cố định động mạch (HCDDM) 
trong và sau can thiệp, cụ thể: độ hẹp ≥ 70%; hoặc hẹp 
trung bình nhưng có suy giảm dòng chảy và giảm tưới 
máu ở phía xa; hoặc có bằng chứng tái tắc nhanh ngay 
trong thời điểm thực hiện can thiệp mặc dù các phương 
tiện tái thông ban đầu đã được thực hiện đầy đủ.
III. KẾT QUẢ 
Tổng cộng có 129 bệnh nhân (78 nam và 51 nữ), 
tuổi trung bình là 63,9 ± 11,8, dao động từ 33 đến 90 
tuổi. Trong đó nhóm tuổi chiếm tỉ lệ nhiều nhất là 60-70 
tuổi. Số đoạn hẹp tắc trên một bệnh nhân dao động từ 0 
đến 4 đoạn. Bệnh nhân có 1 đoạn mạch bệnh lý chiếm 
tỉ lệ cao nhất 63,57%.
Tổng cộng có 423 đoạn mạch nội sọ được đánh 
giá, trong đó có 374 đoạn thuộc tuần hoàn trước và 
49 đoạn thuộc tuần hoàn sau. Số đoạn mạch bệnh lý 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/2020 37
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(với độ hẹp từ 30-100%) là 189 đoạn chiếm tỉ lệ 44,7 
% được tìm thấy trên DSA. Vị trí hẹp tắc thường gặp 
nhất là động mạch não giữa với tỉ lệ ở đoạn M1 và M2 
lần lượt là 39,7% và 20,1%, kế đến là động mạch cảnh 
trong đoạn nội sọ với tỉ lệ 24,9%. Trong các động mạch 
thuộc tuần hoàn sau, vị trí hẹp tắc thường gặp nhất là 
động mạch thân nền. 
Trong chẩn đoán tắc động mạch nội sọ CTA có 
độ nhạy 97,8%, độ đặc hiệu 98,6%, giá trị tiên đoán 
dương 97%, giá trị tiên đoán âm 99%. Độ nhạy, độ đặc 
hiệu, giá trị tiên đoán âm của CTA trong chẩn đoán hẹp 
động mạch nội sọ (50-99%) lần lượt là 89,7%, 98,2%, 
98,9%. Khi lấy ngưỡng hẹp là 70%, giá trị của CTA vẫn 
rất cao với độ nhạy 81%, độ đặc hiệu 98,5%, giá trị tiên 
đoán âm 99%.
Bảng 1. Phân bố độ hẹp giữa hai kỹ thuật
DSA
CTA Không 30%-49% 50%-69% 70%-99% Tắc Tổng
Không 231 3 0 0 0 234
30%-49% 2 9 1 0 0 12
50%-69% 0 4 13 2 0 19
70%-99% 0 0 3 17 3 23
Tắc 1 0 1 2 131 135
Tổng 234 16 18 21 134 423
Trong số 105 bệnh nhân được xác định tắc mạch 
trên DSA, có 71 (67,7%) trường hợp thuyên tắc, 32 
(30,5%) trường hợp tắc do XVDMNS, 2 (1,9%) trường 
hợp không xác định được nguyên nhân tắc trên DSA 
do không thực hiện tái thông được. Trong nhóm thuyên 
tắc tắc kiểu nhánh chiếm tỉ lệ ưu thế (91,6%), ngược 
lại trong nhóm tắc do XVDMNS tắc kiểu thân chiếm ưu 
thế (78,1%). Mối liên quan giữa kiểu tắc trên CTA và 
nguyên nhân tắc xác định trên DSA là có ý nghĩa thống 
kê (p = 0,0000 <0,05).
Bảng 2. Mối liên quan giữa kiểu tắc trên CTA 
và nguyên nhân tắc
Thuyên tắc Tắc do 
XVDMNS
Phép 
kiểm X2
Tắc nhánh 65 (91,6%) 7 (21,9%) X = 50,9 
p = 0,000Tắc thân 6 (8,5%) 25 (78,1%)
Tổng 71 (100%) 32 (100%)
IV. BÀN LUẬN
Các báo cáo trước đây kết quả độ nhạy của CTA 
trong chẩn đoán tắc động mạch nội sọ là 100% (4,6,11,12). 
Nghiên cứu của chúng tôi cho nhạy thấp hơn là 97,8% 
so với các tác giả trên, trong đó có ba trường hợp CTA 
âm tính giả. Hai trong số ba trường hợp có dấu hiệu 
dấu hiệu gián đoạn dòng thuốc cản quang trên CTA 
với biểu hiện là sự mất liên tục của thuốc cản quang 
trong lòng mạch trên một đoạn rất ngắn và xuất hiện lại 
thuốc cản quang ở vị trí phía sau. Sự xuất hiện tiếp tục 
của thuốc cản quang trong lòng mạch phụ thuộc vào 
mức độ của tuần hoàn bàng hệ và thời gian chụp của 
CTA. Trong trường hợp hai bệnh nhân này, kỹ thuật 
CTA trong nghiên cứu của chúng tôi là đơn pha chụp thì 
động mạch và mức độ tuần hoàn bàng hệ tốt, dẫn đến 
sự sai lệch khi chẩn đoán tắc mạch. 
Trường hợp còn lại nằm ở động mạch đốt sống. 
Hình ảnh CTA cũng cho thấy còn một dải thuốc cản 
quang mỏng tại vị trí hẹp. Dựa trên cơ sở rằng lượng 
thuốc cản quang bên trong sẽ phản ánh trực tiếp tình 
trạng lòng mạch, vì vậy trường hợp này có thể do bệnh 
nhân diễn tiến từ hẹp nặng thành tắc do tăng kích 
thước huyết khối trong thời gian giữa hai kỹ thuật hoặc 
do dương giả trên DSA. Bash và cộng sự (2005) đã báo 
cáo 6 trường hợp dương giả trên DSA, tất cả đều xảy 
ra ở tuần hoàn sau, trong đó DSA biểu hiện tắc mạch 
nhưng thực tế bệnh nhân chỉ hẹp nặng động mạch. 
Nguyên nhân là do có hẹp động mạch nuôi đoạn gần vị 
trí nghi tắc gây giảm lưu lượng dòng chảy ở đoạn xa(12). 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/202038
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trong trường hợp của chúng tôi không ghi nhận bất kỳ vị 
trí hẹp đáng kể nào ở đoạn gần động mạch gần vị trí tắc 
trên cả CTA và DSA. Vì vậy sự bất tương hợp giữa CTA 
và DSA là do diễn tiến tăng kích thước của huyết khối.
Độ đặc hiệu trong chẩn đoán tắc động mạch nội 
sọ trong nghiên cứu của chúng tôi là 98,6%, gần tương 
đương với các nghiên cứu trước (từ 99% đến 100%)
[4], [6]. 
Khi mục tiêu là xác định các hẹp động mạch nội 
sọ với độ hẹp từ 50%-90%, nghiên cứu của chúng tôi 
ghi nhận độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm 
của CTA lần lượt là 89,7%; 98,2%, 99%. Nghiên cứu 
khác của tác giả Bash(2005)(12) sử dụng phương pháp 
đo NASCET cho độ nhạy, độ đặc hiệu rất cao là 98%, 
99,5%. Với độ hẹp từ 70%-99%, nghiên cứu của chúng 
tôi cho kết quả độ nhạy 81%, độ đặc hiệu 98,5%, giá 
trị tiên đoán âm 99%. Nghiên cứu của tác giả Skutta 
(1999)(11) cũng cho kết quả tương tự (độ nhạy 78,3%, 
độ đặc hiệu 99,8%, giá trị tiên đoán âm 99,8%). Có thể 
thấy rằng khi độ hẹp tăng lên độ nhạy và giá trị tiên 
đoán dương của kỹ thuật giảm xuống, tuy nhiên độ đặc 
hiệu và giá trị chẩn đoán âm còn rất cao.
Hình 1. Có dấu hiệu dấu hiệu gián đoạn dòng thuốc cản quang trên hình CTA (1) ở đoạn M1 trái (dấu sao). 
Hẹp nặng tương ứng động mạch M1 trái (mũi tên) trên DSA (2).
So sánh giữa hai nhóm thuyên tắc và tắc do 
XVDMNS, chúng tôi ghi nhận tắc động mạch kiểu 
nhánh thường gặp ở nhóm thuyên tắc trong khi đó 
tắc động mạch kiểu thân lại thường gặp ở nhóm tắc 
do XVDMNS, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 
0,001). Nghiên cứu của tác giả Baek và cộng sự (2016) 
cho thấy tắc kiểu thân thường gặp ở nhóm tắc mạch 
mà không có nguồn gây thuyên tắc (77,3% và 5,0%, 
p < 0,001)(13). Nghiên cứu của tác giả Lee và cộng sự 
(2018), cho thấy tắc kiểu thân có mối tương quan rất 
mạnh với tình trạng hẹp cố định động mạch ở các bệnh 
nhân tắc động mạch đốt sống thân nền (giá trị tiên đoán 
dương, giá trị tiên đoán âm và diện tính dưới đường 
cong ROC lần lượt là 72.4%; 96.8%; 0.872)(8).
Hình 2. Tắc động mạch kiểu thân (dấu sao) trên CTA (1) tương ứng với hẹp cố định động mạch (mũi tên) 
sau can thiệp trên DSA (2) ở bệnh nhân tắc do xơ vữa động mạch nội sọ.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/2020 39
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Kỹ thuật chụp CTA ở cả hai trung tâm đều là đơn 
pha thì động mạch nên không đánh giá chính xác được 
tuần hoàn bàng hệ. Nhiều mạch máu bàng hệ xung 
quanh vị trí tắc có dẫn đến chẩn đoán nhầm giữa hẹp 
nặng và tắc động mạch nội sọ. Ngoài ra số bệnh nhân 
nhồi máu tuần hoàn sau khá ít dẫn đến sự phân tích 
về giá trị của CTA trong chẩn đoán hẹp tắc ở các đoạn 
mạch này còn nhiều hạn chế. 
V. KẾT LUẬN
Tóm lại CTA là một phương tiện không xâm lấn lý 
tưởng giúp phân biệt được các trường hợp hẹp nặng 
gần tắc và tắc động mạch nội sọ với độ chính xác và 
giá trị chẩn đoán cao. Với giá trị chẩn đoán âm cao dù 
lấy ngưỡng chẩn đoán là 50% hay 70% cho thấy rằng 
CTA vẫn là một phương tiện tầm soát lý tưởng để chẩn 
đoán hẹp động mạch nội sọ. Ngoài ra tắc kiểu thân trên 
CTA cũng cho thấy có liên quan với tắc do xơ vữa động 
mạch nội sọ ở các bệnh nhân đột quỵ cấp. Từ đó giúp 
các bác sĩ phân loại và lựa chọn phương pháp điều trị 
thích hợp cho từng bệnh nhân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Holmstedt C. A, Turan T. N, Chimowitz M. I (2013), “Atherosclerotic intracranial arterial stenosis: risk factors, 
diagnosis, and treatment”, Lancet Neurol, 12 (11), pp. 1106-14.
2. Vellimana A. K, Ford A. L, Lee J. M, et al. (2011), “Symptomatic intracranial arterial disease: incidence, natural 
history, diagnosis, and management”, Neurosurg Focus, 30 (6), E14
3. Kim Y W, Hong J M, Park D G, et al. (2016), “Effect of Intracranial Atherosclerotic Disease on Endovascular 
Treatment for Patients with Acute Vertebrobasilar Occlusion”, AJNR Am J Neuroradiol, 37 (11), pp. 2072-2078
4. Duffis E. J, Jethwa P, Gupta G, et al. (2013), “Accuracy of computed tomographic angiography compared to 
digital subtraction angiography in the diagnosis of intracranial stenosis and its impact on clinical decision-
making”, J Stroke Cerebrovasc Dis, 22 (7), pp. 1013-7.
5. Liebeskind DS, Kosinski AS, Saver JL, et al. (2014), “Computed Tomography Angiography in the Stroke 
Outcomes and Neuroimaging of Intracranial Atherosclerosis (SONIA) Study”, Interv Neurol, 2 (4), pp. 153-9.
6. Nguyen-Huynh MN, Wintermark M, English J, et al. (2008), “How accurate is CT angiography in evaluating 
intracranial atherosclerotic disease?”, Stroke, 39 (4), pp. 1184-8.
7. Wijngaard I. R, Holswilder G, Walderveen M. A, et al. (2016), “Treatment and imaging of intracranial 
atherosclerotic stenosis: current perspectives and future directions”, Brain Behav, 6 (11), pp. e00536.
8. Lee S J, Hong J M, Choi J W, et al. (2018), “CTA-Based Truncal-Type Occlusion Is Best Matched With 
Postprocedural Fixed Focal Stenosis in Vertebrobasilar Occlusions”, Front Neurol, 9, pp. 1195
9. Samuels OB, Joseph GJ, Lynn MJ, et al. (2000), “A standardized method for measuring intracranial arterial 
stenosis”, AJNR Am J Neuroradiol, 21 (4), pp. 643-6.
10. Kim YW, Hong JM, Park DG, et al. (2016), “Effect of Intracranial Atherosclerotic Disease on Endovascular 
Treatment for Patients with Acute Vertebrobasilar Occlusion”, AJNR Am J Neuroradiol, 37 (11), pp. 2072-2078.
11. Skutta B, Fürst G, Eilers J, et al. (1999), “Intracranial stenoocclusive disease: double-detector helical CT 
angiography versus digital subtraction angiography”, AJNR Am J Neuroradiol, 20 (5), pp. 791-9.
12. Bash S, Villablanca JP, Jahan R, et al. (2005), “Intracranial vascular stenosis and occlusive disease: evaluation 
with CT angiography, MR angiography, and digital subtraction angiography”, AJNR Am J Neuroradiol, 26 (5), 
pp. 1012-21.
13. Baek JH, Kim BM, Kim DJ, et al. (2016), “Importance of truncal-type occlusion in stentriever-based thrombectomy 
for acute stroke”, Neurology, 87 (15), pp. 1542-1550.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 39 - 10/202040
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chẩn đoán hẹp tắc động mạch nội sọ (HTDMNS) cũng như nhận diện tắc do xơ vữa động mạch nội sọ trước 
can thiệp rất quan trọng trong lập kế hoạch điều trị ở bệnh nhân đột quỵ cấp. Hiện nay, có rất ít nghiên cứu về đánh giá vai trò 
của chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA) trong chẩn đoán HTDMNS và dự đoán tắc do xơ vữa động mạch nội sọ.
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa tắc kiểu thân trên CTA và tắc do xơ vữa động mạch nội sọ. Xác định giá trị của 
CTA trong chẩn đoán HTDMNS so với tiêu chuẩn vàng là chụp mạch máu não xóa nền (DSA).
Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi hồi cứu 129 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp được thực hiện CTA và DSA. 
Độ hẹp của từng động mạch nội sọ được đo theo phương pháp WASID. Tắc động mạch nội sọ được chia thành hai nhóm kiểu 
thân và kiểu nhánh trên CTA. Tắc động mạch nội sọ do xơ vữa được xác định dựa trên định nghĩa hẹp cố định trên DSA.
Kết quả: 423 đoạn động mạch nội sọ được đánh giá. CTA chẩn đoán tắc mạch với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán 
âm lần lượt là 97,8%; 98,6%; 98,9%. Với độ hẹp 50-99% CTA có độ nhạy và độ đặc hiệu là 89,7%; 98,2%. Tắc kiểu thân thường 
gặp ở các trường hợp tắc do xơ vữa động mạch nội sọ hơn ở trường hợp thuyên tắc (78,1% so với 8,5%, p < 0,001).
Kết luận: Khi so sánh với DSA, CTA có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán HTDMNS. Tắc kiểu thân trên CTA 
cũng cho thấy có liên quan với tắc do xơ vữa động mạch nội sọ ở các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp
Từ khóa: Đột quỵ nhồi máu não cấp, hẹp tắc động mạch nội sọ (HTDMNS), tắc động mạch kiểu thân, tắc do xơ vữa động 
mạch nội sọ, chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA), chụp mạch máu não xóa nền (DSA).
Người liên hệ: Trương Thị Phương Thảo, Email: truongthiphuongthao1142@gmail.com
Ngày nhận bài: 16/82020. Ngày chấp nhận đăng: 12/9/2020

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_chup_cat_lop_vi_tinh_mach_mau_trong_chan_doan_he.pdf